Những vùng tiếng Anh là ngôn ngữ bản xứ chiếm đa số
Những vùng tiếng Anh được công nhận chính thức hoặc được nói bởi đa số người, song không phải ngôn ngữ bản xứ chính
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại là kết quả của quá trình biến đổi dần dần từ kiểu dependant-marking điển hình của hệ Ấn-Âu, đặc trưng với sự biến đổihình thái phong phú và trật tự từ tương đối tự do, sang kiểu phân tích, đặc trưng với hình thái ít biến đổi cùng trật tự chủ-động-tân thiếu linh động.[14] Tiếng Anh hiện đại dựa phần lớn vào trợ động từ và trật tự từ để biểu đạt các thì (tense), thức (mood) và thể (aspect) phức tạp, cũng như các cấu trúc bị động, nghi vấn và một số dạng phủ định.
Tiếng Anh hiện đại lan rộng khắp thế giới kể từ thế kỷ 17 nhờ tầm ảnh hưởng toàn cầu của Đế quốc Anh và Hoa Kỳ. Thông qua các loại hình in ấn và phương tiện truyền thông đại chúng của những quốc gia này, vị thế tiếng Anh đã được nâng lên hàng đầu trong diễn ngôn quốc tế, giúp nó trở thành lingua franca tại nhiều khu vực trên thế giới và trong nhiều bối cảnh chuyên môn như khoa học, hàng hải và luật pháp.[4] Tiếng Anh là ngôn ngữ có số lượng người nói đông đảo nhất trên thế giới,[15] và có số lượng người nói bản ngữ nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ sau tiếng Trung Quốc chuẩn và tiếng Tây Ban Nha.[16] Tiếng Anh là ngoại ngữ được nhiều người học nhất và là ngôn ngữ chính thức hoặc đồng chính thức của 59 quốc gia trên thế giới. Hiện nay số người biết nói tiếng Anh như một ngoại ngữ đã áp đảo hơn số người nói tiếng Anh bản ngữ. Tính đến năm 2005, lượng người nói tiếng Anh đã cán mốc xấp xỉ 2 tỷ.[17] Tiếng Anh là bản ngữ đa số tại Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand (xem vùng văn hóa tiếng Anh) và Cộng hòa Ireland. Nó được sử dụng phổ biến ở một số vùng thuộc vùng Caribe, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, và Châu Đại Dương.[18] Tiếng Anh là ngôn ngữ đồng chính thức của Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, cùng nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Ngoài ra nó cũng là ngôn ngữ Giécmanh được sử dụng rộng rãi nhất, với lượng người nói chiếm ít nhất 70% tổng số người nói các ngôn ngữ thuộc nhánh Ấn-Âu này.
Phân loại
Tiếng Anh là một ngôn ngữ Ấn–Âu, cụ thể hơn là ngôn ngữ thuộc nhánh Tây của ngữ tộc Giécmanh.[19] Dạng cổ của tiếng Anh –Tiếng Anh cổ – bắt nguồn từ dãy phương ngữ được nói bởi các dân tộc Giécmanh sinh sống dọc bờ Biển Bắc xứ Frisia (nay thuộc Hà Lan). Các phương ngữ Giécmanh ấy đã phát sinh nhóm ngôn ngữ Anglic trên Đảo Anh, cũng như tiếng Frisia và tiếng Đức Hạ/Saxon Hạ trên lục địa châu Âu. Tiếng Frisia do vậy có quan hệ rất gần với tiếng Anh, và cũng chính vì vậy nên giới ngôn ngữ học mới gộp chúng vào nhóm Anh-Frisia. Ngoài ra, tiếng Đức Hạ/Saxon Hạ cũng có quan hệ gần gũi với tiếng Anh, song phân loại gộp ba thứ tiếng trên thành một nhóm duy nhất (gọi là nhóm Giécmanh Biển Bắc) hiện còn bị nhiều người phản bác.[8] Tiếng Anh cổ đã dần diễn tiến thành tiếng Anh trung đại, rồi tiếp tục phát triển thành tiếng Anh đương đại.[20] Đồng thời, các phương ngữ tiếng Anh cổ và tiếng Anh trung đại cũng đã biến đổi thành các ngôn ngữ mới; chẳng hạn tiếng Scotland,[21] cũng như các ngôn ngữ đã thất truyền như tiếng Fingal và tiếng Yola ở Ireland.[22]
Tiếng Anh – giống như tiếng Iceland và tiếng Faroe, vốn đều là các ngôn ngữ được sử dụng trên các đảo cô lập và do vậy chúng được cách ly khỏi các ảnh hưởng ngôn ngữ trên đất liền – đã phân kỳ đáng kể khỏi các nhánh chị em. Không tồn tại sự thông hiểu lẫn nhau giữa tiếng Anh với bất kỳ thứ tiếng Giécmanh lục địa nào, sở dĩ bởi sự khác biệt từ vựng, cú pháp và âm vị. Dù vậy khi xem xét kỹ hơn, tiếng Hà Lan và tiếng Frisia vẫn lưu giữ nhiều nét tương đồng với tiếng Anh, đặc biệt là nếu ta đem so sánh với các giai đoạn cổ hơn của tiếng Anh.[23]
Tuy nhiên, không giống tiếng Iceland và tiếng Faroe vốn bị cô lập ở mức độ cao hơn, tiếng Anh vẫn chịu ảnh hưởng từ một số ngôn ngữ đại lục được du nhập vào đảo Anh kèm theo các cuộc xâm lược và di dân trong quá khứ (đặc biệt là tiếng Pháp Norman và tiếng Bắc Âu cổ). Những sự biến ấy đã hằn in vào vốn từ và ngữ pháp tiếng Anh những dấu ấn rất sâu sắc, cũng là ngọn nguồn của các nét tương đồng giữa tiếng Anh hiện đại với một số ngôn ngữ ngoại ngành – song chúng hoàn toàn không có tính thông hiểu lẫn nhau. Dựa vào đó, một số học giả đã đề xuất giả thuyết tiếng Anh trung đại lai căng (Middle English creole hypothesis), theo đó thì họ cho rằng tiếng Anh thực chất là một ngôn ngữ pha trộn (mixed language) hoặc một ngôn ngữ lai căng (creole language) chứ không thuần Giécmanh. Tuy đúng là các định đề của giả thuyết này được thừa nhận rộng rãi, song phần lớn giới chuyên gia ngày nay không hề coi tiếng Anh là ngôn ngữ pha trộn.[24][25]
