Seoul

Seoul
서울
—  Thành phố đặc biệt  —
Thành phố Đặc biệt Seoul
서울특별시

Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Seoul
Ấn chương
Map
Seoul trên bản đồ Hàn Quốc
Seoul
Seoul
Seoul trên bản đồ Châu Á
Seoul
Seoul
Seoul trên bản đồ Trái Đất
Seoul
Seoul
Seoul, (Hàn Quốc)
Quốc giaHàn Quốc Hàn Quốc[1]
VùngVùng thủ đô Seoul
Đặt tên theoThủ đô Sửa dữ liệu tại Wikidata
Thủ phủJung-gu Sửa dữ liệu tại Wikidata
Quận25
Chính quyền
 • KiểuChính quyền thị trưởng-hội đồng
 • Thành phầnChính quyền Thành phố Đặc biệt Seoul
Hội đồng thủ đô Seoul
 • Thị trưởngOh Se-hoon (Đảng Sức mạnh quốc dân)
 • Quốc hội Hàn Quốc49
Diện tích[2]
 • Thành phố đặc biệt605,23 km2 (233,68 mi2)
 • Vùng đô thị11.871,77 km2 (458,372 mi2)
Độ cao38 m (125 ft)
Độ cao cực đại (Bukhansan)836,5 m (27,444 ft)
Độ cao cực tiểu (Hoàng Hải)0 m (0 ft)
Dân số (10/2022)[4]
 • Thành phố đặc biệt9.443.722
 • Thứ hạng1
 • Mật độ16,000/km2 (40,000/mi2)
 • Vùng đô thị26.396.340[3]
 • Mật độ vùng đô thị15.615,17/km2 (40,443,1/mi2)
 • Tên gọi dân cưNgười Seoul
 • Phương ngữPhương ngữ Seoul
Múi giờGiờ tiêu chuẩn Hàn Quốc (UTC+9)
Mã ISO 3166KR-11
Thành phố kết nghĩaSan Francisco, Cairo, Jakarta, New Delhi, Đài Bắc, Ankara, Guam, Tehran, Bogotá, Tokyo, Moskva, Sydney, Bắc Kinh, Ulaanbaatar, Hà Nội, Warszawa, Astana, Athena, Washington, D.C., Băng Cốc, Tirana, São Paulo, Delhi, Buenos Aires, Thành phố México, Rio de Janeiro, Quận Honolulu, Paris, Roma, Thành phố New York, Honolulu, Bandung, Kyiv Sửa dữ liệu tại Wikidata
ChimÁc là phương Đông
MàuĐỏ Seoul[5]
HoaLiên kiều
FontSeoul fonts (Seoul Sông Hán và Seoul Namsan)[6]
Linh vậtGiải trãi
CâyBạch quả
Tổng sản phẩm trên địa bàn
(thành phố đặc biệt)
US$384 tỷ[7]
GRDP bình quân đầu người danh nghĩa
(thành phố đặc biệt)
US$39,558[7]
Trang webseoul.go.kr
Seoul
"Seoul" trong hangul
Hangul
Romaja quốc ngữSeoul
McCune–ReischauerSŏul
Thành phố Đặc biệt Seoul
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữSeoul Teukbyeolsi
McCune–ReischauerSŏul T'ŭkpyŏlsi

Seoul (Hangul: 서울, phát âm tiếng Hàn: [sʰʌul] ), tên chính thức là Thành phố Đặc biệt Seoul (Hangul: 서울특별시) là thủ đô kiêm đô thị lớn nhất của Hàn Quốc. Seoul nằm ở phía tây bắc sông Hán và là một thành phố toàn cầu.

Thành phố (theo cách gọi của Hàn Quốc là "Thị") cách biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 50km về phía nam, là khu vực chính của vùng thủ đô Seoul, có dân số là 26 triệu người (2020).[9] Thành phố trở thành thủ đô của chính thể Đệ Nhất Đại Hàn Dân Quốc sau khi chính phủ Hàn Quốc được thành lập vào năm 1948. Seoul ngày nay là một trong những thành phố lớn nhất thế giới theo dân số[10] và kết nối số.[11]

Năm 2020, Seoul ghi nhận hơn 24,3 triệu phương tiện cơ giới được đăng ký,[12] đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên. Trong những năm gần đây, chính quyền thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp để làm sạch nước và không khí đang bị ô nhiễm, sự phục hồi của suối Cheonggyecheon là thành quả tiêu biểu của nhiều dự án làm đẹp đô thị lớn.[13]

Nguồn gốc tên gọi

Thành phố được biết đến trong quá khứ bởi các tên gọi kế tiếp nhau như: Wiryeseong (phiên âm Hán Việt: Úy Lễ Thành; ; thuộc vương quốc Bách Tế), Hanyang (phiên âm Hán Việt: Hán Dương; ) và Hanseong (phiên âm Hán Việt: Hán Thành; ; Cao LyTriều Tiên). Tên hiện nay lấy từ tên trong từ tiếng Triều Tiên cổ Seorabeol hay Seobeol, có nghĩa là "kinh thành", trước kia dùng cho Gyeongju (phiên âm Hán Việt: Khánh Châu), kinh đô của vương quốc Tân La xưa kia.

Không giống như nhiều địa danh khác ở bán đảo Triều Tiên, "Seoul" là tên riêng thuần tiếng Triều Tiên, không phải là từ Hán-Triều nên chỉ có thể viết bằng Hangul và không có Hanja (chữ Hán) tương đương. Vào thời gian thập niên 40 đến thập niên 50 của thế kỷ 20, người ta đã sử dụng bản dịch tên (Sūwū, phiên âm Hán Việt: Tô Ô), gần giống với phiên âm tiếng Anh của từ Seoul được sử dụng.

Ngày 18 tháng 1 năm 2005, chính quyền Seoul đã sử dụng Hán tự "Thủ Nhĩ" (giản thể: 首尔; phồn thể: 首爾; bính âm: shǒu'ěr, được đọc từ phiên âm Thượng Hải "sew3 el2") để thay thế Hán tự của tên gọi "Hán Thành" (Hanseong, giản thể: 汉城; phồn thể: 漢城; Hán-Việt: Hán Thành; bính âm: hànchéng).[14][15][16] Tuy nhiên, "Thủ Nhĩ" chỉ được sử dụng để phiên âm sang Hán ngữ, dịch nghĩa sang tiếng Trung và viết theo Hán Tự mà thôi, nhưng không được sử dụng trên các văn bản hành chính của Hàn Quốc.

Tên gọi "Đặc biệt thị Xơ-un" được viết bằng tiếng Hàn là 서울특별시 (Seoul Teukbyeol-si) nhưng vẫn được viết kèm theo Hán tự với cụm từ "Đặc biệt thị" (서울特別市; Đặc biệt thị Xơ-un), không viết là 首爾特別市 - Thủ Nhĩ đặc biệt thị (ba chữ Hán 特別市 - đặc biệt thị được viết vì nó là cấp hành chính "Đặc biệt thị"). Tương tự như vậy thì "Thủ Nhĩ" (首爾) cũng không dùng trong các ngôn ngữ thuộc vùng văn hoá chữ Hán là tiếng Nhật (thường viết bằng katakana là ソウル - Souru).

Lịch sử

Đông Cung Đồ, bức tranh nổi tiếng của các họa sĩ hoàng gia thời Joseon mô phỏng Changdeokgung

Sự định cư của con người ở vùng lưu vực sông Hán, nơi có Seoul ngày nay, bắt đầu vào năm 4000 TCN. Lịch sử của Seoul có thể quay về từ 18 TCN, khi đây là kinh đô Úy Lễ Thành của triều đại Bách Tế (thành lập năm 18 TCN) ở khu vực đông bắc Seoul. Có một số bức tường thành còn lại trong khu vực đó kể từ thời điểm này. Phong Nạp thổ thành, một bức tường bằng đất ở ngay bên ngoại ô Seoul, được cho là đã có mặt tại vị trí chính của Uý Lễ Thành. Khi 3 nước Tam Quốc tranh giành vùng chiến lược này, sự kiểm soát đã chuyển từ triều đình Bách Tế sang Cao Câu Ly vào thế kỷ thứ 5 và từ Cao Câu Ly đến Tân La vào thế kỷ thứ 6.

Trong thế kỷ 11, sau khi đánh bại được Tân La Thống nhất, triều đình Cao Câu Ly xây dựng một cung điện mùa hè ở Hán Thành (Seoul ngày nay), được gọi là "Nam Kinh". Chỉ từ thời kỳ này, Seoul trở thành một khu vực đông dân cư hơn. Khi nhà Triều Tiên (còn gọi là Joseon) thay thế Cao Câu Ly, kinh đô được dời hẳn đến Hán Thành, và trở thành kinh đô của nhà Triều Tiên cho đến khi triều đại sụp đổ năm 1910. Gyeongbokgung được xây dựng vào thế kỷ 14, là dinh thự của vương gia cho đến năm 1592. Cung điện lớn khác, Changdeokgung, được xây dựng năm 1405, phục vụ như là cung điện vương gia từ năm 1611 đến năm 1872. Sau khi nhà Triều Tiên đổi tên thành Đế quốc Đại Hàn năm 1897, Hán Thành cũng được đổi tên thành Seoul như ngày nay.

Ban đầu, thành phố này hoàn toàn bị bao quanh bởi một bức tường đá tròn để bảo vệ người dân an toàn trước thú dữ, trộm cướp và các cuộc tấn công quân sự từ nội loạn và ngoại bang. Sau đó, thành phố đã phát triển vượt ra khỏi những bức tường và mặc dù chúng không còn tồn tại nữa (ngoại trừ núi Bugaksan (Hangul: 북악산 Hanja: 北岳山/ Bắc Nhạc Sơn), phía bắc khu vực trung tâm thành phố, các tường thành vẫn nằm gần khu trung tâm thành phố Seoul, bao gồm cả Sùng Lễ môn (thường được gọi là Nam Đại môn) và Hưng Nhân Chi môn (thường được gọi là Đông Đại môn). Trong triều đại Triều Tiên, các cửa được mở và đóng cửa mỗi ngày, cùng với tiếng chuông lớn ở tháp chuông Bosingak. Vào cuối thế kỷ 19, sau hàng trăm năm cô lập, Seoul đã mở cửa cho người nước ngoài và bắt đầu hiện đại hóa. Seoul đã trở thành thành phố đầu tiên ở Đông Á sử dụng điện trong cung điện hoàng gia, được xây dựng bởi Công ty chiếu sáng Edison và một thập kỷ sau đó, Seoul cũng đã xây dựng hoàn thiện các đèn đường điện.

Phần lớn sự phát triển này của Seoul là do những hoạt động thương mại với nước ngoài như PhápHoa Kỳ. Ví dụ: Công ty Điện của Seoul, Công ty Xe điện Đệ nhất của Seoul và Công ty Nước Nóng Nước Seoul đều là các doanh nghiệp liên doanh Mỹ gốc Hàn. Vào năm 1904, một người Mỹ tên là Angus Hamilton đã viếng thăm thành phố và nói, "Các đường phố ở Seoul rất thanh lịch, rộng rãi, sạch đẹp, gây ấn tượng và thoát nước tốt. Những làn đường hẹp và bẩn đã được cải tạo và mở rộng, Seoul đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong những thành phố phát triển nhanh nhất, hấp dẫn và sạch nhất ở phương Đông".

Trong thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật, thành phố được mang tên tiếng Nhật là Keijō. Công nghệ của Nhật đã được nhập khẩu vào thành phố, các bức tường thành đã được gỡ bỏ, một số cửa thành bị phá hủy. Các con đường trở thành các công trình lát gạch và xây dựng theo phong cách phương Tây. Thành phố được giải phóng vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.

Năm 1945, thành phố được chính thức đặt lại tên cũ là Seoul, và được chỉ định là một thành phố đặc biệt của Hàn Quốc vào năm 1949.

Trong chiến tranh Triều Tiên, Seoul được xem là chiến trường chính và nhiều lần bị tranh giành xâu xé giữa quân đội CHDCND Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Hàn) và Đại Hàn Dân Quốc (còn gọi là Hàn Quốc hoặc Nam Hàn), khiến thành phố gần như bị phá hủy hoàn toàn sau chiến tranh. Thủ đô Hàn Quốc phải tạm thời di dời đến Busan. Một ước tính về các thiệt hại to lớn cho thấy rằng sau chiến tranh, ít nhất 191.000 tòa nhà, 55.000 ngôi nhà, và 1.000 nhà máy bị tàn phá. Ngoài ra, một đợt người tị nạn đã vào Seoul trong lúc chiến tranh, làm dân số của thành phố và khu vực đô thị của nó tăng lên đến một ước tính khoảng 1,5 triệu vào năm 1955.

