Thời Tam Quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc với nhiều nhân vật trong lịch sử, nó cũng là thời đại tạo nguồn cảm hứng cho các loại hình văn học, nghệ thuật cũng như văn hóa đại chúng đương đại. Tác phẩm nổi bật nhất về thời Tam Quốc là tiểu thuyếtlịch sửTam Quốc diễn nghĩa của nhà vănLa Quán Trung. Tiểu thuyết này là một thiên trường lịch sử với hàng loạt nhân vật xoay quanh các trận chiến hào hùng, La Quán Trung đã dựa vào các ghi chép của sử sách mà chủ yếu là Tam Quốc chí của Trần Thọ và được Bùi Tùng Chi chú giải cộng thêm với sự thu thập từ các truyền thuyết, các dã sử, câu chuyện dân gian và hư cấu thêm theo nguyên tắc "bảy phần thực, ba phần hư". Rất nhiều nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa đã được sử sách xác nhận, tuy nhiên vẫn còn nhiều nhân vật chưa thể kiểm chứng bằng chính sử. Sau đó, có hàng loạt tác phẩm văn hóa xuất hiện cùng nhiều nhân vật hư cấu trong thời kỳ này. Dưới đây là danh sách các nhân vật hư cấu trong thời đại Tam Quốc.
Tông Bảo (宗寶), bộ tướng của Khổng Dung, sử dụng một cây giáo, sau bị Quản Hợi chém chết sau vài hiệp. Nguyên mẫu lịch sử có thể là Trịnh Ích (鄭益), con trai Trịnh Huyền.
Vương Hậu (王垕), nhân viên phụ trách lương thảo của Tào Tháo, bị Tào Tháo mượn đầu để trấn an lòng quân. Có nguyên mẫu trong chính sử.
Lôi Tự (雷叙), bộ tướng của Trương Tú.
Trương Tiên (张先), bộ tướng của Trương Tú, bị Hứa Chử giết.
Hồi 19:
Lưu An (劉安), thợ săn, giết vợ để làm cỗ mời Lưu Bị.
Vợ Lưu An (劉安之妻), bị chồng giết hại.
Hồi 20:
Lưu Ngang (劉昂), Bái hầu, con trai của Lưu Trinh, cháu nội Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng.
Lưu Lộc (劉祿), Chương hầu, con trai của Lưu Ngang.
Lưu Luyến (劉戀), Nghi Thủy hầu, con trai của Lưu Lộc.
Lưu Anh (劉英), Khâm Dương hầu, con trai của Lưu Luyến.
Lưu Kiến (劉建), An Quốc hầu, con trai của Lưu Anh.
Lưu Ai (劉哀), Quảng Lăng hầu, con trai của Lưu Kiến.
Lưu Hiến (劉憲), Giao Thủy hầu, con trai của Lưu Ai.
Lưu Thư (劉舒), Tổ Ấp hầu, con trai của Lưu Hiến.
Lưu Nghị (劉誼), Kỳ Dương hầu, con trai của Lưu Thư.
Lưu Tất (劉必), Nguyên Trạch hầu, con trai của Lưu Nghị.
Lưu Đạt (劉達), Dĩnh Xuyên hầu, con trai của Lưu Tất.
Lưu Bất Nghi (劉不疑), Phong Linh hầu, con trai của Lưu Đạt.
Lưu Huệ (劉惠), Tế Xuyên hầu, con trai của Lưu Đạt, cha của Lưu Hùng, ông của Lưu Hoành, cụ của Lưu Bị. Tất cả những cái tên từ Lưu Ngang đến Lưu Huệ đều là các tổ tiên của Lưu Bị do tiểu thuyết hư cấu, có nhiều sai lầm.
Hồi 21:
Cát Thái (吉太), tự Xưng Bình (称平), thái y, tham gia kế hoạch mưu sát Tào Tháo. Nguyên mẫu là thái y Cát Bản (Cát Phi).
Hồi 23:
Trần Khánh Đồng, nguyên tác là Tần Khánh Đồng (秦庆童), người hầu trong nhà của Đổng Thừa, người đã vì bất mãn nên đã đi tố giác âm mưu của Đổng Thừa hành thích Tào Tháo.
Vân Anh (雲英), người nữ hầu của Đổng Thừa, đồng mưu với Trần Khánh Đồng.
Chu Thương (周倉), dư đảng Khăn Vàng, về sau trở thành hộ vệ của Quan Vũ, có ghi chép trong Sơn Tây Thông chí (không phải chính sử).
Hồi 30:
Triệu Duệ (趙睿), còn dịch thành Triệu Hiếu hay Triệu Tuấn, đốc tướng của Viên Thiệu, theo Thuần Vu Quỳnh thủ Ô Sào, bị quân Tào tập kích chết, nguyên mẫu lịch sử là Triệu Duệ (趙叡).
Tân Minh (辛明), tướng của Viên Thiệu, người được lệnh đem năm vạn quân đi cứu Lê Dương, đi ngay trong đêm.
Hồi 32:
Uông Chiêu (汪昭), tướng của Viên Đàm, bị Từ Hoảng chém chết sau vài hiệp đấu.
Bành An (彭安), tướng của Viên Đàm, bị Từ Hoảng chém chết sau vài hiệp đấu.
Ô Hoàn Xúc (烏桓觸), Thứ sử U Châu, thực ra là chép sai tên của Tiêu Xúc. Hay nói cách khác, Ô Hoàn Xúc và Tiêu Xúc là cùng một người.