Tiếng Anh được phân loại là một ngôn ngữ Giécmanh vì nó có nhiều điểm đổi mới giống các ngôn ngữ như tiếng Hà Lan, tiếng Đức và tiếng Thụy Điển.[26] Điều này chứng tỏ các ngôn ngữ ấy chắc hẳn đã phát sinh từ cùng một ngôn ngữ tổ tiên mà giới ngôn ngữ học gọi là tiếng Giécmanh nguyên thủy. Một số điểm chung đó bao gồm: sự phân biệt giữa lớp động từ mạnh và yếu, sự vận dụng động từ khuyết, cũng như tuân theo các luật biến đổi phụ âm từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy là luật Grimm và luật Verner. Tiếng Anh được nhóm với tiếng Frisia bởi lẽ chúng chia sẻ nhiều điểm độc đáo, không tồn tại ở nhánh nào khác, chẳng hạn sự ngạc cứng hóa các âm ngạc mềm của tiếng Giécmanh nguyên thủy.[27]
Tiếng Anh cổ được phân thành bốn phương ngữ chính: hai phương ngữ Angle (tiếng Mercia và tiếng Northumbria) và hai phương ngữ Saxon (tiếng Kent và tiếng Tây Saxon).[34] Nhờ cải cách giáo dục của Vua Alfred vào thế kỷ thứ 9 cùng các ảnh hưởng của vương quốc Wessex, phương ngữ Tây Saxon đã trở thành dạng ngôn ngữ viết tiêu chuẩn.[35]Sử thiBeowulf được viết bằng phương ngữ Tây Saxon; còn bài thơ tiếng Anh lâu đời nhất, Cædmon's Hymn, được viết bằng phương ngữ Northumbria.[36] Tiếng Anh hiện đại phát triển chủ yếu từ phương ngữ Mercia, còn tiếng Scotland phát triển từ phương ngữ Northumbria. Một vài bản khắc ngắn vào thời tiếng Anh cổ sơ kỳ được viết bằng chữ rune.[37] Đến thế kỷ thứ 6, người đảo Anh tiếp nhận bảng chữ cái Latinh và viết bằng phông chữ nửa ông-xi-an. Bảng chữ thời kì đầu này lưu giữ lại các kí tự rune là wynn ⟨ƿ⟩ và thorn ⟨þ⟩, và có thêm các ký tự Latinh cải biến là eth ⟨ð⟩ và ash ⟨æ⟩.[37][38]
Tiếng Anh cổ về cơ bản là một ngôn ngữ khác hẳn tiếng Anh hiện đại. Người nói tiếng Anh thế kỷ 21, nếu không được học, sẽ không tài nào hiểu được tiếng Anh cổ. Ngữ pháp của nó có nét giống tiếng Đức hiện đại: Danh từ, tính từ, đại từ, và động từ có nhiều dạng thù biến hình hơn, và thứ tự câu cũng tự do hơn đáng kể tiếng Anh hiện đại. Tiếng Anh hiện địa có các dạng biến cách của đại từ (ví dụ he, him, his) và một số biến dạng ở động từ (ví dụ speak, speaks, speaking, spoke, spoken); song tiếng Anh cổ có sự biến cách ở danh từ, và động từ thì có nhiều đuôi biểu thị ngôi và số hơn.[39][40][41] Ngay cả vào thế kỷ thứ 9 và 10, khi đảo Anh nằm dưới sự chi phối của Danelagh và hứng chịu các cuộc xâm lược triền miên của người Viking, vẫn có bằng chứng cho thấy tiếng Bắc Âu cổ và tiếng Anh cổ thông hiểu nhau ở mức độ tương đối cao.[42] Trên lý thuyết, tới tận những năm 900, thường dân ở Anh quốc vẫn có thể đối thoại với thường dân ở Scandinavia. Hiện nay, các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành nhằm tìm hiểu về hàng trăm bộ lạc từng sinh sống trên đảo Anh và Scandinavia, cũng như các tiếp xúc tương giao giữa họ.[42]
Đoạn dịch tiếng Anh sau đây của Phúc Âm Mátthêu 8:20 vào năm 1000 cho thấy các đuôi biến cách (danh cách số phức, đối cách số phức, thuộc cách số đơn) và một đuôi vị ngữ (thì hiện tại số phức):
Foxas habbað holu and heofonan fuglas nest
Fox-as
cáo-NOM.PL
habb-að
có-PRS.PL
hol-u
hố-ACC.PL
and
và
heofon-an
trời-GEN.SG
fugl-as
chim-NOM.PL
nest-∅
tổ-ACC.PL
Fox-as habb-að hol-u and heofon-an fugl-as nest-∅
cáo-NOM.PL có-PRS.PL hố-ACC.PL và trời-GEN.SG chim-NOM.PL tổ-ACC.PL
Englischmen þeyz hy hadde fram þe bygynnyng þre manner speche, Souþeron, Northeron, and Myddel speche in þe myddel of þe lond, ... Noþeles by comyxstion and mellyng, furst wiþ Danes, and afterward wiþ Normans, in menye þe contray longage ys asperyed, and som vseþ strange wlaffyng, chyteryng, harryng, and garryng grisbytting.
Dịch nghĩa: Mặc dầu, từ thuở đầu, người Anh có ba tiếng nói, nam, bắc và trung địa ở giữa đất nước, ... Tuy nhiên, thông qua sự trộn lẫn và sự giao hợp, đầu tiên với người Dane và rồi với người Norman, trong số đó mà ngôn ngữ đất nước đã trỗi dậy, còn một số thì sử dụng tiếng lắp bắp kì lạ, tiếng lạch cạch, tiếng cằn nhằn, và tiếng nghiến răng chói tai.
Ban đầu, những làn sóng thực dân hóa của người Norse ở miền bắc quần đảo Anh vào thế kỷ VIII-IX đưa tiếng Anh cổ đến sự tiếp xúc với tiếng Bắc Âu cổ, một ngôn ngữ German phía Bắc. Ảnh hưởng của tiếng Bắc Âu cổ mạnh nhất là ở những phương ngữ đông bắc quanh York (khu vực mà Danelaw được áp dụng), nơi từng là trung tâm của sự thuộc địa hóa; ngày nay những ảnh hưởng này vẫn hiển hiện trong tiếng Scotland và tiếng Anh bắc Anh.
