Đại hội Thể thao châu Á

Asian Games

Gọi tắtAsiad
Khẩu hiệuMãi mãi trở đi
Đại hội lần đầuĐại hội Thể thao châu Á 1951New Delhi, Ấn Độ
Chu kỳ tổ chức4 năm
Đại hội lần cuốiĐại hội Thể thao châu Á 2023Hàng Châu, Trung Quốc
Mục đíchSự kiện thể thao đa môn dành cho các quốc gia ở châu Á

Đại hội Thể thao châu Á, còn được biết là Asiad,[1] là một sự kiện thể thao đa môn lục địa được tổ chức bốn năm một lần giữa các vận động viên từ khắp châu Á. Đại hội được quản lý bởi Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á (AGF) từ Đại hội thể thao đầu tiênNew Delhi, Ấn Độ năm 1951, cho đến Đại hội 1978. Kể từ Đại hội thể thao 1982, chúng được tổ chức bởi Hội đồng Olympic châu Á (OCA), sau khi Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á tan rã.[2] Thế vận hội được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận và được mô tả là sự kiện thể thao đa môn lớn thứ hai sau Thế vận hội.[3][4]

Chín quốc gia đã đăng cai Đại hội thể thao châu Á. Bốn mươi sáu quốc gia đã tham gia Thế vận hội, bao gồm Israel, quốc gia đã bị loại khỏi Đại hội sau lần tham gia cuối cùng tại 1974. Phiên bản gần nhất của Đại hội được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 2023.

Kể từ năm 2010, thông thường nước chủ nhà Đại hội thể thao châu Á sẽ tổ chức Đại hội Thể thao Người khuyết tật châu Á được tổ chức ngay sau khi Thế vận hội kết thúc. Sự kiện này dành riêng cho các vận động viên khuyết tật giống như phiên bản lục địa của Thế vận hội dành cho người khuyết tật. Nhưng không giống như những gì xảy ra ở Thế vận hội Paralympic khi hợp đồng của thành phố đăng cai đề cập đến việc tổ chức cả hai sự kiện, trường hợp của châu Á không đề cập đến việc bắt buộc tổ chức cả hai sự kiện. Thay vào đó, việc loại trừ Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á khỏi hợp đồng với thành phố đăng cai Đại hội thể thao châu Á có nghĩa là cả hai sự kiện đều diễn ra độc lập với nhau và có thể dẫn đến những trường hợp trong tương lai hai sự kiện này sẽ được tổ chức ở các thành phố và quốc gia khác nhau.

Lịch sử

Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông

Tiền thân của ASIAN là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, một sự kiện thể thao nhỏ được tổ chức lần đầu tại Manila, Philippines năm 1913, để nhấn mạnh tình đoàn kết thống nhất, và hợp tác của ba quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế quốc Nhật Bản và Philippines. Sau đó, số lượng các nước châu Á tham gia giải đấu tăng lên. Năm 1938, giải bị hủy và từ đó ngừng tổ chức do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai ở Thái Bình Dương.

Sự hình thành

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số nước ở châu Á giành được độc lập và họ mong muốn có một sân chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Tháng 8 năm 1948, trong thời gian Thế vận hội lần thứ 14 diễn ra tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự Thế vận hội ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á. Thế là họ cùng thỏa thuận thành lập Liên đoàn điền kinh châu Á. Tháng 2 năm 1949, Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) thành lập và thống nhất đại hội sẽ được tổ chức mỗi bốn năm một lần tại các quốc gia khác nhau.

ASIAD đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 3 năm 1951. Trước đó, sự kiện này dự định sẽ diễn ra vào năm 1950 nhưng phải hoãn lại do việc chuẩn bị chậm trễ. Kỳ ASIAD này có 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia: Afghanistan, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Miến Điện, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Sri LankaThái Lan tham gia tranh tài tại các môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạđua xe đạp.

