Giả Hủ (chữ Hán: 贾诩; 147-224), tự là Văn Hòa, người huyện Cô Tang, quận Vũ Uy, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều nhất với các mưu kế đề xuất cho các lãnh đạo của ông vào thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Giả Hủ là một trong những nhân vật quan trọng thời Tam Quốc khi ông có một sự nghiệp chính trị lâu dài, phục vụ cho nhiều nhà chính trị thời ấy như Đổng Trác, Lý Thôi, Trương Tú, Tào Tháo và Tào Phi.
Nguồn gốc và giáo dục
Giả Hủ sinh ở huyện Cô Tang (姑臧縣) quận Vũ Uy, ngày nay là Luơng Châu, Cam Túc. Khi còn trẻ, Giả Hủ là người có học vấn nhưng khả năng của ông thì "người đời chẳng ai biết đến" Chỉ có một nhân sĩ ở Hán Dương là Diêm Trung khi tiếp xúc với ông mới cho rằng ông là người khác thường và có tài lạ của Lương, Bình, hai nhà chiến lược gia nổi tiếng vào thời nhà Hán.[1][2]
Đến kỳ thi xét Hiếu liêm, Giả Hủ đã đậu kỳ thi này và được bổ nhiệm làm chức Lang[3] Sau đó, ông vì bị ốm nặng bèn nhân đó từ quan, trở về nhà mình.[4]
Trên đường trở về đến đất Khiên, ông đã bị bắt bởi phiến quân từ các bộ lạc rợ Đê cùng với mấy chục người khác. Ông nói rằng:" Tôi là cháu ngoại của Đại soái Đoàn, nếu để tôi sống thì gia đình tôi sẽ trọng thưởng hậu hĩnh". Đoàn mà Giả Hủ nói ám chỉ Thái úy Đoàn Quýnh, khi ông còn làm tướng ở biên giới phía Bắc Trung Quốc, tên tuổi ông rất nổi danh ở khu vực này. Các phản quân rợ Đê nghe vậy đối đãi ông trọng hậu và phóng thích sau đó. Những người bị bắt khác thì đều bị giết cả.
Theo Tam Quốc chí thì Giả Hủ không phải là cháu ngoại của Đoàn Công, ông ta chỉ mượn danh để dọa rợ Đê, qua đó cho thấy ông là một người có tài "quyền biến để xong việc, hết thảy đại loại như thế"[2]
Phục vụ Đổng Trác
Năm 185, Hàn Toại ở phía tây bắc cùng với liên hợp với các bộ lạc ở Tây Lương bắt đầu nổi dậy. Nhà Đông Hán phong cho Đổng Trác làm tổng chỉ huy quân đội để chinh phục các cuộc nổi loạn ở đây. Với danh tiếng của mình, Giả Hủ được Đổng Trác phong làm mưu sĩ cùng tham gia chiến dịch.
Giả Hủ đã hiến nhiều kế sách quan trọng, giúp cho Đổng Trác giành thắng lợi trong cuộc đàn áp này và phát triển thực lực của ông ta, đó chính là điều kiện để sau này Đổng Trác tiến vào trung nguyên.
Năm 189, Đổng Trác tiến vào kinh đô Lạc Dương với lực lượng hùng hậu và mang theo dã tâm, nhanh chóng chuyên quyền, phế Hán Thiếu Đế, lập Hán Hiến Đế, bắt ép vua mới phong chức Thái sư và biến vua Hán trở thành bù nhìn.Tam Quốc chí cho biết Đổng Trác vào Lạc Dương, Hủ được lấy làm Thái uý duyện rồi Bình tây Đô uý, lại thăng lên làm Thảo lỗ Hiệu uý[2].
Tuy nhiên, Đổng Trác tàn bạo, bất nhân nên có nhiều kẻ thù, Giả Hủ dự đoán việc ngày bại vong của Đổng Trác, bèn tìm cớ rời khỏi ông này để tránh liên lụy sau này. Giả Hủ sau đó đã được bổ nhiệm làm mưu sĩ của Trung Lang tướng Ngưu Phụ, con rể của Đổng Trác khi đó đang đóng ở Thiểm Tây để "phụ giúp việc quân".
Hiến kế cho Lý Thôi chiếm Trường An
Các chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu nổi dậy chống Đổng Trác. Trác thua trận bỏ Lạc Dương, mang Hán Hiến Đế về Trường An. Giả Hủ đi theo. Vào năm 192, Đổng Trác bị Lã Bố giết ở Trường An. Sau đó Ngưu Phụ cũng bị giết.
Giả Hủ khi đó cùng các bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi (hay Lý Giác), Quách Dĩ, Trương Tế và Phàn Trù đang đóng quân ở ngoài. Lý Thôi xin Vương Doãn tha tội nhưng Vương Doãn không đồng ý. Giả Hủ hiến kế cho Lý Thôi tập hợp quân đội để chiếm Trường An để trả thù cho Đổng Trác.
