Người Mỹ

Người Mỹ
Americans (tiếng Anh)
Bản đồ theo các quốc gia
Khu vực có số dân đáng kể
 Hoa Kỳ        311.234.000[1]
 México738.100[2]
 Canada688.000[3]
 Brasil520.000[3]
 Philippines250.000[4]
 Anh Quốc224.000[5]
 Liberia160.000[6]
 Pháp100.000[7]
 Israel100.000[8]
 Đức99.600[9]
60.000[10]
 Úc56.276[11]
52.684[12]
 Ả Rập Xê Út40.000[13]
 Costa Rica40.000[14]
 Na Uy33.509[15]
 Liban25.000[16]
 New Zealand17.751[17]
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính là tiếng Anh nhưng cũng có tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ khác
Tôn giáo
Đa số tín ngưỡng là Kháng CáchCông giáo. Không có tôn giáo nào lớn thứ ba. Các tôn giáo khác có đông dân số gồm có Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, và Phật giáo; các phong trào tôn giáo mới cũng như niềm tin khác cũng có thể tìm thấy tại Mỹ

Người Mỹ (tiếng Anh: People of the United States, U.S. Americans, hay đơn giản là Americans hay American people) là một dân tộc và là những công dân của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Kết quả là một số người dân Mỹ không tự nhận tính dân tộc của mình theo nhóm chủng tộc mà tự nhận mình vừa là dân tộc Mỹ vừa là dân tộc gốc của tổ tiên mình. Ngoài dân số người Mỹ bản địa, gần như tất cả mọi người Mỹ hay tổ tiên của họ đã di dân đến đây trong 5 thế kỷ qua.[18]

Vì thành phần dân số đa chủng tộc nên Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, nơi có rất nhiều truyền thống và giá trị đa dạng khác nhau.[19][20] Nền văn hóa mà đa số người Mỹ có chung với nhau được gọi là nền văn hóa dòng chính của Mỹ (mainstream American culture). Đó là một nền văn hóa phương Tây, phần lớn được đúc kết từ những truyền thống văn hóa của người di dân từ Tây Âu, bắt đầu trước hết là những người định cư Hà LanAnh. Các nền văn hóa ĐứcÁi Nhĩ Lan cũng có khá nhiều ảnh hưởng.[19] Một số thuộc tính văn hóa của các nhóm người nô lệ như Igbo, Mandé, Kongo và Wolof từ Tây Phi đã được người Mỹ dòng chính tiếp nhận; một nền văn hóa đặc sắc Mỹ gốc châu Phi, dựa trên những truyền thống của những người nô lệ Bantu từ Trung Phi, đã phát triển mà cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa dòng chính của Mỹ.[21] Sự bành trướng lãnh thổ của Hoa Kỳ về phía tây đã hội nhập các dân tộc CreoleCajun của vùng Louisiana và người Hispanos của vùng Tây Nam và mang văn hóa México đến gần hơn với Hoa Kỳ. Làn sóng di dân ồ ạt trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam và Đông Âu đã mang đến thêm những nhân tố mới về văn hóa. Cuộc di dân gần đây hơn từ châu Á, châu Phi và đặc biệt là châu Mỹ Latin đã và đang có một ảnh hưởng rộng lớn. Sự hòa trộn sau cùng các nền văn hóa có thể được diễn tả như một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa hòa lại với nhau gọi là melting pot, hay giống một tô xà lách trộn mà trong đó các di dân và con cháu của họ vẫn giữ lại các đặc điểm văn hóa riêng biệt của tổ tiên mình gọi là salad bowl.[19]

Ngoài người Mỹ sống tại Hoa Kỳ, người Mỹ và con cháu của họ cũng có thể được thấy ở ngoại quốc. Ước tính có hơn 4 triệu người Mỹ sống ở ngoại quốc.[3]

Các nhóm sắc tộc và chủng tộc

Người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc châu Âu

Đa số trong số 308 triệu người hiện sống tại Hoa Kỳ là người Mỹ da trắng. Họ có nguồn gốc tổ tiên từ những di dân đến từ châu Âu, Trung Đông, và Bắc Phi. Người Mỹ da trắng chiếm đa số tại 49 trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang Hawaii. Người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha chiếm đa số tại 46 tiểu bang; bốn tiểu bang có số người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha dưới tỉ lệ 50% là California, Texas, New Mexico, và Hawaii. Ngoài ra, Đặc khu Columbia có đa số cư dân không phải người da trắng. Theo Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2009, dân số người da trắng tại Hoa Kỳ là 229.773.131 người, đại diện 74,8% dân số. Trong số đó, có 199.325.978 là người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha, đại diện 64,9% tổng dân số.[22]

Nhóm tổ tiên lục địa lớn nhất của người Mỹ là người châu Âu. Nhóm này có thể bao gồm người có nguồn gốc châu Âu nhưng di dân trước hết đến châu Phi, Bắc Mỹ, vùng Caribbe, Trung Mỹ hay Nam Mỹ và các quốc gia trong châu Đại dương trước khi họ hay con cháu của họ di dân đến Hoa Kỳ.[23]

Người Tây Ban Nha là những người châu Âu đầu tiên thiếp lập sự hiện diện liên tục tại vùng đất mà ngày nay được gọi là Hoa Kỳ.[24] Martín de Argüelles, sinh năm 1566 tại San Agustín, La Florida, là người đầu tiên gốc châu Âu được sinh tại nơi mà ngày nay là Hoa Kỳ.[25] Hai mươi mốt năm sau, Virginia Dare, sinh năm 1587 tại Đảo Roanoke ngày nay là Bắc Carolina, là đứa bé đầu tiên được sinh ra tại 13 thuộc địa, có cha mẹ là người Anh.

