Tư Mã Ý

Tấn Tuyên Đế
Cao Tổ Tuyên Hoàng Đế- Tư Mã Ý
Tự Trọng Đạt (仲達)
Thông tin chung
Thế lực Tào Ngụy
Chức vụ Thái phó
Sinh 179
Lạc Dương
Mất 7 tháng 9 năm 251
Miếu hiệu Cao Tổ (晋高祖)
Thụy hiệu Tuyên Hoàng Đế (宣皇帝)

Tư Mã Ý (chữ Hán: 司馬懿; 179 – 7 tháng 9 năm 251), biểu tự Trọng Đạt (仲達), là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nhà Tây Tấn đoạt ngôi nhà Tào Ngụy.

Ông có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, ông đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, khiến hoàng đế Tào Ngụy chỉ còn là bù nhìn. Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã SưTư Mã Chiêu, nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Tào Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.

Sau khi nhà Tấn thành lập, Tư Mã Ý đã được cháu mình truy tôn thụy hiệuTuyên hoàng đế (宣皇帝), miếu hiệuCao Tổ (高祖), nên còn được gọi là Tấn Cao Tổ (晉高祖) hay Tấn Tuyên Đế (晋宣帝).

Thiếu thời

Gia tộc Tư Mã tự cho mình là con cháu của Cao Dương, hậu duệ của Trùng Lê, hạ quan Chúc Dung. Từ thời viễn cổ đến triều Thương đều giữ chức Hạ quan. Đến thời nhà Chu, Hạ quan đổi thành Tư Mã. Thời vua Chu Tuyên vương, tiên tổ Trình Bác Hưu Phụ có công bình định Từ Châu mà phong họ Tư Mã thành quý tộc. Đời thứ 12, Tư Mã Ngang theo Hạng Vũ diệt Tần, được ban tước Ân vương, đóng đô ở quận Hà Nội. Thời nhà Hán, gia tộc Tư Mã đời đời đều ở đây.

Cha Tư Mã Ý là Tư Mã Phòng (司馬防), mẹ là Kỳ Đình (奇庭). Gia đình ông có tám người con trai. Mỗi người đều có một hiệu kết thúc bằng chữ Đạt. Do đó, anh em họ đều được gọi chung là Tư Mã Bát Đạt (司馬八達). Đây là một thuật ngữ để tỏ lòng kính trọng, bởi các nhóm tám nhân vật tài năng khác trong các thời kỳ trước đều đã được gọi theo cách này.[1]

Gia đình Tư Mã Ý ban đầu sống tại kinh đô Lạc Dương. Khi Đổng Trác tàn phá Lạc Dương và dời đô tới Trường An, anh trai Tư Mã Ý là Tư Mã Lãng đã dẫn gia đình về quê cũ ở Huyện Ôn và sau đó dự đoán rằng nơi ấy sẽ trở thành chiến trường nên tiếp tục chuyển về Lê Dương (黎陽).

Năm 194, khi Tào Tháo đánh nhau với Lưu Bị, Tư Mã Ý lại đưa gia đình về Ôn huyện.[2]

Dưới trướng Tào Tháo

Những nguyên nhân nói về việc Tư Mã Ý phục vụ dưới trướng Tào Tháo có khác biệt, nhưng ông đã chấp nhận chức vụ đầu tiên trong phe Tào Tháo ở tuổi ba mươi. Theo Tấn thư, Tư Mã Ý rằng nhà Hán sẽ nhanh chóng chấm dứt, và không thấy có động cơ gia nhập phe Tào, vốn đã chiếm quyền kiểm soát của Nhà Hán. Ông đã từ chối các lời mời của Tào Tháo, viện cớ mình đang bị bệnh. Tào Tháo không tin lý do này, và phái người tới nhà ông vào ban đêm để kiểm tra. Biết trước điều này, Tư Mã Ý nằm trong giường cả buổi đêm không cử động.

Năm 208, Tào Tháo đã trở thành Thừa tướng và ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính, nói rằng "Nếu ông ta lẩn tránh, hãy bắt giữ". Sợ điều không hay sẽ xảy ra khi còn từ chối, Tư Mã Ý cuối cùng chấp nhận giữ chức Văn học duyện (文學掾).[3] Tuy nhiên, theo Ngụy lược, Tào Hồng, người em họ của Tào Tháo, đã yêu cầu Tư Mã Ý tới để được làm bạn với ông ta, nhưng Tư Mã Ý, vì không đánh giá cao Tào Hồng, đã giả vờ ốm phải chống gậy để tránh gặp mặt ông ta. Tào Hồng tức giận tới gặp Tào Tháo kể lại câu chuyện, sau đó Tào Tháo trực tiếp yêu cầu Tư Mã Ý tới gặp. Chỉ khi ấy Tư Mã Ý mới chính thức theo phe Tào.[4]

Dưới trướng Tào Tháo, ông bắt đầu thăng tiến qua các chức vụ Đông Tào duyện (東曹掾), chức quan chịu trách nhiệm đưa các quan chức vào làm việc, Chủ bộ (主簿) và Tư mã (司馬), chức quan đảm nhiệm hỗ trợ và cố vấn.