Theo Tam Quốc chí, khi Trác bại vong, Phụ cũng chết, mọi người rất sợ hãi, bọn Hiệu uý Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế muốn giải tán, sắp sửa quay về quê. Ông nói:
"Nghe nói người trong thành Trường An bàn định muốn giết hết người Lương Châu, mà các ông bỏ mọi người ra đi một mình, thì một người đình trưởng cũng có thể bắt được các ông vậy. Chẳng bằng thống lĩnh mọi người ở phương tây, thu nhặt binh sĩ ở đó, vây đánh Trường An, vì Đổng công mà báo hận, may mà nên việc, phụng sự quốc gia để chinh phạt thiên hạ, nếu chẳng xong việc, bỏ chạy cũng chưa muộn vậy." Chúng cho là phải. Thôi bèn ở phía tây đánh Trường An."
Lý Thôi, Quách Dĩ phao tin Vương Doãn muốn giết hết người Tây Lương để kích động mọi người theo mình, tập hợp được lực lượng đông đảo, tiến vào đánh bại Lã Bố và nhanh chóng chiếm được Trường An.
Chính vì lời khuyên này của Giả Hủ mà nhân dân thành Trường An đã phải chịu nhiều tang tóc khi bè đảng của hai người này lộng quyền và lạm sát gây nên những trận "động loạn trong kinh thành".
Sử gia Bùi Tùng Chi đã chỉ trích rất gay gắt Giả Hủ, ông ta cho rằng:
"Chiến loạn tứ phương, quốc gia phân liệt, tai ương xuất hiện liên tục. Bang quốc có nguy cơ bị diệt vong, lê dân chịu muôn điều oan khốc. Há chẳng vì lời nói suông của Giả Hủ chăng? Tội ác của Hủ, không gì to hơn! Những trận động loạn từ xưa đến nay, chưa từng thảm liệt như loạn Đổng Trác vậy!"[5]
Sau khi chiếm được Trường An, Lý Thôi định xét công để phong cho Giả Hủ tước hầu, Tuy nhiên ông từ chối không nhận vì "Cái kế cứu mệnh ấy, có chi đáng kể!". Họ lại phong cho ông làm Thượng thư Bộc xạ, ông cũng từ chối vì tự thấy chưa đủ tiếng tăm. Cuối cùng họ phong Giả Hủ làm Thượng thư, giữ việc tuyển cử, ông nhiều lần giúp đỡ cho họ, "bọn Thôi vừa quý mến mà kiêng sợ".
Nguỵ thư chép: Hủ giữ việc tuyển cử, nhiều lần chọn người trước đây có danh tiếng cho làm lệnh phó, kẻ bàn luận việc ấy đều khen Hủ.
Tuy nhiên sau khi chiếm được Trường An, Lý Thôi và Quách Dĩ lại quay sang đánh nhau, Giả Hủ nhiều lần phải hòa giải cho họ, vì uy tín của ông lớn nên họ đều nghe lời, tạm gác xung đột.
Hiến Đế kỷ chép: Quách Dĩ, Phàn Trù cùng với Thôi lìa bỏ nhau, mấy lần muốn đánh nhau. Hủ liền lấy đạo lý trách cứ, chúng đều nghe lời Hủ.
Lúc mẹ mất Giả Hủ từ quan, được bái làm Quang lộc đại phu. Lúc này Lý Thôi, Quách Dĩ lại đánh nhau ở trong thành Trường An. Lý Thôi lại mời Giả Hủ làm Tuyên Nghĩa tướng quân. Giả Hủ lại một lần nữa hòa giải xung đột giữa hai người.
Phục vụ Trương Tú
Năm 195, Lý Thôi và Quách Dĩ lại một lần nữa tham gia vào một cuộc xung đột lớn với nhau vì tranh chấp quyền hành. Hai người làm loạn kinh thành, ức hiếp thiên tử. Giả Hủ nhận thấy tình hình không thuận lợi nên đã dâng trả ấn thụ và theo về với tướng quân Đoàn Ổi (cũng vốn là một bộ tướng của Đổng Trác) đang đóng ở Hoa Âm, Giả Hủ với Đoàn Ổi là người cùng quê nên theo ông ta.[5]
Theo Tam Quốc chí, cháu của Trương Tế vừa tử trận tại Nam Dương là Trương Tú đề nghị Giả Hủ phục vụ cho ông ta nhưng Giả Hủ không nhận lời. Tuy nhiên ít lâu sau, Giả Hủ bỏ Đoàn Ổi và theo về với Trương Tú. Tam Quốc chí chép "Hủ có tiếng là người trong sạch, quân lính của Ổi rất ngưỡng vọng. Ổi trong bụng sợ bị Hủ đoạt quyền, mà bề ngoài lại cung phụng Hủ lễ nghĩa rất đầy đủ, Hủ càng thấy bất an hơn".