Tuy nhiên, đến ASIAD 1954 tại Manila, Philippines, quy mô đại hội đã được nâng lên một bước, với sự xuất hiện thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho dù môn đua xe đạp bị loại bỏ, số môn cũng được nâng lên con số 8 với sự bổ sung quyền anh, bắn súngvật.

Năm 1958, ASIAD tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với 1.422 vận động viên, dự tranh 13 môn thể thao. Sức hút của ASIAD bắt đầu lan tỏa khắp châu lục. Lần đầu tiên, lễ rước đuốc được tổ chức.

Tổ chức lại Liên đoàn

Năm 1962, Indonesia đăng cai ASIAD nhưng họ phản đối sự tham gia của Đài LoanIsrael, dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đại hội. IOC đe dọa sẽ không ủng hộ kì ASIAD này nếu nước chủ nhà muốn đẩy hai nước trên ra khỏi đại hội. Cùng lúc, nhiều tổ chức thể thao khác như Liên đoàn điền kinh nghiệp dư Quốc tế, Liên đoàn cử tạ Quốc tế cũng gây sức ép cho Indonesia về điều này. Bất chấp, ASIAD vẫn diễn ra tại Indonesia mà không có mặt Đài Loan và Israel.

Năm 1966, Thái Lan đã làm hình ảnh của ASIAD được khôi phục trở lại khi tổ chức ở Bangkok. Kỳ đại hội này được đánh giá là một kỳ đại hội thành công rực rỡ. Năm 1970, mối đe dọa về an ninh từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên khiến Hàn Quốc phải hủy kế hoạch làm chủ nhà ASIAD. Thái Lan lại tổ chức đại hội mặc dù họ đã từng làm chủ nhà đại hội trước đó. Điều đáng chú ý là kì đại hội này lại sử dụng kinh phí của Hàn Quốc. Đây là thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của phong trào thể thao châu lục.

Năm 1973 Liên đoàn có thêm bất đồng khác sau khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác chính thức công nhận nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoacác nước Ả Rập, phản đối Israel. Năm 1974, Iran đăng cai. Vấn đề Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Israel tiếp tục gây tranh cãi. Về Đài Loan, Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á quyết định khai trừ nhưng lại cho phép CHDCND Triều Tiên tham dự. Về Israel, các quốc gia Ả Rập ra sức phản đối nhưng Iran vẫn cho phép Israel tham gia. Lúc này con số các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã lên tới 25. Năm 1977, những cuộc xung đột với BangladeshẤn Độ khiến Pakistan cũng phải hủy kế hoạch tổ chức ASIAD vào năm sau. Đại hội lần nữa lại tổ chức tại Thái Lan (1978).

Các Ủy ban Olympic quốc gia (NOCs) quyết định tái cơ cấu Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á (AGFs). Một hiệp hội mới được hình thành tháng 11 năm 1981 với tên gọi Hội đồng Olympic châu Á (OCA). Ấn Độ đã được lên kế hoạch tổ chức kì Đại hội 1982 và OCA quyết định giữ nguyên lịch hoạt động của AGFs và chính thức giám sát Đại hội từ năm 1986 ở Hàn Quốc. Năm 1982, New Delhi lần thứ hai đứng ra đăng cai ASIAD. Lần này có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 4.500 vận động viên. Đây cũng là kỳ ASIAD có sự tham gia trở lại của các vận động viên nước Việt Nam thống nhất.

Năm 1986, Hàn Quốc đăng cai và coi ASIAD lần này chính là bước tập dượt cho Olympic 1988 mà họ là chủ nhà. Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) được tham gia lại nhưng OCA quyết định căn cứ theo những chẩn mực IOC đặt cho Đài Loan là sử dụng tên gọi Trung Hoa Đài Bắc. OCA cũng đồng ý loại trừ vĩnh viễn Israel ra khỏi danh sách thành viên và yêu cầu nước này tham gia các cuộc tranh tài của châu Âu.

Năm 1990, ASIAD đến với Bắc Kinh, Trung Quốc, ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà.