Năm 215, khi Tào Tháo đánh bại Trương Lỗ và bắt nhân vật này đầu hàng, Tư Mã Ý đã khuyên Tào Tháo tiếp tục tiến về phía nam tới Ích Châu, bởi Lưu Bị vẫn chưa ổn định được quyền kiểm soát ở đó. Tuy nhiên, Tào Tháo không theo lời khuyên này. Tư Mã Ý nằm trong số các cố vấn hối thúc Tào Tháo áp dụng hệ thống Đồn điền chế và ủng hộ Tào Tháo lên nắm chức Ngụy Vương.[5]

Thời Tào Phi

Tư Mã Ý

Thậm chí trước khi Tào Tháo mất, Tư Mã Ý đã cận kề với người kế vị ông ta là Tào Phi. Khi Tào Phi được chọn làm Thế tử nhà Ngụy năm 216, Tư Mã Ý trở thành trợ thủ đắc lực của Tào Phi. Khi Tào Tháo phân vân giữa việc lựa chọn Tào Phi và Tào Thực, Tư Mã Ý nằm trong số những người ủng hộ Tào Phi và giúp ông lên kế vị. Nhờ thế, Tư Mã Ý được Tào Phi hết lòng tin cậy.[3]

Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi kế vị trở thành Ngụy Văn Đế, Tư Mã Ý đã tham gia vào việc hạ bệ và gạt Tào Thực khỏi vũ đài chính trị.[6] Ông được Tào Phi phong làm Hà Tân đình hầu (河津亭侯), thăng Thừa tướng Trưởng sử (丞相長史), dần lên Thượng thư, Đốc quân rồi Ngự sử Trung thừa (御史中丞), cải tước vị thành An Quốc Hương hầu (安國鄉侯). Năm 221, ông được thăng Thị trung, kiêm Thượng thư Hữu phó xạ.

Năm 225, Tào Phi cầm quân tấn công Đông Ngô của Tôn Quyền, và giao cho Tư Mã Ý cai quan kinh đô khi ông ta vắng mặt. Tào Phi coi Tư Mã Ý như Tiêu Hà, người được ca ngợi về những đóng góp lặng lẽ phía sau trận tiền.[5] Ngay sau khi trở về, Tào Phi một lần nữa đánh giá cao Tư Mã Ý, nói "Khi ta đang ở phía Đông, ông đã ở lại kinh đô bảo vệ nó chống lại nhà Thục ở phía Tây. Khi ta đi về phía Tây đánh Thục, ta sẽ lại để ông ở lại chống lại nhà Ngô ở phía Đông"[7]. Tư Mã Ý nhanh chóng được thăng chức Lục Thượng thư sự (録尚書事) (người đứng đầu các quan thượng thư), ở thời điểm ấy có quyền lực thực tế và trách nhiệm như Thừa tướng.

Thời Tào Duệ

Năm 226, khi Tào Phi đã gần chết, ông giao phó người kế vị là Tào Duệ cho Tư Mã Ý, Tào Chân, và Trần Quần. Khi Tào Duệ trở thành Ngụy Minh Đế, ông rất tin tưởng Tư Mã Ý và phong cho Tư Mã Ý chức Phiêu kỵ Đại tướng quân (驃騎大將軍)[8] nắm quyền kiểm soát quân đội tại Dự châuKinh châu (督荊豫二州諸軍事) vùng biên giới giữa Ngụy và Ngô để chống lại các lực lượng của Tôn Quyền.

Trận Tân Thành

Năm 220, khi Mạnh Đạt đầu hàng Ngụy và được Tào Phi tin cậy giao chức quản lý Tân Thành. Tư Mã Ý không tin ông ta và can gián Tào Phi đừng trọng dụng Đạt, nhưng ý kiến không được nghe.[6] Năm 227, Mạnh Đạt bắt đầu các cuộc thương lượng với Ngô và Thục, hứa hẹn sẽ quay sang chống Ngụy khi có cơ hội. Tuy nhiên, ông đã lưỡng lự trước những lời hối thúc của Gia Cát Lượng, và Gia Cát Lượng đã buộc ông ta phải hành động bằng cách tiết lộ ý muốn làm loạn của Mạnh Đạt cho Thân Nghi, người đang cầm quyền ở Ngụy Hưng (魏興). Khi Mạnh Đạt biết âm mưu đã bị lộ, ông ta bắt đầu chiêu tập binh mã để hành động.[9]

Sợ Mạnh Đạt khởi binh ngay, Tư Mã Ý gửi cho ông ta một bức thư nói:

"Trước kia, ông hàng Ngụy và được giao phó bảo vệ biên giới chống Thục. Người Thục xuẩn ngốc và vẫn ghét ông vì không chịu theo giúp Quan Vũ. Khổng Minh cũng vậy, và ông ta đang tìm cách tiêu diệt ông. Có lẽ ông cũng cho rằng, tin ông chuẩn bị làm loạn chỉ là một âm mưu của Lượng thôi".[10]

Mạnh Đạt đọc thư cho rằng mình không còn nguy hiểm gì nữa, và không gấp rút chuẩn bị. Ông tin rằng Tư Mã Ý, đang phải trấn giữ vùng biên giới giữa Ngụy và Thục, phải mất hàng tháng để về gặp Tào Phi xin quân rồi mới tới Tân Thành được. Tuy nhiên, Tư Mã Ý ngay lập tức lên đường tới Tân Thành trong 8 ngày, nhanh chóng đánh bại Mạnh Đạt còn chưa kịp chuẩn bị, và giết ông ta. Hành động này đóng góp trực tiếp vào thành công của Trận Nhai Đình khiến Tư Mã Ý càng nổi tiếng.