Lúc Tú ở Nam Dương, sai người đi đón Hủ. Hủ sắp đi, có người hỏi: "Đoàn Ổi đãi ngài hậu như vậy, sao ngài bỏ ông ấy?". Hủ đáp:
"Ổi tính cách đa nghi, có lòng ngờ ý của Hủ, lễ tuy hậu, cũng chẳng thể nương cậy, ở lâu sẽ bị ông ấy mưu hại. Ta bỏ đi ông ấy tất mừng, lại mong ta kết giao làm đại viện ở ngoài, tất hậu đãi vợ con ta. Tú không có người chủ mưu, cũng mong có được Hủ này, thế thì người nhà ta và ta đều toàn vẹn rồi."
Giả Hủ qua chỗ Trương Tú, Tú lấy lễ làm phận con cháu, Đoàn Ổi quả nhiên đối đãi tốt với người nhà Hủ.
Ông hiến kế cho Trương Tú liên minh với Lưu Biểu. Năm 197, Tào Tháo tấn công Trương Tú, một buổi dẫn quân lui về, Tú tự mình truy kích. Hủ bảo rằng:
"Chẳng nên đuổi theo, đuổi theo tất bại."
Tú không nghe, tiến binh giao chiến, đại bại trở về. Hủ bảo Tú rằng:
"Mau quay lại đuổi gấp đi, đánh nữa tất sẽ thắng."
Tú tạ rằng: "Ta chẳng dùng lời của công, đến nỗi thế này. Nay đã thua bại, sao lại đuổi nữa?". Hủ nói: "Cái thế dùng binh biến hóa, hãy đi gấp tất được lợi."
Tú tin lời Hủ bèn thu nhặt binh tốt tan tác vội đuổi theo, đại chiến, quả nhiên toàn thắng trở về. Tú hỏi Hủ rằng:
"Tôi dùng binh truy kích quân rút lui, mà công nói rằng tất bại; lui rồi lấy quân thua bại đánh quân thắng, mà công nói là tất thắng. Đến như lời của công nói, sao việc trái ngược nhau mà đều ứng nghiệm vậy?"
Hủ nói:
"Việc ấy dễ hiểu thôi. Tướng quân tuy khéo dùng binh, nhưng không phải địch thủ của Tào công vậy. Quân kia đúng là mới lui, Tào công tất thân đi đoạn hậu; quân đuổi theo dẫu tinh nhuệ, nhưng tướng chẳng địch được, binh sĩ bên kia cũng tinh nhuệ, nên tôi biết là tất bại. Tào công đánh tướng quân không bị thất sách, sức chưa hết mà lui về, tất trong nước có việc; đã phá được tướng quân, ắt hẳn khinh binh tức tốc lui về, để cho chư tướng đi đoạn hậu, chư tướng dẫu dũng mãnh, cũng không phải là địch thủ của tướng quân, nên tuy dùng bại binh giao chiến mà vẫn thắng vậy."
Tú nghe xong phục Hủ lắm. Giả Hủ sau đó hiến kế cho Trương Tú giả vờ đầu hàng và đã dùng hỏa thực hiện một cuộc tập kích vào quân của Tào Tháo trong trận chiến Uyển Thành, tiêu diệt toàn bộ quân Tào.
Tào Tháo trốn thoát với sự nỗ lực của Điển Vi, viên tướng đã liều mạng hi sinh để ngăn quân Trương Tú truy kích Tào Tháo. Ngoài ra trong trận chiến Uyển Thành này, Tào Tháo còn mất một người con là Tào Ngang và người cháu là Tào An Dân.
Thuyết phục Trương Tú hàng Tào
Năm 199, khi Tào Tháo và Viên Thiệu sắp giao chiến trận Quan Độ, Thiệu đã sai sứ giả tới gặp Trương Tú đề nghị cùng liên minh để chống Tào Tháo. Trương Tú muốn chấp thuận, Giả Hủ đứng bên cạnh bèn can:
"Ngài định theo về với Viên Bản Sơ ư? Huynh đệ còn chẳng dung được, sao có thể dung được quốc sĩ thiên hạ?"
Nghe vậy Tú cả kinh, hỏi Hủ: "Vậy phải làm sao? Giờ ta phải theo ai?". Hủ đáp: "Chi bằng theo Tào công". Tú hỏi lại: "Viên mạnh, Tào yếu, ta lại có thù với Tào, sao có thể theo được?". Hủ đáp:
"Như vậy theo Tào mới là lợi hơn. Tào công phụng thiên tử mà lệnh thiên hạ, đó là điều lợi thứ nhất. Thiệu đang mạnh, ta lại đang ít quân mà đi theo, tất sẽ không được xem trọng. Tào công quân yếu, được ta theo về, tất sẽ vui mừng, đó là điều lợi thứ hai. Người trí giả có chí bá vương sẽ không chấp nhặt cái oán riêng mà rải cái đức ra bốn bể, đó là điều lợi thứ ba. Mong tướng quân đừng nghi ngại!"