Mở rộng

Năm 1994, ASIAD được tổ chức ở Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên, ASIAD không diễn ra ở một thủ đô. Hiroshima vốn là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị. OCA chấp nhận các quốc gia Xô viết cũ có lãnh thổ thuộc châu Á gia nhập: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, TurkmenistanTajikistan.

Năm 1998, lần thứ 4 thủ đô Bangkok, Thái Lan đăng cai ASIAD.

Năm 2002, ASIAD được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỉ lục thế giới được thiết lập. Đại hội ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor.

Năm 2006, ASIAD được tổ chức tại Doha, Qatar. Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahd Al-Sabah bác đơn tham dự của Australia, với lý do Australia chuyển từ châu Đại Dương sang châu Á tham dự có thể là một bất công cho các quốc gia nhỏ khác ở châu Đại Dương.

Năm 2010, ASIAD được tổ chức tại Trung Quốc lần thứ hai, nhưng lần này địa điểm đăng cai là ở Quảng Châu.

Năm 2009, OCA thay đổi chu kỳ tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Theo đó, Đại hội sẽ được tổ chức trước Thế vận hội một năm. Sau Incheon 2014 sẽ là Asian Games 2019. Tuy nhiên, OCA đã quyết định tổ chức ASIAD 18 vào năm 2018, chứ không phải 2019 như trước.

Cũng ở ASIAD 2018, đại hội này ban đầu diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 17 tháng 4 năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố không đăng cai đại hội này với lý do không đảm bảo kinh phí tổ chức. Đến ngày 19 tháng 9 năm đó, thủ đô Jakarta của Indonesia được Hội đồng Olympic châu Á trao quyền đăng cai đại hội này thay cho Việt Nam.

Năm 2022, ASIAD 19 tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, đến ngày 12 tháng 5 năm 2022, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố hoãn đại hội này sang năm 2023 do dịch COVID-19.

Năm 2026, ASIAD 20 tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản.

Năm 2030, ASIAD 21 tổ chức tại Doha, Qatar và là lần thứ hai Qatar tổ chức sự kiện này.

Năm 2034, ASIAD 22 tổ chức tại Riyadh, Ả Rập Xê Út và là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út tổ chức sự kiện này.

Tính đến thời điểm này, Thái Lan là quốc gia có số lần tổ chức Á vận hội nhiều nhất với bốn lần, tất cả đều ở Băng Cốc. Trung Quốc, Hàn QuốcNhật Bản xếp thứ hai với ba lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Các quốc gia có hai lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á là Ấn Độ (tất cả đều ở New Delhi), Indonesia (tất cả đều ở Jakarta), Qatar (tất cả đều ở Doha). Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Philippines, Iran, Ả Rập Xê Út.

Các quốc gia tham dự

  • Thành viên cũ:  Israel (1933–1985)

Lần đầu tham dự

Dưới đây là thống kê các kì Asian Games mà các đoàn thể thao lần đầu tiên giành quyền tham dự.

Năm Đoàn thể thao
1951 Afghanistan,  Ấn Độ,  Indonesia,  Iran,  Nhật Bản,  Myanmar,  Nepal,  Philippines,  Singapore,  Sri Lanka,  Thái Lan
1954  Campuchia,  Đài Bắc Trung Hoa[5],  Hồng Kông,  Israel[6],  Hàn Quốc Malaysia,  Pakistan,  Việt Nam [7]
1958 Không có
1962
1966
1970
1974  Bahrain,  Trung Quốc,  Iraq,  CHDCND Triều Tiên,  Kuwait,  Lào,  Mông Cổ
1978  Ả Rập Xê Út,  Syria,  UAE
1982  Bangladesh,  Liban,  Maldives,  Oman,  Qatar,  Yemen[8]
1986  Bhutan,  Jordan
1990  Brunei,  Ma Cao
1994  Kazakhstan,  Kyrgyzstan,  Palestine,  Tajikistan,  Turkmenistan,  Uzbekistan
1998 Không có
2002  Đông Timor
2006 Không có
2010
2014
2018
2022