Năm 2009, người Mỹ gốc Đức (16.5%), người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan (11.9%) và người Mỹ gốc Anh (9.0%) là ba nhóm sắc tộc lớn nhất tại Hoa Kỳ, chiếm 37,4% dân số.[26]

Tính chung, là nhóm chủng tộc lớn nhất, người Mỹ gốc châu Âu có tỉ lệ nghèo thấp nhất[27] và đứng thứ hai về thành đạt trong giáo dục, lợi tức trung bình tính theo mỗi hộ gia đình,[28] và lợi tức cá nhân trung bình[29] so với bất cứ nhóm chủng tộc khác của Hoa Kỳ.

Nguồn gốc châu Âu
Hạng Nguồn gốc Phần trăm Dân số Hạng Nguồn gốc Phần trăm Dân số Benjamin Franklin
Benjamin Franklin gốc Anh.
Jacqueline Kennedy Onassis
Jacqueline Bouvier gốc
Pháp, Anh, Ireland.

Anh em nhà Wright
Anh em nhà Wright gốc Anh,
Hà Lan, Đức-Thụy Sĩ.
[30][31]
1 Đức 15,2% 42.841.569 11 Scotland-Ireland 1,5% 4.319.232
2 Ireland 10,8% 30.524.799 12 Thụy Điển 1,4% 3.998.310
3 Anh 8,7% 24.509.692 13 Nga 0,9% 2.652.214
4 Sắc tộc Mỹ 7,2% 20.188.305 14 Wales 0,6% 1.753.794
5 Ý 5,6% 15.638.348 15 Đan Mạch 0,5% 1.430.897
6 Ba Lan 3,2% 8.977.235 16 Hungary 0,5% 1.398.702
7 Pháp 3,0% 8.309.666 17 Séc 0,4% 1.258.452
8 Scotland 1,7% 4.890.581 18 Bồ Đào Nha 0,4% 1.173.691
9 Hà Lan 1,6% 4.541.770 19 Hy Lạp 0,4% 1.153.295
10 Na Uy 1,6% 4.477.725 20 Liên Hiệp Anh 0,4% 1.085.720
Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000

Người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Phi

Người Mỹ gốc Phi (cũng còn được gọi là người Mỹ da đen) là công dân hay cư dân của Hoa Kỳ có nguồn gốc từ bất cứ dân tộc nào của châu Phi.[32] Tại Hoa Kỳ, các thuật từ này được dùng để chỉ người Mỹ có ít nhất một phần nguồn gốc từ Hạ-Sahara châu Phi. Theo Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2009, có khoảng 38.093.725 người da đen tại Hoa Kỳ, chiếm 12,4% tổng dân số. Ngoài ra, có khoảng 37.144.530 người da đen không nói tiếng Tây Ban Nha, chiếm 12,1% dân số.[22]

Đa số người Mỹ gốc châu Phi là con cháu trực hệ của những người châu Phi bị bắt và sống sót qua thời đại nô lệ bên trong ranh giới của Hoa Kỳ ngày nay mặc dù cũng có một số người hay con cháu của họ là những di dân đến từ châu Phi, vùng Caribbean, các quốc gia Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ.[33]

Lịch sử người Mỹ gốc châu Phi bắt đầu trong thế kỷ 17 khi người châu Phi bị bắt và bị bán làm nô lệ có khế ước tại 13 thuộc địa và tiến triển đến khi Barack Obama được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ thứ 44. Giữa hai thời điểm nổi bật này, có nhiều sự kiện và vấn đề khác, có cái đã được giải quyết và có cái vẫn còn tiếp diễn mà người Mỹ gốc châu Phi đối diện. Một trong số đó là chế độ nô lệ, tái thiết, phát triển cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi, tham dự vào các cuộc xung đột quân sự lớn của Hoa Kỳ, tách biệt chủng tộc, và phong trào nhân quyền.

Người Mỹ gốc châu Phi là nhóm chủng tộc thiểu số lớn nhất tại Hoa Kỳ và là nhóm chủng tộc lớn thứ hai đứng sau nhóm chủng tộc người Mỹ Da trắng.[34]

Nguồn gốc châu Phi [35]
Nguồn gốc Phần trăm Dân số Nguồn gốc Phần trăm Dân số Oprah Winfrey
Oprah Winfrey gốc
Kpelle của Liberia.
[36]
Paul Robeson
Paul Robeson
gốc Igbo.
Nigeria 0,0% 254.794 Uganda 0,0% 11.674
Ethiopia 0,0% 186.679 Senegal 0,0% 8.767
Somalia 0,0% 103.117 Zimbabwe 0,0% 6.367
Cape Verde 0,0% 90.828 Hạ Sahara phi Châu khác 0,0% 126.463
Ghana 0,0% 84.777 Hạ Sahara châu Phi 0.5% 2.866.419
Nam Phi 0,0% 55.895 Người Da đen Hispanic 0.4% 949.195
Liberia 0,0% 49.428 Da đen/Châu Phi nói chung 12,3% 38.093.725
Kenya 0,0% 44.467
Sudan 0,0% 36.663
Sierra Leon 0,0% 13.281
Theo Cục Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2009

Người Mỹ gốc Á

Nhóm dân số nổi bật khác là người Mỹ gốc Á với 13,4 triệu người năm 2008, hay 4,4% dân số Hoa Kỳ.[37] California là nơi có khoảng 4,5 triệu người Mỹ gốc châu Á trong khi đó có khoảng 495.000 người Mỹ gốc châu Á sống tại Hawaii, chiếm khoảng 38,5% dân số quần đảo này. Đây là nơi có tỉ lệ lớn nhất người Mỹ gốc châu Á so với bất cứ tiểu bang nào.[38] Người Mỹ gốc châu Á sống khắp nơi trên đất Mỹ và có thể thấy với dân số lớn tại Thành phố New York, Chicago, Boston, Houston, và những trung tâm đô thị khác.