Với cuộc xâm lược của người Norman năm 1066, thứ tiếng Anh cổ được "Bắc Âu hóa" giờ lại tiếp xúc với tiếng Norman cổ, một ngôn ngữ Rôman rất gần với tiếng Pháp. Tiếng Norman tại Anh cuối cùng phát triển thành tiếng Anglo-Norman. Vì tiếng Norman được nói chủ yếu bởi quý tộc và tầng lớp cao của xã hội, trong khi thường dân tiếp tục nói tiếng Anglo-Saxon, ảnh hưởng tiếng Norman mang đến một lượng lớn từ ngữ liên quan đến chính trị, luật pháp và sự thống trị.[9] Tiếng Anh trung đại lượt bỏ bớt hệ thống biến tố. Sự khác biệt giữa danh cách và đối cách mất đi (trừ ở đại từ), công cụ cách bị loại bỏ, và chức năng của sở hữu cách bị giới hạn. Hệ thống biến tố "quy tắc hóa" nhiều dạng biến tố bất quy tắc,[45] và dần dần đơn giản hóa hệ thống hợp, khiến cấu trúc câu kém mềm dẻo đi.[46] Trong Kinh Thánh Wycliffe thập niên 1380, đoạn Phúc Âm Mátthêu 8:20 được viết
Foxis han dennes, and briddis of heuene han nestis[47]
Ở đây, hậu tố thì hiện tại số nhiều -n ở động từ han (nguyên mẫu "haven", gốc từ ha-) hiện diện, nhưng không có cách ngữ pháp nào được thể hiện.
Đến thế kỷ XII, tiếng Anh trung đại phát triển hoàn toàn, dung hợp vào mình cả ảnh hưởng của tiếng Bắc Âu cổ và tiếng Norman; và tiếp tục được nói cho tới khoảng năm 1500 thì trở thành tiếng Anh hiện đại. Nền văn học tiếng Anh trung đại có những tác phẩm như Truyện cổ Caunterbury của Geoffrey Chaucer, và Le Morte d'Arthur của Malory.
Thời kỳ tiếp theo là tiếng Anh cận đại (Early Modern English, 1500–1700). Thời kỳ tiếng Anh cận đại nổi bật với cuộc Great Vowel Shift (1350–1700), tiếp tục đơn giản hóa biến tố, và sự chuẩn hóa ngôn ngữ.
Great Vowel Shift ảnh hưởng lên những nguyên âm dài được nhấn. Đây là một sự "biến đổi dây chuyền", tức là một âm được biến đổi làm tác động lên các âm khác nữa. Những nguyên âm vừa và nguyên âm mở được nâng lên, và nguyên âm đóng biến thành nguyên âm đôi. Ví dụ, từ bite ban đầu được phát âm giống từ beet ngày nay, nguyên âm thứ hai trong từ about được phát âm giống trong từ boot ngày này. Great Vowel Shift gây nên nhiều sự bất tương đồng trong cách viết, vì tiếng Anh hiện đại duy trì phần nhiều cách viết của tiếng Anh trung đại, và cũng giải thích tại sao, các ký tự nguyên âm trong tiếng Anh lại được phát âm rất khác khi so với những ngôn ngữ khác.[48][49]
Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ uy tính dưới thời Henry V. Khoảng năm 1430, Tòa án Chancery tại Westminster bắt đầu sử dụng tiếng Anh để viết các tài liệu chính thức, và một dạng chuẩn mới, gọi là Chancery Standard, được hình thành dựa trên phương ngữ thành Luân Đôn và East Midlands. Năm 1476, William Caxton giới thiệu máy in ép tới nước Anh và bắt đầu xuất bản những quyển sách đầu tiên, làm lan rộng sự ảnh hưởng của dạng chuẩn mới.[50] Những tác phẩm của William Shakespeare và bản dịch Kinh Thánh được ủy quyền bởi Vua James I đại diện cho nền văn học thời kỳ này. Sau cuộc Vowel Shift, tiếng Anh cận đại vẫn có nét khác biệt với tiếng Anh ngày nay: ví dụ, các cụm phụ âm/kn ɡn sw/ trong knight, gnat, và sword vẫn được phát âm đầy đủ. Những đặc điểm mà độc giả của Shakespeare ngày nay có thể thấy kỳ quặc hay lỗi thời thường đại diện cho những nét đặc trưng của tiếng Anh cận đại.[51]
Trong Kinh Thánh Vua James 1611, viết bằng tiếng Anh cận đại, Mátthêu 8:20:
The Foxes haue holes and the birds of the ayre haue nests[43]
Sự lan rộng của tiếng Anh hiện đại
Tới cuối thế kỷ 18, Đế quốc Anh đã truyền bá tiếng Anh tới mọi ngóc ngách của các thuộc địa, cũng như các vùng chịu ảnh hưởng địa chính trị của họ. Thương mại, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, nghệ thuật và giáo dục đều đã góp phần đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu đích thực đầu tiên, đóng vai trò cốt yếu trong giao thiệp quốc tế.[52][4] Do quá trình bành trướng và thuộc địa hóa các vùng đất của Anh quốc, nhiều quy chuẩn tiếng Anh mới đã phát sinh trong diễn ngôn và văn viết. Ngày nay, tiếng Anh được tiếp nhận và sử dụng ở một phần Bắc Mỹ, một phần châu Phi, Úc, và nhiều nơi khác. Thời hậu thuộc địa, một số quốc gia đa sắc tộc sau khi giành được độc lập vẫn giữ tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, để tránh các phiền toái chính trị xoay quanh việc quá ưu tiên một ngôn ngữ bản địa nhất định nào đó.[53][54][55] Vào thế kỷ 20, tầm ảnh hưởng kinh tế và văn hóa ngày càng lớn của Hoa Kỳ, cũng như vị thế siêu cường của nó sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai khép lại, đã đẩy nhanh tốc độ lan truyền của tiếng Anh trên khắp toán cầu.[56][57] Đến thế kỷ 21, tiếng Anh được nói và viết nhiều hơn bất kỳ một thứ tiếng nào trong lịch sử.[58]
Trong quá trình phát triển của tiếng Anh hiện đại, nhiều quy chuẩn sử dụng ngôn ngữ tường minh đã được đề xuất và phát hành, lan truyền thông qua các phương tiện như giáo dục phổ cập và các ấn bản tài trợ bởi nhà nước. Năm 1755, Samuel Johnson xuất bản cuốn A Dictionary of the English Language, trong đó giới thiệu các quy tắc đánh vần và phương thức sử dụng chuẩn chỉ tiếng Anh. Năm 1828, Noah Webster cho ra mắt từ điển American Dictionary of the English language nhằm hướng đến một sự quy chuẩn đối với khẩu ngữ và văn ngữ của tiếng Anh Mỹ, độc lập khỏi tiếng Anh Anh. Ở Anh quốc, các đặc điểm phương ngữ phi chuẩn hoặc hạ lưu đã liên tục bị dè bỉu và xem thường, điều mà đã dẫn đến sự lan rộng của các biến thể uy tín trong tầng lớp trung lưu.[59]