Hồi 34:
Trương Vũ (張武), thủ lĩnh sơn tặc ở Giang Hạ, bị Triệu Vân đâm chết sau chưa đầu 3 hiệp đấu. Trương Vũ chính là người chủ đầu tiên của ngựa Đích Lư (sau bị Triệu Vân dâng cho Lưu Bị).
Trần Tôn (陳孫), thủ lĩnh sơn tặc ở Giang Hạ, bị Trương Phi đâm chết khi định đoạt lại ngựa Đích Lư.
Hồi 36:
Lưu Bí (劉泌), còn đọc là Lưu Tiết, cậu của Lưu Phong.
Hình Đạo Vinh (邢道榮), đại tướng của Lưu Độ, một viên tướng được Lưu Hiền giới thiệu là sức địch muôn người, sử dụng búa khai sơn. Sau bị Triệu Vân giết.
Bào Long (鮑隆), còn dịch là Pháo Long, Quản quân Hiệu úy dưới trướng của Triệu Phạm, xuất thân là tay săn bắn ở vùng núi Quế Dương, từng bắn giết được hai con hổ một lúc, cậy mình có sức khoẻ, sau bị Triệu Vân giết.
Trần Ứng (陳應), Quản quân Hiệu úy dưới trướng của Triệu Phạm, xuất thân là tay săn bắn ở vùng núi Quế Dương, có tài lao đinh ba, sau bị Triệu Vân giết.
Hồi 53:
Củng Chí (鞏志), quân sư của Kim Toàn, sau đầu hàng Lưu Bị.
Dương Linh (楊齡), tướng của Hàn Huyền, bị Quan Vũ giết sau chưa đầy ba hiệp.
Đổng Kỷ (董紀), chồng của Thái Diễm, nguyên mẫu lịch sử là Đổng Tự [zh].
Mộ Dung Liệt (慕容烈), bộ tướng của Văn Sính, bị Triệu Vân giết.
Tiêu Bính (焦炳), hay Tiêu Bỉnh, tướng của Ngụy, bị Triệu Vân giết.
Hồi 73:
Địch Nguyên, hay Trạch Nguyên (翟元), bộ tướng của Tào Nhân, bị Quan Bình giết.
Hạ Hầu Tồn (夏侯存), bộ tướng của Tào Nhân, bị Quan Vũ giết sau một hiệp đấu.
Hồi 73:
Lý phu nhân (李夫人), vợ Bàng Đức.
Hồi 74:
Tả Hàm (左咸), thuộc hạ của Tôn Quyền, đề nghị Tôn Quyền chém đầu Quan Vũ.
Hồi 78:
Ngô áp ngục (吳押獄), quan coi ngục giam giam giữ Hoa Đà, được Hoa Đà trước khi chết truyền thụ Thanh nang thư, nhưng chưa kịp học tập thì sách đã bị vợ đốt để tránh phiền phức.
Ngạc Hoán (鄂煥), bộ tướng của Cao Định, Ngạc Hoán mình cao chín thước, mặt mũi hung ác, dùng chiếc phương thiên kích, có sức khoẻ muôn người khôn địch. Ngạc Hoán bị quân Hán gài mưu lợi dụng đã đâm chết cả Ung Khải và Chu Bao. Sau được quân Thục phong cho làm nha tướng của Cao Định.
Mạnh Tiết (孟节), anh trai ruột của Mạnh Hoạch, một ẩn sĩ, bất mãn với Mạch Hoạch nên xa lánh thế sụ.
Dương Phong (楊鋒), chúa động Ngân Dã, có trong tay 3 vạn quân mặc thiết giáp, giỏi nghề trèo non vượt suối, tự giới thiệu là có năm con tinh thông võ nghệ, người nào cũng mình beo dáng hổ, tướng giữ sức mạnh, Dương Phong còn có ba chục cô gái Man, múa đao che mộc cực giỏi, người nào cũng xõa tóc, đi chân không. Sau này Dương Phong bắt Mạnh Hoạch nộp cho Gia Cát Lượng
Lương Kỳ (梁畿), tham quân Ngụy, được Tư Mã Ý cử đến trì hoãn Mạnh Đạt. Nguyên mẫu lịch sử là tham quân Lương Kỷ [zh].
Hồi 95:
Tô Ngung (蘇顒), bộ tướng của Quách Hoài bị Triệu Vân giết.
Vạn Chính (萬政), bộ tướng của Quách Hoài, bị Triệu Vân bắn một phát tên ngã lăn xuống khe núi. Sau đó Triệu Vân chỉ cảnh cáo và tha chết cho.
Trần Tạo (陳造), tướng của Tào Chân, bị Mã Đại chém chết.
Hồi 96:
Trương Phổ (張普), bộ tướng của Tào Hưu bị Từ Thịnh đánh cho bỏ chạy sau vài hiệp, sau bị Chu Hoàn chém chết.
Tiết Kiều (薛喬), bộ tướng của Tào Hưu bị Toàn Tôn của Ngô đánh bại phải bỏ chạy.
Hồi 97:
Ngân Tường (鄞祥), bộ hạ của Khổng Minh, đồng hương của Hác Chiêu, tự tiến cử đi du hàng Hác Chiêu không thành công, nguyên mẫu lịch sử là Cận Tường (靳详).
Tạ Hùng (謝雄), tướng Thục, tỳ tướng của Khổng Minh, bị Vương Song hạ sau chưa đầy ba hiệp.
Cung Khởi (龔起), tướng Thục, tỳ tướng của Khổng Minh, bị Vương Song hạ nhanh chóng.
Hồi 100:
Tần Lương (秦良), tướng Ngụy, phó tướng của Tào Chân, bị Liêu Hóa giết sau một trận phục kích.
