Đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia

Indonesia
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhPasukan Garuda (Đỏ và Trắng)
Tim Garuda (Đội bóng Kim sí điểu)
Hiệp hộiPSSI
Liên đoàn châu lụcAFC (Châu Á)
Liên đoàn khu vựcAFF (Đông Nam Á)
Huấn luyện viên trưởngHà Lan Patrick Kluivert
Đội trưởngJay Idzes
Thi đấu nhiều nhấtAbdul Kadir (111)[1]
Ghi bàn nhiều nhấtAbdul Kadir (70)
Sân nhàSân vận động Gelora Bung Karno
Sân vận động Quốc tế Jakarta
Mã FIFAIDN
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 134 Tăng 8 (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[2]
Cao nhất76 (9.1997)
Thấp nhất191 (7.2016)
Hạng Elo
Hiện tại 142 Tăng 34 (30 tháng 11 năm 2022)[3]
Cao nhất35 (11.1969)
Thấp nhất179 (9.2020)
Trận quốc tế đầu tiên
 Đông Ấn Hà Lan 7–1 Nhật Bản 
(Manila, Philippines; 13 tháng 5 năm 1934)[4][5]
 Ấn Độ 3–0  Indonesia
(New Delhi, Ấn Độ; 5 tháng 3 năm 1951)[5]
Trận thắng đậm nhất
 Indonesia 12–0 Philippines 
(Rio de Janeiro, Brasil; 21 tháng 9 năm 1972)
 Indonesia 13–1 Philippines 
(Jakarta, Indonesia; 23 tháng 12 năm 2002)
Trận thua đậm nhất
Bahrain  10–0  Indonesia
(Riffa, Bahrain; 29 tháng 2 năm 2012)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 1938)
Kết quả tốt nhấtVòng 1 (1938)
Cúp bóng đá châu Á
Sồ lần tham dự6 (Lần đầu vào năm 1996)
Kết quả tốt nhấtVòng 16 đội (2023)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia (tiếng Indonesia: Tim nasional sepak bola Indonesia) là đội tuyển bóng đá đại diện cho Indonesia trên bình diện quốc tế và do Hiệp hội bóng đá Indonesia (PSSI) quản lý.

Indonesia là đội bóng châu Á đầu tiên tham dự vòng chung kết World Cup, dưới tên gọi Đông Ấn Hà Lan vào năm 1938. Thành tích cao nhất của đội là lọt vào vòng 16 đội của AFC Asian Cup 2023, tấm huy chương đồng tại ASIAD 1958 cùng với 6 lần á quân AFF Cup giành được vào các năm 2000, 2002, 2004, 2010, 20162020.

Lịch sử

Indonesia dưới tên gọi Đông Ấn Hà Lan là đội bóng châu Á đầu tiên tham dự vòng vòng loại World Cup sau khi được FIFA miễn thi đấu vòng loại của giải năm 1938Pháp vì giải khi đó có quá ít đội bóng tham gia vào phút chót. Trận thua 0–6 tại vòng 1 ở Reims trước đội á quân Hungary là trận đấu duy nhất tại một vòng chung kết World Cup của đội.

Năm 1958, đội dự vòng loại World Cup đầu tiên của mình với tư cách là nước Indonesia độc lập. Sau khi vượt qua được Trung Quốc ở vòng 1, đội đã bỏ cuộc khi từ chối đấu với Israel. Những năm sau thì cũng vì lý do chính trị mà Indonesia không tiếp tục tham gia giải đấu. Mãi đến năm 1974 đội mới trở lại.

Indonesia đã có bốn lần liên tiếp tham dự vòng chung kết Asian Cup trong giai đoạn 1996-2007 nhưng đều không vượt qua được vòng bảng. Lần đầu là vào năm 1996 diễn ra ở UAE, nơi đội giành 1 điểm duy nhất sau trận hòa với Kuwait ở vòng bảng. Ở lần thứ hai góp mặt tại giải đấu năm 2000 trên đất Liban, một lần nữa, Indonesia cũng chỉ giành được 1 điểm sau 3 trận đấu. Tại Asian Cup 2004, thành tích của đội tốt hơn khi giành thắng lợi đầu tiên trong lịch sử tham dự giải khi đánh bại Qatar với tỉ số 2–1; tuy nhiên kết quả này chưa đủ để đưa đội vượt qua vòng bảng. Đến Asian Cup 2007, với tư cách là đồng chủ nhà, Indonesia được vào thẳng vòng chung kết. Lần này, đội đã thắng Bahrain 2–1, sau đó lần lượt thua Ả Rập Saudi 1–2 và Hàn Quốc 0–1, qua đó kết thúc giải ở vị trí thứ 3 bảng D và không thể đi tiếp.

Sau 16 năm vắng bóng, Indonesia trở lại sân chơi lớn nhất châu lục ở giải đấu năm 2023 và lần này đội đã làm nên lịch sử khi có lần đầu tiên vượt qua vòng bảng. Đội thua cùng tỷ số 1-3 trước Nhật BảnIraq nhưng đã đánh bại đối thủ cùng khu vực Đông Nam Á là Việt Nam 1–0, qua đó đứng thứ 3 bảng D với 3 điểm và giành vé đi tiếp với tư cách 1 trong 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất. Đội dừng bước ở ngay vòng knock-out đầu tiên khi nhận thất bại 0–4 trước Úc.

