Minh Nguyên hoàng hậu (chữ Hán: 明元皇后; ? - 263), họ Quách, là Hoàng hậu thứ hai của Tào Ngụy Minh Đế Tào Duệ, và là Hoàng thái hậu dưới thời Tào Ngụy Phế Đế Tào Phương, Tào Ngụy Thiếu Đế Tào Mao và Tào Nguỵ Nguyên đế Tào Hoán.
Thân thế
Nguyên quán của bà ở quận Tây Bình (西平郡; nay là Tây Ninh, Thanh Hải). Dòng họ Quách là gia tộc quyền lực trong vùng. Cha bà là Quách Mãn (郭满), có chú là Quách Lập (郭立) cùng chú họ Quách Chi (郭芝). Dưới thời Hoàng Sơ của Ngụy Văn Đế Tào Phi, chiến sự loạn lạc ở Tây Bình, Tào Phi sai Toàn Thành Thái thú đến bình loạn, Quách thị do đó bị nạp vào hậu cung ở Lạc Dương[1]. Quách thị dung mạo xinh đẹp, thông minh, tính tình hiền dịu, Văn Đế rất đỗi yêu mến. Cũng trong thời gian đó, bà đã gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với Hoàng trưởng tử của Văn Đế, Bình Nguyên vương Tào Duệ.
Năm Hoàng Sơ thứ 7 (226), Tào Phi qua đời, Bình Nguyên vương Tào Duệ kế vị, lập Quý tần Mao thị làm Hoàng hậu. Về sau, Tào Duệ dần rất sủng ái vị Quách thị dung mạo xinh đẹp lại biết cử chỉ khiêm nhường, phong làm Phu nhân và dần sủng ái vượt xa Mao hoàng hậu. Cha của bà qua đời sớm, vì thế người chú Quách Lập được phong "Kị đô úy" (骑都尉), Quách Chi làm "Dũng Sĩ Trung lang tướng" (虎贲中郎将)[2]. Sau khi được sủng ái khoảng 1 năm, bà sinh ra con gái Tào Thục (曹淑), phong hiệu Bình Nguyên công chúa (平原公主), con gái thứ hai của Tào Duệ. Nhưng đứa bé chỉ sống vài năm thì mất. Bà còn sinh cho Minh Đế thêm 3 vị hoàng tử nhưng đều chết yểu.
Năm Cảnh Sơ nguyên niên (237), Tào Duệ mang Quách phu nhân cùng nhiều tài tử, phi tần ở hậu uyển nghe hát, Quách thị thuyết phục nên mời Mao hoàng hậu, Tào Duệ không cho phép, đặc biệt dặn dò tùy tùng không cho Mao hoàng hậu biết. Nhưng ngày thứ hai, Mao hoàng hậu liền biết nên hỏi Tào Duệ, hôm qua tiệc du lịch ở vườn bắc vườn phải chăng khoái hoạt. Tào Duệ giận dữ, đem tả hữu hơn mười người cùng lúc xử tử. Tháng 9, Tào Duệ đem Mao hoàng hậu ban chết[3][4].
Năm Cảnh Sơ thứ 2 (238), tháng 12, Quách phu nhân được Tào Duệ lập làm Hoàng hậu[5][6].
Tấn tôn Thái hậu
Năm Cảnh Sơ thứ 3 (239), ngày 1 tháng 1 (âm lịch), Tào Duệ bạo bệnh, Tề vương Tào Phương mới 8 tuổi được chiếu vị làm Hoàng thái tử, mệnh Thái úy Tư Mã Ý và Đại tướng quân Tào Sảng phụ chính. Cùng ngày đó, Tào Duệ băng hà[7].
Sau khi Tào Phương kế vị, Quách hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu, cư Vĩnh Ninh cung (永寧宮). Cha bà Quách Mãn được truy tặng làm Tây Đô Định hầu (西都定侯), mẹ Đỗ thị làm Cáp Dương quân (郃阳君), con Quách Lập là Quách Kiến (郭建) tập phong Tây Đô hầu; Quách Chi do thời trẻ có công, nên đã phong Tán kỵ Thường thị (散骑常侍), kiêm Trưởng thủy Giáo úy (长水校尉), nay cùng Tuyên Đức tướng quân Quách Lập cùng gia phong Liệt hầu. Anh của Quách Kiến là Quách Đức (郭德) vốn do nhà họ Chân nuôi (nên còn có tên Chân Đức), cùng Quách Kiến làm Trấn hộ Tướng quân (镇护将军), gia phong Liệt hầu, lại kiêm chưởng quân Túc vệ[8][9].