Các kì đại hội

Đại hội Năm Chủ nhà Ngày thi đấu /
Được khai mạc bởi[a]
Quốc gia Vận động viên Môn Sự kiện Đoàn dẫn đầu Nguồn
1 1951 Ấn Độ New Delhi 4–11 tháng 3 năm 1951
President Rajendra Prasad
11 489 6 57  Nhật Bản (JPN) [9]
2 1954 Philippines Manila 1–9 tháng 5 năm 1954
President Ramon Magsaysay
18 970 8 76 [10]
3 1958 Nhật Bản Tokyo 24 tháng 5 – 1 tháng 6 năm 1958
Thiên hoàng Hirohito
16 1,820 13 97 [11]
4 1962 Indonesia Jakarta 24 tháng 8 – 4 tháng 9 năm 1962
Tổng thống Sukarno
12 1,460 13 88 [12]
5 1966 Thái Lan Bangkok 9–20 tháng 12 năm 1966 và 1970
Quốc vương Bhumibol Adulyadej
16 1,945 14 143 [13]
6 1970 2,400 13 135 [14]
7 1974 Iran Tehran 1–16 tháng 9 năm 1974
Shah Mohammad Reza Pahlavi
19 3,010 16 202 [15]
8 1978 Thái Lan Bangkok 9–20 tháng 12 năm 1978
Quốc vương Bhumibol Adulyadej
3,842 19 201 [16]
9 1982 Ấn Độ New Delhi 19 tháng 11 – 4 tháng 12 năm 1982
Tổng thống Zail Singh
23 3,411 21 147  Trung Quốc (CHN) [17]
10 1986 Hàn Quốc Seoul 20 tháng 9 – 2 tháng 10 năm 1986
Tổng thống Chun Doo-hwan
22 4,839 25 270 [18]
11 1990 Trung Quốc Bắc Kinh 22 tháng 9 – 7 tháng 10 năm 1990
Chủ tịch Dương Thượng Côn
31 6,122 27 310 [19]
12 1994 Nhật Bản Hiroshima 2–16 tháng 10 năm 1994
Thiên hoàng Akihito
42 6,828 34 338 [20]
13 1998 Thái Lan Bangkok 6–20 tháng 12 năm 1998
Quốc vương Bhumibol Adulyadej
41 6,554 36 377 [21]
14 2002 Hàn Quốc Busan 29 tháng 9 năm – 14 tháng 10 năm 2002
Tổng thống Kim Dae-jung
44 7,711 38 419 [22]
15 2006 Qatar Doha 1–15 tháng 12 năm 2006
Emir Hamad bin Khalifa Al Thani
45 9,520 39 424 [23]
16 2010 Trung Quốc Quảng Châu 12–27 tháng 11 năm 2010
Thủ tướng Ôn Gia Bảo[b]
9,704 42 476 [24]
17 2014 Hàn Quốc Incheon 19 tháng 9 năm – 4 tháng 10 năm 2014
Tổng thống Park Geun-hye
9,501 37 439 [25]
18 2018 Indonesia JakartaPalembang 18 tháng 8 – 2 tháng 9 năm 2018
Tổng thống Joko Widodo
11,300 46 465 [26]
19 2022 Trung Quốc Hàng Châu 23 tháng 9 năm – 8 tháng 10 năm 2023[c]
Chủ tịch Tập Cận Bình
11.935 40 481 [27]
20 2026 Nhật Bản Aichi-Nagoya 19 tháng 9 năm – 4 tháng 10 năm 2026
Thiên hoàng Naruhito (dự kiến)
Sự kiện tương lai
21 2030 Qatar Doha Sự kiện tương lai
22 2034 Ả Rập Xê Út Riyadh