Sau chiến tranh, Seoul bắt đầu tập trung vào việc tái thiết và hiện đại hóa. Khi nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển nhanh chóng từ những năm 1960, quá trình đô thị hóa cũng tăng tốc và công nhân bắt đầu chuyển tới Seoul và các thành phố lớn khác. Từ những năm 1970, quy mô của khu vực hành chính Seoul đã mở rộng đáng kể khi nó sáp nhập một số thị trấn và làng mạc từ một số quận hạt xung quanh. Những chính sách kinh tế năng nổ thập niên 1960 và thập niên 1970 đã giúp tái thiết thành phố rất nhanh. Seoul chính là đầu tàu tạo nên kỳ tích sông Hán kỳ diệu cho nền kinh tế Hàn Quốc.

Theo dữ liệu điều tra dân số năm 2012, dân số của khu vực Seoul chiếm khoảng 20% tổng dân số Hàn Quốc, Seoul đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước với một loạt các công ty, tập đoàn thuộc Fortune Global 500, bao gồm Samsung, SK Group, Hyundai, POSCOLG,... đều đặt trụ sở chính tại đó.

Seoul đã đăng cai Đại hội Thể thao châu Á 1986Thế vận hội Mùa hè 1988. Thành phố cũng là một trong những địa điểm thi đấu ở FIFA World Cup 2002.

Nhiều cuộc chiến tranh quy mô lớn trong thế kỷ 20 đã khiến nhiều di tích lịch sử của Seoul bị phá hủy. Trong thập niên 1990, nhiều công trình lịch sử đã được phục dựng, bao gồm Gyeongbokgung, cung điện chính của triều đại Triều Tiên.

Địa lý

Một phần phía Đông của thành phố nhìn từ tháp N Seoul Tower trên đỉnh núi Namsan vào buổi sáng

Seoul nằm ở phía tây bắc Hàn Quốc, với diện tích đất đai ước tính khoảng 605,52 km² với bán kính khoảng 15 km, bị chia cắt thành hai nửa bắc và nam bởi sông Hán. Sông Hán đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử Triều Tiên. Thời Tam Quốc ở Triều Tiên, ba quốc gia luôn cố gắng giành quyền kiểm soát vùng đất này, nơi mà có con sông được dùng làm trạm thông thương tới Trung Quốc (qua biển Hoàng Hải). Tuy nhiên con sông này hiện nay không còn được sử dụng với mục đích hàng hải nữa do cửa sông nằm trên biên giới giữa hai miền Triều Tiên và bị chắn không cho dân thường qua lại.

Trong lịch sử, thành phố vào thời triều đại Triều Tiên được bao bọc bởi Bức tường pháo đài Seoul, trải dài giữa bốn ngọn núi chính ở trung tâm Seoul: Namsan, Naksan, Bukhansan và Inwangsan. Thành phố được bao quanh bởi 8 ngọn núi cũng như những vùng đất của đồng bằng sông Hán và khu vực phía tây. Do địa lý và chính sách phát triển kinh tế, Seoul là một thành phố rất đa trung tâm. Khu vực vốn từng là kinh đô cũ của triều đại Triều Tiên, và chủ yếu bao gồm Jongno-guJung-gu, tạo thành trung tâm lịch sử và chính trị của thành phố. Tuy nhiên, ví dụ, trung tâm tài chính của thành phố được coi là phát triển mạnh ở Yeouido, trong khi trung tâm kinh tế của Seoul là Gangnam-gu.

Khí hậu

Theo phân loại khí hậu Köppen, Seoul chủ yếu có khí hậu ôn đới lục địa ẩm (Köppen: Dwa) và chỉ bao gồm một ít đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, bất chấp việc Hàn Quốc bị bao quanh bởi 3 mặt đều là biển. Vùng ngoại ô của Seoul thường ấm và mát hơn trung tâm Seoul vì hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Mùa hè bình thường có khí hậu nóng và ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á, với mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Tháng 8 là tháng nóng nhất trong năm, có nhiệt độ trung bình từ 23.4 °C đến 32.6 °C (74 °F đến 91 °F) và cũng có thể nóng hơn. Mùa đông có khí hậu rất lạnh nếu so sánh với các vùng ở cùng vĩ độ, với thời tiết thường dưới mức đóng băng, nhiệt độ trung bình tháng giêng từ -5.9 °C đến 1.5 °C (24.7 °F đến 31.4 °F), mùa đông thường khô hơn rất nhiều so với mùa hè dù bình thường trong một năm ở Seoul trung bình có khoảng 24.9 ngày là có tuyết. Đôi khi, nhiệt độ giảm đáng kể xuống dưới −10 °C (14 °F) và trong một số trường hợp thấp đến −15 °C (5 °F) trong khoảng thời gian giữa mùa đông của tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ dưới −20 °C (4 °F) cũng đã được ghi lại.

Dữ liệu khí hậu của Seoul (Đài quan sát khí tượng Seoul Jongno-gu)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 14.4
(57.9)
18.7
(65.7)
25.1
(77.2)
29.8
(85.6)
34.4
(93.9)
37.2
(99.0)
38.4
(101.1)
39.6
(103.3)
35.1
(95.2)
30.1
(86.2)
25.9
(78.6)
17.7
(63.9)
39.6
(103.3)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 2.1
(35.8)
5.1
(41.2)
11.0
(51.8)
17.9
(64.2)
23.6
(74.5)
27.6
(81.7)
29.0
(84.2)
30.0
(86.0)
26.2
(79.2)
20.2
(68.4)
11.9
(53.4)
4.2
(39.6)
17.4
(63.3)
Trung bình ngày °C (°F) −2.0
(28.4)
0.7
(33.3)
6.1
(43.0)
12.6
(54.7)
18.2
(64.8)
22.7
(72.9)
25.3
(77.5)
26.1
(79.0)
21.7
(71.1)
15.0
(59.0)
7.5
(45.5)
0.2
(32.4)
12.8
(55.0)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −5.5
(22.1)
−3.2
(26.2)
1.9
(35.4)
8.0
(46.4)
13.5
(56.3)
18.7
(65.7)
22.3
(72.1)
22.9
(73.2)
17.7
(63.9)
10.6
(51.1)
3.5
(38.3)
−3.4
(25.9)
8.9
(48.0)
Thấp kỉ lục °C (°F) −22.5
(−8.5)
−19.6
(−3.3)
−14.1
(6.6)
−4.3
(24.3)
2.4
(36.3)
8.8
(47.8)
12.9
(55.2)
13.5
(56.3)
3.2
(37.8)
−5.1
(22.8)
−11.9
(10.6)
−23.1
(−9.6)
−23.1
(−9.6)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 16.8
(0.66)
28.2
(1.11)
36.9
(1.45)
72.9
(2.87)
103.6
(4.08)
129.5
(5.10)
414.4
(16.31)
348.2
(13.71)
141.5
(5.57)
52.2
(2.06)
51.1
(2.01)
22.6
(0.89)
1.417,9
(55.82)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.1 mm) 6.1 5.8 7.0 8.4 8.6 9.9 16.3 14.7 9.1 6.1 8.8 7.8 108.6
Số ngày tuyết rơi trung bình 7.1 5.1 2.8 0.2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.3 6.4 23.9
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 56.2 54.6 54.6 54.8 59.7 65.7 76.2 73.5 66.4 61.8 60.4 57.8 61.8
Số giờ nắng trung bình tháng 169.6 170.8 198.2 206.3 223.0 189.1 123.6 156.1 179.7 206.5 157.3 162.9 2.143,1
Phần trăm nắng có thể 52.3 53.6 51.0 51.9 48.4 41.2 26.8 36.2 47.2 57.1 50.2 51.1 46.4
Chỉ số tia cực tím trung bình 2 3 5 7 8 9 10 9 7 4 3 2 6
Nguồn 1: Cục Khí tượng Hàn Quốc (Giá trị trung bình: 1991-2020, Giá trị cao nhất: 1907-nay, Phần trăm nắng 1981–2010)[17][18][19]
Nguồn 2: Weather Atlas (UV),[20] Meteo Climat (Cao và thấp kỷ lục)[21]

Chất lượng không khí

  Rất không lành mạnh
  Không lành mạnh
  Không lành mạnh cho những nhóm nhạy cảm
  Trung bình
  Tốt
Theo Chỉ số Hiệu suất Môi trường 2016, Hàn Quốc xếp thứ 173 trên 180 quốc gia về chất lượng không khí. Hơn 50% dân số ở Hàn Quốc tiếp xúc với mức độ bụi mịn nguy hiểm

Ô nhiễm không khí là một vấn đề lớn ở Seoul. Theo Cơ sở dữ liệu ô nhiễm không khí xung quanh đô thị toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016, nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm trong năm 2014 là 24 micrôgam trên mét khối (1,0 × 10−5 gr / cu ft), cao hơn 2,4 lần so với được khuyến nghị bởi Nguyên tắc chất lượng không khí của WHO cho PM2.5 trung bình hàng năm. Chính quyền thành phố Seoul giám sát và chia sẻ công khai dữ liệu chất lượng không khí theo thời gian thực.

Từ đầu những năm 1960, Bộ Môi trường đã thực hiện một loạt các chính sách và tiêu chuẩn gây ô nhiễm không khí để cải thiện và quản lý chất lượng không khí cho người dân. "Đạo luật đặc biệt về cải thiện chất lượng không khí ở khu vực thủ đô Seoul" đã được thông qua vào tháng 12 năm 2003. Kế hoạch cải thiện chất lượng không khí ở thành phố Seoul (2005-2014) đã tập trung vào việc cải thiện nồng độ PM10 và nitơ dioxide bằng cách giảm khí thải. Do đó, nồng độ PM10 trung bình hàng năm giảm từ 70,0 g / m3 năm 2001 xuống còn 44,4 μg / m3 năm 2011 và 46 g / m3 năm 2014. Tính đến năm 2014, nồng độ PM10 trung bình hàng năm vẫn ít nhất gấp đôi so với khuyến nghị của Nguyên tắc chất lượng không khí của WHO. Kế hoạch cải thiện chất lượng không khí của thành phố Seoul lần thứ 2 (20152020) đã bổ sung PM2.5 và Ozon vào danh sách các chất gây ô nhiễm được quản lý.

Bão cát vàng, khí thải từ Seoul và nói chung từ phần còn lại của Hàn Quốc, cũng như khí thải từ Trung Quốc, tất cả đều góp phần vào chất lượng không khí của Seoul. Một quan hệ đối tác giữa các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang tiến hành một nghiên cứu thực địa chất lượng không khí quốc tế tại Hàn Quốc (KORUS-AQ) để xác định mỗi nguồn đóng góp bao nhiêu.

Cảnh quan thành phố

Công viên sông Hán

Trung tâm cũ của Seoul thời Vương triều Triều Tiên hiện nay là một nơi kinh doanh sầm uất, phần lớn những cung điện, văn phòng chính phủ, trụ sở các tập đoàn, khách sạn và chợ truyền thống đều nằm ở đây. Vùng nay bao phủ châu thổ Cheonggyecheon, với một dòng suối nhỏ chạy từ tây tới đông qua châu thổ trước khi đổ ra sông Hán. Trong nhiều năm, dòng suối này đã được tu bổ bằng xi măng và gần đây được khôi phục qua một dự án phục sinh đô thị. Về phía bắc của khu kinh doanh là ngọn núi Bukhan (Bắc Hán), về phía nam là ngọn Namsan (Nam Sơn) nhỏ hơn. Tiến sâu nữa về phía nam là vùng ngoại ô Yongsan-gu, Mapo-gusông Hán. Qua con sông Hán là vùng Gangnam-gu, Seocho-gu rất phát triển. Trung tâm Thương mại Thế giới Hàn Quốc nằm ở khu Gangnam, rất nhiều triển lãm và hội nghị được tổ chức tại đây. Tại khu Gangnam còn có COEX Mall, một trung tâm giải trí và mua sắm trong nhà lớn ở Seoul. Bamseom là một hòn đảo nằm giữa con sông Hán gần Yeouido và tòa nhà Quốc hội cũng như trụ sở các đài truyền hình lớn và một vài tòa nhà hành chính. Sân vận động Olympic Seoul, công viên OlympicLotte World nằm ở Songpa-gu, bờ nam sông Hán. Phía nam vùng Gangnam là các ngọn Namhansanseong (Nam Hán), CheonggyeGwanak.

