Cheongdam-dong

Cheongdam-dong
Chuyển tự Tiếng Triều Tiên
 • Hangul
 • Hanja
 • Romaja quốc ngữCheongdam-dong
 • McCune–ReischauerCh'ŏngtam-tong
Cheongdam-dong trên bản đồ Thế giới
Cheongdam-dong
Cheongdam-dong
Quốc giaHàn Quốc
Diện tích
 • Tổng cộng2,33 km2 (90 mi2)
Dân số (2001)
 • Tổng cộng34.262
 • Mật độ14.705/km2 (38,090/mi2)

Cheongdam-dong (tiếng Hàn청담동; Hanja淸潭洞) là một phường của quận GangnamSeoul, Hàn Quốc.[1][2] Là một vùng biểu trưng cho lối sống sang trọng của người Hàn Quốc, đặc biệt là các chuyên gia trẻ những người từng du học ở nước ngoài. Nó còn được biết đến như một khu vực mua sắm sang trọng, với con đường mua sắm chính được đặt tên 'Phố thời trang Cheongdam'. Cùng với đường Rodeo của Apgujeong ở Apgujeong-dongGarosu-gilSinsa-dong, được nối bởi tuyến đường chính Apgujeong-ro, nó được xem là khu thời trang và xu hướng mới.[3][4]

Đặc điểm

Cửa hàng Ermenegildo Zegna vào năm 2012
Cửa hàng Cartier Maison và Salvatore Ferragamo vào năm 2012

Vùng này ban đầu có tên là Chungsutgol có nghĩa là thung lũng nước sạch, có nhiều ao hồ sạch từng tồn tại trong suốt Nhà Triều Tiên. Mãi đến nhà Triều Tiên và thuộc địa Nhật Bản vào đầu thế kỉ 20, nó là một phần của tỉnh Gyeonggi và là ngoại thành của Seoul, thủ đô của Hàn Quốc. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1963, Cheongdam-dong được sáp nhập vào Seoul. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1973, nó trở thành một trong 26 dong (phường) của quận Gangnam hoặc Gangnam-gu. Gangnam-gu là một trong 25 gu (gu là một quận chính quyền địa phương tại Hàn Quốc) ở Seoul. Từ năm 1988, Cheongdam-dong được chia thành 2 khu nhỏ: Cheongdam 1 dong and Cheongdam 2 dong.[5]

Quận Seoul

Cheongdam-dong đã từng kém phát triển từ 10 năm trước, trong thời gian đó, phòng triển lãm được dời đến khu vực này. Nó thành lập phòng triển lãm đường phố, gần Galleria Department StoreApgujeong-dong hướng đi công viên Cheongdam.[6] Ngoài các phòng triển lãm và cửa hàng sang trọng vùng còn có nhà hàng cao cấp, bar, club, và phề và cửa hàng làm đẹp; và còn được biết đến với khu dân cư cao cấp, đặc biệt hành cho ngôi sao Hàn Quốc như diễn viên và ca sĩ.

Đoạn đường dài 760 mét của Apgujeong-ro, từ Ga Apgujeongrodeo tại Cửa hàng Galleria đến đoạn băng qua Cheongdam, nó được gọi là 'Phố thời trang Cheongdam' hoặc 'Phố hàng cao cấp Cheongdamdong'. Nó gồm chuỗi cửa hàng cao cấp, như Ermenegildo Zegna, Salvatore Ferragamo, Louis Vuitton, Prada, Burberry, cũng như các cửa hàng 3.1 Phillip Lim, Martin MargielaTory Burch và nhà thiết kế Hàn Quốc Son Jung-wan.[7][8][9]

Điểm thu hút

Tiệm áo cưới Vera Wang Hàn Quốc vào 2012

Khu vực này là địa điểm cho các trụ sở chính của các công ty quản lý K-pop như SM Entertainment, JYP Entertainment, Cube Entertainment, và J. Tune Entertainment,. Từ tháng 1 năm 2012, khu vực này còn có FNC Entertainment.[10] MCM Haus cửa hàng hàng đầu cũng nằm trong khu vực này. Một nửa bức tường với nhiều màu sắc được thiết kế bởi nghệ sĩ người Anh Richard Woods, trong khi nửa còn lại được trang trí bởi các tấm bảng số. Nó còn có nhà hàng Ý nằm ở tầng hầm, nội thất được thiết kế bởi Woods.[11][12]

Khu phức hợp mua sắm và ẩm thực 10 Corso Como, được mở cửa vào năm 2008, đối diện Cửa hàng Galleria.[7] Vào tháng 9 năm 2008, hiệu kim hoàn Pháp Cartier mở cửa cửa hàng lớn nhất ở Hàn Quốc, được đặt tên là Cartier Maison, nằm ở Apgujeong-ro, với mặt tiền được lấy cảm hứng từ vải gói Bojagi Hàn Quốc. Giám đốc điều hành Philippe Galtie, ông nói rằng nó là cửa hàng lớn nhất ở Hàn Quốc và là cửa hàng lớn thứ 7 trên thế giới vào thời điểm đó.[13]