Chống Gia Cát Lượng

Đại tư mã Tào Chân, người từng chỉ huy cuộc phòng ngự chống lại những cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng, đã ốm chết năm 231, Tư Mã Ý lên thay chức và lần đầu tiên đối mặt với các đội quân của Gia Cát Lượng. Tư Mã Ý giữ quân đồn trú, chiến lược của ông là đợi cho quân Thục phải gặp khó khăn vì việc tiếp tế quân lương. Ông tránh giao tranh với quân Thục trong mọi tình huống, và bị các tướng dưới quyền chế nhạo, họ cho rằng ông là kẻ nhút nhát.[11] Khi không thể phòng thủ mãi, ông đành phải cho các tướng tấn công các vị trí của quân Thục Hán, nhưng họ bị đánh thua nặng và mất 3000 quân, 500 bộ giáp và 3000 nỏ.[12] Khi cuối cùng Gia Cát Lượng phải rút lui, Tư Mã Ý lệnh cho Trương Cáp đuổi theo, Trương Cáp bị phục kích và bị giết, việc này dấy lên 2 nghi vấn:

  • Tư Mã Ý biết Gia Cát Lượng sẽ phục kích nhưng vì muốn tiêu diệt Trương Cáp nên đã mượn đao giết người.
  • Tư Mã Ý đã thực sự bị trúng kế của Gia Cát Lượng nên khiến Trương Cáp bị giết.

Nguỵ lược viết: Quân Lượng lui về, Tư Mã Ý sai Cáp đuổi theo, Cáp nói: "Quân pháp dạy, vây thành tất phải mở lối thoát cho giặc, quân địch chạy chớ nên đuổi theo". Ý không nghe. Cáp bất đắc dĩ, phải tiến binh. Vì quân Thục bố trí mai phục trên núi cao, cung nỏ bắn loạn xạ, Cáp bị trúng tên vào bắp đùi".

Tuy nhiên, các nhà sử học khác lại có ý kiến rằng việc Trương Cáp đuổi theo Gia Cát Lượng và bị phục kích tử trận ở Kiếm Các là do chính chủ ý của Trương Cáp chứ không phải do chủ ý của Tư Mã Ý.

Trận đánh thứ hai giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng diễn ra năm 234. Tư Mã Ý một lần nữa biết rằng vấn đề của quân Thục Hán chính là tiếp lương, và ra lệnh cho Tư Mã Chiêu giữ quân phòng thủ đợi quân địch mệt mỏi. Hai đội quân đã đối đầu tại đồng bằng Ngũ Trượng. Dù nhiều lần bị Gia Cát Lượng khiêu chiến, Tư Mã Ý không cho quân ra giao chiến. Để kích động Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng gửi cho Ý quần áo đàn bà kèm theo bức thư: "Trọng Đạt chui rúc trong thành không dám ra nghênh chiến, thì có khác chi đàn bà, nếu muốn xưng danh là người quân tử và còn biết liêm sỉ, thì hãy ra ngoài thành đọ tài cao thấp, nếu không thì hãy mặc bộ quần áo này vào". Các tướng Ngụy tức điên muốn ra đánh. Để dỗ dành các tướng lĩnh, Tư Mã Ý viết thư cho hoàng đế Tào Duệ xin ra đánh. Tào Duệ biết ý của Tư Mã Ý không muốn đánh, nên cho Tân Tì ra khuyên sĩ tốt giữ bình tĩnh.[13] Tư Mã Ý có được lệnh của hoàng đế, vì vậy cứ đóng chặt cửa thành không ra. Gia Cát Lượng lại gửi một sứ giả tới khiêu chiến. Tư Mã Ý không bàn luận việc quân mà chỉ hỏi công việc của Gia Cát Lượng. Sứ giả đáp Gia Cát Lượng đích thân điều hành tất cả công việc lớn nhỏ trong quân, từ việc chiến thuật đến việc ăn uống của sĩ tốt, nhưng bản thân Lượng lại ăn rất ít. Tư Mã Ý sau đó đã nói với thuộc hạ rằng Gia Cát Lượng không thể sống lâu.[14]

Sau đó Gia Cát Lượng lao lực mà chết, quân Thục lặng lẽ rút quân nhưng giữ kín việc không phát tang. Tư Mã Ý, được dân địa phương báo tin Lượng đã chết liền xua quân truy kích. Tuy nhiên tướng Thục là Khương Duy và Dương Nghi cho quay lại giả cách như muốn đánh. Tư Mã Ý thấy vậy sợ rằng Gia Cát Lượng chỉ giả chết liền cho lui quân. Việc Tư Mã Ý còn sống phải bỏ chạy trước một Gia Cát Lượng đã chết khiến người khi ấy có câu nói: "Gia Cát chết cũng đuổi được Trọng Đạt sống" (死諸葛嚇走活仲達). Khi Tư Mã Ý biết việc này, ông cười và nói: "Ta có thể chiến đấu với người sống, chứ không phải người chết."[15]

Chiến dịch đánh Công Tôn Uyên

Sau khi Vô Khâu Kiệm không thể đánh bại các lực lượng của Công Tôn UyênLiêu Đông, và Công Tôn Uyên đã tự phong làm Yên Vương, Tào Duệ trao cho Tư Mã Ý nhiệm vụ tấn công Công Tôn Uyên. Tư Mã Ý hai lần đánh bại Công Tôn Uyên trên chiến trường, và buộc ông ta phải rút lui về Tương Bình (襄平), và chuẩn bị bao vây. Trời đột ngột đổ mưa lớn khiến cuộc chiến gián đoạn, nhưng ngay khi mưa tạnh, Tư Mã Ý tung ra một cuộc tấn công tổng lực. Công Tôn Uyên và các con bị giết khi chạy trốn.[16]