Cẩu An (苟安), bộ tướng của Lý Nghiêm, phản Hán hàng Ngụy.
Hồi 102:
Sầm Uy (岑威), tướng của Ngụy, phụ trách dẫn quân dắt trâu ngựa gỗ vận lương của quân Ngụy.
Trịnh Văn (鄭文), tướng của Ngụy, trá hàng bị Khổng Minh phát hiện nên tương kế tựu kế để đánh bại Tư Mã Ý sau đó chém Trịnh Văn.
Tần Minh, em ruột của Tần Lãng, bị Trịnh Văn chém chết.
Đỗ Duệ (杜叡), tỳ tướng Thục, nghe lệnh Khổng Minh vào hang Hồ Lô làm trâu gỗ ngựa máy.
Hồ Trung (胡忠), tỳ tướng Thục, nghe lệnh Khổng Minh vào hang Hồ Lô làm trâu gỗ ngựa máy, nguyên mẫu lịch sử là Tham quân Hồ Trung (狐忠).
Hồi 103:
Trương Cầu (張球), bộ tướng của Mãn Sủng, lập công lớn trong việc đánh bại quân Ngô do Gia Cát Cẩn chỉ huy.
Hồi 106:
Luân Trực (伦直), Tham quân của Công Tôn Uyên, nguyên mẫu lịch sử là tướng quân Luân Trực (綸直).
Thiện Diễn (單衍), Đại tướng quân của Công Tôn Uyên, nguyên mẫu lịch sử là tướng quân Ti Diễn (卑衍).
Bùi Cảnh (裴景), Tả đô đốc của quân Ngụy trong chiến dịch tấn công Công Tôn Uyên.
Cừu Liên (仇連), Hữu đô đốc của quân Ngụy trong chiến dịch tấn công Công Tôn Uyên.
Trần Quần (陳群), Quân tư mã của quân Ngụy trong chiến dịch tấn công Công Tôn Uyên, nguyên mẫu lịch sử là Quân tư mã Trần Khuê (陳珪).
Tất Phạm (畢範), môn khách của Tào Sảng, nguyên mẫu lịch sử là Tất Quỹ.
Hồi 107:
Phan Cử (潘舉), bộ tướng của Tào Sảng, giữ cửa thành.
Nga Hà Thiêu Qua (俄何烧戈), tướng Khương. Trong chính sử ghi chép là hai người Ngạ Hà (饿何) và Thiêu Qua (烧戈).
Hồi 109:
Vương Thao (王韜), chủ bộ của quân Tư Mã Chiêu, khi Tư Mã Chiêu bị vây, Vương Thao tham mưu cho Tư Mã Chiêu bắt chước người xưa làm lễ cầu khấn nước, quả nhiên linh nghiệm.
Tống Bạch (宋白), quan huyện lệnh huyện Thận, khi Vô Khâu Kiệm chạy đến đây, ông ta mở cửa thành tiếp vào, mở tiệc khoan đãi. Vô Khâu Kiệm say quá, Tống Bạch sai người giết chết, rồi đem đầu đến nộp quân Ngụy.
Trương Minh (張明), nha tướng của Vương Kinh.
Hoa Vĩnh (花永), nha tướng của Vương Kinh.
Lưu Đạt (劉達), nha tướng của Vương Kinh.
Chu Phương (朱芳), nha tướng của Vương Kinh.
Hồi 111:
Bào Tố (鮑素), tướng của Hán, đóng quân tại trại ở hang núi Kỳ Sơn, bị Trần Thái đánh vỡ, chết trận.
Vương Chân (王真), bộ tướng của Tư Mã Vọng, bị tướng Thục là Phó Thiêm bắt sống sau 10 hiệp đấu và bị quân Thục đâm chết.
Lý Bằng (李鵬), bộ tướng của Tư Mã Vọng, bị tướng Thục là Phó Thiêm rút một cây quất sắt bốn ngạnh vút một quất vào giữa mặt nên bậc nổ con ngươi ra ngoài, chết ngã xuống ngựa.
Tăng Tuyên (曾宣), bộ tướng của Gia Cát Đản, sau đầu hàng quân Ngụy, Tăng Tuyên phụ trách giữ cửa thành bèn dâng cửa bắc, mở toang cửa cho quân Ngụy kéo vào.
Hồi 113:
Hoàn Ý (桓懿), Thượng thư Đông Ngô, bị Tôn Lâm giết, nguyên mẫu lịch sử là Hoàn Di.
Trịnh Luân (鄭倫), phó tướng của Đặng Ngải, bị Liêu Hóa giết trong một trận phục kích.
Đặng Trình (鄧程), quan lại Đông Ngô.
Can Hưu (干休), ông già trên đường thấy Tôn Hưu tức vị.
Đảng Quân (黨均), quân sư của Đặng Ngải, Đảng Quân xin đi vào Thục để ly gián nước Thục. Đặng Ngải sai Đảng Quân mang vàng ngọc, châu báu vào Thành Đô, kết liên với Hoàng Hạo, nói phao lên rằng Khương Duy có bụng oán thiên tử, không bao lâu tất về hàng Ngụy. Hậu chủ lập tức sai người đi gấp đòi Khương Duy về triều.
Hồi 115:
Vương Quán (王灌), bộ tướng của Đặng Ngải, bày kế trá hàng bị Khương Duy nhìn thấu, nhảy sông mà chết.
Hồi 116:
Thiệu Hoãn (邵緩), hộ vệ của Đặng Ngải.
Lưu Thật (劉實), Tướng quốc Tham quân của Ngụy, nguyên mẫu lịch sử là Tham Tướng quốc quân sự Lưu Thực.