Bảng xếp hạng huy chương

Tính đến Đại hội Thể thao châu Á 2022

HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1 Trung Quốc167411057913570
2 Nhật Bản1084110410543242
3 Hàn Quốc7877229162425
4 Iran192202217611
5 Ấn Độ183239357779
6 Kazakhstan165180292637
7 Thái Lan144189311644
8 CHDCND Triều Tiên121161188470
9 Đài Bắc Trung Hoa118164304586
10 Uzbekistan105138171414
Tổng số (10 đơn vị)45734204460113378

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Tên và chức vụ in nghiêng phản ánh người khai mạc không phải là nguyên thủ quốc gia khi khai mạc Đại hội. Nếu chức vụ in nghiêng một phần thì phần không in nghiêng là chức vụ và tên nguyên thủ quốc gia được đại diện.
  2. ^ Đại diện cho Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  3. ^ Ban đầu dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 9 năm 2022, Đại hội đã bị hoãn lại một năm do đại dịch COVID-19, kể từ Thế vận hội Mùa hè 2020Tokyo.

Tham khảo

  1. ^ China's Great Leap: The Beijing Games and Olympian Human Rights Challenges. Seven Stories. 4 tháng 1 năm 2011. tr. 51. ISBN 9781583228432. Asian Games (also known as Asiad).
  2. ^ “OCA History”. OCA. Bản gốc lưu trữ 22 tháng Năm năm 2011. Truy cập 14 Tháng tám năm 2010.
  3. ^ “Asian Games Taps Three-Time Olympic Sportscaster For New Sports Radio Talk Show”. Sports Biz Asia. 8 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ 27 Tháng mười một năm 2010. Truy cập 8 tháng Chín năm 2010.
  4. ^ “Fully renovated basketball arena ready for Asian Games”. Sports City. 22 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ Đài Bắc Trung Hoa tham dự Á vận hội từ năm 1954 đến năm 1982 với tên gọi là Trung Hoa Dân Quốc, và từ năm 1990 tham dự với tên gọi Đài Bắc Trung Hoa.
  6. ^ Israel tham dự Á vận hội từ năm 1954 đến năm 1982 thì chuyển sang các cuộc tranh tài tại châu Âu do các nước Ả Rập láng giềng từ chối thi đấu với họ vì lý do chính trị.
  7. ^ Việt Nam tham dự Á vận hội từ năm 1954 đến năm 1974 với tư cách là Việt Nam Cộng hòa, và trở lại tham dự từ năm 1982 đến nay với tư cách là một nước Việt Nam thống nhất.
  8. ^ Yemen tham dự Á vận hội hai kỳ 1982 và 1986 với tư cách là hai đoàn riêng biệt: Bắc YemenNam Yemen, và tham dự từ năm 1990 với tư cách là một quốc gia thống nhất.
  9. ^ “1st AG New Delhi 1951”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  10. ^ “2nd AG Manila 1954”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  11. ^ “3rd AG Tokyo 1958”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  12. ^ “4th AG Jakarta 1962”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  13. ^ “5th AG Bangkok 1966”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  14. ^ “6th AG Bangkok 1970”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  15. ^ “7th AG Tehran 1974”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  16. ^ “8th AG Bangkok 1978”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  17. ^ “9th AG New Delhi 1982”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  18. ^ “10th AG Seoul 1986”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  19. ^ “11th AG Beijing 1990”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  20. ^ “12th AG Hiroshima 1994”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  21. ^ “13th AG Bangkok 1998”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 tháng Bảy năm 2010.
  22. ^ “14th AG Busan 2002”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 29 tháng Chín năm 2002.
  23. ^ “15th AG Doha 2006”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 1 Tháng mười hai năm 2006.
  24. ^ “16th AG Guangzhou 2010”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 22 Tháng mười một năm 2010.
  25. ^ “17th AG Incheon 2014”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 19 tháng Chín năm 2014.
  26. ^ “18th AG Jakarta-Palembang 2018”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 20 tháng Chín năm 2014.
  27. ^ “19th AG Hangzhou 2022”. OCA. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Chín năm 2018. Truy cập 16 tháng Chín năm 2015.