Tú nghe theo lời của Hủ, bèn mang quân mình tới hàng Tào.
Phục vụ Tào Tháo
Tào Tháo được Giả Hủ theo về thì rất vui mừng, ban cho chức Chấp kim ngô (執金吾) và tước Đô đình hầu (都亭侯), sau thăng làm Ký châu mục (lúc này Ký châu vẫn dưới sự kiểm soát của Viên Thiệu). Từ đó, Giả Hủ trở thành một trong những mữu sĩ quan trọng nhất của Tào Tháo.
Trận Quan Độ
Trong thời gian diễn ra trận Quan Độ, khi quân Tào bị hết lương, Tào Tháo đã hỏi ý kiến của Giả Hủ. Hủ đáp:
"Ngài sáng suốt hơn Thiệu, dũng cảm hơn Thiệu, dùng người tốt hơn Thiệu, quyết đoán hơn Thiệu. Có được 4 điều trên nhưng nửa năm vẫn chưa định được, tất do thời cơ vẫn chưa đến. Khi thời cơ đến, phải quyết đoán, việc chắc chắn sẽ định"
Khi Hứa Du đến hàng, khuyên Tào Tháo đánh vào hậu cần của quân Viên Thiệu, nhưng ai cũng nghi ngờ, tin là kế trá hàng, nguyên văn:"Mọi người đều nghi ngờ. Duy có Du và Giả Hủ khuyến khích Thái tổ."[6] Tào Tháo nghe theo, bèn dẫn quân tấn công phá hủy các trại quân lương của Viên Thiệu ở Ô Sào. Quân Thiệu đại loạn, do đó Tào Tháo giành được thắng lợi quan trọng.
Sau chiến thắng quyết định này, Tào Tháo đã cơ bản thống nhất Trung Quốc, sau đó dần dần chiếm hết phần lãnh thổ còn lại của Viên Thiệu ở phía Bắc sông Hoàng Hà.
Khuyên Tào Tháo không tấn công Đông Ngô
Sau khi Tào Tháo diệt được thế lực họ Viên ở Hà Bắc, Giả Hủ được bổ nhiệm là Thái trung đại phu (太中大夫). Năm 208, Tào Tháo thu hàng Kinh châu, đã dự định thừa thế tấn công Giang Đông. Giả Hủ khi đó đã can rằng:
"Minh công trước phá Viên thị, nay thu được Hán Nam, uy danh vang xa, quân lực hùng mạnh; nên theo đó mà dùng lại người cũ, chiêu mộ sĩ lại, phủ an bách tính, giúp an cư lạc nghiệp, tất không cần phải mệt nhọc mà Giang Đông phải chịu phục."
Tuy nhiên, Tào Tháo đã không nghe theo kế sách này, tiếp tục lên kế hoạch tấn công Giang Đông. Trong trận Xích Bích, Tào Tháo đã không mang theo Giả Hủ, sau đó quân Tào đã bị đánh bại bởi liên quân Tôn-Lưu trong trận Xích Bích quyết định.
Trận Đồng Quan
Sau đó, vào năm 211, một liên minh Tây Lương được lãnh đạo bởi Mã Siêu và Hàn Toại giao chiến với quân Tào ở Trận Đồng Quan (211). Mã Siêu và những người cùng phe đã đồng ý hòa bình với phe Tào với hai điều kiện. Thứ nhất Tào Tháo phải từ bỏ các vùng đất phía tây bắc cho họ; thứ hai là phải ban cho họ chức tước. Giả Hủ hiến kế cho Tào Tháo rằng giả vờ đồng ý với các điều kiện trên và sau đó gieo bất hòa giữa họ. Hàn Toại đã gặp Tào Tháo sau đó, do trước đây cha họ là đồng liêu và giữa họ cũng là đồng môn nên khi gặp nhau Tào Tháo chỉ bàn về chuyện ân tình ngày trước, không bàn việc chính trị. Khi trở về, Mã Siêu hỏi Hàn Toại bàn về việc gì, Hàn Toại nói là không bàn gì cả, Mã Siêu và nhiều người khác bắt đầu nghi ngờ Hàn Toại. Tào Tháo lại viết một bức thư trong đó cố ý như tẩy xóa, che giấu nội dung gửi cho Hàn Toại, Mã Siêu thấy bức thư càng nghi ngờ Toại. Khi hai bên xung đột, Tào Tháo đã tận dụng lợi thế để tấn công và đạt được chiến thắng. Khoảng năm 216, Tào Tháo lên ngôi Ngụy vương, lúc đó chức vụ của Giả Hủ là Thái trung đại phu Đô Hương Hầu.