Lư Tốn (盧遜), tướng nhà Hán phòng thủ tại ải Nam Trịnh vì đắc thắng đuổi theo Chung Hội nên đã bị Tuân Khải bắn tên giết chết.
Ninh Tùy (甯随), phó tướng của Khương Duy, kiến nghị Khương Duy từ Hàm Cốc tấn công Ung Châu, khiến Gia Cát Tự lui quân, tạo điều kiện cho quân Hán lui về Kiếm Các.
Viên Bành (爰彭), bộ tướng của Chung Hội, nguyên mẫu là tướng quân Viên Tịnh (爰𩇕).
Hồi 117:
Lý phu nhân (李夫人), vợ của Mã Mặc tướng giữ thành Giang Du, khi Mã Mặc đầu hàng Lý phu nhân đã tự thắt cổ chết để bày tỏ sự trung liệt với nhà Thục.
Bành Hòa (彭和), bộ tướng của Gia Cát Chiêm, đem thư sang Đông Ngô cầu cứu.
Khâu Bản (丘本), bộ tướng của Đặng Ngải, từng gọi hàng Gia Cát Chiêm không thành, sau công thành Miên Trúc, bị Gia Cát Chiêm đánh bại.
Hồi 118:
Thôi phu nhân (崔夫人), vợ của Lưu Thầm (con Lưu Thiện), tự tử theo chồng để bày tỏ tấm lòng trung liệt.
Hồi 119:
Hoắc Qua (霍戈), Thái thú Kiến Ninh của Thục, nguyên mẫu lịch sử là Hoắc Dặc.
Trương Tiết (張節), Hoàng môn thị lang của Ngụy, người phản đối Tư Mã Viêm soán ngôi Ngụy nên đã bị Tư Mã Viêm đánh chết.
Hồi 120:
Trương Thượng (張尚), tướng Tấn, tại chiến dịch diệt Ngô chém chết Lục Cảnh.
Trần Nguyên (陳元), tướng Tấn, bộ tướng của Dương Hỗ.
Tôn Ký (孫冀), tả tướng quân Đông Ngô, lĩnh quân thay Lục Kháng.
Tác phẩm khác
Cổ kịch
Liên hoàn kế:
Nhâm Hồng Xương (任红昌), con gái của Nhâm Ngang (任昂), vào cung làm chức chuyên quản điêu thiền quan, về sau bị Vương Doãn lợi dụng để bày ra kế liên hoàn. Còn có thuyết khác cho rằng tên Điêu Tú Nhi (刁秀兒).
Tào doanh luyến ca (Tước đài ca nữ):
Lai Oanh Nhi (來鶯兒), danh kỹ Lạc Dương, thiếp của Tào Tháo, sau yêu thị vệ Vương Đồ mà cùng Tào Tháo cắt đứt.
Vương Đồ (王图), thị vệ của Tào Tháo, hèn yếu vô năng, câu dẫn chủ mẫu Lai Oanh Nhi, sau vi phạm quân pháp phải xử chém, được Lai Oanh Nhi cứu giúp.
Quan Công từ Tào:
Tào Nguyệt Nga (曹月娥), con gái nuôi của Tào Tháo, đem gả cho Quan Vũ nhằm lôi kéo. Quan Vũ muốn về với Lưu Bị, bèn chuốc say rồi để lại Nguyệt Nga. Nguyệt Nga tỉnh lại đuổi theo, lại không lay động được Quan Vũ, bèn rút kiếm tự sát để tác thành danh "trung nghĩa" của chồng.
Thanh cương kiếm (Thanh công kiếm):
Lý Thúy Liên (李翠莲), Triệu Vân đại chiến Trường Bản, mất liên lạc với chủ quân, được Lý Thúy Liên giúp đỡ, hai người kết làm vợ chồng, đến khi Triệu Vân về với Lưu Bị, lưu lại kiếm Thanh công làm tín vật, Thúy Liên sau đó sinh một con trai, 18 năm sau cả nhà đoàn tụ.
Đối kim trảo (Thu Mã Đại):
Hoàng Tái Hoa (黄赛花), nữ sơn tặc ở núi Phi Hổ (飞虎山), sau khi bị Mã Đại đánh bại, kết làm vợ chồng, sau cùng chồng quy thuận Lưu Bị.
Hoa Nhạc tiên sinh (花岳先生), ẩn sĩ tại động Ban Thạch núi Khâu Cù, am hiểu binh pháp Hoàng Thạch Công, Lã Vọng, dạy cho Quan Sách binh pháp cùng mười tám ban võ nghệ.
Hứa Giáo Sơn (许校山), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Triệu Nã Vân (赵拿云), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Trương Cầm Long (张擒龙), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Mã Đề Hổ (马提虎), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Phi Quá Giang (飞过江), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Thiêu Quá Hải (挑过海), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Khu Đảo Hà (驱倒河), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Trùy Phiên Hách (锥翻赫), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Lâu Vấn La (娄问罗), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Thạch Thái Tuế (石太岁), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Thảo Thượng Phi (草上飞), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Băng Thượng Tẩu (冰上走), vốn là sơn tặc, đánh cướp Hồ gia trang bị Quan Sách đánh bại, đầu hàng, theo Quan Sách đi Tây Xuyên.
Tống Kim Cương (宋金刚), tướng của Ngô, phụng mệnh Tôn Quyền đem bảo bối dâng cho Tào Tháo, bị Quan Sách đánh chết.
La Bình An (罗平安), đòng hương của Triệu Vân, từng theo Triệu Vân đầu nhập Công Tôn Toản và Lưu Bị, về sau phản Hán theo Ngụy, tiết lộ kế hoạch khiến Quan Hưng, Trương Bào tử trận.