Các nhóm sắc dân lớn nhất người Mỹ gốc châu Á là người di dân hay con cháu của họ đến từ các quốc gia Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Brunei, Malaysia, Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật BảnThái Lan. Mặc dù dân số người Mỹ gốc châu Á về tổng thể được xem là những sắc dân vừa mới được thêm vào gia đình đa chủng tộc của Hoa Kỳ nhưng những làn sóng di dân tương đối lớn của người Nhật Bản, Philippine và Trung Hoa đã từng xảy ra trong giữa đến cuối thế kỷ 19.

Nguồn gốc châu Á [39]
Hạng Nguồn gốc Phần trăm Dân số Ellison Onizuka
Ellison Onizuka gốc Nhật.
Lucy Liu
Lucy Liu gốc Đài Loan.
1 Trung Hoa 1,0% 3.204.379
2 Ấn Độ 0,8% 2.602.676
3 Philippines 0,8% 2.475.794
4 Việt 0,5% 1.481.513
5 Hàn Quốc 0,4% 1.335.973
6 Nhật 0,2% 766.875
7
8
châu Á khác 0,6% 1.907.401
Tổng số Người Mỹ gốc Á 4,5% 13.774.611
Cục Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2009

Hai hay nhiều chủng tộc

Người Mỹ đa chủng tộc chiếm khoảng 7 triệu người năm 2008, hay 2,3% dân số.[37] Họ có thể là sự kết hợp của nhiều chủng tộc (Da trắng, Da đen hay người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc châu Á, người Mỹ bản địa hay người Alaska bản địa, người Hawaii bản địa hay những người các đảo Thái Bình Dương, "Một số chủng tộc khác") và các sắc tộc.[40] Hoa Kỳ có một trào lưu định dạng đa chủng tộc đang phát triển. Sự chung đụng giữa các chủng tộc với nhau hay việc liên hôn giữa các chủng tộc, đặc biệt là giữa người da trắng và người da đen, xưa kia được xem là đồi bại và bất hợp pháp tại đa số các tiểu bang mãi cho đến thế kỷ 20.

Người Mỹ bản địa và người Alaska bản địa

Người bản địa châu Mỹ như người Mỹ bản địangười Inuit chiếm 0,8% dân số năm 2008 với tổng số là 2,4 triệu người.[37] Ngoài ra còn có 2,3 triệu người tuyên bố có một phần tổ tiên là người Mỹ bản địa hay người Alaska bản địa.[41] Sự việc các nhà nhân khẩu học, các xứ bộ lạc và giới chức chính phủ quy định bằng văn bản pháp lý và chính thức rằng những ai có nguồn gốc là người Mỹ bản địa đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi qua nhiều thập niên. Các luật dựa vào yếu tố máu để xác định nguồn gốc sắc tộc thì phức tạp và gây tranh cãi trong việc chấp nhận thành viên mới vào một bộ lạc hay cho các nhân viên điều tra dân số chấp nhận lời khai của người được hỏi mà không có giấy tờ chính thức nào từ Cục đặc trách người Mỹ bản địa. Các nhà khoa học di truyền ước tính rằng có trên 15 triệu người Mỹ khác có thể có 1/4 hay ít hơn nguồn gốc người Mỹ bản địa.

Trước đây có lúc người ta nghĩ rằng chủng tộc này hay nền văn hóa này đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng nhưng kể từ thế kỷ 20 đến nay đã có một sự phục hồi đáng kể về sự định dạng của người Mỹ bản địa cũng như chủ quyền bộ lạc. Người Cherokee có tổng số khoảng 800.000 có huyết thống toàn phần hay một phần. Có 70.000 người Cherokee sống tại Oklahoma trong Xứ Cherokee và 15.000 tại Bắc Carolina trên những vùng đất còn lại của đất tổ.

Nhóm bộ lạc lớn thứ hai là người Navajo, tự gọi mình là "Diné" và sống trong một khu dành riêng cho người Mỹ bản địa rộng 16 triệu mẫu Anh (65.000 km²) bao phủ vùng đông bắc Arizona, tây bắc New Mexico, và đông nam Utah. Đây là quê hương của phân nửa trong tổng số 450.000 thành viên của Xứ Navajo. Nhóm lớn thứ ba là người Lakota (Sioux) ở các tiểu bang Minnesota, Montana, Nebraska, Wyoming, Bắc DakotaNam Dakota.

Người Hawaii bản địa và người các đảo Thái Bình Dương khác

Người Hawaii bản địa và người các đảo Thái Bình Dương có tổng dân số khoảng 427.810 năm 2008, chiếm 0,14% dân số Hoa Kỳ.[37] Ngoài ra, có nhiều người cho rằng họ có nguồn gốc một phần là người Hawaii bản địa vì thế tổng số người Hawaii bản địa cả toàn phần và một phần lên đến con số 829.949.[42] Nhóm này hình thành nên chủng tộc thiểu số nhỏ nhất tại Hoa Kỳ. Mặc dù con số cho thấy có hơn phân nửa tổng số là có "huyết thống toàn phần" nhưng đa số người Hawaii bản địa trên chuỗi quần đảo của tiểu bang Hawaii được cho là có sự pha trộn nhiều với các chủng tộc châu Á, châu Âu và chủng tộc gốc khác.