Binh biến diệt Tào Sảng

Khi Tào Duệ sắp chết, ông nghi ngờ Tư Mã Ý, và sắp xếp kế hoạch gạt Tư Mã Ý ra khỏi triều đình của người kế vị là Tào Phương.[17] Ông muốn giao phó Tào Phương cho người chú là Tào Vũ (曹宇) với chức nhiếp chính, cùng với Hạ Hầu Hiến (夏侯獻), Tào Sảng, Tào Triệu (曹肇), và Tần Lãng (秦朗). Tuy nhiên, hai vị quan được ông tin tưởng là Lưu Phóng (劉放) và Tôn Tư (孫資) không thân thiết với Hạ Hầu và Tào Triệu sợ hãi về việc được phong làm các quan nhiếp chính, và tìm cách thuyết phục ông đưa Tào Sảng (là người họ thân thiết) cùng Tư Mã Ý (khi ấy đang chỉ huy quân tại Cấp huyện(汲縣, thuộc Tân Hương, Hà Nam ngày nay, và là người Lưu Phóng cùng Tôn Tư thân thiết)[18] làm nhiếp chính thay thế. Tào Vũ, Tào Triệu và Tần Lãng bị gạt khỏi kế hoạch.

Ban đầu, Tào Sảng và Tư Mã Ý cùng chia sẻ quyền lực, nhưng Tào Sảng nhanh chóng dùng một số thủ đoạn chính trị để đề cao Tư Mã Ý với các chức danh như Đại Thái phó trong khi gạt bỏ quyền lực thực sự khỏi tay ông ta. Tào Sảng sau đó đưa ra mọi quyết định quan trọng và không cần hỏi ý kiến Tư Mã Ý. Nhanh chóng, vây cánh của Tào Sảng gồm Đặng Dương (鄧颺), Lý Thắng (李勝), Hà Yến (何晏), và Đinh Mật (丁謐),[19] những người được biết đến về tài năng nhưng thiếu khôn ngoan, được giao những vị trí quyền lực, và họ trục xuất mọi vị quan không cùng phe cánh với mình khỏi triều đình.[20] Tư Mã Ý vẫn được nắm quyền chỉ huy quân đội (cả việc đánh bại cuộc tấn công lớn của Đông Ngô năm 241), nhưng không có quyền lực trong triều đình.[21]

Năm 244, Tào Sảng cũng muốn có danh tiếng quân sự của riêng mình, tung ra một cuộc tấn công lớn vào thành phố biên giới lớn của Thục Hán ở Hán Trung (Hán Trung, Tứ Xuyên ngày nay), mà không chuẩn bị kỹ càng về hậu cần. Hai bên ở thế giằng co, nhưng sau khi các lực lượng Tào Ngụy hết lương thực, Tào Sảng buộc phải rút lui với tổn thất lớn về nhân mạng.[22] Tuy nhiên, dù thua trận, Tào Sảng vẫn nắm thực quyền. Năm 247, Tư Mã Ý chán nản với hoàn cảnh hữu danh vô thực của mình, cáo ốm xin về vườn. Tào Sảng phái Lý Thắng tới dò la có phải Tư Mã Ý ốm thật hay không, Tư Mã Ý giả vờ mình ốm nặng và lừa được Lý Thắng.[23]

Năm 249, Tư Mã Ý ra tay. Khi Tào Phương và Tào Sảng ở bên ngoài thủ đô để tới thăm mộ Tào Duệ thì Tư Mã Ý, với sự trợ giúp của một số vị quan chống Tào Sảng, tuyên bố có được mệnh lệnh từ Quách thái hậu (vợ Minh Đế Tào Duệ), đóng tất cả các cổng thành Lạc Dương và gửi một thông báo tới Tào Phương, buộc tội Tào Sảng kìm chế và lũng đoạn triều đình và yêu cầu Tào Sảng cùng anh em của ông ta phải bị cách chức. Tào Sảng hoảng sợ không biết phải làm thế nào, thậm chí khi đã được cố vấn là Hoàn Phạm gợi ý mang Tào Phương chạy đến kinh đô khác ở Hứa Xương để phát hịch gọi quân các trấn về chống lại Tư Mã Ý, Tào Sảng chọn cách đầu hàng với lời hứa của Tư Mã Ý rằng sẽ cho ông ta giữ lại mọi chức danh. Tuy nhiên, Tư Mã Ý nhanh chóng nuốt lời và hành quyết Tào Sảng cùng tất cả phe cánh cùng họ hàng của họ vì tội phản bội.[24]

Sau khi chiếm quyền, Tư Mã Ý cẩn thận gạt bỏ tất cả mối đe dọa tiềm tàng với quyền lực của mình. Ông nhanh chóng thực hiện dự định chiếm đoạt bằng cách buộc Tào Phương trao cho ông cửu tích - một dấu hiệu thoán đoạt - và sau đó lại từ chối. Vị vua 18 tuổi Tào Phương không còn chút quyền lực nào. Tuy nhiên, Tư Mã Ý đã thu phục được lòng dân khi tiêu diệt tình trạng tham nhũng và sự quan liêu thời Tào Sảng, thăng chức cho một số vị quan thanh liêm.