Tào Anh (曹婴), đại đô đốc Tào Ngụy, cháu gái của Tào Tháo, con gái của Tào Ngang, từ nhỏ ngưỡng mộ Triệu Vân.
Khởi Lan (绮兰), thiếp chưa gả của Lưu Bị, ngưỡng mộ Quan Vũ, sau khi Quan Vũ vượt 5 ải chém 6 tướng từng xin Lưu Bị đem mình gả cho Quan Vũ nhưng Quan Vũ không chấp nhận.
Linh Thư (灵雎), con gái của Lã Bố và Điêu Thiền, thanh mai trúc mã của Mục Thuận, từ nhỏ được nhà họ Phục nuôi làm tử sĩ, đưa vào Tào phủ nhằm ám sát Tào Tháo. Nguyên mẫu lịch sử là xác ướp một cô gái trẻ tuổi được chôn sống dưới nền di tích Đài Đồng Tước được khai quật năm 2009.
Hạ Hầu Khinh Y (夏侯轻衣), con gái của Hạ Hầu Kiệt, có tình cảm với Triệu Vân, bị Cao Tắc giết chết.
Cao Tắc (高则), tự Văn Định (文定), tướng nước Ngụy, kẻ thù của Triệu Vân, từng mưu sát Hạ Hầu Kiệt, ám sát Bàng Thống, đánh bại Hoàng Trung, cuối cùng bị Triệu Vân giết chết.
Triệu An (趙安), cha của Triệu Vân, từng là thị vệ của Hán Thiếu Đế, bị Hạ Hầu Kiệt giết chết.
Lý Toàn (李全), tự Nhân Định (仁定), sư đệ của Triệu An, thị vệ của Hán Thiếu Đế, bị Cao Tắc giết chết.
Lý Phi Yến (李飛燕), con gái của Lý Toàn, thầm yêu Triệu Vân.
Liễu Thận (柳慎), tự Ngôn Thành (言成), bạn thân của Triệu Vân, thầm yêu Phi Yến, hai người cùng theo Triệu Vân tùy tùng Lưu Bị.
Liễu Kình Nhi (柳擎儿), bạn thân của Triệu Vân, thầm thích Triệu Vân, bị Cao Tắc giết hại.
Cảnh Thuần (耿纯), tự Bá Sơn (伯山), tướng của Hạ Hầu Kiệt, thông đồng với Cao Tắc giết hại Lý Toàn, chiếm Lý Phi Yến làm vợ, cuối cùng bị Phi Yến báo thù.
Mã Ngọc Nhu (馬玉柔), tên giả Trâu Ngọc (牛玉), em gái của Mã Siêu, cuối cùng trở thành vợ Triệu Vân.
Công Tôn Bảo Nguyệt (公孙宝月), con gái của Công Tôn Toản, thầm thích Triệu Vân, từng ám sát Viên Thiệu không thành, được Mã Siêu cứu.
Chu Hoài Trung (周怀忠), đồng hương của Triệu Vân, theo Ngụy, bị Hạ Hầu Kiệt bức phản, Cao Tắc chém chết.
Triệu Thập Muội (趙拾妹), em gái nuôi của Triệu Vân, bị Cao Tắc giết chết.
Nhạc Uyên (樂淵), sư phụ của Triệu An, Lý Toàn, Hạ Hầu Kiệt, bị Hạ Hầu Kiệt ám hại đẩy xuống vực, Triệu Vân vô tình gặp gỡ, truyền cho Triệu Vân thương pháp, về sau lại gặp gỡ Cao Tắc, cũng truyền lại thương pháp, Cao Tắc học xong bèn hạ độc giết thầy.
Triệu Tuấn (趙俊), anh trai của Triệu Vân, bị Triệu Vân ngộ sát.
Phàn Tú (樊秀), vợ của Triệu Tuấn, chị dâu của Triệu Vân.
Văn Lộ (文鹭), em gái nuôi của Mã Siêu, tình nhân của Triệu Vân.
Thanh Hành (清行者), thợ rèn binh khí cho ba anh em Lưu Quan Trương.
Tam quốc chí Khổng Minh truyện:
Dương Lan (楊蘭), nữ tướng tộc Khương, từng làm đồng minh của quân Ngụy, sau hàng Thục.
Tam quốc chí Khương Duy truyện:
Ngụy Dung (魏容), con trai của Ngụy Diên, bị Triệu Thống đâm chết.
Ngụy Xương (魏昌), con trai của Ngụy Diên, bị Triệu Quảng đâm chết.
Tào Lăng (曹綾), công chúa nước Ngụy, em gái Tào Duệ, nhiều lần chỉ huy quân đội đối đầu với Khương Duy, đôi bên sản sinh tình cảm, cuối cùng chết bởi Tư Mã Chiêu đảo chính, nguyên mẫu là công chúa Đông Hương.
Cam Tân (甘莘), con gái của Cam Côi, cháu của Cam Ninh, kế thừa vũ dũng của ông nội, về sau lấy Gia Cát Thượng.
Lã Kha (吕轲), sát thủ Dạ Nhận, con trai Lã Bố, đào binh.
Bố Tiểu Man (布小蛮), con gái rơi của Lã Bố, vạn dặm tìm anh.
Tam quốc sát:
Trương Sở (张楚), con gái lớn của Trương Giác, chị của Trương Ninh.
Phùng Dư (冯妤), con gái của Phùng Phương, vợ của Viên Thuật.
Đổng Quán (董綰), thiếp của Viên Thuật, bản tính ghen tuông.