Năm Chính Thủy thứ 8 (247), Đại tướng quân Tào Sảng nghe theo Hà Yến, Đặng Dương cùng Đinh Mịch mà tước giam lỏng Thái hậu vào Vĩnh Ninh cung, độc bá triều cương[10][11]. Năm Gia Bình nguyên niên (249), Thái phó Tư Mã Ý mượn ý chỉ của Quách Thái hậu, phát động Sự biến lăng Cao Bình, lật đổ Tào Sảng[12].
Năm Gia Bình thứ 6 (254), con trai Tư Mã Ý là Tư Mã Sư ép Quách Thái hậu phế bỏ Tào Phương, lập chú của Ngụy Minh Đế Tào Duệ là Bành Thành vương Tào Cư (曹据), nhưng Quách Thái hậu phản đối do Tào Cư là chú, nếu lên ngôi thì Ngụy Minh Đế sẽ không còn ai tôn thờ phụng tự, và bản thân Quách Thái hậu cũng mất địa vị của mình. Bà cố gắng chuyển hướng sang con trai của Đông Hải vương Tào Lâm (曹霖) - em trai Ngụy Minh Đế tên là Tào Mao[13][14].
Tư Mã Sư vì để lấy lòng Thái hậu, đem con gái gả cho đường đệ của bà là Bình Nguyên hầu Quách Đức. Sau này Tư Mã Chiêu chuyên chính, lại ép Quách Thái hậu ban chỉ phế bỏ Tào Mao. Con gái Tư Mã Sư chết sớm, Tư Mã Chiêu lại dùng kế này của anh trai, đem con gái của chính mình (tức Kinh Triệu công chúa (京兆公主)) gả cho Quách Đức làm vợ kế. Vô Khâu Kiệm, Chung Hội về sau phản, đều mượn danh nghĩa Quách Thái hậu[15][16]. Tư Mã Chiêu sau khi bình định Gia Cát Đản, đã bắt ép Quách Thái hậu lên xe cùng Tào Mao xuất chinh[17].
Năm Cảnh Nguyên thứ 4 (264), tháng giêng, Quách Thái hậu bệnh mất. Tháng 3, dâng thụy hiệu Minh Nguyên hoàng hậu (明元皇后), cùng Ngụy Minh Đế an táng ở Cao Bình lăng (高平陵)[18][19].
Xem thêm
Tham khảo
- ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:明元郭皇后,西平人也,世河右大族。黄初中,本郡反叛,遂没入宫。
- ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:明帝即位,甚见爱幸,拜为夫人。叔父立为骑都尉,从父芝为虎贲中郎将。
- ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:帝之幸郭元后也,后爱宠日弛。景初元年,帝游后园,召才人以上曲宴极乐。元后曰"宜延皇后",帝弗许。乃禁左右,使不得宣。后知之,明日,帝见后,后曰:"昨日游宴北园,乐乎?"帝以左右泄之,所杀十馀人。赐后死,然犹加谥,葬愍陵。