Sau sự việc này, Tư Mã Ý được thăng Thừa tướng, tiến tước An Bình quận công (安平郡公), vào triều không gọi tên. Thế nhưng Tư Mã Ý giả vờ khiêm nhường,[8] chỉ nhận Thái phó, tước Vũ Dương hầu (舞陽侯). Sử sách gọi là Cao Bình Lăng chi biến (高平陵之變) hay Chính Thủy chi biến (正始之變).

Dẹp Vương Lăng

Năm 249, vị tướng nhiều quyền lực Vương Lăng (王淩), người nắm trách nhiệm chỉ huy thành phố chiến lược Thọ Xuân (壽春, Lục An, An Huy ngày nay) âm mưu nổi dậy chống lại quyền lực của Tư Mã Ý, cùng với sự giúp đỡ của Sở vương Tào Bưu (曹彪) và cũng là một con trai của Tào Tháo (người được dự định sẽ lên thay Tào Phương).

Năm 251, Vương Lăng đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch thì bị hai vị quan dưới quyền là Hoàng Hoa (黃華) và Dương Hoằng (楊弘) phản bội tiết lộ cho Tư Mã Ý. Tư Mã Ý nhanh chóng tiến quân về phía đông trước khi Vương kịp chuẩn bị và hứa sẽ tha cho ông ta. Vương Lăng biết mình không thể chống lại và đầu hàng, nhưng một lần nữa Tư Mã Ý nuốt lời buộc Vương Lăng và Tào Bưu phải tự sát. Tất cả gia đình Vương Lăng cũng như gia đình những người thuộc phe phái của ông đều bị giết.

Sau khi gia đình mình đã kiểm soát được nước Ngụy, Tư Mã Ý qua đời ngày 7 tháng 9 năm đó, hưởng thọ 73 tuổi. Thụy hiệuVăn Trinh (文贞), sau cải Văn Tuyên (文宣), táng ở Thủ Dương sơn (首陽山) (tức dưới chân núi xây dựng Thủ Dương Lăng của Tào Phi). Con trai ông là Tư Mã Sư lên thay quyền chấp chính Tào Ngụy.

Di sản

Tư Mã Ý đã chinh chiến nhiều lần, đa số là chiến thắng, đánh bại nhiều đối thủ như Công Tôn Uyên, Tào Sảng, Vương Lăng. Ông chỉ từng thất bại trước Gia Cát Lượng trong lần Bắc phạt thứ 4, và sau lần thua đó thì ông biết mình không địch lại Gia Cát Lượng, và chuyển sang sách lược cố thủ không ra đánh, chờ Thục Hán phải tự rút lui. Điều này cho thấy Tư Mã Ý là một tướng tài, không chỉ giỏi mưu kế mà còn biết tự lượng sức mình.

Trương Đễ, thừa tướng Đông Ngô thời Tam quốc, đánh giá nhà Tào Ngụy không được lòng dân, họ Tư Mã đã thừa cơ chuẩn bị việc giành ngôi từ lâu[25]:

Thời nhà Đường, Tư Mã Ý là nhân vật được ca ngợi trong Tấn thư và được tôn kính. Sau khi Nhà Đường sụp đổ, niềm tin của mọi người bắt đầu thay đổi, rằng quyền kế tục Nhà Hán đã được chuyển sang nhà Thục Hán. Vì thế, Tư Mã Ý bắt đầu mất thanh danh, một quan điểm được ghi lại trong cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Trong tiểu thuyết này, Tư Mã Ý được khắc họa là một nhân vật rất tham vọng, xảo trá, chỉ phục vụ lợi ích dòng họ và chỉ đạo các con cướp quyền lực về cho gia đình. Trong tiểu thuyết này, nhiều lời bình về Tư Mã Ý hoặc mâu thuẫn, hoặc do La Quán Trung lấy từ những câu chuyện dân gian được kể lại qua nhiều thế hệ.

Bởi những đóng góp của Tư Mã Ý cho nhà Tào Ngụy là đáng kể, một cuộc tranh luận đã kéo dài đến tận ngày nay và dường như sẽ không bao giờ chấm dứt về động cơ chiến đấu của Tư Mã Ý, rằng ông có ý giúp Tào Ngụy như Hoắc Quang đã làm thời nhà Hán, hay ông hành động là vì tham vọng giành ngôi giống như Tào Tháo đã từng làm với nhà Hán. Tuy nhiên, ông đã chết chỉ vài năm sau khi giành lại quyền lực từ Tào Sảng, không để lại câu trả lời rõ ràng về ý định của ông.

Về sau, con trai ông Tư Mã Chiêu được phong Tấn vương, ông được con trai truy tôn làm Tấn Tuyên Vương (晋宣王). Đến khi cháu nội ông là Tư Mã Viêm lập ra nhà Tấn, Tư Mã Ý được truy tôn làm Cao Tổ Tuyên Hoàng Đế (高祖宣皇帝).

Truyền thuyết

Một truyền thuyết về Tư Mã Ý nói rằng ông có thể quay đầu 180° trên cổ để nhìn về đằng sau mà không cần quay người. Đặc điểm này được xem là giống như con chim cú.[26] Truyền thuyết cũng nói rằng khi Tào Tháo nghe được việc này và muốn tự mình xem xét. Tào Tháo tới đằng sau Tư Mã Ý và gọi tên ông, và quả thực đầu ông quay được xung quanh.

Theo Tấn thư, khi Tào Tháo biết việc này ông rất cẩn trọng với Tư Mã Ý, nói rằng:

"Người này ẩn giấu tham vọng to lớn".