Đổng Hiệt (董翓), con gái của Đổng Trác, vợ của Ngưu Phụ.
Trương Uy (張葳), con gái nuôi của Trương Hoán, bảo vệ dân chúng mà chết.
Lý Ngạn (李彦), đồ đệ của Ngọc Chân Tử, sư đệ của Đồng Uyên, sư phụ của Lã Bố.
Lư Dịch (盧弈), con gái của Lư Thực, mở trường dạy học.
Phàn Ngọc Phượng (樊玉凤), chị dâu của Triệu Phạm.
Đinh Thượng Ô (丁尚涴), chính thất của Tào Tháo.
Tào Kim Ngọc (曹金玉), tức Kim Hương công chúa, vợ của Hà Yến.
Lý Thải Vi (李采薇), vợ của Bàng Đức.
Tào Dật (曹轶), cháu gái của Tào Thuần, thống lĩnh Hổ Báo kỵ.
Nguyễn Tuệ (阮慧), tức vợ Hứa Doãn.
Hạ Hầu Tử Ngạc (夏侯紫萼), em gái nuôi của Hạ Hầu Đôn.
Hạ Hầu Tử Ngạc (夏侯子萼), con gái nuôi của Hạ Hầu Đôn.
Gia Cát Mộng Tuyết (诸葛梦雪), chị cả của Gia Cát Lượng, vợ của Khoái Kỳ.
Gia Cát Như Tuyết (諸葛若雪), chị hai của Gia Cát Lượng, vợ của Bàng Sơn Dân.
Dương Uyển (杨婉), vợ của Mã Siêu.
Triệu Tương (赵襄), con gái của Triệu Vân và Mã Vân Lộc.
Mã Linh Lợi (马伶俐), con gái của Mã Siêu.
Lưu Trinh (刘赪), vợ của Hoàng Trung.
Trương Cẩn Vân (张瑾云), con gái của Trương Phi, em của Trương Tinh Thái.
Chu Hằng (朱恒), tướng của Ngô, nguyên mẫu là Chu Hoàn, đã sửa lại.
Tôn Linh Oanh (孙翎鸾), con gái của Tôn Kiên và Đinh phu nhân.
Tạ Linh Dục (谢灵毓), tức Tạ phu nhân, chính thê của Tôn Quyền.
Triệu Yên (赵嫣), tức Triệu phu nhân, thiếp của Tôn Quyền.
Trương Tuyền (张嫙), nguyên hình là Trương phu nhân của Tôn Hạo, con gái Trương Bố.
Trương Dao (张媱), nguyên hình là Trương phu nhân của Tôn Hạo, con gái Trương Bố.
Chu Di (周夷), nhũ danh Vũ Muội (雨妹), em gái của Chu Du, hứa gả cho Triệu Vân.
Chu Cơ (周姬), con gái của Chu Du và Tiểu Kiều.
Hiên Viên kiếm: Nhất kiếm lăng vân sơn hải tình:
Lục Thừa Hiên (陸承軒), con cháu Lục gia Giang Đông, trời sinh thần lực nhưng không biết khống chế, bị người xung quanh xem như quái vật, một lần sức mạnh bạo phát ngộ sát cha mẹ, bị người đời phỉ nhổ, trốn vào trong núi.
Hiên Viên kiếm: Hán chi vân:
Hoàng Phủ Triều Vân (皇甫朝雲), bí danh Yên Phùng (焉逢), thành viên của Phi Vũ, Thiên can thập kiệt đứng đầu, gia đình ly tán trong chiến tranh, trở thành trẻ lang thang, được Triệu Vân cứu, nhận làm đệ tử, sử dụng phương thiên họa kích, theo Gia Cát Lượng năm lần Bắc phạt, cuối cùng chấp hành chỉ thị của triều đình ám sát Gia Cát Lượng, dù thành công nhưng bị em trai song sinh Từ Mộ Vân tiêu diệt.
Mã Uẩn (馬蘊), bí danh Đoan Mông (端蒙), thành viên của Phi Vũ, con gái của Mã Lương, lưu lạc Nam Trung được Mã Tắc tìm về. Mã Tắc thất thủ Nhai Đình bị chém, ám sát Gia Cát Lượng hai lần đều thất bại, bị tướng Ngụy Từ Mộ Vân giết chết.
Triệu Ngang (趙昂), bí danh Du Triệu (游兆), cháu trai của Triệu Vân, can đảm hơn người, một lòng muốn quang tông diệu tổ, vì không muốn ám sát Gia Cát Lương nên cùng Cường Ngô liều mình xâm nhập trại Ngụy ám sát Tư Mã Ý, cuối cùng thương nặng mà chết.
Nghiêm Bằng (严鹏), bí danh Cường Ngô (强梧), tự Tử Quân (子君), thành viên của Phi Vũ, tay cung tay nỏ, bách phát bách trúng, vô cùng kính ngưỡng Gia Cát thừa tướng, vì nhiệm vụ ám sát Gia Cát Lượng mà cùng đồng đội trở mặt thành thù, bị chiến hữu Yên Phùng giết chết.
Đồ Duy (徒维), Đồ Duy là bí danh, thành viên của Phi Vũ, dung mạo thanh tú, trầm mặc ít lời, thực ra là người cỏ do Hoành Ngải dùng Gia Cát Lượng làm khuôn mẫu tạo thành, cuối cùng trở về với cát bụi.
Hoàng Hán Khanh (黃漢卿), bí danh Chúc Lê (祝犁), tự Tần Tiều (秦樵), thành viên của Phi Vũ, tộc nhân của Hoàng Thừa Ngạn, am hiểu cơ quan cạm bẫy. Từng cùng Phí Đình bày kế chém tướng Trương Cáo của Ngụy, bị tướng Ngụy Từ Mộ Vân giết chết để trả thù.