- ^ 《资治通鉴·卷七十三》:西平郭夫人有宠于帝,毛后爱驰。帝游后园,曲宴极乐。郭夫人请延皇后,帝不许,因禁左右使不得宣。后知之,明日,谓帝曰:"昨日游宴北园,乐乎?"帝以左右泄之,所杀十余人。庚辰,赐后死,然犹加谥曰悼。
- ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:帝疾困,遂立为皇后。
- ^ 《三国志·卷三·魏书三·明帝纪第三》:十二月乙丑,帝寝疾不豫。辛巳,立皇后。
- ^ 《三国志·卷三·魏书三·明帝纪第三》:三年春正月丁亥,太尉宣王还至河内,帝驿马召到,引入卧内,执其手谓曰:"吾疾甚,以后事属君,君其与爽辅少子。吾得见君,无所恨!"宣王顿首流涕。即日,帝崩于嘉福殿,时年三十六。
- ^ 《三国志·卷四·魏书四·三少帝纪第四》:景初三年正月丁亥朔,帝甚病,乃立为皇太子。是日,即皇帝位,大赦。尊皇后曰皇太后。
- ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:齐王即位,尊后为皇太后,称永宁宫,追封谥太后父满为西都定侯,以立子建绍其爵。封太后母杜为郃阳君。芝迁散骑常侍、长水校尉,立,宣德将军,皆封列侯。建兄德,出养甄氏。德及建俱为镇护将军,皆封列侯,并掌宿卫。
- ^ 《资治通鉴》卷七十五、《晋书·宣帝纪》、《晋书·五行志》指曹爽迁太后于永宁宫,太后与曹芳相泣而别,曹魏因此连年地震。但胡三省、王懋竑都根据《三国志》指出郭太后在曹芳登基时已居永宁宫,怀疑是晋朝大臣修史时为了增加曹爽之恶,给曹爽加上逼迁太后之罪。
- ^ 《晋书·卷二十九·志第十九》:是时,曹爽专政,迁太后于永宁宫,太后与帝相泣而别。
- ^ 《晋书·卷一·帝纪第一》:嘉平元年春正月甲午,天子谒高平陵,爽兄弟皆从。是日,太白袭月。帝于是奏永宁太后,废爽兄弟。
- ^ 《三国志·卷四·魏书四·三少帝纪第四》:秋九月,大将军司马景王将谋废帝,以闻皇太后。甲戌,太后令曰:"皇帝芳春秋已长,不亲万机,耽淫内宠,沈漫女德,日延倡优,纵其丑谑;迎六宫家人留止内房,毁人伦之叙,乱男女之节;恭孝日亏,悖慠滋甚,不可以承天绪,奉宗庙。使兼太尉高柔奉策,用一元大武告于宗庙,遣芳归藩于齐,以避皇位。"
- ^ 《三国志·卷四·魏书四·三少帝纪第四》:丁丑,令曰:"东海王霖,高祖文皇帝之子。霖之诸子,与国至亲,高贵乡公髦有大成之量,其以为明皇帝嗣。"
- ^ 《三国志·卷二十八·魏书二十八·王毌丘诸葛邓锺传第二十八》:俭、钦喜,以为己祥。遂矫太后诏,罪状大将军司马景王,移诸郡国,举兵反。
- ^ 《三国志·卷二十八·魏书二十八·王毌丘诸葛邓锺传第二十八》:会以五年正月十五日至,其明日,悉请护军、郡守、牙门骑督以上及蜀之故官,为太后发丧于蜀朝堂。矫太后遗诏,使会起兵废文王,皆班示坐上人,使下议讫,书版署置,更使所亲信代领诸军。
- ^ 《三国志·卷四·魏书四·三少帝纪第四》:五月己丑,高贵乡公卒,年二十。皇太后令曰:"吾以不德,遭家不造,昔援立东海王子髦,以为明帝嗣,见其好书疏文章,冀可成济,而情性暴戾,日月滋甚。吾数呵责,遂更忿恚,造作丑逆不道之言以诬谤吾,遂隔绝两宫。其所言道,不可忍听,非天地所覆载。吾即密有令语大将军,不可以奉宗庙,恐颠覆社稷,死无面目以见先帝。大将军以其尚幼,谓当改心为善,殷勤执据。而此儿忿戾,所行益甚,举弩遥射吾宫,祝当令中吾项,箭亲堕吾前。吾语大将军,不可不废之,前后数十。此儿具闻,自知罪重,便图为弑逆,赂遗吾左右人,令因吾服药,密因鸩毒,重相设计。事已觉露,直欲因际会举兵入西宫杀吾,出取大将军,呼侍中王沈、散骑常侍王业、尚书王经,出怀中黄素诏示之,言今日便当施行。吾之危殆,过于累卵。吾老寡,岂复多惜馀命邪?但伤先帝遗意不遂,社稷颠覆为痛耳。赖宗庙之灵,沈、业即驰语大将军,得先严警,而此儿便将左右出云龙门,雷战鼓,躬自拔刃,与左右杂卫共入兵陈间,为前锋所害。此儿既行悖逆不道,而又自陷大祸,重令吾悼心不可言。昔汉昌邑王以罪废为庶人,此儿亦宜以民礼葬之,当令内外咸知此儿所行。又尚书王经,凶逆无状,其收经及家属皆诣廷尉。"
- ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:景元四年十二日崩,五年二月,葬高平陵西。
- ^ 《三国志·卷四·魏书四·三少帝纪第四》:庚申,葬明元郭后。