Vai trò trong cuộc xung đột kế vị giữa Tào Phi và Tào Thực
Khoảng thời gian 211-217, một cuộc xung đột quyền lực nổ ra giữa người con trai lớn nhất của Tào Tháo lúc đó là Tào Phi và người con trai kế là Tào Thực, người vốn nổi tiếng về tài năng văn chương. Mỗi người đều có phe cánh riêng ủng hộ họ.[7]
Tào Phi đã gửi một bức thư cho Giả Hủ để gặp ông và tìm kiếm lời khuyên để làm sao củng cố vị trí của mình lúc đó. Giả Hủ khuyên rằng: "Tôi hy vọng rằng ngài sẽ hành động như một người khiêm tốn và đạo đức, giải quyết công việc công bằng và là một người con hiếu thảo. Đó là tất cả." Tào Phi đã nghe rất nghiêm túc và thực hiện như Giả Hủ khuyên.[8]
Tào Tháo thời gian đó lưỡng lự về việc chọn ai sẽ kế vị vì vậy ông đã triệu hồi Giả Hủ. Khi nghe xong câu hỏi, Giả Hủ đã không trả lời, im lặng. Tào Tháo lại hỏi:"Người đang nghĩ gì?" Giả Hủ đáp: "Tôi đang nghĩ về Viên Thiệu, Lưu Cảnh Thăng và những người con của họ.". Tào Tháo cả cười, quyết định chính thức Tào Phi là người kế nghiệp ông.[9]
Giả Hủ nhận ra rằng ông là người mới, phục vụ Tào Tháo trong thời gian ngắn hơn so với những đồng liêu. Ông tiên đoán rằng có thể mình sẽ bị nghi ngờ và ghét bỏ bởi người khác. Vì vậy, ông thường tránh gây sự chú ý. Giả Hủ cũng không cho con cái kết hôn với các gia đình có thế lực khác. Ông đã nhận được sự tôn trọng và khâm phục của nhiều quân sư và nhà chiến lược.[10]
Phục vụ Tào Phi
Vào ngày 6 tháng Tư năm 220, Giả Hủ đã được Tào Phi bổ nhiệm chức vụ Thái úy.Vào cuối năm 220, khi Tào Phi bãi bỏ Hán Hiến đế và phong cho mình làm hoàng đế (220), lúc này Giả Hủ vẫn giữ chức Thái úy. Ông còn được ân sủng tột độ từ hoàng đế khi được phong làm Ngụy thọ hương hầu (魏壽鄉侯), với đất phong 800 hộ.
Khoảng thời gian 220-223, Tào Phi muốn tấn công và chinh phục hai nước Thục, Ngô. Tào Phi dò hỏi Giả Hủ rằng nên tấn công nước nào trước. Giả Hủ đáp rằng: "Trước khi ngài tấn công nước khác, ngài phải xây dựng sức mạnh quân sự trước. Trước đó, ngài có thể thiết lập một cơ sở sức mạnh, phải gây dựng sự ủng hộ của dân chúng. Ngài đã nhận Thiên mệnh trong thời gian thích hợp và bây giờ trị vì khắp đế chế. Nếu ngài có thể gây dựng sự ủng hộ của dân chúng trong khi chờ đợi một cơ hội để tấn công, nó sẽ không khó để ngài chinh phục kẻ thù. Ngô và Thục có thể là những quốc gia nhỏ và ít ý nghĩa, nhưng họ được che chắn bởi biên giới thiên nhiên như các ngọn núi và sông. Lưu Bị có tài năng và tham vọng lớn; Gia Cát Lượng có tài trị quốc; Tôn Quyền hiểu rõ xu hướng nhìn thấu sự lừa dối; Lục Tốn đánh giá sức mạnh quân sự rất tốt. Họ giữ những vị trí lợi thế về mặt địa lý, và đã phòng vệ tại các điểm chiến lược, các ngọn núi và sông. Không dễ để tấn công. Theo chiến lược quân sự, ngài nên đạt được những lợi thế trước khi chiến đấu thật trong một trận đánh. Ngài nên nên đánh giá sức mạnh quân sự của kẻ thù, và sau đó chuyết định các tướng nào sẽ tham gia. Điều đó đảm bảo rằng ngài không tính toán sai. Từ quan sát của tôi, không một vị tướng nào của ngài có khả năng đối địch với Lưu Bị và Tôn Quyền. Mặc dầu ngài có thể chiến đấu một cuộc chiến với uy danh của đế chế,nhưng không thể thắng mà không chịu tổn thất lớn. Trong quá khứ, Đế Thuấn đã ra lệnh binh lính khua vũ khí để làm kẻ thù sợ hãi và khiến họ phục tùng. Giờ đây, tôi nghĩ tốt hơn là tập trung lên các vấn đề dân sự trước khi tiến hành chinh phạt quân sự." Tào Phi không nghe lời ông và chịu tổn thất rất lớn tại trận Giang Lăng năm 223.