Các công trình đáng chú ý tại Seoul có thể kể đến Tòa nhà Tài chính Hàn Quốc, N Seoul Tower, và Trung tâm thương mại thế giới Seoul, Tòa nhà 63 và sáu tòa cao ốc dân dụng Tower Palace. Những kế hoạch phát triển đô thị đã trở thành một khái niệm quan trọng khi Seoul được thiết kế để trở thành thủ đô vào cuối thế kỷ XIV. Cung điện của vương triều Triều Tiên hiện vẫn nằm ở Seoul, với cung chính, Gyeongbokgung, hiện đang được khôi phục nguyên trạng. Ngày nay, ở Seoul có 8 đường xe điện ngầm trải dài hơn 250 km.

Con đường đậm chất lịch sử nhất ở Seoul là Jongno, trên con đường này người ta có thể thấy Bosingak, một ngôi đình có một chiếc chuông lớn. Chiếc chuông rung 4 lần trong ngày, vì vậy mà có thể kiểm soát được 4 cổng chính vào thành phố. Bây giờ thì chiếc chuông này chỉ còn được rung vào nửa đêm trong dịp năm mới, khi đó nó sẽ được rung 30 lần.

Con đường ô tô quan trọng nhất của Seoul trước đây chạy dọc Jongno (đường Cái Chuông), nhưng đến đầu thập niên 1970, nó đã bị thay bởi tàu điện ngầm Seoul tuyến 1. Một vài con đường nổi tiếng khác ở Seoul bao gồm Eulji-ro, Teheran-ro, Sejong-daero, Chungmu-ro, Yulgong-ro và Toegye-ro.

Vùng thủ đô Seoul

Các đơn vị hành chính

Tính đến cuối tháng 5 năm 2022, Thành phố đặc biệt Seoul được cấu thành từ 25 quận (구 gu), 426 phường (동 dong). Có 11 quận phía nam sông Hán và 14 quận phía bắc sông Hán. Tính đến cuối tháng 4 năm 2020, dân số là 9,726,787.[22] Quận đông dân nhất là Songpa-gu và quận ít dân nhất là Jung-gu.

Tên Tên
(Hangul)
Diện tích
(km²)
Dân
số
(Người)
Mật
độ
(Người/km²)
Jongno-gu 종로구 74,299 150,936 23.91
Jung-gu 중구 63,091 126,126 9.96
Yongsan-gu 용산구 111,037 229,369 21.87
Seongdong-gu 성동구 135,563 298,249 16.85
Gwangjin-gu 광진구 165,579 350,016 17.06
Dongdaemun-gu 동대문구 165,516 345,793 14.2
Jungnang-gu 중랑구 182,433 395,072 18.5
Seongbuk-gu 성북구 194,095 442,174 24.56
Gangbuk-gu 강북구 145,049 312,691 23.61
Dobong-gu 도봉구 138,724 330,707 20.7
Nowon-gu 노원구 217,302 530,302 35.44
Eunpyeong-gu 은평구 208,771 477,973 29.69
Seodaemun-gu 서대문구 142,559 312,809 17.6
Mapo-gu 마포구 176,385 374,426 23.88
Yangcheon-gu 양천구 178,257 457,132 17.4
Gangseo-gu 강서구 264,111 588,281 41.43
Guro-gu 구로구 177,432 405,271 20.12
Geumcheon-gu 금천구 111,787 232,396 13
Yeongdeungpo-gu 영등포구 178,323 372,225 24.57
Dongjak-gu 동작구 182,236 394,988 16.35
Gwanak-gu 관악구 271,313 498,978 29.57
Seocho-gu 서초구 173,561 429,729 47
Gangnam-gu 강남구 233,363 543,240 39.51
Songpa-gu 송파구 279,460 672,862 33.88
Gangdong-gu 강동구 191,399 455,042 24.58
Tổng cộng 4,361,645 9,726,787 605.25

Nhân khẩu

Seoul có mật độ dân số rất cao, gần gấp đôi New York và cao gấp 8 lần so với Roma. Khu vực đô thị của thành phố được xem là nơi có mật độ dân số cao nhất trong OECD ở châu Á vào năm 2012 và đứng thứ hai trên thế giới sau Paris. Tính đến năm 2015, dân số là 9,86 triệu, năm 2012 là 10,442,426. Tính đến cuối tháng 6 năm 2011, 10,29 triệu công dân Hàn Quốc đã sống trong thành phố. Con số này giảm 0,24% so với cuối năm 2010. Dân số của Seoul đã giảm từ đầu những năm 1990, nguyên nhân là do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ và dân số quá đông.

Hầu hết những người dân của Seoul là người Triều Tiên cùng với một số ít người Trung Quốc và Nhật Bản. Ngày nay, 200.000 người nước ngoài được ước tính đang sống tại Seoul, những người này bao gồm người từ Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương và châu Mỹ. Tỷ lệ phạm pháp ở Seoul là rất thấp. Dù một nửa dân số không theo đạo, hai đạo phổ biển ở Seoul là đạo Phậtđạo Cơ Đốc (mỗi đạo chiếm khoảng 25%). Những đạo khác bao gồm Shaman giáoNho giáo, tuy nhiên hai đạo sau được nhìn nhận như là triết lý phổ biển của xã hội hơn.

Các tổ chức chính

Toà nhà Quốc hội Hàn Quốc

Seoul là thủ đô của Hàn Quốc, nơi tập trung các cơ quan quản lý của chính phủ như lập pháp, hành pháptư pháp. Tại Jongno-gu, có các cơ quan hành chính trung ương bao gồm Nhà Xanh và Khu phức hợp Chính phủ Seoul cũng như các cơ quan quốc gia quan trọng như Tòa án Hiến pháp. Ngoài ra, Quốc hội được đặt tại Yeouido và Tòa án Tối cao và các tổ hợp pháp lý khác được đặt tại Seocho-gu.

Kinh tế

Cheonggyecheon chảy qua khu trung tâm Seoul
Khu thương mại ở Gangnam-gu
Dongdaemun Design Plaza

Tổng sản phẩm quốc nội khu vực (GRDP) của Seoul năm 2014 là 327.602 tỷ Won và tốc độ tăng trưởng thực tế là 2,2%.[23]

Với việc là nơi đặt trụ sở đầu não của những tập đoàn Tài phiệt lớn nhất thế giới như Samsung, LG, Hyundai, Lotte hay CJ, lĩnh vực dịch vụ tại Seoul đã phát triển nhanh chóng, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước. Nó tạo ra 22% GDP của Hàn Quốc và hơn 50% các tổ chức tài chính tập trung ở đó.

Năm 2007[24] Tổng sản phẩm quốc nội (tỷ Won) Số doanh nghiệp Tiền gửi ngân hàng (tỷ Won) Thuế nội địa (tỷ Won) Số cơ sở y tế Số lượng ô tô (nghìn chiếc) Số trường đại học
Toàn quốc 581,516 3,131,963 512,419 82,226 44,029 13,949 180
Seoul 127,175 735,258 259,355 35,436 12,396 2,691 42
Tỷ lệ (%) 21.87 23.48 50.61 43.1 28.15 19.29 23.33
  • Samsung - Công ty toàn cầu tập trung vào điện tử và hóa chất nặng (1320-10 Seocho-dong, Seocho-gu)
  • LG - Công ty điện tử/hóa chất của Hàn Quốc thành lập năm 1947 (LG Twin Towers, Yeouido-dong, Yeongdeungpo-gu)
  • Hyundai Motor Company - Nhà sản xuất ô tô lớn thứ 5 thế giới (231 Yangjae-dong, Seocho-gu)
  • GS - Công ty tập trung vào phân phối, lọc dầu, xây dựng, v.v. (508 Nonhyeon-ro, Gangnam-gu)
  • SK - Công ty lớn thứ 3 Hàn Quốc, tập trung vào năng lượng và viễn thông (99 Seorin-dong, Jongno-gu)
  • Lotte - Công ty lớn thứ 5 trong giới kinh doanh Hàn Quốc, tập trung vào phân phối, hóa chất, thực phẩm và đồ uống,... (29 Sincheon-dong, Songpa-gu)

Các sản phẩm xuất khẩu chính là hàng điện tử, ô tô và thiết bị máy móc. Sự phát triển kinh tế này cũng giúp tỉ lệ thất nghiệp chỉ giữ ở mức 3,4%. Vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại đây cũng rất cao, vào khoảng hơn 4 tỷ USD. Tuy nhiên, Hàn Quốc có thể bị đe dọa với một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm và điều này có thể ảnh hưởng tới chính Hàn Quốc cũng như sự phát triển của đất nước này. Là một trong 4 con Rồng của châu Á, Hàn Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc vào những năm 90. Tuy nhiên, tài liệu của CIA đã chỉ ra rằng kinh tế Hàn Quốc đã có dấu hiệu của sự tăng trưởng ở mức vừa phải trong giai đoạn từ 2003 đến 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân 4-5%. Sự suy giảm về tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng đã hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của Hàn Quốc, tuy nhiên sự tiêu thụ cũng đã bắt đầu dần tăng trưởng trở lại. Nhìn chung, kinh tế của Hàn Quốc đã và đang chạy với tốc độ tốt và viễn cảnh của nó là rất khả quan.

Sản xuất

Các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống, lao động thâm canh liên tục được thay thế bằng công nghệ thông tin, điện tử và lắp ráp các ngành công nghiệp; tuy nhiên, sản xuất thực phẩm và đồ uống cũng như công nghiệp in ấn và xuất bản vẫn nằm trong các ngành công nghiệp cốt lõi. Các nhà sản xuất lớn có trụ sở tại thành phố, bao gồm Samsung, LG, Hyundai, KiaSK. Các công ty thực phẩm và đồ uống đáng chú ý bao gồm Jinro, có soju là loại đồ uống có cồn bán chạy nhất trên thế giới, đánh bại Smirnoff, nhà sản xuất bia hàng đầu, Hite (sáp nhập với Jinro) và Oriental Brewery. Thành phố cũng sở hữu những công ty cung cấp thực phẩm như Seoul Dairy Cooperative, Nongshim, Ottogi, CJ, Orion, Maeil Holdings, Namyang Dairy Products và Lotte.

Tài chính

Yeouido

Seoul tập trung nhiều trụ sở của các công ty đa quốc gia và ngân hàng, bao gồm 15 công ty trong danh sách Fortune Global 500 của tạp chí Forbes như Samsung, LG và Hyundai. Hầu hết các trụ sở ngân hàng và Sở giao dịch Hàn Quốc đều nằm ở Yeouido (đảo Yeoui), thường được gọi là Phố Wall của Hàn Quốc và đã từng là trung tâm tài chính của thành phố từ những năm 1980. Trung tâm tài chính quốc tế Seoul & SIFC MALL, tòa nhà Hanhwa 63, trụ sở chính của công ty bảo hiểm Hanhwa. Hanhwa là một trong ba công ty bảo hiểm lớn nhất Hàn Quốc, cùng với nhóm bảo hiểm nhân thọ của Samsung Life và Gangnam & Kyob.

Thương mại

Myeong-dong
Lotte World TowerCầu đường sắt Jamsil

Các khu mua sắm như Jongno, Namdaemunro, Chungmuro​​, Myeong-dong, EuljiroCheonggyecheon là những khu vực ở trung tâm thành phố của Seoul, cũng như các chợ như Chợ Namdaemun, Chợ Dongdaemun và Chợ Jungbu, cũng như khu thương mại và cửa hàng giảm giá lớn. Vào những năm 1960, các siêu thị quy mô lớn, chuỗi cửa hàng và trung tâm mua sắm ngầm đã được xây dựng tại các khu vực trung tâm thành phố để hình thành các khu mua sắm mới.

Các trung tâm mua sắm chuyên biệt bao gồm Trung tâm mua sắm quần áo Namdaemun, Chợ Dongdaemun Pyeonghwa, Chợ bán buôn nông sản và hải sản Garak-dong, Chợ Thủy sản Noryangjin, Chợ thiết bị điện tử YongsanChợ Gyeongdong cung cấp quần áo trên toàn quốc.