Ở tiếng Anh hiện đại, sự tiêu biến cách ngữ pháp đã gần như hoàn thiện (giờ đây đặc điểm này chỉ xuất hiện ở các đại từ, v.d. các cặp như he và him, she và her, who và whom), và SVO là thứ tự từ ổn định.[59] Một số biến đổi, chẳng hạn đặc điểm do-hỗ trợ, đã phổ biến ở mọi phương ngữ. (Tiếng Anh ngày xưa không dùng động từ "do" trong vai trò trợ động từ chung như tiếng Anh hiện đại; đặc điểm này vốn chỉ xuất hiện ở câu hỏi, song cũng không hoàn toàn bắt buộc.[60] Ngày nay, "do-hỗ trợ" cùng động từ have đang ngày càng trở thành chuẩn.) Các dạng tiếp diễn đuôi -ing có vẻ đang lan sang các cấu trúc khác, và các dạng như had been being built đang ngày càng phổ biến. Sự chính quy hóa các dạng bất quy tắc cũng đang tiếp diễn chậm chạp (v.d. dreamed thay vì dreamt), và các lối thay thế mang tính phân tích đối với các dạng biến hình đang càng trở nên thông thường (v.d. more polite thay vì politer). Tiếng Anh Anh cũng đang trong quá trình biến đổi do bị ảnh hưởng của tiếng Anh Mỹ, thúc đẩy bởi sự hiện diện tràn lan của tiếng Anh Mỹ trên các phương tiện truyền thông và sự uy tín gắn liền với vị thế siêu cường của Hoa Kỳ.[61][62][63]
Tính đến năm 2016, 400 triệu người có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh, và 1,1 tỉ người dùng nó làm ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ.[64] Tiếng Anh là ngôn ngữ đứng thứ ba về số người bản ngữ, sau tiếng Quan Thoại và tiếng Tây Ban Nha.[16] Tuy nhiên, khi kết hợp số người bản ngữ và phi bản ngữ, nó có thể, tùy theo ước tính, là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới.[58][65][66][67] Tiếng Anh được nói bởi các cộng đồng ở mọi nơi và ở hầu khắp các hòn đảo trên các đại dương.[68]
Ba vòng tròn quốc gia nói tiếng Anh
Braj Kachru phân biệt các quốc gia nơi tiếng Anh được nói bằng mô hình ba vòng tròn.[69] Trong mô hình này, "vòng trong" là quốc gia với các cộng đồng bản ngữ tiếng Anh lớn, "vòng ngoài" là các quốc gia nơi tiếng Anh chỉ là bản ngữ của số ít nhưng được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, truyền thông và các mục đích khác, và "vòng mở rộng" là các quốc gia nơi nhiều người học tiếng Anh. Ba vòng tròn này thay đổi theo thời gian.[70]
Ngữ âm và âm vị của tiếng Anh khác nhau giữa từng phương ngữ, nhưng chúng hầu như không ảnh hưởng mấy đến quá trình giao tiếp. Sự biến thiên âm vị ảnh hưởng đến vốn âm vị (tức âm tố phân biệt về ý nghĩa), và sự biến thiên ngữ âm bao hàm sự khác biệt trong cách phát âm của các âm vị.[80] Bài viết này chỉ nói tổng quan về hai dạng phát âm chuẩn được dùng ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, lần lượt là: Received Pronunciation (RP) và General American (GA).
Đa số phương ngữ tiếng Anh sở hữu cùng một bộ 24phụ âm. Bảng bên dưới thể hiện các phụ âm trong phương ngữ California của tiếng Anh Mỹ[84] và của chuẩn RP.[85]
Ở bảng trên, đối với các âm ồn (âm tắc, tắc-xát, và xát) đi theo cặp (như /p b/, /tʃ dʒ/, và /s z/), thì âm đứng trước trong cặp là âm căng (hay âm mạnh) còn âm sau là âm lơi (hay âm yếu). Để phát các âm ồn căng như /p tʃ s/, ta cần căng cơ và hà hơi mạnh hơn so với khi phát các âm ồn lơi như /b dʒ z/. Theo đó âm ồn căng luôn vô thanh, còn âm ồn lơi hữu thanh một phần khi đứng đầu hoặc cuối ngữ lưu và hữu thanh hoàn toàn khi bị kẹp giữa hai nguyên âm. Các âm tắc căng, như /p/ chẳng hạn, có thêm một số đặc điểm cấu âm khác biệt ở đa số các phương ngữ: nó trở thành âm bật hơi[pʰ] khi một mình đứng ở đầu một âm tiết được nhấn, trở thành âm không bật hơi ở hầu hết các trường hợp khác, và thường trở thành âm buông không nghe thấy[p̚ ] hoặc âm tiền-thanh hầu hóa[ˀp] khi đứng ở cuối âm tiết. Đối với các từ đơn âm tiết, nguyên âm đứng trước âm tắc căng được rút ngắn đi: vậy nên nguyên âm trong từ nip ngắn hơn (về mặt ngữ âm, không phải âm vị) khi so với nguyên âm trong từ nib.[86]
âm tắc lơi: bin[b̥ɪˑn], about[əˈbaʊt], nib[nɪˑb̥]
âm tắc căng: pin[ˈpʰɪn], spin[spɪn], happy[ˈhæpi], nip[ˈnɪp̚ ] hay [ˈnɪˀp]
Trong RP, âm tiếp cận bên /l/ có hai tha âm chính, đó là: âm [l] thường hoặc sáng, như trong từ light 'nhẹ, ánh sáng'; và âm [ɫ] ngạc mềm hóa hoặc tối, như trong từ full 'no, đầy'.[87] Âm ɫ tối thường xuất hiên trong chuẩn GA.[88]
l sáng: light theo RP [laɪt]
l tối: full theo RP và GA [fʊɫ], light theo GA [ɫaɪt]
Tất cả âm vang (/l, r/) và âm mũi (/m, n, ŋ/) đều bị phi thanh hóa khi đứng sau một âm ồn vô thanh, và sở hữu âm tiết tính khi đứng sau một phụ âm ở cuối từ.[89]
âm vang vô thanh: clay[kl̥eɪ̯]; snow RP [sn̥əʊ̯], GA [sn̥oʊ̯]
Nguyên âm biến thiên tùy theo từng vùng miền và là một trong các đặc điểm dễ nhận thấy nhất của giọng người nói. Bảng dưới biểu diễn các âm vị nguyên âm trong Received Pronunciation (RP) và General American (GA), kèm theo các từ ví dụ. Âm vị được thể hiện bằng ký hiệu IPA và các từ trong cột RP được lấy làm chuẩn trong các từ điển Anh ngữ.[90]
RP phân biệt độ ngắn dài nguyên âm. Theo đó, nguyên âm dài sẽ có thêm ký hiệu ⟨ː⟩ ở sau; ví dụ, nguyên âm trong từ need[niːd] khác với trong từ bid[bɪd]. Trái lại, GA không phân biệt độ ngắn dài nguyên âm.