Giả Hủ chết vào ngày 11 tháng Tám 223 (âm lịch), thọ 77 tuổi, được ban tước Túc hầu (肅侯).
Tác phẩm
Ông đã chú thích Ngô tử binh pháp và đã viết một văn bản quân sự khác được gọi là Ngô tôn tử tam thập nhị luật kinh (吳孫子三十二壘經)[11]. Đã đã tạo ra một bản sao của quyển sách Tôn tử binh pháp.[12]
Bình luận
Trần Thọ (233-297), tác giả của sách Tam quốc chí, người sống trong thời kỳ Tam quốc (220-280) đã khen ngợi Giả Hủ: " Tuân Du và Giả Hủ tính toán rất kĩ lưỡng sách lược của họ và chưa bao giờ tính toán sai. Tuy nhiên, về khả năng thích nghi và linh hoạt, họ xếp sau Trương Lương và Trần Bình".
Giả Hủ (147-223) là người một nhân vật sống lâu, phục vụ nhiều chủ, và trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất thời tiền Tam quốc (220-280). Giả Hủ không phải là một nhân vật nhiều ý nghĩa vào thời Tam quốc (220-280), ông xuất hiện khi nhà Hán suy vi, các lãnh chúa tranh chấp về quyền lực kịch liệt và ông là người đã góp phần hình thành nên nước Ngụy. Những nhân vật xuất hiện sau như Gia Cát Lượng (181-234) thua ông tới 34 tuổi, khi Gia Cát Lượng tham gia chính trị thì cục diện lúc đó đã khá bình ổn, Ngụy chiếm các tỉnh quan trọng nhất lúc đó, Ngô và Thục ở rìa trung tâm, nhỏ hơn, nhưng được che chắn bởi biên giới thiên nhiên,.
Về tài năng
Tuy nổi tiếng về mưu mẹo, nhưng Tào Tháo khi có Giả Hủ cũng vẫn từng thua một số lầnBản mẫu:Cần chú thích nguồn gốc, bằng chứng. Trong trận Quan Độ, giai đoạn đầu Tào Tháo bị thua vài trận, thất thế và bị quân Viên Thiệu vây hãm. Tào Tháo và các quân sư (bao gồm cả Giả Hủ) không có cách nào thay đổi cục diện, đến khi may mắn có Hứa Du chạy sang tiết lộ bí mật về kho lương của Viên Thiệu thì mới có thể phản công. Điều này cho thấy khả năng quân sự của Giả Hủ vẫn có những giới hạn, không phải lúc nào ông cũng có thể đề ra mưu mẹo chiến thắng.
Tam Quốc chí không có ghi chép nào về đóng góp của Giả Hủ trong việc giúp Tào Tháo trị quốc. Như vậy có thể tài năng của ông chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, các lĩnh vực khác như kinh tế, pháp luật, ngoại giao… (vốn cần kiến thức hoạch định chiến lược chứ không phải quyền biến mưu mẹo) thì ông không nổi trội, các lĩnh vực này Tào Tháo phải dựa vào quân sư khác như Tuân Úc, Thôi Diễm. Có một số ý kiến so sánh Giả Hủ với Gia Cát Lượng, nhưng rõ ràng xét về sự đa tài trên nhiều lĩnh vực thì Giả Hủ không thể sánh bằng Gia Cát Lượng. Người có vai trò gần giống như Giả Hủ (chỉ chuyên về quân sự, không tham gia trị quốc) phải là Quách Gia, Pháp Chính.
Đổi chủ giữ mình
Trong suốt sự nghiệp, Giả Hủ đổi chủ liên tục. Khi xét thấy tình thế bất lợi, ông sẵn sàng bỏ theo chủ khác. Điều này cho thấy Giả Hủ không đề cao lòng trung thành, ông coi việc phục vụ các quân phiệt như là cách để bảo toàn bản thân trong thời loạn, hơn là muốn cống hiến cho sự nghiệp của chủ mình.
Sau khi đầu hàng Tào Tháo, Giả Hủ hiểu rõ một quân sư đa mưu nhiều kế rất dễ bị chính chủ nhân của mình đề phòng. Vả lại Giả Hủ cũng tự biết mình là loại "phản đồ", mang sẵn tiếng xấu là đổi chủ liên tục, nên Tào Tháo sẽ không thực sự tin tưởng ông. Vì vậy ông nên có thái độ đối nhân xử thế hết sức dè dặt[13]. Giả Hủ bắt đầu ít nói, ít khi bày mưu kế, không mấy giao du bạn bè, việc hôn nhân của con gái cũng không dám kết thân với hào môn vọng tộc[14]. Giả Hủ khép mình rất chặt để giữ an toàn cho bản thân[14].