Tào Phi sau này cũng có nhận xét tương tự:

"Người này có thể không chỉ có ý định đơn giản là một thủ túc".

Trong trò chơi hiện đại

Tư Mã Ý xuất hiện trong loạt trò chơi Dynasty Warriors của Koei, lần đầu ông xuất hiện ở Dynasty Warriors 2. Tư Mã Ý được thể hiện như một người xảo quyệt, tàn nhẫn và đặc biệt kiêu ngạo với mỗi chiến thắng. Trong suốt trò chơi đối thủ của ông là Gia Cát Lượng cho tới khi ông này chết ở cao nguyên Ngũ Trượng, tỉnh Thiểm Tây. Trong Dynasty Warriors 6 ông có vẻ ngoài hơi khác thay chiếc quạt lông bằng vuốt. Trong Dynasty Warriors 7, ông trở lại sử dụng cầm Quạt lông có tên "Fenghuang Wing" và là lãnh đạo của nước Tấn (Jin) - một nước mới của trò chơi.

Gia đình

Tổ tiên

  • Tư Mã Tích (司馬錫) (tổ tiên xa).
  • Tư Mã Ngang (司馬卬) (Tần mạt Ân vương (秦末殷王), tổ đời 12).
  • Tư Mã Quân (司馬鈞) (kị).
  • Tư Mã Lượng (司馬量) (cụ).
  • Tư Mã Tuấn (司馬儁) (ông).
  • Tư Mã Phòng (司馬防) (cha).

Anh em

  • Anh trai: Tư Mã Lãng (司馬朗), tự Bá Đạt (伯達).
  • Em trai: Tư Mã Phu (司馬孚), tự Thúc Đạt (叔達).
  • Em trai: Tư Mã Quỳ (司馬馗), tự Quý Đạt (季達). Thân phụ của Tư Mã Việt
  • Em trai: Tư Mã Tuân (司馬恂), tự Hiển Đạt (顯達).
  • Em trai: Tư Mã Tiến (司馬進), tự Huệ Đạt (惠達).
  • Em trai: Tư Mã Thông (司馬通), tự Nhã Đạt (雅達).
  • Em trai: Tư Mã Mẫn (司馬敏), tự Ấu Đạt (幼達).

Phu nhân

Hậu duệ trực tiếp

  • Tư Mã Sư (司馬師), tự Tử Nguyên (子元), mẹ: Tuyên Mục Hoàng hậu. Được Tấn Vũ Đế truy tặng Thế Tông Cảnh hoàng đế (世宗景皇帝).
  • Tư Mã Chiêu (司馬昭), tự Tử Thượng (子上), mẹ: Tuyên Mục Hoàng hậu. Sinh Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm, truy tặng Thái Tổ Văn hoàng đế (太祖文皇帝).
  • Tư Mã Cán (司馬幹), tự Tử Lương (子良), mẹ: Tuyên Mục Hoàng hậu. Truy tặng Bình Nguyên vương (平原王).
  • Tư Mã Lượng (司馬亮), tự Tử Dực (子翼), mẹ: Phục phu nhân, tước Nhữ Nam vương (汝南王), sau tham gia Loạn bát vương.
  • Tư Mã Trụ (司馬伷), tự Tử Tương (子將), mẹ: Phục phu nhân, tước Lang Tà vương (琅邪王), tổ phụ của Tấn Nguyên Đế.
  • Tư Mã Kinh (司馬京), tự Tử Tá (子佐), mẹ: Phục phu nhân, mất sớm, tước Thanh Huệ đình hầu (清惠亭侯).
  • Tư Mã Tuấn (司馬駿), tự Tử Tang (子臧), mẹ: Phục phu nhân, tước Phù Phong Vũ vương (扶風武王).
  • Tư Mã Dung (司馬肜), tự Tử Huy (子徽), mẹ: Trương phu nhân, tước Lương vương (梁王).
  • Tư Mã Luân (司馬倫), tự Tử Di (子彝), mẹ: Bách phu nhân, tước Lang Tà quận vương (琅邪郡王). Sau tham gia loạn bát vương, cướp ngôi cháu là Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung, là hoàng đế thứ 3 nhà Tây Tấn.
  • Nam Dương công chúa (南陽公主), mẹ: Tuyên Mục Hoàng hậu.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Sakaguchi 2005:158
  2. ^ ibid.
  3. ^ a b Tấn thư, quyển 1.
  4. ^ Ngụy lược
  5. ^ a b Tấn thư, quyển 1
  6. ^ a b Sakaguchi 2005:160
  7. ^ ibid.
  8. ^ a b Watanabe 2006:283
  9. ^ ibid.
  10. ^ ibid.
  11. ^ Sakaguchi 2005:161
  12. ^ Thục Chí, Gia Cát Lượng truyện.
  13. ^ Watanabe 2006:270
  14. ^ Watanabe 2006:272
  15. ^ Watanabe 2006:276, Sakaguchi 2005:161
  16. ^ Watanabe 2006:278
  17. ^ Sakaguchi 2005:204
  18. ^ ibid.
  19. ^ Watanabe 2006:280, Sakaguchi 2005:162
  20. ^ Sakaguchi 2005:50
  21. ^ ibid.
  22. ^ Sakamoto 2005:51
  23. ^ Watanabe 2006:281
  24. ^ Sakamoto 2005:162, Watanabe 2006:282
  25. ^ Tư trị thông giám. NXB Văn học. Tập 5 - Ngụy kỷ, quyển 10, trang 338-339
  26. ^ Tam Quốc bình giảng - Nguyễn Tử Quang, Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, 1988

Tham khảo

Read other articles:

For other uses, see Nun lasst uns den Leib begraben (disambiguation). Nun lasst uns den Leib begraben, German Protestant hymnal 1854 Nun lasst uns den Leib begraben (now let us bury the body; second word also spelled as laßt or lasset) is a Lutheran hymn for funerals. Its text author is Michael Weiße.[1] It is for instance included in the Neu Leipziger Gesangbuch.[2] Johann Sebastian Bach set its hymn tune, Zahn No. 352,[3] as a chorale prelude for organ: Nun la...