Chỉ một trong 50 người Hawaii bản địa có thể được xác nhận hợp pháp là có "huyết thống toàn phần". Một số nhà nhân khẩu học tin rằng đến năm 2025, người có huyết thống toàn phần Hawaiian bản địa cuối cùng sẽ chết hết, không còn để lại 1 nét đặc trưng văn hóa nào cả của người Hawaii bản địa ngoài sự trộn lẫn chủng tộc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người tự nhận mình là người Hawaii bản địa hơn trước khi quần đảo này bị Hoa Kỳ sáp nhập năm 1898. Người Hawaii bản địa được nhận lại đất đai tổ tiên của mình. Khắp Hawaii, sự bảo tồn và áp dụng các phong tục tập quán của người Hawaii bản địa, ngôn ngữ Hawaiian, các trường văn hóa dành cho học sinh người bản địa và sự nhận thức lịch sử đã và đang giành được động lượng đối với người Hawaii bản địa.

Hiện thân quốc gia

"Chú Sam" là hiện thân quốc gia của Hoa Kỳ, có khuôn mặt giống như ông Samuel Wilson thật. Hiện thân nữ giới là "Columbia".

Một hiện thân quốc gia là một hình người tượng trưng cho một quốc gia hay dân tộc của quốc gia đó; hình tượng này có thể xuất hiện trong cả tranh biếm họa chính trị hay tranh cổ động tuyên truyền.

Chú Sam là một hiện thân quốc gia của Hoa Kỳ và đôi khi là hiện thân đặc biệt hơn của chính phủ Mỹ mà lần đầu tiên được sử dụng là từ Chiến tranh 1812. Chú Sam được mô tả là một ông già da trắng nghiêm nghị có mái tóc bạc và một chòm râu dê, mặc bộ quần áo có các chi tiết thiết kế của quốc kỳ Mỹ — thí dụ, thường đội một cái mũ cao có các sọc đỏ và sọc trắng cùng những ngôi sao trắng nằm trên một băng nền xanh, hai ống quần sọc đỏ và sọc trắng.

Columbia là một cái tên thi ca chỉ châu Mỹ và là hiện thân nữ giới của Hoa Kỳ. Columbia là tên cảm hứng được đặt cho nhiều người, nhiều nơi, vật thể, cơ sở vật chất, và công ty trong tây bán cầu và bên ngoài.

Ngôn ngữ

Các ngôn ngữ (2007)[43]
Tiếng Anh (1 ngôn ngữ) 225,5 triệu
Tiếng Tây Ban Nha bao gồm tiếng Creole 34,5 triệu
Tiếng Hoa 2,5 triệu
Tiếng Pháp bao gồm tiếng Creole 2,0 triệu
Tiếng Tagalog 1,5 triệu
Tiếng Việt 1,2 triệu
Tiếng Đức 1,1 triệu
Tiếng Triều Tiên 1,1 triệu

Tiếng Anh trên thực tế là ngôn ngữ quốc gia. Tuy không có không ngữ chính thức ở cấp bậc liên bang nhưng một số luật, thí dụ như các yêu cầu để nhập tịch của Hoa Kỳ tiêu chuẩn hóa tiếng Anh. Năm 2007, khoảng 226 triệu hay 80% dân số tuổi từ 4 trở lên chỉ nói toàn tiếng Anh ở nhà. Tiếng Tây Ban Nha được 12% dân số nói ở nhà, là ngôn ngữ nói và được dạy rộng rải đứng thứ hai tại Hoa Kỳ.[43][44] Một số người Mỹ cổ động biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức giống như nó là ngôn ngữ chính thức tại ít nhất 28 tiểu bang.[45] Cả tiếng Hawaii và tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Hawaii theo luật tiểu bang.[46]

Trong khi đó New Mexico có luật giúp cho việc sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha giống như Louisiana cho tiếng Anh và tiếng Pháp mặc dù cả hai tiểu bang này đều không có ngôn ngữ chính thức nào.[47] Các tiểu bang khác như California bắt buộc in các phiên bản tiếng Tây Ban Nha cho một số tài liệu nào đó của chính quyền trong đó có các mẫu đơn của tòa án.[48] Một số lãnh thổ quốc hải công nhận chính thức ngôn ngữ bản địa của họ cùng với tiếng Anh: tiếng Samoatiếng Chamorro được công nhận tại Samoa thuộc MỹGuam theo thứ tự vừa kể; tiếng Caroline và tiếng Chamorro được công nhận tại Quần đảo Bắc Mariana; tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của Puerto Rico.

Tôn giáo

Các tôn giáo lớn theo tỉ lệ phần trăm.
Nhà thờ Baptist đầu tiên của Hoa Kỳ ở Providence, Rhode Island.