Hoàng Thải Nhi (黃采兒), bí danh Chúc Lê (祝犁), thành viên của Phi Vũ, từ nhỏ theo cha mẹ lên chiến trường, khi Hoàng Hán Khanh, Thư Hoàn Nhi vì nước vong thân, kế thừa vị trí của cha, cải tiến trâu gỗ ngựa máy, giúp Gia Cát Lượng đánh bại quân Ngụy, sau nhiều lần bị kẻ thù Từ Mộ Vân tập kích, cuối cùng bị tướng Ngụy Cửu Du phá trận, sống chết không rõ.
Phí Đình (费庭), bí danh Thương Hoành (商横), tự Quý Sở (季楚), thành viên của Phi Vũ, truyền nhân Thái Bình đạo, bạn của Hoàng Hán Khanh, Thư Hoàn Nhi, từng bày kế dụ quân Ngụy vào Kỳ Sơn, cùng Hoàng Hán Khanh liên thủ chém tướng Ngụy Trương Cáo, dẫn tới Từ Mộ Vân trả thù, cuối cùng bị Từ Mộ Vân đánh bại.
Chiêu Dương (昭阳), họ Mạc (莫), Chiêu Dương là bí danh, thành viên của Phi Vũ, kiếm khách áo đen, tình nhân của Mã Uẩn, trong một lần làm nhiệm vụ bị tướng Ngụy Khánh Nhi đánh bại, thương nặng mà chết.
Sanh Nhi (笙兒), bí danh Hoành Ngải (横艾), thành viên của Phi Vũ, một trong Vu Sơn bốn tiên tử, là nhạc khí sênh hóa thành, không thích giết chóc, ái mộ Gia Cát Lượng, sau lại có tình cảm với Hoàng Phủ Triều Vân, nhưng lại luôn giữ khoảng cách, từng nỗ lực bảo vệ Gia Cát Lượng không thành, cuối cùng trở về Vu Sơn, trước khi đi từng dùng phép giả làm Gia Cát Lượng hiển linh, ngăn cản quân Chung Hội.
Thượng Chương (尚章), họ Mã (馬), Thượng Chương là bí danh, thành viên của Phi Vũ, em trai của Mã Uẩn, con trai Mã Tắc, vì lo lắng chị gái nên tuổi trẻ liền nhập ngũ, từng ngăn cản Mã Uẩn ám sát Gia Cát Lượng không thành công, cuối cùng lựa chọn giải ngũ, cùng Tư Đồ Sắc vượt qua quãng đời còn lại.
Thư Hoàn Nhi (舒莞兒), đồ đệ của Hào Sơn lão nhân (崤山老人), vợ của Hoàng Hán Khanh, mẹ của Hoàng Thải Nhi, cùng chồng phù tá Lưu Bị, từng tham gia dụ quân Ngụy vào Kỳ Sơn, phá mưu trá hàng của Tào Duệ, khi phu quân bị giết, con trai bị bắt, bèn giả hàng, cùng Từ Mộ Vân đồng quy ư tận, nhưng Từ Mộ Vân lại may mắn thoát chết.
Liêu Nguyên Hỏa (燎原火), sát thủ của tổ chức Tàn Binh dưới trướng Tư Mã Ý, giỏi dùng thương, kiếm, ám khí, từng dùng tên giả Triệu Hỏa (赵火). Do bất đồng với Tư Mã Ý nên đi theo Lưu Bị dưới tên Triệu Vân.
Бану Каси Основатель Кассий Год основания 714 Бану Каси (исп. Banu Qasi; «сыновья Кассия») — семья (династия) правителей-муваладов, владевших в VIII—X веках землями на правом берегу реки Эбро (современная Испания). Достигнув своего наибольшего влияния в середине IX века,...
Iwan WiranataatmadjaIwan Wiranataatmadja Duta Besar Luar Biasa dan Berkuasa Penuh Republik Indonesia untuk Republik Rakyat Bangladesh, merangkap Republik Demokratik NepalMasa jabatan2013–2017PresidenSusilo Bambang YudhoyonoJoko Widodo PendahuluZet Mirzal ZainuddinPenggantiRina P. SoemarnoDuta Besar Luar Biasa dan Berkuasa Penuh Republik Indonesia untuk Republik Islam Iran, merangkap Republik Azerbaijan dan Republik TurkmenistanMasa jabatan2008–2011PresidenSusilo Bambang Yudhoyono Pendahul...
Pour les articles homonymes, voir SV. Sievert Informations Système Unités dérivées du Système international Unité de… Dose équivalente, dose efficace Symbole Sv Éponyme Rolf Sievert Conversions 1 Sv en... est égal à... Unités SI 1 m2 s−2 (à un facteur multiplicatif près) 1 J kg−1 (à un facteur près) modifier Le sievert (de symbole Sv) est une unité utilisée pour évaluer l'im...
منتزه وادي كوبوك الوطني IUCN التصنيف II (حديقة وطنية) تعرجات في نهر كوبوك من الجو. البلد الولايات المتحدة الأمريكية الموقع بلدة شمال غرب القطب الشمالي، ألاسكا أقرب مدينة كوتزبيو إحداثيات 67°33′N 159°17′W / 67.550°N 159.283°W / 67.550; -159.283 المساحة 1,750,716 فدان (7,084.90 كم²) تاريخ التأ�...
