Có rất ít ghi chép về Mạnh Hoạch trong chính sử. Nhà nghiên cứu Trần Văn Đức cho rằng Mạnh Hoạch là một Đầu mục ở quận Ích Châu, nghĩa là lúc đó ông ta đang làm quan võ cho nhà Thục Hán.[1] Các thủ lĩnh nổi dậy khác như Ung Khải (hậu duệ của Hợp hương hầu Ung Xỉ), Chu Bao (Thái thú quận Tang Ca), Cao Định... đều là quan viên Thục Hán, đa phần là người Hán. Sau khi những người kia bại trận hoặc đã chết, Mạnh Hoạch dẫn tàn quân kết hợp với các bộ lạc phía Nam tiếp tục kháng chiến, nhưng thất bại, bị bắt và hàng phục.[2]
Cũng theo Tam Quốc Diễn nghĩa thì Gia Cát Lượng đã 7 lần bắt được Mạnh Hoạch và tha với mục đích thu phục nhân tâm các bộ lạc khu vực này. Mạnh Hoạch sau đó thề trung thành với Thục Hán.
Trong tiểu thuyết này, nhân vật Mạnh Hoạch có vợ là nhân vật hư cấu Chúc Dung. Các truyện đời sau còn tạo ra thêm một nhân vật hư cấu nữa là là Hoa Man (con của Mạnh Hoạch và Chúc Dung).