Nguyên âm theo RP và GA đều rút ngắn về mặt ngữ âm trước các phụ âm căng trong cùng một âm tiết, như đối với /t tʃ f/, song giữ nguyên độ dài nếu đứng trước các phụ âm lơi như /d dʒ v/ hoặc trong các âm tiết mở: vì vậy, các nguyên âm trong từ rich[rɪtʃ], neat[nit], và safe[seɪ̯f] ngắn hơn rõ ràng khi so với các nguyên âm trong từ ridge[rɪˑdʒ], need[niˑd], và save[seˑɪ̯v], và nguyên âm trong từ light[laɪ̯t] ngắn hơn trong từ lie[laˑɪ̯]. Vì các phụ âm lơi thường vô thanh ở cuối một âm tiết, độ dài nguyên âm là một dấu hiệu quan trọng cho thấy phụ âm theo sau là lơi hay căng.[91]
Khác với nhiều ngôn ngữ Ấn-Âu khác, tiếng Anh đã gần như loại bỏ hệ thống biến tố dựa trên cách để thay bằng cấu trúc phân tích. Đại từ nhân xưng duy trì hệ thống cách hoàn chỉnh hơn những lớp từ khác. Tiếng Anh có bảy lớp từ chính: động từ, danh từ, tính từ, trạng từ, hạn định từ (tức mạo từ), giới từ, và liên từ. Có thể tách đại từ khỏi danh từ, và thêm vào thán từ.[92] Tiếng Anh có một tập hợp trợ động từ phong phú, như have (nghĩa đen 'có') và do ('làm'). Câu nghi vấn có do-support, và wh-movement (từ hỏi wh- đứng đầu).
Một vài đặc điểm tiêu biểu của ngữ tộc German vẫn còn ở tiếng Anh, như những thân từ được biến tố "mạnh" thông qua ablaut (tức đổi nguyên âm của thân từ, tiêu biểu trong speak/spoke và foot/feet) và thân từ "yếu" biến tố nhờ hậu tố (như love/loved, hand/hands). Vết tích của hệ thống cách và giống hiện diện trong đại từ (he/him, who/whom) và sự biến tố động từ to be.
(Chủ tịch ủy ban và vị chính khách lắm lời va vào nhau dữ dội khi cuộc họp bắt đầu)
Danh từ
Danh từ dùng biến tố để chỉ số và sự sở hữu. Danh từ mới có thể được tạo ra bằng cách ghép từ (gọi là compound noun). Danh từ được chia ra thành danh từ riêng và danh từ chung. Danh từ cũng được chia thành danh từ cụ thể (như "table" - cái bàn) và danh từ trừu tượng (như "sadness" - nỗi buồn), và về mặt ngữ pháp gồm danh từ đếm được và không đếm được.[94]
Đa số danh từ đếm được có thể biến tố để thể hiện số nhiều nhờ hậu tố -s/es, nhưng một số có dạng số nhiều bất quy tắc. Danh từ không đếm được chỉ có thể "số nhiều hóa" nhờ một danh từ có chức năng như phân loại từ (ví dụ one loaf of bread, two loaves of bread).[95]
Ví dụ:
Cách lập số nhiều thông thường:
Số ít: cat, dog
Số nhiều: cats, dogs
Cách lập số nhiều bất quy tắc:
Số ít: man, woman, foot, fish, ox, knife, mouse
Số nhiều: men, women, feet, fish, oxen, knives, mice
Sự sở hữu được thể hiện bằng (')s (thường gọi là hậu tố sở hữu), hay giới từ of. Về lịch sử (')s được dùng cho danh từ chỉ vật sống, còn of dùng cho danh từ chỉ vật không sống. Ngày nay sự khác biệt này ít rõ ràng hơn. Về mặt chính tả, hậu tố -s được tách khỏi gốc danh từ bởi dấu apostrophe.
Cấu trúc sở hữu:
Với -s: The woman's husband's child
Với of: The child of the husband of the woman
(Con của chồng của người phụ nữ)
Động từ
Động từ tiếng Anh được chia theo thì và thể, và hợp (agreement) với đại từ ngôi số ba số ít. Chỉ động từ to be vẫn phải hợp với đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai số nhiều.[96] Trợ động từ như have và be đi kèm với động từ ở dạng hoàn thành và tiếp diễn. Trợ động từ khác với động từ thường ở chỗ từ not (chỉ sự phủ định) có thể đi ngay sau chúng (ví dụ, have not và do not), và chúng có thể đứng đầu trong câu nghi vấn.[97][98]
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “English”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Romaine 1999, tr. 2: "Other changes such as the spread and regularisation of do support began in the thirteenth century and were more or less complete in the nineteenth. Although do coexisted with the simple verb forms in negative statements from the early ninth century, obligatoriness was not complete until the nineteenth. The increasing use of do periphrasis coincides with the fixing of SVO word order. Not surprisingly, do is first widely used in interrogatives, where the word order is disrupted, and then later spread to negatives."
Aarts, Bas; Haegeman, Liliane (2006). “6. English Word classes and Phrases”. Trong Aarts, Bas; McMahon, April (biên tập). The Handbook of English Linguistics. Blackwell Publishing Ltd.
Aitken, A. J.; McArthur, Tom biên tập (1979). Languages of Scotland. Occasional paper – Association for Scottish Literary Studies; no. 4. Edinburgh: Chambers. ISBN978-0-550-20261-1.
Algeo, John (1999). “Chapter 2:Vocabulary”. Trong Romaine, Suzanne (biên tập). Cambridge History of the English Language. IV: 1776–1997. Cambridge University Press. tr. 57–91. doi:10.1017/CHOL9780521264778.003. ISBN978-0-521-26477-8.