Tôn giáo tại Hoa Kỳ có một mức độ ngoan đạo cao so với các quốc gia phát triển khác, và đa dạng về những đức tin. Tu chính án hiến pháp thứ nhất của Hoa Kỳ nghiêm cấm chính phủ liên bang tạo ra "bất cứ luật nào nhằm lập ra một tôn giáo" và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ dẫn giải việc này có nghĩa như là nhằm ngăn cản chính phủ không cho họ có thẩm quyền đối với tôn giáo. Đa số người Mỹ cho rằng tôn giáo đóng một vai trò "rất quan trọng" trong đời sống của họ, một tỉ lệ bất thường trong số các quốc gia phát triển.[49] Nhiều tín ngưỡng đã phát triển mạnh tại Hoa Kỳ bao gồm cả những tín ngưỡng du nhập là di sản di dân đa văn hóa của quốc gia cũng như các tín ngưỡng được sáng lập bên trong quốc gia; những điều này đã đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đa dạng về tôn giáo đứng bậc nhất trên thế giới.[50]

Đa số người Mỹ (76%) tự nhận mình là người theo Kitô Giáo, phần lớn giáo phái thuộc Kháng CáchCông giáo chiếm khoảng 51% và 25% dân số theo thứ tự vừa kể.[51] Các tôn giáo không phải Kitô Giáo như Phật giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, và Do Thái Giáo nói chung chiếm từ 4% đến 5% dân số người lớn.[51][52][53] 15% dân số người lớn khác tự nhận mình không có tôn giáo nào hay tín ngưỡng nào.[51] Theo Khảo sát Định dạng Tôn giáo Mỹ, tín ngưỡng tôn giáo khá khác nhau trên khắp quốc gia: 59% người Mỹ sống trong các tiểu bang miền Tây (còn được gọi là "Vành đai không nhà thờ") cho rằng họ tin vào Thượng đế tuy nhiên tại miền Nam ("Vành đai Thánh kinh") con số lên đến 86%.[51][54]

Một số thuộc địa trong số 13 thuộc địa ban đầu được thiết lập bởi những người định cư muốn tự do thực hành tín ngưỡng tôn giáo của mình mà không bị kỳ thị: Thuộc địa Vịnh Massachusetts được thiết lập bởi những người Thanh Giáo Anh, Pennsylvania bởi những người theo đạo "Quaker" Ái Nhĩ Lan và Anh, Maryland bởi người Công giáo Anh và Ái Nhĩ Lan và Virginia bởi Anh Giáo Anh. Tuy một số tiểu bang cá thể đã giữ vững lời tuyên bố về tôn giáo của mình cho đến khi bước vào thế kỷ 19 nhưng Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên không chính thức tán thành tôn giáo ở cấp bậc chính phủ.[55] Dựa theo mô hình luật có liên quan đến tôn giáo trong Luật Tự do Tôn giáo của Virginia, những người khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã bác bỏ bất cứ cuộc thử nghiệm tôn giáo nào trong chính phủ. Tu chính án hiến pháp thứ nhất của Hoa Kỳ đặc biệt nghiêm cấm chính phủ sử dụng bất cứ quyền hạn nào để thông qua bất cứ luật nào nhằm thiết lập sự hiện diện của tôn giáo trong chính phủ cũng như cấm cản sự tự do tôn giáo, vì thế bất cứ tổ chức tôn giáo nào hay giáo phái nào đều cũng được bảo vệ chống sự can thiệp từ chính phủ. Quyết định này phần lớn bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng Kháng Cách và những người theo chủ nghĩa duy lý châu Âu nhưng cũng là kết quả quan tâm thực dụng của các nhóm tôn giáo thiểu số và các tiểu bang nhỏ không muốn nằm dưới quyền lực hay ảnh hưởng của một tôn giáo quốc gia mà không đại diện cho họ.[56]

Văn hóa

Người chăn cừu Mỹ cùng với chó và ngựa của mình.

Sự phát triển văn hóa của Hoa Kỳ đã được đánh dấu bằng sự va chạm căng thẳng giữa hai nguồn cảm hứng lớn: các ý tưởng châu Âu, đặc biệt là văn hóa Anh; và tính chất sáng tạo của nội địa, thí dụ như dân chủ kiểu Jefferson mà người châu Âu lo sợ sẽ làm cho các di dân của họ trở thành man rợ và thoái hóa kiểu Mỹ. Các ghi nhận về Tiểu bang Virginia của Thomas Jefferson có lẽ là bài phê bình văn hóa trong nước có ảnh hưởng đầu tiên do một người Mỹ viết ra và nó cũng là một công cụ phản kích chống lại sự đồng thuận đang nổi lên của người châu Âu chủ ý cho rằng tính chất sáng tạo trong nước là thoái hóa.