 

 

This article is about the Humvee-based special operations forces vehicle. For the Army vehicle, see M1297 Army Ground Mobility Vehicle. For USSOCOM's GMV successor, see M1288 GMV 1.1. Special Operations Light utility vehicle Ground Mobility Vehicle A GMV-N armed with the M2 50 cal machine gun on the turret used by the Navy SEALsTypeSpecial Operations Light utility vehiclePlace of originUnited StatesProduction historyVariantsSee VariantsSpecificationsMainarmamentCan be fitted with va...

 

 

本條目存在以下問題,請協助改善本條目或在討論頁針對議題發表看法。 此條目需要补充更多来源。 (2018年3月17日)请协助補充多方面可靠来源以改善这篇条目,无法查证的内容可能會因為异议提出而被移除。致使用者:请搜索一下条目的标题(来源搜索:羅生門 (電影) — 网页、新闻、书籍、学术、图像),以检查网络上是否存在该主题的更多可靠来源(判定指引)。 �...

سلاح الجو الأرجنتيني   الدولة الأرجنتين الإنشاء 1945 - حتى الآن الحجم 14,600 موظف، 177 طائرة جزء من القوات المسلحة لجمهورية الأرجنتين  الاشتباكات الحرب القذرة،  وحرب الفوكلاند،  وعملية الأسقف  الموقع الرسمي الموقع الرسمي  الشارة الرمز التعريفي الرمز التعريفي الط...

 

 

Chemical compound This article is about a non-clinically used progestin compound. For the pharmaceutical drug, see segesterone acetate. SegesteroneClinical dataOther names17α-Hydroxy-16-methylene-19-norprogesterone; 16-Methylene-17α-hydroxy-19-norpregn-4-ene-3,20-dione; 17α-DeacetylnestoroneIdentifiers IUPAC name (8R,9S,10R,13S,14S,17R)-17-acetyl-17-hydroxy-13-methyl-16-methylidene-2,6,7,8,9,10,11,12,14,15-decahydro-1H-cyclopenta[a]phenanthren-3-one CAS Number7690-08-6PubChem CID11823650Ch...

 

 

Station of the Tehran Metro Sohrevardi Metro Stationایستگاه مترو سهروردیTehran Metro StationGeneral informationLocation Beheshti Street- Sohrevardi Street District 7, Tehran, Tehran CountyTehran Province, IranCoordinates35°43′52″N 51°26′15″E / 35.73111°N 51.43750°E / 35.73111; 51.43750Operated byTehran Urban and Suburban Railways Organization (Metro)HistoryOpened18 Mordad 1395 H-Sh (14 September 2016)[1]Services Preceding station T...

Provinsi Echigo (越後国code: ja is deprecated , Echigo no kuni) nama provinsi lama Jepang di bagian utara pulau Honshu yang berhadapan dengan Laut Jepang dan menempati wilayah bagian paling utara Hokurikudo. Provinsi Echigo berbatasan dengan Uzen, Iwashiro, Kozuke, Shinano, dan Etchu. Provinsi Echigo menempati wilayah yang sekarang dikenal sebagai Prefektur Niigata, termasuk di dalamnya pulau Sado yang dulunya disebut Provinsi Sado. Di zaman Sengoku, provinsi Echigo dikuasai Uesugi Kenshi...

 

 

Species of gastropod Kermia felina Image of a shell of Kermia felina Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Mollusca Class: Gastropoda Subclass: Caenogastropoda Order: Neogastropoda Superfamily: Conoidea Family: Raphitomidae Genus: Kermia Species: K. felina Binomial name Kermia felina(Reeve, 1843) Synonyms[1] Clathurella felina (Reeve, 1843) Clathurella picta Dunker, R.W., 1871 Clavatula felina brevispira Hervier, 1897 Philbertia felina (Reeve, 1843...

 

 

Indian-American politician, economist, and former Seattle city councilmember Kshama SawantMember of the Seattle City CouncilIn officeJanuary 1, 2014 – January 2, 2024Preceded byRichard ConlinSucceeded byJoy HollingsworthConstituencyPosition 2 (2014–2016)3rd district (2016–2024) Personal detailsBorn (1973-10-17) October 17, 1973 (age 50)Pune, IndiaPolitical partySocialist Alternative (since 2008)Other politicalaffiliationsDemocratic Socialists of America (since 2021)Spouses...

Zainichi Korean actress and singer (born 1981) In this Korean name, the family name is Yoo. ShooShoo in 2017BornShū Kunimitsu (邦光 洙) (1981-10-23) 23 October 1981 (age 42)Yokohama, JapanOther namesYoo Soo-youngEducationKorea Kent Foreign SchoolOccupationsActresssingerYears active1997–2018, 2022–presentSpouse Im Hyo-sung [ko] ​ ​(m. 2010)​Children3Musical careerGenresK-popInstrument(s)VocalsLabelsSMKorean nameHangul유수...