Ammon, Ulrich (2006). “Language Conflicts in the European Union: On finding a politically acceptable and practicable solution for EU institutions that satisfies diverging interests”. International Journal of Applied Linguistics. 16 (3): 319–338. doi:10.1111/j.1473-4192.2006.00121.x. S2CID142692741.
Ammon, Ulrich (2008). “Pluricentric and Divided Languages”. Trong Ammon, Ulrich N.; Dittmar, Norbert; Mattheier, Klaus J.; và đồng nghiệp (biên tập). Sociolinguistics: An International Handbook of the Science of Language and Society / Soziolinguistik Ein internationales Handbuch zur Wissenschaft vov Sprache and Gesellschaft. Handbooks of Linguistics and Communication Science / Handbücher zur Sprach- und Kommunikationswissenschaft 3/2. 2 (ấn bản thứ 2). de Gruyter. ISBN978-3-11-019425-8.
Australian Bureau of Statistics (28 tháng 3 năm 2013). “2011 Census QuickStats: Australia”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
Bailey, G. (1997). “When did southern American English begin”. Trong Edgar W. Schneider (biên tập). Englishes around the world. tr. 255–275.
Bammesberger, Alfred (1992). “Chapter 2: The Place of English in Germanic and Indo-European”. Trong Hogg, Richard M. (biên tập). The Cambridge History of the English Language. 1: The Beginnings to 1066. Cambridge University Press. tr. 26–66. ISBN978-0-521-26474-7.
Barry, Michael V. (1982). “English in Ireland”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 84–134. ISBN978-3-12-533872-2.
Bauer, Laurie; Huddleston, Rodney (2002). “Chapter 19: Lexical Word-Formation”. Trong Huddleston, Rodney; Pullum, Geoffrey K. (biên tập). The Cambridge Grammar of the English Language. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 1621–1721. ISBN978-0-521-43146-0. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015.
Boberg, Charles (2010). The English language in Canada: Status, history and comparative analysis. Studies in English Language. Cambridge University Press. ISBN978-1-139-49144-0.
Beau Brock (tháng 7 năm 2011). “The English language in Canada: Status, history and comparative analysis (review)”. The Canadian Journal of Linguistics. 55 (2): 277–279. doi:10.1353/cjl.2011.0015. S2CID144445944.
Cassidy, Frederic G. (1982). “Geographical Variation of English in the United States”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 177–210. ISBN978-3-12-533872-2.
Collingwood, Robin George; Myres, J. N. L. (1936). “Chapter XX. The Sources for the period: Angles, Saxons, and Jutes on the Continent”. Roman Britain and the English Settlements. Book V: The English Settlements. Oxford, England: Clarendon Press. JSTOR2143838. LCCN37002621.
Collins, Beverley; Mees, Inger M. (2003) [First published 1981]. The Phonetics of English and Dutch (ấn bản thứ 5). Leiden: Brill Publishers. ISBN978-90-04-10340-5.
Denning, Keith; Kessler, Brett; Leben, William Ronald (17 tháng 2 năm 2007). English Vocabulary Elements. Oxford University Press. ISBN978-0-19-516803-7. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
Eagleson, Robert D. (1982). “English in Australia and New Zealand”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 415–438. ISBN978-3-12-533872-2.
“Summary by language size”. Ethnologue: Languages of the World. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015.
Fasold, Ralph W.; Connor-Linton, Jeffrey biên tập (2014). An Introduction to Language and Linguistics . Cambridge University Press. ISBN978-1-316-06185-5.
Görlach, Manfred (1991). Introduction to Early Modern English. Cambridge University Press. ISBN978-0-521-32529-5.
Gordin, Michael D. (4 tháng 2 năm 2015). “Absolute English”. Aeon. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2015.
Gordon, Elizabeth; Campbell, Lyle; Hay, Jennifer; Maclagan, Margaret; Sudbury, Angela; Trudgill, Peter (2004). New Zealand English: its origins and evolution. Studies in English Language. Cambridge University Press. ISBN978-0-521-10895-9.
Graddol, David; Leith, Dick; Swann, Joan; Rhys, Martin; Gillen, Julia biên tập (2007). Changing English. Routledge. ISBN978-0-415-37679-2. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2015.
Greenbaum, S.; Nelson, G. (2002). An introduction to English grammar . Longman. ISBN978-0-582-43741-8.
Halliday, M. A. K.; Hasan, Ruqaiya (1976). Cohesion in English. Pearson Education ltd.
Hancock, Ian F.; Angogo, Rachel (1982). “English in East Africa”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 415–438. ISBN978-3-12-533872-2.
Hickey, R. biên tập (2005). Legacies of colonial English: Studies in transported dialects. Cambridge University Press.
Hogg, Richard M. (1992). “Chapter 3: Phonology and Morphology”. Trong Hogg, Richard M. (biên tập). The Cambridge History of the English Language. 1: The Beginnings to 1066. Cambridge University Press. tr. 67–168. doi:10.1017/CHOL9780521264747. ISBN978-0-521-26474-7. S2CID161881054.
“How many words are there in the English language?”. Oxford Dictionaries Online. Oxford University Press. 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015. How many words are there in the English language? There is no single sensible answer to this question. It's impossible to count the number of words in a language, because it's so hard to decide what actually counts as a word.
Hughes, Arthur; Trudgill, Peter (1996). English Accents and Dialects (ấn bản thứ 3). Arnold Publishers.
International Civil Aviation Organization (2011). “Personnel Licensing FAQ”. International Civil Aviation Organization – Air Navigation Bureau. In which languages does a licence holder need to demonstrate proficiency?. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014. Controllers working on stations serving designated airports and routes used by international air services shall demonstrate language proficiency in English as well as in any other language(s) used by the station on the ground.
König, Ekkehard; van der Auwera, Johan biên tập (1994). The Germanic Languages. Routledge Language Family Descriptions. Routledge. ISBN978-0-415-28079-2. JSTOR4176538. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2015. The survey of the Germanic branch languages includes chapters by Winfred P. Lehmann, Ans van Kemenade, John Ole Askedal, Erik Andersson, Neil Jacobs, Silke Van Ness, and Suzanne Romaine.
König, Ekkehard (1994). “17. English”. Trong König, Ekkehard; van der Auwera, Johan (biên tập). The Germanic Languages. Routledge Language Family Descriptions. Routledge. tr. 532–562. ISBN978-0-415-28079-2. JSTOR4176538. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2015.