Insa-dong là chợ nghệ thuật văn hóa của Seoul, nơi các tác phẩm nghệ thuật truyền thống và hiện đại của Hàn Quốc, như tranh vẽ, tác phẩm điêu khắcthư pháp được bán. Chợ trời Hwanghak-dong và Chợ Cổ Janganpyeong cũng cung cấp các sản phẩm đồ cổ. Một số cửa hàng cho các nhà thiết kế địa phương đã mở tại Samcheong-dong, nơi có rất nhiều phòng trưng bày nghệ thuật nhỏ. Trong khi Itaewon đã phục vụ chủ yếu cho khách du lịch nước ngoài và lính Mỹ có trụ sở tại thành phố, người Hàn Quốc hiện nay bao gồm phần lớn du khách đến khu vực. Gangnam-gu là một trong những khu vực giàu có nhất ở Seoul và được ghi nhận cho các khu vực Apgujeong-dongCheongdam-dong thời thượng và cao cấp và trung tâm mua sắm COEX Mall.

Times Square là một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất của Seoul với CJ CGV - cụm rạp chiếu phim với màn hình dài hơn 35m (lớn nhất trên thế giới).

Khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới Hàn Quốc, bao gồm trung tâm mua sắm COEX, trung tâm đại hội, 3 khách sạn Inter-continental, tháp kinh doanh (tháp Asem), khách sạn Residence, Casino và nhà ga sân bay thành phố được thành lập năm 1988 trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa hè 1988 ở Seoul. Trung tâm thương mại thương mại thế giới thứ 2 đang có kế hoạch tổ hợp sân vận động Olympic Seoul như MICE HUB của thành phố Seoul. Tòa nhà văn phòng chính của Ex-Kepco đã được mua lại bởi tập đoàn Hyundai với hơn 10 tỷ USD để xây dựng tòa nhà Hyundai GBC & khách sạn 115 tầng cho đến năm 2021. Hiện tại tòa nhà 25 tầng cũ đang được phá dỡ.

Khu tài chính

Công nghệ

Seoul được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao trên thế giới mô tả là "Thành phố có tốc độ xử lý thông tin nhanh nhất trên thế giới", ngoài ra, thành phố này còn được xếp hạng đầu tiên về mức độ "sẵn sàng cho công nghệ mới" – theo báo cáo mới nhất về các "Thành phố cơ hội" của PwC. Seoul có cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Seoul là một trong những thành phố hàng đầu thế giới về kết nối Internet – nơi có mức thâm nhập băng thông rộng cáp quang cao nhất thế giới và tốc độ internet trung bình toàn cầu cao nhất là 26,1 Mbit / s. Kể từ năm 2015, Seoul đã cung cấp truy cập Wi-Fi miễn phí trong không gian ngoài trời thông qua dự án trị giá 47,7 tỷ won (44 triệu USD) với truy cập Internet tại 10,430 công viên, đường phố và các địa điểm công cộng khác. Tốc độ Internet ở một số tòa nhà chung cư đạt tới 52,5 Gbit / giây với sự hỗ trợ của Nokia và mặc dù tiêu chuẩn trung bình bao gồm 100 dịch vụ / giây, các nhà cung cấp trên toàn quốc đang nhanh chóng triển khai các kết nối 1 Gbit / giây với mức tương đương 20 USD mỗi tháng. Ngoài ra, thành phố được phục vụ bởi đường sắt cao tốc KTX và hệ thống Tàu điện ngầm Seoul, nơi cung cấp 4G LTE, Wi-Fi và công nghệ truyền phát đa phương tiện kỹ thuật số (DMB) bên trong các toa tàu điện ngầm. 5G được giới thiệu thương mại vào tháng 3 năm 2019 tại Seoul.

Giáo dục

Các trường đại học

Tác phẩm điêu khắc ở cổng chính Đại học Quốc gia Seoul

Seoul là nơi tập trung phần lớn các trường đại học danh giá và lâu đời nhất Hàn Quốc, bao gồm: Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Yonsei, Đại học Hàn Quốc, Đại học Sogang, Đại học Sungkyunkwan (Cơ sở Khoa học Xã hội và Nhân văn), Đại học Hanyang, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, Đại học Chung-Ang, Đại học Kyung Hee, Đại học Seoul, Đại học Nữ giới Ewha, Đại học Hongik, Đại học Konkuk, Đại học Dongguk, Đại học KookminĐại học Soongsil,...

Seoul xếp thứ 3 thế giới trong top 10 thành phố tốt nhất để du học năm 2022.[25]

Giáo dục trung học

Giáo dục bắt buộc kéo dài từ lớp 1-9 (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở). Học sinh học 6 năm ở trường tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, và 3 năm trung học. Các trường trung học thường yêu cầu học sinh mặc đồng phục. Có một kỳ thi để tốt nghiệp trung học và nhiều sinh viên tiến lên cấp đại học được yêu cầu tham dự Kỳ thi học lực vào đại học được tổ chức vào thứ 5 của tuần thứ 3 của tháng 11 hàng năm. Mặc dù có một bài kiểm tra cho các học sinh tốt nghiệp trung học, được gọi là kỳ thi lấy bằng cấp trường, hầu hết người Hàn Quốc đều làm bài kiểm tra.

Seoul là nơi có nhiều trường chuyên ngành, bao gồm 3 trường trung học khoa học (Trường Trung học Khoa học Hansung, Trường Trung học Khoa học Sejong và Trường Trung học Khoa học Seoul), và 6 trường Trung học Ngoại ngữ (Trường Ngoại ngữ Daewon, Trường Ngoại ngữ Daeil, Ewha) Trường trung học ngoại ngữ của nữ sinh, trường trung học ngoại ngữ Hanyoung, trường trung học ngoại ngữ Myungduk và trường trung học ngoại ngữ Seoul). Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul bao gồm 235 trường Trung học chuyên nghiệp, 80 trường dạy nghề, 377 trường trung học cơ sở và 33 trường giáo dục đặc biệt vào năm 2009.

Tình trạng trường học · học sinh · nhân viên ở Seoul (Năm 2012)
Cơ sở giáo dục Mẫu giáo Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng
Trường học 886 trường 594 trường 376 trường 311 trường 2,206 trường
Học sinh 87,997 người 502,000 người 315,241 người 344,391 người 1,262,970 người
Nhân viên 6,213 người 29,762 người 18,442 người 23,245 người 79,490 người
Nguồn: Niên giám thống kê giáo dục Seoul[26]

Kiến trúc

Gyeongbokgung

Trái tim truyền thống của Seoul là kinh đô của nhà Triều Tiên cũ, bây giờ là khu vực trung tâm thành phố, nơi có hầu hết các cung điện, văn phòng chính phủ, trụ sở công ty, khách sạn và chợ truyền thống. Cheonggyecheon, một dòng suối chảy từ tây sang đông qua thung lũng trước khi đổ vào sông Hán, đã được nhiều năm phủ kín bê tông, nhưng gần đây đã được khôi phục bởi một dự án hồi sinh đô thị vào năm 2005. Đường Jongno, có nghĩa là "Phố Chuông", là một đường phố chính và là một trong những con phố thương mại đầu tiên của thành phố, nơi người ta có thể tìm thấy Phổ Tín Các, một tháp chuông. Tiếng chuông báo hiệu những thời điểm khác nhau trong ngày và điều khiển 4 cổng chính đến thành phố. Phía bắc của trung tâm thành phố là núi Bukhan, và phía nam là Namsan nhỏ hơn. Xa hơn về phía nam là vùng ngoại ô cũ, Yongsan-guMapo-gu. Bên kia sông Hán là những khu vực mới và giàu có hơn của Gangnam-gu, Seocho-gu và các khu vực lân cận.

Kiến trúc lịch sử

Changdeokgung, một trong năm cung điện lớn của Hàn Quốc, là Di sản thế giới của UNESCO
Deoksugung vào mùa thu

Seoul có nhiều địa danh lịch sử và văn hóa. Tại khu định cư thời tiền sử Amsa-dong, Gangdong-gu, những tàn tích từ thời kỳ đồ đá mới được khai quật và vô tình phát hiện bởi một trận lụt vào năm 1925.

Quy hoạch đô thị và dân sự là một khái niệm quan trọng khi Seoul lần đầu tiên được thiết kế để phục vụ như một thủ đô vào cuối thế kỷ 14. Triều đại Joseon đã xây dựng "Ngũ Đại Cung" ở Seoul - Changdeokgung, Changgyeonggung, Deoksugung, GyeongbokgungGyeonghuigung - tất cả đều nằm ở Jongno-guJung-gu. Trong số đó, Xương Đức cung đã được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1997 như là một "ví dụ nổi bật về kiến ​​trúc cung điện và thiết kế sân vườn vùng Viễn Đông". Cung điện chính, Cảnh Phúc cung, đã trải qua một dự án phục hồi quy mô lớn. Các cung điện được coi là kiến ​​trúc gương mẫu của thời kỳ Triều Tiên. Bên cạnh các cung điện, Unhyeongung được biết đến là nơi cư trú vương gia của Hưng Tuyên Đại Viện Quân, cha đẻ của hoàng đế Triều Tiên Cao Tông vào cuối triều đại Triều Tiên.

Seoul đã được bao quanh bởi các bức tường được xây dựng để điều chỉnh lượng dân cư đến từ các khu vực khác và bảo vệ kinh thành trong trường hợp bị xâm lược. Phong Nạp thổ thành là một bức tường đất bằng phẳng được xây dựng ở rìa sông Hán, nơi được cho là địa điểm của Uý Lễ Thành. Mông Thôn thổ thành (Tiếng Hàn: 몽촌 토성; Hanja: 蒙村土城) là một bức tường đất khác được xây dựng trong thời Bách Tế hiện đang nằm bên trong Công viên Olympic. Tường thành Seoul được xây dựng sớm trong triều đại Triều Tiên để bảo vệ kinh thành. Sau nhiều thế kỷ của sự hủy diệt và xây dựng lại, khoảng ⅔ của bức tường vẫn còn, cũng như 6 trong 8 cửa ban đầu. Các cổng này bao gồm Sungnyemun (Sungnyemun) và Heunginjimun (Hưng Nhân Chi Môn), thường được gọi là Namdaemun (Nam Đại môn) và Dongdaemun (Đông Đại môn - cổng Đông). Namdaemun là cánh cổng bằng gỗ lâu đời nhất cho đến một vụ tấn công bằng xà cừ năm 2008, và được mở lại sau khi được phục hồi hoàn toàn vào năm 2013. Nằm gần các cửa là các chợ truyền thống và trung tâm mua sắm lớn nhất, chợ Namdaemunchợ Dongdaemun. Ngoài ra còn có nhiều tòa nhà được xây dựng theo phong cách quốc tế vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Dongnimmun (Cổng độc lập) được xây dựng vào năm 1897 để truyền cảm hứng cho một tinh thần độc lập. Ga Seoul được khai trương vào năm 1900 như ga Gyeongseong.

Kiến trúc hiện đại

Trung tâm Seoul cùng với tháp Lotte World Tower ở đằng xa

Nhiều tòa nhà văn phòng và nhà ở cao tầng khác nhau, như Trung tâm Tài chính Gangnam, Samsung Tower Palace, Tháp Namsan SeoulTháp Lotte World, chiếm ưu thế trên đường chân trời của thành phố. Tòa nhà cao nhất là Lotte World Tower, đạt chiều cao 555m. Tòa tháp mở cửa cho công chúng vào tháng 4 năm 2017.

Trung tâm thương mại thế giới Seoul, nằm ở Gangnam-gu, tổ chức nhiều triển lãm và hội nghị khác nhau. Cũng ở Gangnam-gu là trung tâm mua sắm COEX Mall, khu mua sắm và giải trí lớn trong nhà. Hạ lưu từ Gangnam-gu là Yeouido, một hòn đảo có Quốc hội, các hãng phát sóng lớn, và một số tòa nhà văn phòng lớn, cũng như Tòa nhà Tài chính Hàn Quốc và Nhà thờ Yoido Full Gospel. Sân vận động Olympic Seoul, công viên OlympicLotte World nằm ở Songpa-gu, phía nam sông Hán, phía thượng nguồn của Gangnam-gu. Ba điểm mốc hiện đại mới của Seoul là Dongdaemun Design Plaza & Park, được thiết kế bởi Zaha Hadid, Tòa thị chính Seoul hình sóng mới, bởi Yoo Kerl của iArc, và Lotte World Tower, tòa nhà cao thứ 5 trên thế giới được thiết kế bởi Kohn Pederson Fox.

Năm 2010, Seoul được chỉ định là Thủ đô Thiết kế của thế giới trong năm.