Vào tháng 6 năm 2012, nhà thiết kế váy cưới cao cấp Vera Wang mở cửa cửa hàng thứ 3 trên thế giới và là cửa hàng đầu tiên ở châu Á 'Vera Wang Bridal Korea', quản lý bởi chủ tịch Jung Mi-ri, ở Cheongdam-dong.[14]

Truyền thông

Hình ảnh "Thành phố sang trọng"

Trong phạm vi phương tiện truyền thông, Cheongdam-dong thường được mô tả như một thị trấn sang trong. Như bộ phim truyền hình Hàn Quốc "Cheongdam-dong Alice", "Cheongdam-dong Scandal", và "I Live in Cheongdam-dong" tất cả đều lấy Cheongdam-dong làm bối cảnh với đầy đủ các cửa hàng hiệu sang trọng, người giàu có, nghệ sĩ.[20]

Vận chuyển

Chủ yếu có ba loại phương tiện giao thông công cộng đi qua Cheongdam-dong: xe buýt, tàu điện ngầm, và Taxi. Một thẻ trả trước bằng điện từ gọi là T-money có thể sử dụng cho ba loại phương tiện trên, ngoài thẻ tín dụng và tiền mặt. Để biết thêm thông tin về Cheongdam-dong, truy cập trang du lịch chính thức Hàn Quốc Lưu trữ 2016-04-15 tại Wayback Machine.

  • Xe buýt: Xe buýt với 4 màu chạy ở Cheongdam-dong. Tuyến xe buýt đi qua Cheongdam-dong bao gồm: 143, 146, 2415, 3414, 3011, 9407, 9507,...
  • Tàu điện ngầm: Hai ga tàu điện ngầm ở Cheongdam-dong là ga Cheongdam và ga Apgujeong Rodeo. Tuyến tàu điện ngầm đi qua khu vực này là Tàu điện ngầm tuyến 7 và tuyến Bundang.
  • Taxi: Giống với Uber ở Cheongdam-dong có KakaoTaxi.

Trường học

  • Trường tiểu học Cheongdam
  • Trường tiểu học Eonbuk
  • Trường trung học Cheongdam
  • Trường cao trung Young Dong

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “청담동 (Cheongdam-dong 淸潭洞)”. Doosan encyclopedia (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2016.
  2. ^ “Nguồn gốc của tên: Samseong-dong”. Trang chủ Quận Gangnam (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
  3. ^ Rahn, Kim (ngày 28 tháng 7 năm 2011). “Three Gangnam districts show latest fads”. Korea Times. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ “Apgujeong & Cheongdam”. Korea Tourism Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
  6. ^ Rahn, Kim (ngày 27 tháng 11 năm 2011). “Galleries spruce up Cheongdam Street”. Korea Times. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ a b Kwon, Mee-yoo (ngày 16 tháng 12 năm 2010). “Cheongdam sparkles with trendiest shops”. Korea Times. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ “Đường Cheongdamdong (청담동거리)”. Tổ chức du lịch Hàn Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ “Phố thời trang Cheongdam-dong (người nổi tiếng), Gangnam”. Visit Seoul. Seoul City Tourism. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  10. ^ Kim, Ji-soo (ngày 22 tháng 2 năm 2012). “Carving out niche with pop rock bands”. Korea Times. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2013.
  11. ^ Garcia, Cathy Rose A. (ngày 30 tháng 7 năm 2010). “Why are upscale stores in Seoul empty?”. Korea Times. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  12. ^ “MCM Haus Flagship store”. CNN Travel. ngày 1 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  13. ^ Garcia, Cathy Rose A. (ngày 28 tháng 9 năm 2008). “Cartier mở cửa của hàng lớn nhất ở Cheongdam”. Korea Times. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2013.
  14. ^ Lee, Rachel (ngày 29 tháng 6 năm 2012). “Vera Wang mở cửa cửa hàng lớn nhất châu Á tại Seoul”. Korea Times. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ Sunwoo, Carla (ngày 25 tháng 2 năm 2012). “Shinhwa's comeback press conference to be streamed live”. Joongang Daily. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2012.
  16. ^ “Shinhwa press conference to be broadcast live online”. Korea Times. ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012.
  17. ^ Kim, Erika (ngày 29 tháng 2 năm 2012). “Global Mnet to Relay Live Shinhwa's Comeback Conference Around the World”. enewsWorld. CJ E&M. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
  18. ^ Ho, Stewart (ngày 10 tháng 8 năm 2012). “Will Moon Geun Young Make Her Small Screen Comeback Through Cheongdamdong Alice?”. enewsWorld. CJ E&M. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2012.
  19. ^ Park, Jin-hai (ngày 7 tháng 5 năm 2013). “Psy showcases Korean fashion: 10 Corso Como Seoul offers fashion and culture in new Gangnam style”. Korea Times. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2013.
  20. ^ Tudor, Daniel (ngày 10 tháng 11 năm 2012). Korea: The Impossible Country. Tuttle Publishing.

Liên kết