Bùi Tuấn có anh rể làm trưởng sử trong đất Thục. Khoảng năm 190, Tuấn khi đó mới mười mấy tuổi, đi theo anh rể đến đất Thục du ngoạn, gặp phải thời buổi thiên hạ loạn lạc, đường đi bị Trương Lỗ phá hủy (191), không cách nào trở về. Sau khi Bùi Tuấn lớn lên, thanh danh được nhiều người biết đến, vì thế mà được tôn sùng.[2]
Trong những năm niên hiệu Diên Hi (238 - 257), Bùi Tuấn giữ chức Quang lộc huân, phụ trách tuyển dụng quan lại cơ sở, địa vị trong triều còn cao hơn cả lão thần Đại tư nông Mạnh Quang.[2][4]
Bùi Việt (tiếng Trung: 裴越; ? - ?), tự Lệnh Tự (令绪), con trai của Bùi Tuấn, ban đầu giữ chứ đốc quân.[5] Sau năm 263, bị áp giải đến Lạc Dương, phong làm nghị lang.
Sàm Thừa (tiếng Trung: 镡承; bính âm: Chán Chéng; ? - ?), tự Công Văn (公文), quê ở quận Quảng Hán, Ích Châu.[4] Sàm Thừa nhiều lần đảm nhiệm quận thú, sau về triều nhậm chức Thiếu phủ, rồi Thái thường. Thừa dù có tư lịch thấp, nhưng địa vị, thanh danh trong triều cao hơn cả lão thần Mạnh Quang.[2][4]
^Chi tiết này dẫn từ Bùi thị gia ký của Phó Sướng. Đốc quân ở Quý Hán là một chức vụ quan trọng có thể trấn giữ các yếu điểm phòng ngự, chỉ dưới các đô đốc. Có khả năng Bùi Việt tham gia các cuộc bắc phạt của Khương Duy.