Văn hóa, du lịch và cơ sở vật chất

Du lịch

Visit Seoul

Do sự phổ biến gần đây của K-Culture, Seoul đã trở thành trung tâm văn hóa không chỉ trong nước mà còn quốc tế, thu hút sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tổ chức Du lịch Seoul điều hành chương trình 'Visit Seoul' dành cho khách du lịch đang lên kế hoạch hoặc đi du lịch đến Seoul . 'Visit Seoul', trang web thông tin du lịch chính thức của Seoul, cung cấp nhiều thông tin du lịch, bao gồm thông tin về các sự kiện, lễ hội và triển lãm khác nhau được tổ chức tại Seoul cũng như các điểm tham quan, nhà hàng và khu mua sắm. Đặc biệt, chúng giúp khách du lịch tận hưởng Seoul bằng cách nhanh chóng cung cấp thông tin du lịch phản ánh các xu hướng mới nhất. 'Visit Seoul' cung cấp tổng cộng 7 ngôn ngữ: Tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung giản thể, tiếng Trung phồn thể, tiếng Nga và tiếng Mã Lai.

Âm nhạc

Thành phố là nơi quy tụ của các công ty giải trí hàng đầu ở Hàn Quốc cũng như châu Á, một số cái tên tiêu biểu có thể nhắc đến như: SM Entertainment, JYP Entertainment, YG Entertainment, Cube Entertainment, Big Hit Entertainment,... của những nhóm nhạc K-pop và các ca sĩ đơn nổi tiếng nhất. Có một số bài hát viết về Seoul như: "서울의 달 Moon of Seoul" (Kim Gunmo), "Seoul Song" (Super Junior & Girls' Generation), "Fly To Seoul" (2PM, Girls' generation), "Seoul" (SNSD; Super Junior), "With Seoul" (BTS), "Seoul" (RM - BTS), "Seoul" (Lee Hyori),...

Bảo tàng

Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc
Bảo tàng dân gian quốc gia Hàn Quốc

Seoul là nơi có 115 viện bảo tàng, bao gồm 4 bảo tàng quốc gia và 9 bảo tàng thành phố chính thức. Trong số các bảo tàng quốc gia của thành phố, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc là đại diện nhất của bảo tàng không chỉ ở Seoul mà là toàn Hàn Quốc. Từ khi thành lập vào năm 1945, bảo tàng đã xây dựng một bộ sưu tập 220.000 hiện vật. Vào tháng 10 năm 2005, bảo tàng đã chuyển đến một tòa nhà mới ở công viên Yongsan. Bảo tàng dân gian quốc gia nằm trên cơ sở cung điện GyeongbokgungJongno-gu và sử dụng bản sao của các vật thể lịch sử để minh họa lịch sử dân gian của người Triều Tiên. Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc cũng nằm trong khuôn viên Cung điện Gyeongbokgung. Cuối cùng, chi nhánh Seoul của Bảo tàng nghệ thuật đương đại quốc gia Hàn Quốc, có bảo tàng chính nằm ở Gwacheon, khai trương vào năm 2013, ở Sogyeok-dong.

Làng Hanok BukchonLàng Namsangol Hanok là những khu dân cư cũ Hanok bao gồm các ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc, công viên và bảo tàng cho phép du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống Hàn Quốc.

Đài tưởng niệm chiến tranh, một trong 9 bảo tàng thành phố ở Seoul, mang đến cho du khách một trải nghiệm giáo dục và cảm xúc về nhiều cuộc chiến tranh khác nhau mà Hàn Quốc tham gia, bao gồm cả các chủ đề về chiến tranh Triều Tiên. Nhà tù Seodaemun là một nhà tù cũ được xây dựng trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng, và hiện đang được sử dụng như một bảo tàng lịch sử.

Bảo tàng Nghệ thuật Seoul và Bảo tàng Nghệ thuật Ilmin đã bảo tồn sự xuất hiện của tòa nhà cũ độc đáo về mặt hình ảnh từ các tòa nhà cao tầng, hiện đại lân cận. Ban đầu được điều hành bởi Hội đồng thành phố Seoul và nằm kế bên Khánh Hi cung, cung điện vương gia Triều Tiên. Leeum, Bảo tàng Nghệ thuật Samsung, được coi là một trong những bảo tàng tư nhân lớn nhất Seoul. Đối với nhiều người yêu phim Hàn Quốc từ khắp nơi trên thế giới, Korean Film Archive đang điều hành Bảo tàng Điện ảnh Hàn Quốc và Cinematheque KOFA tại trung tâm chính của nó ở Digital Media City (DMC), Sangam-dong. Bảo tàng Đồ dùng Nhà bếp & Tteok và Bảo tàng Kimchi Field cung cấp thông tin về lịch sử ẩm thực Triều Tiên.

Ngoại ô vùng đại đô thị:

Doanh nghiệp

Truyền hình:

  • Korean Broadcasting System (KBS) - Đài truyền hình công cộng được thành lập với sự đầu tư của chính quyền và địa phương (13 Yeouigongwon-ro, Yeongdeungpo-gu)
  • Munhwa Broadcasting Corporation (MBC) - Một công ty phát sóng dưới hình thức công ty cổ phần được kiểm soát bởi một công ty đại chúng đặc biệt (267 Seongam-ro, Mapo-gu)
  • SBS - Công ty phát thanh truyền hình tư nhân địa phương (161 Mokdongseo-ro, Yangcheon-gu)
  • TV Chosun - Kênh chương trình toàn diện của Chosun Ilbo (40 Sejong-daero 21-gil, Jung-gu)
  • Maeil Broadcasting (MBN) - Kênh truyền hình toàn diện của Maeil Business Daily (Maekyung Media Center, 1 Cheonggyecheon-ro, Jung-gu)
  • JTBC - JoongAng Ilbo Công ty phát sóng kênh chương trình toàn diện của JoongAng Group (48-6 Sangamsan-ro, Mapo-gu)
  • Channel A - Dong-a Ilbo Công ty phát sóng kênh chương trình tổng hợp của Donga Group (Dong-A Media Center, 1 Cheonggyecheon-ro, Jung-gu)
  • YTN - Công ty do chính phủ đầu tư chuyên về báo cáo (76 Sangamsan-ro, Mapo-gu)
  • Yonhap News TV - Một công ty phát sóng tin tức được thành lập như một công ty con của Yonhap News, một hãng thông tấn quan trọng của quốc gia (25 Yulgok-ro 2-gil, Jongno-gu)
  • Nhật báo kinh tế Hàn Quốc - Korea Economic Daily Economic Broadcasting Company
  • Seoul Economy TV - Công ty phát thanh truyền hình kinh tế Seoul
  • Maeil Business TV - Công ty Phát thanh Kinh tế Báo Kinh doanh Maeil
  • Money Today Broadcasting - Công ty Phát thanh Kinh tế Money Today
  • Edaily TV - Đài truyền hình kinh tế hàng ngày
  • Tomato TV - Tin Tức Công Ty Truyền Thông Kinh Tế Tomato
  • Pax Economy TV - Báo Kinh tế Châu Á Công ty Phát thanh Kinh tế
  • Yonhap News Economy TV - Công ty truyền thông kinh tế được thành lập với tư cách là công ty con của Yonhap News, hãng thông tấn quan trọng quốc gia Yonhap News, và hãng thông tấn kinh tế quan trọng quốc gia Yonhap Infomax
  • CJ E&M - Tập đoàn truyền hình cáp CJ
  • skyTV - Đài truyền hình cáp KT Skylife
  • Media S - Công ty truyền hình cáp SK Group
  • Tcast - Công ty truyền hình cáp Tập đoàn Taekwang
  • iHQ - Công Ty Truyền Hình Cáp KH Vatech
  • TBS - Công ty phát thanh truyền hình hành chính địa phương trực thuộc Chính quyền thành phố Seoul (S-Plex Center, 31 Maebongsan-ro, Mapo-gu)
  • Truyền hình Quốc hội - Công ty phát thanh truyền hình do các đảng chính trị và chính trị lãnh đạo

Báo chí: Trụ sở của các tờ báo tổng hợp lớn đều tập trung ở khu vực trung tâm thành phố Seoul. Chosun Ilbo, JoongAng Ilbo, Kyunghyang Shinmun, Seoul ShinmunMaeil Economic Daily nằm ở Jung-gu, trong khi Donga IlboHankook Ilbo có trụ sở tại Jongno-gu, còn Hankyoreh đặt tại Mapo-gu.

  • Seoul Shinmun - Được thành lập vào ngày 18 tháng 7 năm 1904. Đó là một tờ báo dựa trên Daehan Maeil Shinbo. (124 Sejong-daero, Jung-gu)
  • Chosun Ilbo - Nhật báo lớn nhất Hàn Quốc với số lượng phát hành lớn nhất (61 Taepyeong-ro 1-ga, Jung-gu)
  • Donga Ilbo - Nhật báo thành lập năm 1920 (139 Sejong-ro, Jongno-gu)
  • Kyunghyang Shinmun
  • Hankook Ilbo
  • Nhật báo kinh tế Seoul
  • The Korea Economic Daily
  • JoongAng ilbo
  • Maeil Economic Daily
  • Hankyoreh
  • Kukmin Ilbo
  • Segye Ilbo là một tờ báo được thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm 1989. (550-15 Gasan-dong, Geumcheon-gu)
  • Munhwa Ilbo - Tờ báo buổi tối duy nhất.

Tài chính:

  • Tập đoàn tài chính Woori
  • Tập đoàn tài chính Shinhan
  • Tập đoàn tài chính Hana
  • Tập đoàn tài chính KB
  • Đầu tư & Chứng khoán NH
  • Chứng khoán đầu tư eBEST
  • Chứng khoán Mirae Asset
  • Tập đoàn tài chính Meritz
  • Chứng khoán Kiwoom

Doanh nghiệp lớn:

Doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối:

Di tích lịch sử

  • Di tích Amsa-dong, Seoul (Địa điểm lịch sử số 267) - Đây là một địa điểm dân cư thời tiền sử. Hơn 100 khu định cư đã được khai quật, bao gồm đồ gốm hoa văn trơn, dao đá bán nguyệt và đồ gốm hoa văn hình chiếc lược.
  • Pungnaptoseong (Địa điểm lịch sử số 11), Mongchontoseong (Địa điểm lịch sử số 297) - Đây là những phần còn lại của Toseong được cho là Wiryeseong thủ đô ban đầu của Bách Tế. Người ta cho rằng Pungnaptoseong là pháo đài phía bắc của Hanam Wiryeseong trong thời kỳ Bách Tế, và Mongchontoseong là vị trí nam của Hanam Wiryeseong.
  • Lăng mộ ở Seokchon-dong, Bangi-dong, Seoul - Đây là những lăng mộ được làm bằng đá từ thời Hanseong Baekje.
  • Tường thành Seoul - Đây là một pháo đài bắt đầu được xây dựng khi Seoul được chỉ định làm thủ đô dưới thời trị vì của vua Taejo của triều đại Joseon. Vào thời điểm đó, nó là một pháo đài bao quanh Hanyang và xung quanh các ngọn núi. Nhiều phần bị hư hại trong thời kỳ là thuộc địa Nhật Bản và hiện đại hóa, nhưng hiện nay nhiều phần đã được phục hồi.
  • Gyeongbokgung, Changdeokgung, Changgyeonggung, Gyeonghuigung, Deoksugung - Đây là những cung điện của triều đại Joseon.
  • Jongmyo - Đây là điện thờ hoàng gia của hoàng gia trong triều đại Joseon. Nó đã được chỉ định là Di sản Thế giới của UNESCO.
  • Sajikdan - Đây là một bàn thờ, nơi hiến tế cho các vị thần của đất và các vị thần của ngũ cốc.
  • Sungkyunkwan - Là một trường học quốc gia trong triều đại Joseon, nó là một cơ sở giáo dục đại học đào tạo các quan lại Nho học và các học giả Nho giáo.
  • Pháo đài Bukhansanseong (Di tích lịch sử số 162) - Đây là pháo đài bảo vệ thủ đô Hanyang, một số nằm ở Goyang, ngoại ô Seoul và nằm trong Vườn quốc gia Bukhansan.
  • Lăng mộ Hoàng gia Joseon - Seonjeongneung, Heoninneung, Jeongneung và Uireung nằm ở Seoul. Nó là một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Lăng mộ của Yeonsangun nằm ở Seoul, nhưng kể từ khi Yeonsangun bị phế truất, nó được gọi là lăng mộ chứ không phải lăng mộ và không được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
  • Dongmyo - Đây là ngôi đền thờ Gwan-woo, vị tướng nổi tiếng của triều đại Joseon.
  • Hwangudan - Bàn thờ này được xây dựng bởi Hoàng đế Gojong khi ông tuyên bố Đế chế Triều Tiên.
  • Jangchungdan - Đây là bàn thờ tưởng niệm các nạn nhân của Sự cố Eulmi và Sự cố Imo Gunran trong thời Đế chế Triều Tiên.
  • Nhà tù Seodaemun - Đây là nhà tù do người Nhật xây dựng ở Seoul trong thời kỳ là thuộc địa của Nhật Bản. Nhiều nhà đấu tranh giành độc lập và dân chủ đã bị tra tấn và giam cầm tại đây.