Dịch Trung Thiên bình luận Giả Hủ có thể là quân sư may mắn bậc nhất thời Tam Quốc[15]. Nhiều mưu sĩ bên Tào Tháo có kết cục không may, có người chết yểu (Quách Gia), có người chết không rõ nguyên nhân (Tuân Úc), có người chết oan (Hứa Du). Giả Hủ thì an nhàn sống đến trọn đời[15]. Dịch Trung Thiên cho rằng đó là do Giả Hủ là người thông minh, biết xét tính người, nhìn thấu tâm tư người khác[13], "biết người cũng tự biết mình"[13].
Nhưng cũng chính những lý do giúp Giả Hủ yên ổn lại cũng giới hạn sự nghiệp của ông. Một người đổi chủ liên tục tất nhiên sẽ không được Tào Tháo thực sự tin tưởng. Đến khi theo Tào Tháo, Giả Hủ cũng ít khi bày mưu kế, không mấy giao du với các vị quan khác để giữ mình an toàn. Quan hệ Tào Tháo - Giả Hủ là quan hệ hợp tác cùng có lợi, chứ không phải mối quan hệ cùng chung hoài bão, tin cậy lẫn nhau như Lưu Bị - Gia Cát Lượng. Vì vậy, sự nghiệp của Giả Hủ sẽ không thể đạt tới đỉnh cao như Gia Cát Lượng, người được Lưu Bị tin tưởng trao chức Thừa tướng nắm toàn quyền cai trị quốc gia.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Giả Hủ xuất hiện tại hồi thứ 9 có nhan đề: Trừ hung bạo, Lã Bố giúp tư đồ; Chiếm Trường An, Lý Thôi nghe Giả Hủ.
Nhìn chung, trong Tam Quốc diễn nghĩa, Giả Hủ được mô tả giống sử sách, là một mưu sĩ đa mưu túc trí, phục vụ nhiều lãnh chúa và cuối cùng được Tào Tháo trọng dụng.
Tham khảo
Tam Quốc chí, Trần Thọ, Bùi Tùng Chi ghi chú
Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Phan Kế Bính
Phẩm Tam Quốc (2010), Dịch Trung Thiên, Nhà xuất bản Công an Nhân dân
Chú thích
^tức Trương Lương, Trần Bình hai chiến lược gia nổi tiếng vào đầu những năm đầu triều Hán
^ abcTam Quốc Chí, Trần Thọ, Bùi Tùng Chi ghi chú, Giả Hủ truyện, quyển 10
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “Sanguozhi”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="Sanguozhi"/> tương ứng Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng
Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Oktober 2022. Kepala...
Jordanian Basketball Team This article is about the men's team. For the women's team, see Jordan women's national basketball team. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Jordan men's national basketball team – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2017) (Learn how and when to remove this...
Pantai Angsana di Pagi Hari. Pantai Angsana adalah sebuah tempat pariwisata yang terletak di kecamatan Angsana Tanah Bumbu, Kabupaten Tanah Bumbu yang bisa ditempuh dengan waktu kurang lebih 5 jam perjalanan darat dari kota Banjarmasin. Tepatnya berada di belakang lokasi perkebunan kelapa sawit. Saat ini, objek wisata ini sudah dikembangkan oleh pemerintah setempat dan semakin ramai dikunjungi oleh wisatawan lokal.[1][2] Salah satu objek wisata di pantai ini adalah snorkeling,...
Bagian dari Alkitab KristenPerjanjian BaruLukas 7:36-37 pada Papirus 3 Injil Matius Markus Lukas Yohanes SejarahKisah Para Rasul Surat Surat-surat Paulus Roma 1 Korintus 2 Korintus Galatia Efesus Filipi Kolose 1 Tesalonika 2 Tesalonika 1 Timotius 2 Timotius Titus Filemon Ibrani Surat-surat umum Yakobus 1 Petrus 2 Petrus 1 Yohanes 2 Yohanes 3 Yohanes Yudas ApokalipsWahyu Perjanjian Lama Portal Kristenlbs Kuil Dewa Apollo di Korintus Surat Paulus yang Kedua kepada Jemaat di Korintus me...
This article is about the 1975 novel. For other uses, see Ragtime (disambiguation). 1975 novel by E. L. Doctorow Ragtime First editionAuthorE. L. DoctorowCover artistPaul BaconCountryUnited StatesLanguageEnglishGenreHistorical novelPublisherRandom HousePublication date1975Media typehardcover and paperbackPages270 ppISBN0-394-46901-1OCLC1273581Dewey Decimal813/.5/4LC ClassPZ4.D6413 Rag PS3554.O3 Ragtime is a novel by E. L. Doctorow, first published in 1975.[1] The sweepi...
Pour l’article homonyme, voir Cubry. Cet article est une ébauche concernant un cours d'eau de France et la Marne. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Le Cubry Le Cubry, au niveau de l'avenue Jean Jaurès. Caractéristiques Longueur 14,3 km Bassin collecteur Seine Cours Source Étang de Noire Fontaine · Localisation Saint-Martin-d'Ablois · Altitude 221 m Confluence Marne · Localisation...
Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Arktika kapal pemecah es bertenaga nuklir – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Arktika (bahasa Rusia: Арктика; IPA: [ˈarktʲɪkə]) adalah kapal pemecah es bertenaga ...
У этого термина существуют и другие значения, см. Жила. В статье есть список источников, но не хватает сносок. Без сносок сложно определить, из какого источника взято каждое отдельное утверждение. Вы можете улучшить статью, проставив сноски на источники, подтверждающие ин...
Death care business This article is about the business. For the 1980 slasher film, see Funeral Home (1980 film). For the 2020 horror film, see The Funeral Home. The examples and perspective in this article may not represent a worldwide view of the subject. You may improve this article, discuss the issue on the talk page, or create a new article, as appropriate. (November 2023) (Learn how and when to remove this message) A funeral home in Findlay, Ohio A funeral home, funeral parlor or mortuar...
烏克蘭總理Прем'єр-міністр України烏克蘭國徽現任杰尼斯·什米加尔自2020年3月4日任命者烏克蘭總統任期總統任命首任維托爾德·福金设立1991年11月后继职位無网站www.kmu.gov.ua/control/en/(英文) 乌克兰 乌克兰政府与政治系列条目 宪法 政府 总统 弗拉基米尔·泽连斯基 總統辦公室 国家安全与国防事务委员会 总统代表(英语:Representatives of the President of Ukraine) 总...
Monument in Laguna, Philippines José Rizal Monument in CalambaBantayog ni José Rizal sa Calamba (Filipino)14°11′45″N 121°09′35″E / 14.1958°N 121.1597°E / 14.1958; 121.1597LocationThe Plaza, Calamba, Laguna, PhilippinesDesignerJose Dionas Jonas F. RocesTypeMonumentMaterialBronze, GraniteHeight43 feet (13 m) (total height)Beginning dateDecember 2010Completion dateApril 2011Opening dateJune 19, 2011Dedicated toJosé Rizal The Ri...
يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018) دوري أبطال أفريقيا 2017شعار البطولة الرسميتفاصيل المسابقةالتواريخ10 فبراير – 4 نوفمبر 2017الفرق55 (من 43 ات�...
Bendera Republik Sosialis Soviet Azerbaijan Perbandingan 1.2 Dipakai 7 Oktober 1952 5 Mei 1956 (rincian dinyatakan) Rancangan Bendera merah polos dengan palu dan arit emas dan bintang merah yang dibatasi oleh emas di kanton atas dan garis biru horizontal di bawah kanton keempat. Perancang K.M.A. Qasimzadə Bendera RSS Azerbaijan (bagian belakang) Bendera Republik Sosialis Soviet Azerbaijan adalah bendera merah polos dengan palu dan arit kuning emas dan bintang merah yang dibatasi oleh emas d...
Voce principale: Genoa Cricket and Football Club. Associazione Calcio Genova 1893Stagione 1941-1942Sport calcio Squadra Genova 1893 Allenatore Guido Ara Presidente Nino Bertoni Giovanni Gavarone Serie A4º posto Coppa ItaliaOttavi di finale Maggiori presenzeCampionato: Sardelli (29)Totale: Sardelli (31) Miglior marcatoreCampionato: Ispiro (17)Totale: Ispiro (17) 1940-1941 1942-1943 Si invita a seguire il modello di voce Questa voce raccoglie le informazioni riguardanti l'Associazione Ca...
الدوري الكرواتي الممتاز 2000–01 تفاصيل الموسم الدوري الكرواتي الممتاز النسخة 10 البلد كرواتيا التاريخ بداية:30 يوليو 2000 نهاية:27 مايو 2001 المنظم اتحاد كرواتيا لكرة القدم البطل هايدوك سبليت مباريات ملعوبة 192 عدد المشاركين 12 الدوري الكرواتي الممتاز...
2024 San Francisco District Attorney special election ← 2022 (special) November 5, 2024 2028 → Candidate Brooke Jenkins Ryan Khojasteh Incumbent District Attorney Brooke Jenkins Elections in California Federal government U.S. President 1852 1856 1860 1864 1868 1872 1876 1880 1884 1888 1892 1896 1900 1904 1908 1912 1916 1920 1924 1928 1932 1936 1940 1944 1948 1952 1956 1960 1964 1968 1972 1976 1980 1984 1988 1992 1996 Dem Rep 2000 Dem Rep 2004 Dem Rep 2008 Dem Rep...
Историческая областьЯтвягия Другие названия Судавия, Судовия, Ятважская земля Медиафайлы на Викискладе Ятвя́гия[1][2] (Судавия, Судовия, Ятважская земля[3], др.-рус. Ятвягия, прусск. Sudawa, нем. Sudauen, лит. Sūduva) — историческая область Европы. Первоначальн�...