Ở cấp độ khu vực, Indonesia chưa bao giờ giành được chức vô địch AFF Cup, dù đã có 6 lần lọt vào trận chung kết (2000, 2002, 2004, 2010, 20162020). Họ chỉ có hai lần lên ngôi quán quân trong khu vực vào các năm 19871991 khi giành huy chương vàng tại đại hội thể thao SEA Games, khi đó còn cho phép các nước cử đội tuyển quốc gia tham dự.

Giải đấu

Giải vô địch bóng đá thế giới

Năm Kết quả St T H [6] B Bt Bb
1930

1934
Không tham dự
Pháp 1938 Vòng bảng 1 0 0 1 0 6
1950 Bỏ cuộc
1954 Không tham dự
1958

1962
Bỏ cuộc
1966

1970
Không tham dự
1974

2014
Không vượt qua vòng loại
2018 Bị cấm thi đấu
2022 Không vượt qua vòng loại
CanadaMéxicoHoa Kỳ2026

MarocBồ Đào NhaTây Ban Nha 2030
Chưa xác định
Tổng cộng Vòng 1 1 0 0 1 0 6

Cúp bóng đá châu Á

Năm Thành tích Trận Thắng Hoà Thua BT BB
1956 đến 1964 Không tham dự
1968 đến 1992 Không vượt qua vòng loại
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 1996 Vòng bảng 3 0 1 2 4 8
Liban 2000 3 0 1 2 0 7
Trung Quốc 2004 3 1 0 2 3 9
Indonesia Malaysia Thái Lan Việt Nam 2007 3 1 0 2 3 4
2011 Không vượt qua vòng loại
2015
2019 Bị cấm thi đấu
Qatar 2023 Vòng 2 4 1 0 3 3 10
Ả Rập Xê Út 2027 Vượt qua vòng loại
Tổng cộng Vòng 16 đội 16 3 2 11 13 38

Thế vận hội

Năm Thành tích Thứ hạng GP W D L GS GA
1900 đến 1952 Không tham dự, là thuộc địa của Hà Lan
Úc 1956 Tứ kết 7th 2 0 1 1 0 4
1960 Không vượt qua vòng loại
1964 Bỏ cuộc
1968 đến 1988 Không vượt qua vòng loại
Tổng cộng Tứ kết 1/18 2 0 1 1 0 4

Á vận hội

Năm Thành tích Thứ hạng GP W D L GS GA
Ấn Độ 1951 Tứ kết 6th 1 0 0 1 0 3
Philippines 1954 Hạng 4 4th 4 2 0 2 15 12
Nhật Bản 1958 Huy chương đồng 3rd 5 4 0 1 15 7
Indonesia 1962 Vòng 1 5th 3 2 0 1 9 3
Thái Lan 1966 Tứ kết 5th 5 2 2 1 8 4
Thái Lan 1970 5th 5 1 2 2 4 7
1974 đến 1982 Không tham dự
Hàn Quốc 1986 Hạng 4 4th 6 1 2 3 4 14
1990 đến 1998 Không tham dự
Tổng cộng Huy chương đồng 7/13 29 12 6 11 55 50

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á

Thống kê cầu thủ

Tính đến 13 February 2024[8]
Những cầu thủ được in đậm vẫn đang thi đấu cho Indonesia.

Thi đấu nhiều nhất

Abdul Kadir là cầu thủ ra sân nhiều nhất cho đội tuyển Indonesia và là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại.
Thứ hạng Cầu thủ Số trận Bàn thắng Thời gian thi đấu
1 Abdul Kadir 111 70 1965–1979
2 Iswadi Idris 97 55 1968–1980
3 Bambang Pamungkas 86 38 1999–2012
4 Kainun Waskito 80 31 1967–1977
5 Jacob Sihasale 70 23 1966–1974
6 Firman Utina 66 5 2001–2014
7 Ponaryo Astaman 61 2 2003–2013
Soetjipto Soentoro 61 37 1965–1970
9 Hendro Kartiko 60 0 1996–2011
10 Kurniawan Dwi Yulianto 59 33 1995–2005
Risdianto 59 27 1971–1981

Ghi nhiều bàn thắng nhất

Thứ hạng Cầu thủ Số bàn thắng Số trận khoác áo Hiệu suất Thời gian thi đấu
1 Abdul Kadir 70 111 0.63 1965–1979
2 Iswadi Idris 55 97 0.57 1968–1980
3 Bambang Pamungkas 38 86 0.44 1999–2012
4 Soetjipto Soentoro 37 61 0.61 1965–1970
5 Kurniawan Dwi Yulianto 33 59 0.56 1995–2005
6 Kainun Waskito 31 80 0.39 1967–1977
7 Risdianto 27 59 0.45 1971–1981
8 Jacob Sihasale 23 70 0.33 1966–1974
Henky Timisela 23 55 0.42 1958–1962
10 Omo Suratmo 19 31 0.61 1957–1962

Chú thích

  1. ^ Appearances for Indonesia National Team
  2. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ “Dutch East Indies International matches”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ a b “World Football Elo Ratings: Indonesia”. World Football Elo Ratings. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu
  7. ^ “Shin Tae-yong Panggil 22 Pemain untuk Pertandingan Lawan Irak và Filipina” (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024. Đã bỏ qua tham số không rõ |trang web= (trợ giúp)
  8. ^ Widigdo, Novianto. “Indonesia - Record International Players”. RSSSF. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.