Hà Tông

Hà Tông
Tên chữNgạn Anh; Ngạn Nhược
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
không rõ
Nơi sinh
Thành Đô
Gia quyến
Hậu duệ
Hà Song
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchĐông Hán, Thục Hán

Hà Tông (tiếng Trung: 何宗; bính âm: He Zong; ? – ?), tựNgạn Anh (彥英) hay Ngạn Nhược (彥若), là quan viên nhà Quý Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

Hà Tông quê ở huyện , quận Thục, Ích Châu,[a] có khả năng là hậu duệ của danh thần Hà Vũ thời Tây Hán. Thời trẻ, Hà Tông bái danh sĩ Nhâm An làm thầy, nghiên cứu sâu về Kinh vĩ[b], Thiên quan[c], thôi bộ[d], Đồ[e], Sấm[f].[1] Hà Tông cùng Đỗ Quỳnh là đồng môn, nhưng thanh danh của Tông lớn hơn.[2]

Cuối thời Đông Hán, Lưu Chương cầm quyền ở Ích Châu, lấy Hà Tông làm Thái thú Kiền Vi. Năm 214, Lưu Bị kiểm soát Ích Châu, đề bạt nhân tài, bổ nhiệm Hà Tông làm Tế tửu.[2]

Năm 220, Tào Phi cướp ngôi nhà Hán. Hà Tông cùng Lưu Báo, Hướng Cử, Trương Duệ, Hoàng Quyền, Ân Thuần, Triệu Tộ, Đỗ Quỳnh, Dương Hồng, Trương Sảng, Doãn Mặc, Tiều Chu,... trích dẫn sách sấm, khuyên Lưu Bị lên ngôi Hoàng đế.[3]

Năm 221, Lưu Bị đăng cơ, lấy Hà Tông làm Đại hồng lư.[3]

Hà Tông qua đời trong niên hiệu Kiến Hưng (223–237).[2]

Gia đình

Trong văn hóa

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Hà Tông xuất hiện ở hồi 80, giữ chức Tế tửu, cùng các quan viên khuyên Lưu Bị lên ngôi. Bản dịch của Bùi Kỷ dịch nhầm thành Hà Tăng.[4]

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Nay thuộc Bì Đô, Thành Đô, Tứ Xuyên.
  2. ^ Kinh thư cùng Vĩ thư hợp lại gọi là Kinh vĩ, là các thư tịch bao hàm các nguyên lý, quy tắc.
  3. ^ Thiên quan (天官) là cách gọi của ngành chiêm tinh, Tử vi đẩu số.
  4. ^ Thôi bộ (推步) chỉ việc quan sát thiên văn nhằm xây dựng lịch pháp.
  5. ^ Hà đồ Lạc thư.
  6. ^ Sấm vĩ.

Chú thích