 

 

Oregon Public Utility CommissionAgency overviewHeadquartersSalem, OregonWebsitewww.oregon.gov/PUC The Oregon Public Utility Commission (PUC) is the chief electric, gas and telephone utility regulatory agency of the government of the U.S. state of Oregon. It sets rates and establishes rules of operation for the state's investor-owned utility companies. With respect to publicly owned utility districts and cooperatives, its authority is limited to safety regulations. The first regulation of a p...

 

 

Professional wrestling stable Professional wrestling stable Chase UniversityStableMembersAndre Chase (leader)Duke HudsonThea HailRiley OsborneName(s)Andre Chase UniversityChase UChase UniversityBilled heightsChase: 6 ft 2 in (1.88 m) Hudson: 6 ft 5 in (1.96 m) Hail: 5 ft 5 in (1.65 m)Osborne: 5 ft 9 in (1.75 m)Combinedbilled weight582 lb (264 kg)Formermember(s)Bodhi HaywardJacy JayneDebutJanuary 4, 2022[citation needed&...

Thought experiment used for reasoning about the principles that should structure a society This article may require copy editing for grammar, style, cohesion, tone, or spelling. You can assist by editing it. (October 2023) (Learn how and when to remove this message) A visual depiction of philosopher John Rawls' hypothetical veil of ignorance. Citizens making choices about their society are asked to make them from an original position of equality (left) behind a veil of ignorance (wall, center...

 

 

Lucio Calpurnio Pisone FrugiConsole della Repubblica romanaNome originaleLucius Calpurnius Piso Frugi GensCalpurnia Consolato133 a.C. Lucio Calpurnio Pisone Frugi [1] (in latino Lucius Calpurnius Piso Frugi; ... – ...; fl. II secolo a.C.) è stato un politico, militare e storico romano. Indice 1 Biografia 2 Opera 3 Note 4 Bibliografia 5 Altri progetti 6 Collegamenti esterni Biografia Lucio Calpurnio Pisone Frugi, talora detto Censorinus divenne tribuno della plebe nel 149 ...

 

 

Counter-insurgency unit in the British Mandate of Palestine Members of the Special Night Squads. The Special Night Squads (SNS) (Hebrew: Plugot Ha'Layla Ha'Meyukhadot, פלוגות הלילה המיוחדות) was a joint British–Jewish counter-insurgency military unit, established by Captain Orde Wingate in Mandatory Palestine in 1938 during the 1936–1939 Arab revolt. The SNS basically comprised British infantry soldiers, together with some men drawn from the Jewish Supernumerary Police....

1206–1526 empire in the Indian subcontinent Not to be confused with Sultanate of Deli. Sultanate of Delhiسلطنت دهلی (Persian)Salṯanat-e-Dihlī1206–1526 Flag of the Delhi Sultanate according to the contemporary Catalan Atlas (c. 1375).[1][2][3]Delhi Sultanate at its greatest extent, under the Tughlaq dynasty, 1330–1335.[4][5]StatusSultanateCapital Lahore (1206–1210) Badayun (1210–1214) Delhi (1214–1327) Daulatabad (1327–1334...

 

 

Ini adalah daftar katedral di Finlandia. Katedral Santo Henry, Helsinki Katolik Katedral Gereja Katolik di Finlandia:[1] Katedral Santo Henry, Helsinki Lihat juga Gereja Katolik Roma Gereja Katolik di Finlandia Daftar katedral Referensi ^ GCatholic.org: Katedral Finlandia lbsDaftar katedral di EropaNegaraberdaulat Albania Andorra Armenia1 Austria Azerbaijan1 Belanda Belarus Belgia Bosnia dan Herzegovina Britania Raya Inggris Irlandia Utara Skotlandia Wales Bulgaria Ceko Denmark Estoni...

 

 

Jews of Egypt redirects here. For the film, see Jews of Egypt (film). Ethnic group Egyptian Jews اليهود المصريونיהודי מצרים‎The location of Egypt in AfricaTotal population57,500+Regions with significant populations Israel57,500[1] Egyptless than 20 (2021)[2]LanguagesHebrew, Egyptian Arabic (Judeo-Egyptian Arabic)ReligionJudaism (Rabbinic and Karaite)Related ethnic groupsMizrahi Jews, Sephardi Jews, Ashkenazi Jews, Ethiopian Jews, Yemeni...

1985 studio album by Robby KriegerRobby KriegerStudio album by Robby KriegerReleased1985 (1985)StudioVariety Arts Center, Los Angeles, CaliforniaGenreJazz rockLength35:18LabelCafe RecordsProducerRobby KriegerRobby Krieger chronology Versions(1982) Robby Krieger(1985) No Habla(1989) Robby Krieger is the third solo studio album by Robby Krieger, former guitarist for The Doors. The album was released in 1985, and is entirely instrumental. Track listing Bag Lady (Don Preston) – 9:0...

 

 

NBC affiliate in Eau Claire, Wisconsin For the South African suffrage organization, see Women’s Enfranchisement Association of the Union. This article needs to be updated. Please help update this article to reflect recent events or newly available information. (August 2021) WEAUEau Claire–La Crosse, WisconsinUnited StatesCityEau Claire, WisconsinChannelsDigital: 17 (UHF)Virtual: 13BrandingWEAU 13; CW Eau Claire La Crosse (on DT10)ProgrammingAffiliations13.1: NBC14.10: CW+for others, see �...