Voce principale: Atalanta Bergamasca Calcio. Atalanta Bergamasca CalcioStagione 1938-1939 Sport calcio Squadra Atalanta Allenatore Géza Kertész Presidente Nardo Bertoncini Serie B3º Coppa ItaliaSedicesimi di finale Maggiori presenzeCampionato: Cominelli (34) e Borgioli (34)Totale: Cominelli (36) e Borgioli (36) Miglior marcatoreCampionato: Cominelli (8)Totale: Cominelli (8) e Nicolosi (8) StadioMario Brumana 1937-1938 1939-1940 Si invita a seguire il modello di voce Questa pagina rac...
Cavity or socket of the skull in which the eye and its appendages are situated This article is about the anatomical space that contains the eye. For other uses, see Orbit (disambiguation) and Orbita (disambiguation). OrbitDiagram of eye with surrounding superior, oblique, medial and inferior rectus muscles; supraorbital foramen shown above the eye, and inferior orbital fissure inferolaterally.DetailsIdentifiersLatinorbitaMeSHD009915TA98A02.1.00.067TA2469FMA53074Anatomical terminology[edit...
Timeline of the history of Laredo, Texas, United States The following is a timeline of the history of the city of Laredo, Texas, USA. This is a dynamic list and may never be able to satisfy particular standards for completeness. You can help by adding missing items with reliable sources. 18th-19th centuries Part of a series on the History of Texas Timeline Pre-Columbian Texas Early Spanish explorations 1519–1543 French Texas 1684–1689 Spanish Texas 1690–1821 Mexican Texas 18...
Church building in Naples, Italy You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Italian and French. (May 2024) Click [show] for important translation instructions. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikipedia. Consider ad...
33°31′13″N 5°06′38″W / 33.520288°N 5.110445°W / 33.520288; -5.110445 إقليم إفران إقليم إفران [[ملف:{{{شعار}}}|200px]] العاصمة إفران البلد المغرب الجهة {{{جهة}}} عدد السكان 155.221[1] فردا الإحصاء 2014 المساحة 3.777 كلم² الكثافة 38 فرد/كلم² الجهة الإدارية جهة فاس مكناس MA03 المقاطعة {{{مقاطعة}}} المطا...
Questa voce o sezione deve essere rivista e aggiornata appena possibile. Sembra infatti che questa voce contenga informazioni superate e/o obsolete. Se puoi, contribuisci ad aggiornarla. Conflitto del delta del NigerMappa della Nigeria che mostra gli stati tipicamente considerati facenti parte del delta del Niger: 1. Abia, 2. Akwa Ibom, 3. Bayelsa, 4. Cross River, 5. Delta, 6. Edo, 7.Imo, 8. Ondo, 9. Rivers.Data2004-in corso LuogoDelta del Niger, Nigeria Schieramenti Nigeria Esercito della N...
Військово-музичне управління Збройних сил України Тип військове формуванняЗасновано 1992Країна Україна Емблема управління Військово-музичне управління Збройних сил України — структурний підрозділ Генерального штабу Збройних сил України призначений для планува...
Historical political faction in Italy Historical Left Sinistra storicaLeadersUrbano RattazziAgostino DepretisBenedetto CairoliFrancesco CrispiGiovanni GiolittiFounded1849Dissolved1913Merged intoLiberal UnionIdeologyLiberalism[1][2]Social liberalism[3]Reformism[4]Italian nationalism[5][6]Democratization[7][8][9]Political positionCentre[10] to centre-left[11]Politics of ItalyPolitical partiesElecti...
For related races, see 2024 United States elections. 2024 United States state legislative elections ← 2023 November 5, 2024 2025 → 85 legislative chambers44 states Party Republican Democratic Coalition Current chambers 56 41 2[a][b] Map of upper house elections: Democratic-controlled chamber up Republican-controlled chamber up Coalition-controlled chamber up...
This article has no lead section. Please improve this article by adding one in your own words. (February 2022) (Learn how and when to remove this message) Football tournament season 2009–2010 Welsh League CupLoosemores League CupTournament detailsCountry Wales EnglandTeams18Defending championsThe New SaintsTournament statisticsMatches played12Goals scored29 (2.42 per match)All statistics correct as of 17:00, 30 August 2009 (UTC).← 2008–092010–11 ...
Gemini 10COSPAR ID1966-066ASATCAT no.02349 AwakAwak2 Gemini 10 (atau Gemini X) adalah sebuah wahana antariksa yang diawaki oleh John W. Young dan Michael Collins.[1] Program ruang angkasa NASA dengan nama Proyek Gemini adalah program antariksa Amerika serikat yang diluncurkan sejak tahun 1962 dan terdiri dari 12 penerbangan.[1] Program ini merupakan penerbangan Gemini dengan awak pesawat yang ke-8 dari 16 penerbangan Amerika berawak pada waktu itu. Jika dihitung dengan ...
منظمة التعاون الإسلامي منظمة التعاون الإسلامي(بالإنجليزية: Organisation of Islamic Cooperation)(بالفرنسية: Organisation de Coopération Islamique) منظمة التعاون الإسلامي الاختصار OIC البلد السعودية المقر الرئيسي جدة، السعودية تاريخ التأسيس 25 سبتمبر 1969 الاهتمامات العالم الإسلامي...
Pub in Hillingdon, London The Red Lion The Red Lion is a Grade II listed public house at Royal Lane, Hillingdon, London.[1] According to English Heritage, it was probably built in the 16th century, and the timber-framed building was refronted in about 1800.[1] The Red Lion has grown over the years and now the former Conifir Cafe [2] is joined to the public house forming the Red Lion restaurant. The former Cottage Hotel [3] is now the historic wing of the 55 bed...