Văn hóa Mỹ bao gồm các truyền thống, ý tưởng, phong tục tập quán, niềm tin, giá trị, nghệ thuật, văn học dân gian và sáng kiến được phát triển cả trong nước và du nhập bằng con đường thuộc địa hóa và di dân từ các đảo Anh và Ái Nhĩ Lan. Những ý tưởng và tư tưởng thịnh hành mà đã tiến hóa trong nước thí dụ như những ngày lễ quốc gia quan trọng, những môn thể thao độc nhất vô nhị của Mỹ, truyền thống quân sự hào hùng, và sáng kiến trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí đã mang đến một cảm giác tự hào dân tộc mạnh mẽ trong số người dân nói chung.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “U.S. POPClock Projection”. U.S. Census Bureau. Figure updated automatically.
  2. ^ People born in Mexico, INEGI, 2010
  3. ^ a b c “Record Numbers of Americans Living Abroad”. Shelter Offshore. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2008.
  4. ^ “Liberia: History, Geography, Government, and Culture”. Infoplease. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2008.
  5. ^ Brazil Country Profile U.S. Department of State. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ “ibid, Ancestry (full classification list) by Sex – Australia”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  7. ^ Embassy of the United States Paris, France – Americans in France Lưu trữ 2015-04-18 tại Wayback Machine. France.usembassy.gov (2010-08-10). Truy cập 2010-12-09.
  8. ^ “平成20年末現在における外国人登録者統計について” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  9. ^ Statische Bundesamt Deutschland
  10. ^ "US citizens in rush for offshore tax advice"
  11. ^ – U.S. Dept. of State – Background Note: Philippines
  12. ^ “Americans living in Costa Rica”. Costa-Rica-Life.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2008.
  13. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  14. ^ List of countries with foreign nationals in Lebanon
  15. ^ Statistics Norway – Persons with immigrant background by immigration category and country background. ngày 1 tháng 1 năm 2010
  16. ^ Association of Americans & Canadians in Israel. AACI. Truy cập 2010-12-09.
  17. ^ “North Americans: Facts and figures”. Te Ara Encyclopedia of New Zealand.
  18. ^ Fiorina, Morris P., and Paul E. Peterson (2000). The New American Democracy. London: Longman, p. 97. ISBN 0-321-07058-5.
  19. ^ a b c Adams, J.Q., and Pearlie Strother-Adams (2001). Dealing with Diversity. Chicago: Kendall/Hunt. ISBN 0-7872-8145-X.
  20. ^ Thompson, William, and Joseph Hickey (2005). Society in Focus. Boston: Pearson. ISBN 0-205-41365-X.
  21. ^ Holloway, Joseph E. (2005). Africanisms in American Culture, 2d ed. Bloomington: Đại học Indiana Press, pp. 18–38. ISBN 0-253-34479-4. Johnson, Fern L. (1999). Speaking Culturally: Language Diversity in the United States. Thousand Oaks, California, London, and New Delhi: Sage, p. 116. ISBN 0-8039-5912-5.
  22. ^ a b United States – ACS Demographic and Housing Estimates: 2009 Lưu trữ 2020-02-11 tại Archive.today. Factfinder.census.gov. Truy cập 2010-12-09.
  23. ^ Ohio State University. Diversity Dictionary. 2006. ngày 4 tháng 9 năm 2006. OSU.edu Lưu trữ 2008-06-20 tại Wayback Machine
  24. ^ “A Spanish Expedition Established St. Augustine in Florida”. Library of Congress. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  25. ^ Latino chronology: chronologies of the American mosaic By D. H. Figueredo
  26. ^ “2008 American Community Survey 1-Year Estimates”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  27. ^ “Income, Poverty, and Health Insurance Coverage in the United States: 2004” (PDF).
  28. ^ “Median household income newsbrief, US Census Bureau 2005”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2006.
  29. ^ “US Census Bureau, Personal income for Asian Americans, age 25+, 2006”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2006.
  30. ^ Wright Brothers: Popular Science Jan 1929.
  31. ^ “THE WRIGHT BROTHERS HOW THEY FLEW”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  32. ^ McKinnon, Jesse. “The Black Population: 2000 United States Census Bureau” (PDF). United States Census Bureau. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  33. ^ “The size and regional distribution of the black population”. Lewis Mumford Center. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.
  34. ^ “United States – QT-P4. Race, Combinations of Two Races, and Not Hispanic or Latino: 2000”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  35. ^ “2009 American community Survey: Ancestry”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  36. ^ Oprah's Roots, An African American Lives Special
  37. ^ a b c d “B02001. RACE - Universe: TOTAL POPULATION”. 2008 American Community Survey 1-Year Estimates. United States Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  38. ^ “B02001. RACE - Universe: TOTAL POPULATION [regions and states]”. 2008 American Community Survey 1-Year Estimates. United States Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.
  39. ^ “2009 American community Survey: Asian American Ancestry”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  40. ^ Jones, Nicholas A. “The Two or More Races Population: 2000. Census 2000 Brief” (PDF). United States Census Bureau. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  41. ^ “B02010. AMERICAN INDIAN AND ALASKA NATIVE ALONE OR IN COMBINATION WITH ONE OR MORE OTHER RACES”. 2008 American Community Survey 1-Year Estimates. United States Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
  42. ^ “B02012. NATIVE HAWAIIAN AND OTHER PACIFIC ISLANDER ALONE OR IN COMBINATION WITH ONE OR MORE OTHER RACES”. 2008 American Community Survey 1-Year Estimates. United States Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
  43. ^ a b “Table 53—Languages Spoken at Home by Language: 2007” (PDF). Statistical Abstract of the United States 2010. U.S. Census Bureau. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2009.
  44. ^ “Foreign Language Enrollments in United States Institutions of Higher Learning” (PDF). MLA. fall 2002. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  45. ^ Feder, Jody (ngày 25 tháng 1 năm 2007). “English as the Official Language of the United States—Legal Background and Analysis of Legislation in the 110th Congress” (PDF). Ilw.com (Congressional Research Service). Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2007.
  46. ^ “The Constitution of the State of Hawaii, Article XV, Section 4”. Hawaii Legislative Reference Bureau. ngày 7 tháng 11 năm 1978. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2007.
  47. ^ Dicker, Susan J. (2003). Languages in America: A Pluralist View. Clevedon, UK: Multilingual Matters. tr. 216, 220–25. ISBN 1853596515.
  48. ^ “California Code of Civil Procedure, Section 412.20(6)”. Legislative Counsel, State of California. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2007. “California Judicial Council Forms”. Judicial Council, State of California. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2007.
  49. ^ “U.S. Stands Alone in its Embrace of Religion”. Pew Global Attitudes Project. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2007.
  50. ^ Eck, Diana (2002). A New Religious America: the World's Most Religiously Diverse Nation. HarperOne. tr. 432. ISBN 978-0060621599. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  51. ^ a b c d Barry A. Kosmin and Ariela Keysar (2009). “AMERICAN RELIGIOUS IDENTIFICATION SURVEY (ARIS) 2008” (PDF). Hartford, Connecticut, USA: Trinity College. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009.
  52. ^ “CIA Fact Book”. CIA World Fact Book. 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  53. ^ “Religious Composition of the U.S.” (PDF). U.S. Religious Landscape Survey. Pew Forum on Religion & Public Life. 2007. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2009.
  54. ^ Newport, Frank (ngày 28 tháng 7 năm 2008). “Belief in God Far Lower in Western U.S.”. The Gallup Organization. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2010.
  55. ^ Feldman, Noah (2005). Divided by God. Farrar, Straus and Giroux, pg. 10 ("For the first time in recorded history, they designed a government with no established religion at all.")
  56. ^ Marsden, George M. 1990. Religion and American Culture. Orlando: Harcourt Brace Jovanovich, pp.45–46.

