Bấy giờ ông là con trưởng trong 8 người con trai của Tư Mã Phòng, nhưng tính khiêm nhường, hiểu lễ nghi, giữa cha con trong nhà cũng nguyên tắc rất nền nếp. Năm 12 tuổi, ông qua kì thi kinh văn, được nhận chức Đồng tử lang (童子郎), nhưng quan khảo thí nhìn ông cường tráng khác hẳn những đứa trẻ khác, cho rằng ông khai gian nên chất vấn. Tư Mã Lãng khẳng khái giải biện rất đúng phép tắc, khiến quan giám thi kinh ngạc và khâm phục.
Sử sách miêu tả Tư Mã Lãng là một người to lớn và cao ráo ( xấp xỉ 191 cm). Ông không bao giờ ngần ngại khen ngợi em trai mình là Tư Mã Ý. Ông có lần làm quá trớn khi nói rằng "Ta còn chưa gần đến mức để sánh bước với những tài năng của nhị đệ".
Khi Đổng Trác chiếm Lạc Dương, ông đã cùng với gia đình chạy thoát. Sau đó, ông phục vụ cho Tào Tháo, ông đã thể hiện tài năng của mình thông qua những chính sách với dân chúng và lấy được lòng dân, nên ông lần lượt được phong Chủ bạ (主簿), Tri huyện, Tri châu rồi làm Thứ sửDuyện Châu.
Năm 217, ông cùng với Trương Cáp và Tang Bá tham gia chống lại Đông Ngô. Trong chiến dịch lần này, một dịch bệnh đã nổ ra làm ông và nhiều binh sĩ ốm đau. Tương truyền ông đã từ chối nhận thuốc vì muốn để lại cho vô vàn người lính bị mắc dịch bệnh, vì vậy nên không lâu sau ông đã qua đời, hưởng thọ 46 tuổi.
Gia quyến
Tư Mã Lãng xuất thân từ gia đình có tám người con trai. Mỗi người đều có một hiệu kết thúc bằng chữ Đạt. Do đó, anh em họ đều được gọi chung là Tư Mã Bát Đạt (司馬八達).
Con ruột: Tư Mã Di (司馬遺), được Ngụy Minh Đế phong Xương Vũ đình hầu (昌武亭侯). Mất không có thừa tự, do con của Tư Mã Vọng là Tư Mã Hồng (司馬洪) thừa tự, tước Hà Gian Bình vương (河間平王).
Con nuôi: Tư Mã Vọng (司馬望), tự Tử Sơ (子初), vốn là con Tư Mã Phu, gọi Tư Mã Lãng bằng bác, nhưng về sau được Tư Mã Phu cho làm con thừa tự của Tư Mã Lãng.