Cung điện

Triều đại Triều Tiên đã xây dựng Ngũ cung ở Seoul. 2 trong số 5 cung điện được miêu tả trong bức Đông Cung Đồ.

  • Gyeongbokgung - Cung điện hoàng gia của triều đại Joseon, được xây dựng vào năm thứ 4 của vua Taejo của triều đại Joseon. Jeonggung dưới thời trị vì của vua Sejong. Nó đã bị thiêu rụi trong Chiến tranh Imjin, nhưng được xây dựng lại vào năm thứ 2 của Vua Gojong (1865) bởi Heungseon Daewongun, cha của Vua Gojong.
  • Changdeokgung - Cung điện hoàng gia của triều đại Joseon được xây dựng vào năm 1405 (năm thứ 5 của vua Taejong). Nó được chỉ định là Di sản Thế giới.
  • Sảnh Myeongjeongjeon của Cung điện Changgyeonggung - Một trong những cung điện nơi các vị vua của triều đại Joseon sinh sống. Nó tiếp giáp với Cung điện Changdeokgung.
  • Gyeonghuigung Heunghwamun - Một trong những cung điện của Joseon. Bên trong là Bảo tàng Lịch sử Seoul.
  • Deoksugung (tiền cảnh) - Cung điện của triều đại JoseonĐế quốc Đại Hàn. Đây là cung điện chính của Đế quốc Đại Hàn trong năm Gwangmu.

Xe buýt tham quan thành phố Seoul vòng quanh các điểm du lịch trung tâm của Seoul bắt đầu từ Gwanghwamun.

Điểm thăm quan

  • Quảng trường Gwanghwamun
  • Myeong-dong là một khu trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố Seoul.
  • Chợ Namdaemun - chợ truyền thống tổng hợp tiêu biểu của Seoul.
  • Samcheong-dong - Một con phố với những ngôi nhà hanok truyền thống, nhà hàng, quán cà phê và phòng trưng bày.
  • Làng Hanok Namsan - Không gian nơi bạn có thể trải nghiệm văn hóa hanok.
  • COEX (Trung tâm hội nghị) - Phòng triển lãm tổng hợp liền kề Trung tâm thương mại.
  • Giao lộ ga Gangnam - Đây là khu vực trung tâm thành phố lớn nhất phía nam sông Hàn.
  • Daehangno - Con phố văn hóa nghệ thuật, nơi hoạt động sôi nổi của các hoạt động biểu diễn nghệ thuật như âm nhạc, sân khấu. Có công viên Marronnier.
  • Tòa nhà 63 - Một tòa nhà cao tầng ở Yeouido với đài quan sát và rạp chiếu phim.
  • Tháp N Seoul - Nằm gần đỉnh núi Namsan, có một đài quan sát, nơi bạn có thể nhìn bao quát Seoul. Nó thuộc sở hữu của YTN.
  • Insa-dong - con phố văn hóa truyền thống của Seoul. Nó nổi tiếng với các phòng trưng bày, cửa hàng đồ truyền thống và nhà hàng truyền thống.
  • Itaewon - Con phố được người nước ngoài lui tới, nổi tiếng với các nhà hàng phục vụ nhiều món ăn nước ngoài.
  • Lotte World là một công viên giải trí nằm ở Jamsil. Nó tiếp giáp với hồ Seokchon.
  • Lotte World Tower - Nằm trong khuôn viên của Lotte World Mall bên cạnh Lotte World, nó tự hào có chiều cao thứ 5 trên thế giới là 555m.
  • Lotte World Mall - Là trung tâm mua sắm và văn hóa lớn nhất ở Hàn Quốc, nó là một điểm thu hút tiêu biểu ở Seoul cùng với Lotte World Tower.
  • Thành phố Truyền thông Kỹ thuật số (Digital Media City) - Đây là một khu kinh doanh liên quan đến truyền thông và giải trí nằm ở phía tây bắc của Seoul. Các công ty phát thanh truyền hình lớn dự kiến ​​sẽ chuyển đến, và có nhiều loại tòa nhà với thiết kế sáng tạo. Nó được gọi tắt là DMC (Digital Media City) và sẽ có tòa nhà chọc trời cao thứ hai thế giới sau Burj Khalifa với hơn 120 tầng.
  • Quảng trường Thời đại (Times Square) - Khu phức hợp mua sắm lớn nhất Hàn Quốc, rộng 300.000 m2 (kích thước bằng 40 sân bóng đá). Rạp chiếu phim CGV ở Quảng trường Thời đại có màn hình lớn nhất thế giới. (15 Yeongjung-ro, Yeongdeungpo-gu)
  • Làng Bukchon Hanok
  • Seochon
  • Jeongneung (Địa điểm lịch sử số 243) - Đây là lăng mộ của Hoàng hậu Sindeok, con kế của vua Taejo của triều đại Joseon.
  • Dongdaemun Design Plaza - DDP là 'nguồn gốc công nghiệp thiết kế-sáng tạo' đầu tiên trên thế giới và là tòa nhà điển hình ba chiều lớn nhất thế giới được xây dựng cho 'cơ sở chuyển tiếp của ngành công nghiệp sáng tạo' sẽ dẫn dắt sự phát triển trong tương lai của Seoul. Đặc biệt, vườn hoa đèn LED nằm trên mái nhà nổi tiếng là điểm thu hút khách du lịch.
  • Gần Đại học Hongik - Đây là một khu vực biểu tượng của văn hóa indie ở khu vực Seoul, và là một trong những khu vực trung tâm thành phố được nhiều người trẻ tuổi ghé thăm vì bầu không khí đặc biệt và nhiều câu lạc bộ và phòng hòa nhạc khác nhau.
  • Sebitseom là một hòn đảo nhân tạo ở sông Hán.
  • Cheonggyecheon
  • Quảng trường Cheonggye

Công viên

  • Công viên sông Hán - Một công viên được tạo ra bằng cách chia lưu vực sông Hán thành một số công viên.
  • Công viên Olympic Seoul - Được xây dựng cho Thế vận hội Mùa hè 1988, hiện được sử dụng làm công viên tổng hợp. Có các cơ sở thể thao như đạp xe, cử tạ, đấu kiếm, bơi lội, thể dục dụng cụ, quần vợt,... cũng như các cơ sở văn hóa khác nhau như Bảo tàng Nghệ thuật Soma. Mongchontoseong, một địa điểm của Bách Tế được khai quật trong quá trình xây dựng Công viên Olympic.[27]
  • Công viên Boramae - Nằm ở Dongjak-gu, công viên này có các cơ sở dành cho thanh thiếu niên.
  • Bukseoul Dream Forest - Một công viên lớn ở Gangbuk-gu, nằm trên địa điểm của Dreamland cũ.
  • Rừng công dân Yangjae - Đây là công viên công dân ở Seocho-gu.
  • Children's Grand Park - Nằm ở Gwangjin-gu, công viên dành cho trẻ em này có công viên giải trí, sở thú, vườn bách thảo và trung tâm dành cho trẻ em.[28]
  • Công viên Yeouido - Đây là một công viên ở trung tâm Yeouido.
  • Công viên World Cup - Đây là một công viên được xây dựng xung quanh Sân vận động World Cup Seoul.
  • Seoullo 7017 - Công viên này mở cửa vào ngày 20 tháng 5 năm 2017 sau khi cải tạo Cầu vượt Ga Seoul thành một công viên như một phần của dự án tái tạo đô thị.
  • Công viên hồ Tây Seoul - Khai trương vào ngày 26 tháng 10 năm 2009 với vai trò là nơi vui chơi cho công dân ở khu vực phía tây nam của Seoul, công viên này được tạo ra bằng cách tu sửa nhà máy lọc nước Shinwol (68-3 Sinwol-dong, Yangcheon-gu)
  • Công viên Seonyudo - Công viên này nằm trên đảo giữa sông Hán. Có thể sử dụng cầu Yanghwa để đến đó. Nhà máy lọc nước ban đầu đã được cải tạo và mở cửa thành công viên vào tháng 4 năm 2002.
  • Korea Yongsan Family Park - Công viên này được tạo ra bằng cách trả lại địa điểm của căn cứ quân sự Hoa Kỳ.
  • Rừng Ttukseom Seoul - Đây là công viên nằm xung quanh Ttukseom.
  • Công viên Văn hóa và Lịch sử Dongdaemun
  • Công viên Marronnier - Công viên này nằm giữa Hyehwa-dong và Ihwa-dong.
  • Công viên Tapgol - Được chỉ định là Di tích lịch sử số 354, Công viên Tapgol là công viên đô thị đầu tiên ở Hàn Quốc và là nơi diễn ra Phong trào ngày 1 tháng 3 chống lại sự cai trị của thực dân Nhật Bản vào năm 1919.

Cơ sở tôn giáo

  • Nhà thờ Myeongdong - Đây là trụ sở của Nhà thờ Công giáo được xây dựng theo phong cách Gothic.
  • Jogyesa - Đó là một ngôi chùa của Dòng Jogye của Phật giáo Hàn Quốc.
  • Nhà thờ Anh giáo Hàn Quốc Nhà thờ Seoul - Đây là nhà thờ chính tòa của Anh giáo Hàn Quốc được xây dựng theo phong cách Romanesque.
  • Nhà thờ Chính thống giáo St. Nicholas - Đây là nhà thờ lớn của Nhà thờ Chính thống giáo Hàn Quốc.
  • Nhà thờ Jeongdong Jeil - nhà thờ Giám lý đầu tiên của Hàn Quốc.
  • Nhà thờ Yoido Full Gospel - Một nhà thờ Tin lành của Hội đồng Thiên chúa tại Hàn Quốc, lớn nhất thế giới về số lượng tín đồ.
  • Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm Seoul - Nằm ở Hannam-dong, đây là nhà thờ Hồi giáo đầu tiên và duy nhất của Hàn Quốc.
  • Nhà thờ Trung tâm Cheondogyo - Đây là trụ sở trung tâm của Cheondogyo, quốc giáo, nơi phong trào độc lập được tổ chức trong Phong trào ngày 1 tháng 3.

Các tổ chức y tế lớn

Lễ hội

Vào tháng 10 năm 2012, KBS Hall ở Seoul đã tổ chức các lễ hội âm nhạc quốc tế lớn - TV ABU đầu tiên và các Liên hoan Song ca trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 49. Hi! Seoul Festival là một lễ hội văn hóa theo mùa được tổ chức bốn lần một năm vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông ở Seoul, Hàn Quốc kể từ năm 2003. Dựa trên "Ngày công dân Seoul" được tổ chức vào mỗi tháng 10 kể từ năm 1994 để kỷ niệm 600 năm lịch sử của Seoul là thủ đô của đất nước. Lễ hội được sắp xếp dưới quyền Thủ đô Seoul. Tính đến năm 2012, Seoul đã tổ chức Ultra Music Festival Korea, một lễ hội âm nhạc khiêu vũ thường niên diễn ra vào cuối tuần thứ hai của tháng 6.

Thể thao

Pháo hoa trong lễ bế mạc Thế vận hội Mùa hè 1988 ở Seoul

Seoul đã từng tổ chức Đại hội Thể thao châu Á 1986, Thế vận hội Mùa hè 1988Paralympic Games 1988. Đây cũng là một trong những thành phố chủ nhà của FIFA World Cup 2002. Sân vận động World Cup Seoul là nơi tổ chức lễ khai mạc và trận đấu đầu tiên của giải đấu.

Taekwondo là môn quốc võ của Hàn Quốc và Seoul chính là nơi đặt trụ sở của Kukkiwon, hay còn được biết đến là Liên đoàn Taekwondo Thế giới.

Thành phố có 3 đội bóng chày trong Tổ chức Bóng chày Hàn Quốc là: Doosan Bears, LG Twins, Woori Heros, Samsung Lions. 2 đội bóng rổ trong giải bóng rổ Hàn Quốc: Seoul Samsung ThundersSeoul SK Knights.

Ngoài ra còn có một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Seoul là CLB FC Seoul, đội bóng tham dự giải K-League. Có 2 đội bóng giải K3 League đặt tại Seoul là Seoul UnitedEungpyeong Chung-goo FC.