Read other articles:

Le informazioni riportate non sono consigli medici e potrebbero non essere accurate. I contenuti hanno solo fine illustrativo e non sostituiscono il parere medico: leggi le avvertenze. RadicolopatiaLe vertebre C5-C6, seguite da C6-C7, sono la più comune localizzazione delle radicolopatie cervicali-dorsali del colloSpecialitàneurochirurgia Classificazione e risorse esterne (EN)ICD-9-CM723.4, 724.4 e 729.2 MeSHD011843 Modifica dati su Wikidata · Manuale La radicolopatia o neuropatia ra...

 

 

Letak Bethlehem di Pennsylvania Bethlehem adalah sebuah kota di Amerika Serikat. Kota ini letaknya di bagian timurlaut. Tepatnya di negara bagian Pennsylvania. Pada tahun 2000, kota ini memiliki jumlah penduduk sebesar 71.329 jiwa dan memiliki luas wilayah 50,3 km². Kota ini memiliki angka kepadatan penduduk sebesar 1.538,5 jiwa/km². Kota kembar Murska Sobota, Slovenia Tondabayashi, Jepang Schwäbisch Gmünd, Jerman Pranala luar Bethlehem, PA Tourist Web Site. Christmas City Information Web...

 

 

No BrainerSingel oleh DJ Khaled featuring Justin Bieber, Chance the Rapper dan Quavodari album Father of AsahdDirilis27 Juli 2018 (2018-07-27)Durasi4:20Label We the Best Epic Pencipta Khaled Khaled Justin Bieber Chancelor Bennett Quavious Marshall Nicholas Balding Jason Boyd Nolan Lambrozza Melvin Riley David Park Produser DJ Khaled DaviDior Sir Nolan Nic Nac Poo Bear (co.) Kronologi singel DJ Khaled Dinero (2018) No Brainer (2018) Higher (2019) Kronologi singel Justin Bieber H...

Karl RoveOfficial portrait White House Deputy Chief of StaffMasa jabatanFebruary 8, 2005 – August 31, 2007Served with Joe Hagin and Joel KaplanPresidenGeorge W. Bush PendahuluHarriet MiersPenggantiJoel KaplanSenior Advisor to the PresidentMasa jabatanJanuary 20, 2001 – August 31, 2007PresidenGeorge W. BushWakilBarry Jackson PenggantiBarry Jackson Informasi pribadiLahirKarl Christian Rove25 Desember 1950 (umur 73)Denver, ColoradoPartai politikRepublicanSuami/istriVal...

 

 

Association football club in France For the other Ajaccio side, see Gazélec Ajaccio. This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: AC Ajaccio – news · newspapers · ...

 

 

Piala Generalísimo 1964–1965Negara SpanyolJumlah peserta48Juara bertahanZaragozaJuaraAtlético Madrid(gelar ke-3)Tempat keduaZaragozaJumlah pertandingan99Pencetak gol terbanyak Eleuterio Santos(Real Zaragoza) Dionisio Urreisti(Real Sociedad)(8 gol)← 1963–1964 1965–1966 → Piala Generalísimo 1964–1965 adalah edisi ke-61 dari penyelenggaraan Piala Raja Spanyol, turnamen sepak bola di Spanyol dengan sistem piala. Edisi ini dimenangkan oleh Atlético Madrid setelah mengalahkan Z...

2008 single by Kylie Minogue In My ArmsSingle by Kylie Minoguefrom the album X B-sideCarried AwayCherry BombDo It AgainReleased15 February 2008 (2008-02-15)StudioEMI PublishingOlympic (London)GenreSynth-popdance-popdisco-pop[1]Length3:32LabelParlophoneSongwriter(s)Kylie MinogueCalvin HarrisRichard Biff StannardPaul HarrisJulian PeakeProducer(s)Calvin HarrisRichard Biff StannardKylie Minogue singles chronology 2 Hearts (2007) In My Arms (2008) Wow (2008) Music videoIn My...

 

 

Auto race held at Charlotte Motor Speedway in 1975 1975 National 500 Race details Race 25 of 30 in the 1975 NASCAR Winston Cup Series season The official race program from the 1975 running of the National 500 (now Bank of America Roval 400).Date October 5, 1975 (1975-October-05)Official name National 500Location Charlotte Motor Speedway, Concord, North CarolinaCourse Permanent racing facility1.500 mi (2.414 km)Distance 334 laps, 500 mi (804 km)Weather Temperatures of 72.0 ...

 

 

Medieval architectural style French Romanesque architectureTop : Benedictine Abbey of Saint-Vigor de Cerisy (1080–1085):  ; Center left: Tower of Basilica of Saint-Sernin, Toulouse: Center right: Nave and painted columns of Abbey Church of Saint-Savin-sur-Gartempe in Poitou; Bottom: The central Typanum at Vézelay AbbeyYears activeEnd of the 10th to the mid-12th centuryLocationFrance Romanesque architecture appeared in France at the end of the 10th century, with the development of...