Labov, W. (1972). “13. The Social Stratification of (R) in New York City Department Stores”. Sociolinguistic patterns. University of Pennsylvania Press.
Lanham, L. W. (1982). “English in South Africa”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 324–352. ISBN978-3-12-533872-2.
Lass, Roger (1992). “2. Phonology and Morphology”. Trong Blake, Norman (biên tập). Cambridge History of the English Language. II: 1066–1476. Cambridge University Press. tr. 23–154.
Lass, Roger (2000). “Chapter 3: Phonology and Morphology”. Trong Lass, Roger (biên tập). The Cambridge History of the English Language, Volume III: 1476–1776. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 56–186.
Lass, Roger (2002), “South African English”, trong Mesthrie, Rajend (biên tập), Language in South Africa, Cambridge University Press, ISBN978-0-521-79105-2
Lawton, David L. (1982). “English in the Caribbean”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 251–280. ISBN978-3-12-533872-2.
Levine, L.; Crockett, H. J. (1966). “Speech Variation in a Piedmont Community: Postvocalic r*”. Sociological Inquiry. 36 (2): 204–226. doi:10.1111/j.1475-682x.1966.tb00625.x.
Li, David C. S. (2003). “Between English and Esperanto: what does it take to be a world language?”. International Journal of the Sociology of Language. 2003 (164): 33–63. doi:10.1515/ijsl.2003.055. ISSN0165-2516.
“Macquarie Dictionary”. Australia's National Dictionary & Thesaurus Online | Macquarie Dictionary. Macmillan Publishers Group Australia. 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
Mair, C.; Leech, G. (2006). “14 Current Changes in English Syntax”. The handbook of English linguistics.
National Records of Scotland (26 tháng 9 năm 2013). “Census 2011: Release 2A”. Scotland's Census 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
Nevalainen, Terttu; Tieken-Boon van Ostade, Ingrid (2006). “Chapter 5: Standardization”. Trong Denison, David; Hogg, Richard M. (biên tập). A History of the English language. Cambridge University Press. ISBN978-0-521-71799-1.
O'Dwyer, Bernard (2006). Modern English Structures, second edition: Form, Function, and Position. Broadview Press.
Office for National Statistics (4 tháng 3 năm 2013). “Language in England and Wales, 2011”. 2011 Census Analysis. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014.
Payne, John; Huddleston, Rodney (2002). “5. Nouns and noun phrases”. Trong Huddleston, R.; Pullum, G. K. (biên tập). The Cambridge Grammar of English. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 323–522.
Richter, Ingo (2012). “Introduction”. Trong Richter, Dagmar; Richter, Ingo; Toivanen, Reeta; và đồng nghiệp (biên tập). Language Rights Revisited: The challenge of global migration and communication. BWV Verlag. ISBN978-3-8305-2809-8. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
Roach, Peter (2009). English Phonetics and Phonology (ấn bản thứ 4). Cambridge.
Romaine, Suzanne (1982). “English in Scotland”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 56–83. ISBN978-3-12-533872-2.
Romaine, Suzanne (1999). “Chapter 1: Introduction”. Trong Romaine, Suzanne (biên tập). Cambridge History of the English Language. IV: 1776–1997. Cambridge University Press. tr. 01–56. doi:10.1017/CHOL9780521264778.002. ISBN978-0-521-26477-8.
Ryan, Camille (tháng 8 năm 2013). “Language Use in the United States: 2011”(PDF). American Community Survey Reports. tr. 1. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014.
Sailaja, Pingali (2009). Indian English. Dialects of English. Edinburgh University Press. ISBN978-0-7486-2595-6. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.
Schiffrin, Deborah (1988). Discourse Markers. Studies in Interactional Sociolinguistics. Cambridge University Press. ISBN978-0-521-35718-0. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.
Sheidlower, Jesse (10 tháng 4 năm 2006). “How many words are there in English?”. Slate Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015. The problem with trying to number the words in any language is that it's very hard to agree on the basics. For example, what is a word?
Sweet, Henry (2014) [1892]. A New English Grammar. Cambridge University Press.
Thomas, Erik R. (2008). “Rural Southern white accents”. Trong Edgar W. Schneider (biên tập). Varieties of English. 2: The Americas and the Caribbean. de Gruyter. tr. 87–114. doi:10.1515/9783110208405.1.87. ISBN978-3-11-020840-5.
Todd, Loreto (1982). “The English language in West Africa”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 281–305. ISBN978-3-12-533872-2.
Toon, Thomas E. (1982). “Variation in Contemporary American English”. Trong Bailey, Richard W.; Görlach, Manfred (biên tập). English as a World Language. University of Michigan Press. tr. 210–250. ISBN978-3-12-533872-2.
Toon, Thomas E. (1992). “Old English Dialects”. Trong Hogg, Richard M. (biên tập). The Cambridge History of the English Language. 1: The Beginnings to 1066. Cambridge University Press. tr. 409–451. ISBN978-0-521-26474-7.
Trudgill, Peter; Hannah, Jean (2002). International English: A Guide to the Varieties of Standard English (ấn bản thứ 4). London: Hodder Education. ISBN978-0-340-80834-4.
Si ce bandeau n'est plus pertinent, retirez-le. Cliquez ici pour en savoir plus. Le contenu de cet article ou de cette section est peut-être sujet à caution et doit absolument être sourcé (août 2013). Si vous connaissez le sujet dont traite l'article, merci de le reprendre à partir de sources pertinentes en utilisant notamment les notes de fin de page. Vous pouvez également laisser un mot d'explication en page de discussion. Cet article est une ébauche concernant un terme géographiqu...
Artikel ini perlu diwikifikasi agar memenuhi standar kualitas Wikipedia. Anda dapat memberikan bantuan berupa penambahan pranala dalam, atau dengan merapikan tata letak dari artikel ini. Untuk keterangan lebih lanjut, klik [tampil] di bagian kanan. Mengganti markah HTML dengan markah wiki bila dimungkinkan. Tambahkan pranala wiki. Bila dirasa perlu, buatlah pautan ke artikel wiki lainnya dengan cara menambahkan [[ dan ]] pada kata yang bersangkutan (lihat WP:LINK untuk keterangan lebih lanjut...