Bóng đá

Tên giải đấu Tên câu lạc bộ Năm thành lập Sân nhà
K League 1 FC Seoul 1983 Sân vận động World Cup Seoul
K League 2 Seoul E-Land 2014 Sân vận động Mokdong
K4 League Seoul Jungnang FC 2012 Sân vận động Công cộng Jungnang
Seoul Nowon United 2007 Sân vận động Nowon Madeul
WK League Seoul City Women's Football Club 2004 Sân vận động phụ trợ World Cup Seoul

Bóng chày

Tên giải đấu Tên câu lạc bộ Năm thành lập Sân nhà
KBO League LG Twins 1982 Sân vận động bóng chày Jamsil
Doosan Bears
Kiwoom Heroes 2008 Gocheok Sky Dome

Bóng rổ

Tên giải đấu Tên câu lạc bộ Năm thành lập Sân nhà
KBL Seoul SK Knights 1978 Jamsil Students' Gymnasium
Seoul Samsung Thunders 1997 Jamsil Arena

Bóng chuyền

Giải Tên câu lạc bộ Năm thành lập Sân nhà
V-League (Nam) Seoul Woori Card WooriWON 2008 Jangchung Arena
V-League (Nữ) GS Caltex Seoul KIXX 1970

Các cơ sở thể thao

  • Khu liên hợp thể thao Seoul - Khu liên hợp sân vận động thể thao từng tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988. Nó thường được gọi là Khu liên hợp thể thao Jamsil.
  • Sân vận động World Cup Seoul - Sân vận động đã tổ chức FIFA World Cup 2002 và đang được sử dụng làm sân nhà của FC Seoul, một đội bóng đá chuyên nghiệp thuộc K League 1.
  • Làng vận động viên Taereung - Khai trương vào tháng 3 năm 1970, đây là trại huấn luyện chung cho các vận động viên ở Hàn Quốc. Hiện tại, chức năng chính đã được chuyển đến Làng vận động viên Jincheon.
  • Gocheok Sky Dome - Khai trương vào năm 2015, đây là sân vận động mái vòm dành riêng cho các trận bóng chày và hiện đang được sử dụng làm sân nhà cho Kiwoom Heroes, đội tham gia KBO League.
  • KRA Plaza - Cơ sở chuyển tiếp các cuộc đua ngựa do Hiệp hội Ngựa Hàn Quốc tổ chức và có tổng cộng 10 con đang hoạt động.
  • Seoul Dynasty là một đội chơi Overwatch chuyên nghiệp. Hiện tại, Dongdaemun Design Plaza được sử dụng làm sân vận động sân nhà.

Giao thông

Đường cao tốc đô thị Dongbu

Ô tô và các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt, taxi là những phương tiện di chuyển chính trong thành phố. Các tuyến trung chuyển chính bao gồm Ga Seoul trên Tuyến 1, Ga Yeongdeungpo, Ga Yongsan, Bến xe buýt tốc hành Seoul, Trung tâm thành phố, Bến xe buýt Dongseoul, Bến xe buýt Seoul Nambu, Ga Toà thị chính trên Tuyến 1Tuyến 2, Ga Gangnam trên Tuyến 2, Ga Sindorim trên Tuyến 2Ga Sadang trên Tuyến 2Tuyến 4. Tính đến cuối năm 2007, số lượng phương tiện đã đăng ký là 2.933.286 và tỷ lệ chia sẻ phương tiện giao thông là 34,7% đối với tàu điện ngầm, 27,6% đối với xe buýt, 6,3% đối với taxi và 26,3% đối với ô tô cá nhân vào năm 2006. Từ năm 1966, quá trình tái phát triển rộng rãi của khu vực thủ đô đã dẫn đến các tòa nhà cao tầng và đường xá xuất hiện dày đặc. Việc bố trí lại phương tiện giao thông công cộng đã có tác động sâu sắc đến kết cấu đô thị của Seoul.

Đường bộ

Quang cảnh Đại lộ Olympic đi qua Yeouido

Đường cao tốc Gyeongbu, Đường cao tốc SeohaeanĐường cao tốc Yongin–Seoul kết nối với phía nam, Đường cao tốc sân bay quốc tế IncheonĐường cao tốc Gyeongin kết nối với Thành phố Incheon ở phía tây. Vùng ngoại ô của thành phố được bao quanh bởi Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô Seoul. Trong thành phố, các tuyến đường huyết mạch như Đường cao tốc Gangbyeon, Đường cao tốc Olympic, Đường cao tốc Naebu, Đường cao tốc đô thị Dongbu, Đường cao tốc huyết mạch phía Tây, Đường cao tốc phía NamĐường cao tốc huyết mạch phía Bắc đã được xây dựng dọc theo bờ sông.

Đường cao tốc Gangbyeon nối Goyang-siPaju-si, Đường cao tốc Olympic nối IncheonBucheon-si, Đường cao tốc đô thị Dongbu nối Seongnam-siUijeongbu-si, Đường cao tốc huyết mạch phía Tây nối Anyang-siGwangmyeong-si, và Đường cao tốc huyết mạch phía Bắc kết nối Guri-si. Các con đường chính ở Seoul bao gồm Teheran-ro, Sejong-daero, Jong-ro, Gangnam-daero và Siheung-daero.

Xe buýt

Xe buýt ở Seoul
Xe buýt tham quan thành phố Seoul

Hệ thống xe buýt của Seoul được điều hành bởi chính quyền Seoul Metropolitan (S.M.G.), với bốn cấu hình xe buýt chính phục vụ hầu hết các thành phố. Seoul có nhiều bến xe buýt liên tỉnh / tốc hành lớn. Các xe buýt này kết nối Seoul với các thành phố trên khắp Hàn Quốc. Bến xe buýt tốc hành Seoul, Trung tâm thành phốBến xe buýt Seoul NambuSeocho-gu. Ngoài ra, Bến xe buýt Dong SeoulGwangjin-guGa SangbongJungnang-gu xử lý buôn bán chủ yếu từ các tỉnh Gangwon-doChungcheong.

Taxi

Tại Seoul, taxi bắt đầu hoạt động lần đầu tiên vào năm 1912, công ty taxi đầu tiên được thành lập vào năm 1919 và đồng hồ tính tiền được giới thiệu vào năm 1926. Sau Ngày Quang Phục, taxi gọi xuất hiện vào năm 1970, taxi cỡ trung được giới thiệu như một giải pháp thay thế cho taxi gọi vào năm 1988. Ngoài ra, kể từ khi quyết định hồi sinh taxi nhỏ được đưa ra vào năm 2009, khoảng 70 taxi nhỏ đã hoạt động kể từ tháng 12 năm 2011. Tháng 10 năm 2015, taxi hạng sang bắt đầu hoạt động. Tính đến năm 2020, giá vé cơ bản cho taxi nhỏ ở Seoul là 2.100 won, taxi cỡ trung bình là 3.800 won, taxi hạng sang là 5.000 won và taxi hạng sang là 8.000 won.

Đường sắt

Toàn cảnh ga Seoul
Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1

Seoul là trung tâm của tuyến đường sắt bán đảo Triều Tiên. Giao thông đường sắt giữa Seoul và các thành phố khác phát triển đồng đều. Các ga có sẵn được phân chia theo khu vực. Các chuyến tàu KTX của Tuyến GyeongbuTuyến Gyeongjeon khởi hành từ Ga Seoul, Tuyến Honam, Tuyến JeollaTuyến Janghang khởi hành từ Ga Yongsan, và các chuyến tàu của Tuyến Jungang, Tuyến Taebaek, Tuyến YeongdongTuyến Gangneung khởi hành từ Ga Cheongnyangni. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tàu ở các ga trung gian như ga Yeongdeungpo. Bạn cũng có thể đến Ga Seoul từ Sân bay Quốc tế Incheon bằng cách sử dụng Đường sắt Sân bay Quốc tế Incheon. Ngoài ra, trung tâm điều hành đường sắt cũng được đặt tại Seoul, nơi quản lý và chỉ huy tất cả các tuyến đường sắt trên toàn Hàn Quốc.

Các Tuyến 2, 34 được mở như một phần của dự án tàu điện ngầm giai đoạn một, và các Tuyến 5, 6, 78 được xây dựng mới và bổ sung như một phần của dự án tàu điện ngầm giai đoạn hai. Kể từ đó, Tuyến 9 đã được xây dựng và tính đến năm 2024, 9 tuyến đang hoạt động, ngoại trừ các đoạn thuộc thẩm quyền của Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc. Nó kết nối trung tâm thành phố và các trung tâm phụ của Seoul và đặc biệt việc khai trương Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2 đã có tác động đáng kể đến không gian của Seoul. Trong trường hợp của Tuyến 5, đây là tuyến đầu tiên đi ngầm toàn bộ và mở đường hầm dưới sông Hàn. Một số tuyến, bao gồm Tàu điện ngầm Seoul tuyến 1, kết nối các thành phố vệ tinh xung quanh Seoul bằng cách vận hành kết nối với hoặc kết nối trực tiếp với Tàu điện ngầm Seoul của Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc.

Hàng không

Sân bay quốc tế Gimpo
Đường sắt sân bay Quốc tế Incheon

Các chuyến bay đường ngắn đến các nước Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc) và các chuyến bay nội địa chủ yếu sử dụng Sân bay quốc tế Gimpo. Còn các chuyến bay đường dài và trung bình sẽ sử dụng Sân bay quốc tế Incheon. Mất khoảng 1 giờ từ trung tâm thành phố Seoul đến Sân bay quốc tế Incheon và có thể đi đến bằng Đường sắt Sân bay Quốc tế Incheon hoặc Đường cao tốc sân bay quốc tế Incheon.

Sân bay quốc tế Incheon, cùng với Sân bay quốc tế Hồng KôngSân bay quốc tế Singapore Changi, đã trở thành những trung tâm vận tải quan trọng ở châu Á. Trong một cuộc đồng điều tra của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tếHội đồng Sân bay Quốc tế đã bầu chọn Incheon là sân bay tốt nhất thế giới. Skytrax chọn đây là một trong 5 sân bay tốt nhất thế giới năm 2006.

Xe đạp

Đi xe đạp ngày càng trở nên phổ biến ở Seoul và trong cả nước. Cả hai bờ sông Hán đều có đường đi xe đạp chạy khắp thành phố dọc theo con sông. Ngoài ra, Seoul đã giới thiệu vào năm 2015 một hệ thống chia sẻ xe đạp có tên là Ddareungi.

Các thành phố kết nghĩa

Năm ký kết Quốc gia Thành phố
Năm 1963  Iran Teheran
Năm 1968 Trung Hoa Dân Quốc Đài Bắc
Năm 1971 Thổ Nhĩ Kỳ Ankara
Năm 1973 Hoa Kỳ Honolulu
Năm 1976 San Francisco
Năm 1977 Brasil São Paulo
Năm 1982 Colombia Bogotá
Năm 1984 Indonesia Jakarta
Năm 1988 Nhật Bản Tokyo
Năm 1991 Liên Bang Nga Moskva
Úc Sydney
Pháp Paris
Năm 1992 Mexico Thành phố Mexico
Năm 1993 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Bắc Kinh
Năm 1996 Việt Nam Hà Nội
Ba Lan Warszawa
Năm 1997 Ai Cập Cairo
Năm 2000 Ý Roma
Năm 2004 Kazakhstan Astana
Năm 2006 Hoa Kỳ Washington, D.C.
Hy Lạp Athena
Năm 2010 Uzbekistan Tashkent