Questa voce sull'argomento jazz è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Il JazzFest Berlin (conosciuto anche come Berlin Jazz Festival) è un festival jazz che si svolge annualmente a Berlino. Fondato nel 1964 dalla Berliner Festspiele, originariamente fu chiamato Berliner Jazztage e si svolgeva a Berlino Ovest. È considerato uno dei festival jazz più importanti del mondo. Voci correlate Fest...

 

 

British naval officer, boatbuilder, historian and author For Liberal Democrat MP, see David Howarth. This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article includes a list of general references, but it lacks sufficient corresponding inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (March 2014) (Learn how and when to remove this message) Th...

 

 

Historic commercial building in New York, United States United States historic place56 Pine Street(Wallace Building)U.S. National Register of Historic PlacesU.S. Historic districtContributing propertyNew York City Landmark (2013)Show map of Lower ManhattanShow map of New YorkShow map of the United StatesLocation56-58 Pine St.Manhattan, New York CityCoordinates40°42′24″N 74°0′32″W / 40.70667°N 74.00889°W / 40.70667; -74.00889Built1893-94[2][3]...

Abies fabri Status konservasi Rentan  (IUCN 3.1)[1] Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Plantae Divisi: Pinophyta Kelas: Pinopsida Ordo: Pinales Famili: Pinaceae Genus: Abies Spesies: A. fabri Nama binomial Abies fabri(Mast.) Craib Sinonim Keteleeria fabri Mast. (basionym)Abies delavayi var. fabri (Mast.) D.R.Hunt Abies fabri (Cemara perak kain) adalah spesies konifer dalam keluarga Pinaceae. Pohon ini merupakan tumbuhan endemik dari Sichuan di bagian barat Tiongkok, tepatnya di g...

 

 

Pergamon PressPerusahaan indukElsevierDidirikan1948PendiriPaul RosbaudNegara asalBritania RayaKantor pusatOxfordTopik nonfiksiSains dan kedokteran Pergamon Press adalah suatu perusahaan penerbitan yang berbasis di Oxford, didirikan oleh Paul Rosbaud dan Robert Maxwell, yang menerbitkan buku serta jurnal ilmiah dan kedokteran. Awalnya disebut sebagai Butterworth-Springer, perusahaan saat ini merupakan terbitan dari Elsevier. Sejarah Koin Pergamon direproduksi menjadi logo bagi Pergamon Press P...

 

 

Overview of disc golf practiced in the United States Disc golf in the United StatesPutting at the Ellsworth Air Force Base disc golf course in South DakotaGoverning bodyPDGARegistered players53,669 (December 2020)[1]National competitions United States Disc Golf Championship (USDGC) Disc golf is a popular sport in the United States played at the recreational, club, and international competition levels. Popularity In 2018, the PDGA counted 36,993 active members, 6,316 courses, and 3,068...

German Nazi, head of the Main Office for Ethnic Germans, SS-Obergruppenführer For the German ice hockey player, see Werner Lorenz (ice hockey). For the German historian, see Werner Lorenz (historian). Werner LorenzBorn2 October 1891Grünhof, German EmpireDied13 March 1974(1974-03-13) (aged 82)Hamburg, West GermanyCriminal statusDeceasedChildrenRosemarie SpringerRelativesAxel Springer (son-in-law)Conviction(s)Crimes against humanityWar crimesMembership in a criminal organizationTrialRuSH...

 

 

2010 Junior League World SeriesTournament informationLocationTaylor, MichiganDatesAugust 15–21Final positionsChampions Taipei, TaiwanRunner-up Tyler, Texas← 20092011 → The 2010 Junior League World Series took place from August 15–21 in Taylor, Michigan, United States. Taipei, Taiwan defeated Tyler, Texas in the championship game. Teams United States International Jeffersonville, Indiana Jeff/GRC Central Taipei, Taiwan Chung Ching Asia–Pacific Freehold Township, New...

 

 

French actor Rod ParadotRod Paradot at the 2018 Cabourg Film FestivalBorn (1996-04-04) 4 April 1996 (age 28)Saint-Denis, Seine-Saint-Denis, FranceOccupationActorYears active2015–present Rod Paradot (born 1996) is a French actor. He won the César Award for Most Promising Actor in 2016 for his role in Standing Tall.[1][2] Filmography Year Title Role Director Notes 2015 Standing Tall Malony Ferrandot Emmanuelle Bercot Cabourg Film Festival - Prix Premiers Rendez-vous...

Japanese sports clothing and accessories company Descente Ltd.Descente headquarters in Osaka, photographed in April 2019Native name株式会社デサントCompany typePublic K.K.Traded asTYO: 8114ISINJP3548800006IndustryApparelFounded(February 1935; 89 years ago (1935-02))FounderTakeo IshimotoHeadquartersDogashiba, Tennoji-ku, Osaka, 543-8921, JapanArea servedWorldwideKey peopleShuichi Koseki(President)[1]ProductsSportswearSport accessoriesRevenue JPY 123.1 bill...

 

 

Canadian contact-tracing app for COVID-19 Not to be confused with COVID Alert PA, DE, NY, or NJ, which are based on COVID Tracker Ireland. COVID AlertScreenshot Developer(s)Linux Foundation Public Health Initiative,Canadian Digital Service,Health CanadaInitial releaseJuly 31, 2020Repositoryhttps://github.com/cds-snc/covid-alert-appOperating systemAndroid, iOSSize40 MB (Android)[1]12.1 MB (iOS)[2]Standard(s)Exposure Notification[3]Available inEnglish, FrenchTypeDigital ...