Untuk mantan pemeran Hong Kong, lihat Margaret Tu Chuan. Untuk atlet Tiongkok, lihat Du Juan (atlet). Ini adalah nama Tionghoa; marganya adalah Du. Du JuanDu Juan di Roberto CavalliNama asal杜鹃Lahir15 September 1982 (umur 41)[1]Shanghai, TiongkokInformasi modelingTinggi5 ft 11 in (1,80 m)[2]Warna rambutHitamWarna mataCoklatManajer IMG Models (New York, Paris, London, Sydney) [3] Du Juan (Hanzi sederhana: 杜鹃; Hanzi tradisional: �...
This article is about the town in northern France. For other uses, see Calais (disambiguation). Kales redirects here. For other uses, see Kales (disambiguation). Subprefecture and commune in Hauts-de-France, FranceCalais Calés (Picard)Subprefecture and commune FlagCoat of armsLocation of Calais CalaisShow map of FranceCalaisShow map of Hauts-de-FranceCoordinates: 50°56′53″N 01°51′23″E / 50.94806°N 1.85639°E / 50.94806; 1.85639CountryFranceRegionHauts-...
Pour les articles homonymes, voir Pharaon (homonymie). Pharaon Pr-ˁȝ Ramsès II assis sur son trône, tenant le sceptre Héqa et coiffé du khépresh - XIXe dynastie - Musée égyptologique de Turin. Statue fragmentaire de Thoutmôsis III - XVIIIe dynastie - Musée de Louxor. Tête du pharaon Houni - IIIe dynastie - Brooklyn Museum. Le pharaon (de l'égyptien ancien : per-aâ « grande maison ») est le roi et reine de l'Égypte antique. Les noms de 345...
خريطة البعثات الدبلوماسية في ماليزيا تعرض هذه الصفحة قائمة البعثات الدبلوماسية في ماليزيا. حاليا، توجد في العاصمة كوالالمبور 103 سفارات. دول أخرى عديدة لها سفراء معتمدون في ماليزيا، لكن معظمهم يقيم في عواصم دول أخرى. هذه القائمة تستثني القنصليات الفخرية. سفارات كوالالمبور ...
Questa voce o sezione sull'argomento militari britannici non cita le fonti necessarie o quelle presenti sono insufficienti. Puoi migliorare questa voce aggiungendo citazioni da fonti attendibili secondo le linee guida sull'uso delle fonti. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. George MurrayRitratto di Lord George MurrayNascitaHuntingtower, 4 ottobre 1694 MorteMedemblik, 11 ottobre 1760 voci di militari presenti su Wikipedia Manuale Lord George Murray (Huntingtower, 4...
MarsekalPeng Dehuai彭德怀 Menteri Pertahanan NasionalMasa jabatan1954–1959PendahuluTidak adaPenggantiLin Biao Informasi pribadiLahir(1898-10-24)24 Oktober 1898Shixiang, Xiangtan, Hunan, TiongkokMeninggal29 November 1974(1974-11-29) (umur 76)Beijing, TiongkokPenghargaan sipilMedali Agustus Pertama, Kelas ke-1Medali Kemerdekaan dan Kebebasan, Kelas ke-1Medali Pembebasan, Kelas ke-1(Republik Rakyat Tiongkok)National Flag Order of Merit (dianugerahi dua kali)(Korea Utara)Karier militerP...
Type of lingerie This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Pettipants – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (October 2022) (Learn how and when to remove this message) Pettipants are a type of lingerie worn by women. The name is a portmanteau of petticoat (ultimately from French petit, small) an...
ХристианствоБиблия Ветхий Завет Новый Завет Евангелие Десять заповедей Нагорная проповедь Апокрифы Бог, Троица Бог Отец Иисус Христос Святой Дух История христианства Апостолы Хронология христианства Раннее христианство Гностическое христианство Вселенские соборы Н...
Public park in Brooklyn, New York Playing field Commodore Barry Park is an urban park in the Fort Greene neighborhood of the New York City borough of Brooklyn. The park is operated by the New York City Department of Parks and Recreation. It encompasses an area of 10.39 acres (42,000 m2) and holds baseball, basketball, football, swimming pool and playground fields/facilities.[1] The park was acquired in 1836 by the Village of Brooklyn (long before it was absorbed into New York Cit...
متحف السرايا الحمراء إحداثيات 32°53′45″N 13°10′49″E / 32.89583333°N 13.18027778°E / 32.89583333; 13.18027778 معلومات عامة الموقع طرابلس الدولة ليبيا[1] سنة التأسيس 1919 تاريخ الافتتاح الرسمي 1919 معلومات أخرى تعديل مصدري - تعديل 32°53′45″N 13°10′49″E / 32.89583°N 1...
اتش ام فيالشعارمعلومات عامةالبلد المملكة المتحدة التأسيس 1921 النوع عمل تجاري — مؤسسة التجارة التقليدية — سلسلة متاجر — شركة تسجيلات المقر الرئيسي لندن موقع الويب hmv.com أهم الشخصياتالمالك Sunrise Records (en) (2019 – ) تعديل - تعديل مصدري - تعديل ويكي بيانات «اتش ام في» - فرع شارع أكس...
Mappa di Milano del XVIII secolo con indicati i principali luoghi pii e chiese dell'epoca San Nazaro in Pietrasanta San Giovanni alle Case Rotte Vecchia chiesa di San Bartolomeo Santa Maria in Aracoeli Santa Maria in Brera San Pietro in Cornaredo San Donnino alla Mazza Chiesa di Santa Caterina alla Chiusa Dipinto di Santo Stefano in Borgogna San Giovanni in Laterano Monastero e chiesa della Maddalena Basilica di San Giovanni in Conca La scomparsa chiesa di Santa Maria Beltrade San Michele sul...
Constituency of Bangladesh's Jatiya Sangsad Barguna-2Constituencyfor the Jatiya SangsadDistrictBarguna DistrictDivisionBarisal DivisionElectorate268,366 (2018)[1]Current constituencyCreated1984PartyAwami LeagueMember(s)Sultana Nadira Barguna-2 is a constituency represented in the Jatiya Sangsad (National Parliament) of Bangladesh since 2024 by Sultana Nadira of the Awami League. Boundaries The constituency encompasses Bamna, Betagi, and Patharghata upazilas.[2][3] Hist...
دوري باركليز الممتاز الموسم 2009-2010 البلد المملكة المتحدة المنظم الاتحاد الإنجليزي لكرة القدم النسخة 111ª (18ª di Premier League) عدد الفرق 20 الفائز تشيلسي (اللقب الرابع) الوصيف نادي تشيلسي الفرق الهابطة بورتسموث بيرنلي هال سيتي دوري أبطال أوروبا تشيلسي مانشستر يوناي...