Một vài hình ảnh về Seoul

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Trước năm 1972, Seoul là thủ đô "de jure" của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) như được nêu trong mục 103 Lưu trữ 2016-09-14 tại Wayback Machine của Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
  2. ^ “Seoul Statistics (Land Area)”. Seoul Metropolitan Government. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2010.
  3. ^ Vùng thủ đô Seoul
  4. ^ “City Overview (Population)”. Seoul Metropolitan Government. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “Color”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ “Seoul's symbols”. Seoul Metropolitan Government. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ a b “2018년 지역소득(잠정)”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019.
  8. ^ Một phần Ogok-dong, Gangseo-gu
  9. ^ “Current population of the Seoul National Capital Area”. Statistics Korea.
  10. ^ “City Mayors: The world's largest cities (1 to 100)”.
  11. ^ “The Digital Divide at a glance”.
  12. ^ CEIC. “South Korea Registered Motor Vehicles: 1988 - 2020”. www.ceicdata.com.
  13. ^ “Cuộc 'lột xác' từ cống nước thải đến dòng suối mát ở Seoul”. Báo điện tử VnExpress.
  14. ^ 서울특별시표기 首爾로...중국, 곧 정식 사용키로:: 네이버 뉴스 (bằng tiếng Hàn). News.naver.com. ngày 23 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  15. ^ 'Seoul' morphs into Chinese 'Shouer'. Chinadaily.com.cn. ngày 20 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2012.
  16. ^ “goodcharacters.com”. goodcharacters.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2015.
  17. ^ “Climatological Normals of Korea (1991 ~ 2020)” (PDF) (bằng tiếng Hàn). Korea Meteorological Administration. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ 순위값 - 구역별조회 (bằng tiếng Hàn). Korea Meteorological Administration. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  19. ^ “Climatological Normals of Korea” (PDF). Korea Meteorological Administration. 2011. tr. 499 and 649. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  20. ^ “Seoul, South Korea - Detailed climate information and monthly weather forecast”. Weather Atlas (bằng tiếng Anh). Yu Media Group. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2019.
  21. ^ “Station Seoul” (bằng tiếng Pháp). Meteo Climat. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  22. ^ “주민등록 인구통계 행정안전부”. jumin.mois.go.kr. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2022.
  23. ^ “Tổng sản phẩm trong nước (GRDP)”. www.index.go.kr (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  24. ^ “서울특별시청 에러페이지”. www.seoul.go.kr (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  25. ^ Dương Tâm (30 tháng 11 năm 2021). “10 thành phố tốt nhất để du học năm 2022”. Báo điện tử VnExpress.
  26. ^ “서울 통계표” (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  27. ^ “Test Page for WebtoB Installation on Web Site”. 2 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2022.
  28. ^ “Wayback Machine”. 18 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2022. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài

Trang chủ

Du lịch và thông tin

  • i Tour Seoul – Trang hướng dẫn du lịch chính thức Seoul
  • VisitSeoul – The Official Seoul Tourism Guide YouTube Channel
  • Seoul Travel Guide – Thông tin du lịch dành cho khách đến Seoul

Bản đồ

Hình ảnh

Tiền nhiệm:
'
Thủ đô của Baekje
18 BC–475 AD
Kế nhiệm:
Ungjin
Tiền nhiệm:
Gaegyeong
Thủ đô của Triều Tiên Kế nhiệm:
Huỷ bỏ
Tiền nhiệm:
Sáng tạo mới
Thủ đô của Hàn Quốc
1948–
Kế nhiệm:
Đương nhiệm

Read other articles:

artikel ini perlu dirapikan agar memenuhi standar Wikipedia. Tidak ada alasan yang diberikan. Silakan kembangkan artikel ini semampu Anda. Merapikan artikel dapat dilakukan dengan wikifikasi atau membagi artikel ke paragraf-paragraf. Jika sudah dirapikan, silakan hapus templat ini. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menamba...

 

Hijos de Rivera, S.A.Pabrik Estrella Galicia di A Grela, A Coruña.JenisSociedad AnónimaIndustriMinumanDidirikanA Coruña, Galisia (01 Januari 1906 (1906-01-01))PendiriJosé María Rivera CorralKantorpusatA Coruña, SpanyolTokohkunciIgnacio Rivera, Direktur JenderalProdukBir dan minuman ringanJasaDistribusiSitus webwww.corporacionhijosderivera.com Hijos de Rivera, S.A. adalah sebuah pabrik bir asal Spanyol yang didirikan pada tahun 1906 di A Coruña, Galisia. Produk utama perusahaan ini...

 

Armenian physiologist Leon OrbeliBorn7 July [O.S. 25 June] 1882Tsaghkadzor, Tiflis Governorate, Russian EmpireDied9 December 1958(1958-12-09) (aged 76)Leningrad, Soviet UnionAwardsHero of Socialist Labour A commemorative plaque to Leon Orbeli in Saint Petersburg Leon Abgarovich Orbeli (Armenian: Լևոն Աբգարի Օրբելի, Levon Abgari Orbeli; Russian: Леон Абгарович Орбели, Levon Abgarovich Orbeli; 7 July [O.S. 25 June] 1882...

بنك التنمية الاجتماعية بنك التنمية بنك التنمية الاجتماعية تفاصيل الوكالة الحكومية البلد السعودية  تأسست 1971 البنك السعودي للتسليف والادخار   الإدارة المدير التنفيذي إبراهيم بن حمد الراشد تعديل مصدري - تعديل   بنك التنمية الاجتماعية سابقًا كان يُسمى البنك السعودي �...

 

Paesi partecipanti alla prima guerra mondiale: gli Alleati sono indicati in verde, gli imperi centrali in arancione e in grigio le nazioni neutrali Imperi centrali o potenze centrali (in tedesco: Mittelmächte; ungherese: Központi Hatalmak; turco: İttifak Devletleri o Bağlaşma Devletleri; bulgaro: Централни сили, Centralni sili), noti anche con il nome di Quadruplice Alleanza (Vierbund in tedesco), sono termini usati per indicare le quattro nazioni che durante la prima guerra...

 

Roland Freisler Roland Freisler (30 Oktober 1893 – 3 Februari 1945) adalah seorang yuris dan hakim Jerman Nazi. Ia adalah Menteri Kehakiman Reich, dan Presiden Pengadilan Rakyat. Ia juga merupakan hadirin di Konferensi Wannsee pada 1942, yang menghasilkan Holocaust. Catatan Daftar pustaka Breuning, Stephan. Roland Freisler: Rechtsideologien im III. Reich. Neuhegelianismus kontra Hegel (Legal ideologies in the Third Reich. Neo-Hegelianism contra Hegel) Hamburg, Kovac 2002, ISBN...

Our Lady of LjevišGračanicaPatriarchate of PećDečaniStudenicaStari RasGamzigradStećci–PerućacStećci–RastišteStećci–Hrtaclass=notpageimage| Location of UNESCO World Heritage Sites within Serbia and Kosovo (striped area) The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) designates World Heritage Sites of outstanding universal value to cultural or natural heritage which have been nominated by countries which are signatories to the UNESCO World Heritage...

 

Konten dan perspektif penulisan artikel ini tidak menggambarkan wawasan global pada subjeknya. Silakan bantu mengembangkan atau bicarakan artikel ini di halaman pembicaraannya, atau buat artikel baru, bila perlu. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini)Lira TurkiTürkiye lirası (Turki)Lira Turki baruISO 4217KodeTRYNomor949DenominasiSubsatuan 1/100kuruşSimbol₺ kuruşkrUang kertas Sering digunakan₺5, ₺10, ₺20, ₺50, ₺100, ₺200Uang koin...

 

List of events ← 1978 1977 1976 1979 in Belgium → 1980 1981 1982 Decades: 1950s 1960s 1970s 1980s 1990s See also:Other events of 1979List of years in Belgium Events in the year 1979 in Belgium. Incumbents Monarch: Baudouin[1] Prime Minister: Paul Vanden Boeynants (to 3 April); Wilfried Martens (from 3 April) Events 13 June – In Marckx v Belgium the European Court of Human Rights finds for the plaintiff, Paula Marckx, that Belgian inheritance law is unfair to unmarri...

此條目可能包含不适用或被曲解的引用资料,部分内容的准确性无法被证實。 (2023年1月5日)请协助校核其中的错误以改善这篇条目。详情请参见条目的讨论页。 各国相关 主題列表 索引 国内生产总值 石油储量 国防预算 武装部队(军事) 官方语言 人口統計 人口密度 生育率 出生率 死亡率 自杀率 谋杀率 失业率 储蓄率 识字率 出口额 进口额 煤产量 发电量 监禁率 死刑 国债 ...

 

Type of settler in Coahuila y Tejas Not to be confused with Impresario. Map of Texas in 1833 showing several of the land grants An empresario (Spanish pronunciation: [em.pɾe.ˈsaɾ.jo]) was a person who had been granted the right to settle on land in exchange for recruiting and taking responsibility for settling the eastern areas of Coahuila y Tejas in the early nineteenth century. The word in Spanish for entrepreneur is emprendedor (from empresa, company).[1] Since empresari...

 

Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste Tên bản ngữ Repúblika Demokrátika Timór Lorosa'e (tiếng tiếng Tetum)República Democrática de Timor-Leste (tiếng Bồ Đào Nha) Quốc kỳ Quốc huy Tiêu ngữ: Unidade, Acção, Progresso (Bồ Đào Nha)Unidade, Asaun, Progresu (tiếng Tetum)(tiếng Việt: Thống nhất, Hành động, Phát triển) Quốc ca: Pátria (Bồ Đào Nha)(tiếng Việt: Tổ quốc) Vị trí Đông Ti...

Village in West Bengal, India Village in West Bengal, IndiaKatlamariVillageKatlamariShow map of West BengalKatlamariShow map of IndiaCoordinates: 24°16′27″N 88°34′50″E / 24.27417°N 88.58056°E / 24.27417; 88.58056Country IndiaStateWest BengalDistrictMurshidabadBlockRaninagar- IIGovernment • TypeSarpanchArea • Total16.10 km2 (6.22 sq mi)Elevation21 m (69 ft)Population (2011) • Total33,290&...

 

Swedish sprinter Johan WissmanJohan Wissman in 2007Personal informationNationality SwedenBorn (1982-11-02) 2 November 1982 (age 41)Helsingborg, SwedenHeight1.80 m (5 ft 11 in)Weight75 kg (165 lb)SportSportRunningEvent(s)100 metres, 200 metres, 400 metresClubIFK HelsingborgAchievements and titlesPersonal best(s)100m: 10.44 s (2002) 200m: 20.30 s (2007) 300m: 32.10 s (2008) 400m: 44.56 s (2007) Medal record Representing  Sweden Men’s athletics World Ind...

 

Academic journalAdult Education QuarterlyDisciplineEducationLanguageEnglishEdited byEllen Boeren, Kevin M. Roessger, and Elizabeth A. RoumellPublication detailsFormer name(s)Adult EducationHistory1950-presentPublisherSAGE Publications on behalf of the American Association of Adult and Continuing Education (United States)FrequencyQuarterlyImpact factor1.968 (2020)Standard abbreviationsISO 4 (alt) · Bluebook (alt1 · alt2)NLM (alt) · MathSciNet...

Governor of Kentucky since 2019 Andy BeshearBeshear in 202463rd Governor of KentuckyIncumbentAssumed office December 10, 2019LieutenantJacqueline ColemanPreceded byMatt Bevin50th Attorney General of KentuckyIn officeJanuary 4, 2016 – December 10, 2019GovernorMatt BevinPreceded byJack ConwaySucceeded byDaniel Cameron Personal detailsBornAndrew Graham Beshear (1977-11-29) November 29, 1977 (age 46)Louisville, Kentucky, U.S.Political partyDemocraticSpouse Britainy Colman ...

 

Regulatory class of pharmaceutical drug An orphan drug is a pharmaceutical agent that is developed to treat certain rare medical conditions. An orphan drug would not be profitable to produce without government assistance, due to the small population of patients affected by the conditions. The conditions that orphan drugs are used to treat are referred to as orphan diseases. The assignment of orphan status to a disease and to drugs developed to treat it is a matter of public policy that depend...

 

この項目では、漫画・アニメ作品について説明しています。テレビドラマ作品については「あまえないでヨ!」をご覧ください。 あまえないでよっ!! ジャンル ラブコメディ 漫画:あまえないでよっ!! 原作・原案など ボヘミアンK(原作協力) 作画 宗我部としのり 出版社 ワニブックス その他の出版社 尖端出版 Soleil Productions 掲載誌 月刊コミックガム レーベル ガムコ�...

Website and app about Olympic sports Not to be confused with the discontinued American version of the channel. Television channel Olympic ChannelBroadcast areaWorldwideHeadquartersMadrid, Spain[1]ProgrammingLanguage(s)EnglishPicture formatHDTV (1080i 16:9)OwnershipOwnerInternational Olympic CommitteeHistoryLaunchedAugust 21, 2016; 7 years ago (2016-08-21)LinksWebsiteolympics.com/olympic-channelAvailabilityStreaming mediaOlympics.comLive StreamYouTube TVInternet Proto...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. Johanne Fritz-PetersenLahir(1879-10-18)18 Oktober 1879DenmarkMeninggal22 Desember 1961(1961-12-22) (umur 82)PekerjaanPemeranTahun aktif1912-1938 Johanne Fritz-Petersen (18 Oktober 1879 – 22 Desember 1961) adalah seorang pemer...