Liên kết ngoài

Read other articles:

MýrasýslaCountyCounty di IslandiaNegara IslandiaRegionVesturlandZona waktuUTC+0 (GMT) Mýrasýsla adalah sebuah county di Islandia. County ini terletak di region Vesturland. Satu-satunya kota di county ini ialah Borgarnes. lbsRegion dan County di IslandiaWilayah Statistik           County TradisionalWilayah Ibu KotaKjósarsýslaSemenanjung SelatanGullbringusýslaRegion BaratBorgarfjarðarsýsla · Dalasýsla · Mýrasýsla · ...

 

Artikel biografi ini ditulis menyerupai resume atau daftar riwayat hidup (Curriculum Vitae). Tolong bantu perbaiki agar netral dan ensiklopedis.Faisol Izuddin Karimi Komandan Korem 061/Surya Kencana,bogorPetahanaMulai menjabat 29 November 2023 PendahuluAnan NurakhmanPenggantiPetahanaKomandan Grup A PaspampresMasa jabatan4 Oktober 2022 – 29 November 2023 PendahuluAnan NurakhmanPenggantiWimoko Informasi pribadiLahir22 April 1977 (umur 46)Gresik, Jawa TimurKerabatYudomo Sastr...

 

This is a list of female metal artists with articles on Wikipedia. For female singers of other rock genres, see List of female rock singers. Contents A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z This is a dynamic list and may never be able to satisfy particular standards for completeness. You can help by adding missing items with reliable sources. A Maria Masha Scream Arkhipova Lee Aaron Anza (Head Phones President) Maria Arkhipova Masha Scream (Arkona) Anita Auglend (The Sins of Thy ...

2014 election in Washington state Washington State Senate elections, 2014 ← 2012 November 4, 2014 2016 → 25 seats of the Washington State Senate25 seats needed for a majority   Majority party Minority party   Leader Tim Sheldon Sharon Nelson Party Majority Coalition Caucus[a] Democratic Leader's seat 35th-Potlatch 34th-Vashon Last election 23[b] 26 Seats before 26[a] 23 Seats after 26 23 Seat change Results: ...

 

Arya PenangsangArya JipangSultan Demak ke-5Berkuasa1549–1554PendahuluSunan PrawotoPenerusSultan Hadiwijaya (Pendiri Kesultanan Pajang)Informasi pribadiKelahiranArya Penangsang1505 Jipang, Cepu, Blora, Kesultanan DemakKematian1554 Kesultanan DemakAyahPangeran Surowiyoto bin Raden FatahIbuPutri Ayu Retno Panggung (Putri Adipati Jipang)AgamaIslam Arya Panangsang alias Jipang kang (keturunan putri champa) atau Raden Jipang ia di kenal sebagai Sultan Demak V. Merupakan murid kesayangan Sunan Kud...

 

Independent Spirit Award for Best Female Performance in a New Scripted SeriesPresented byFilm IndependentFirst awardedShira Haas Unorthodox (2020)Last awardedThuso Mbedu The Underground Railroad (2021)Websitefilmindependent.org The Independent Spirit Award for Best Female Performance in a New Scripted Series was one of the annual Independent Spirit Awards to honor an actress who has delivered an outstanding performance in a new scripted series. It was first presented in 2020 with Shira Haas ...

Trade involving the Gaza Strip Main article: Blockade of the Gaza Strip This article's factual accuracy may be compromised due to out-of-date information. Please help update this article to reflect recent events or newly available information. (July 2011) Blockade of theGaza Strip Goods allowed or banned Smuggling tunnels Crossings Rafah Gaza–Israel Erez Karni Kerem Shalom 2004 Philadelphi Accord 2006 Economic sanctions 2007 Fatah–Hamas battle 2008 Egypt–Gaza border breach Gaza War 2009...

 

American baseball player Baseball player Luke HeimlichHeimlich with Oregon State in 2015Free agent PitcherBorn: (1996-02-03) February 3, 1996 (age 28)Puyallup, Washington, U.S.Bats: LeftThrows: Left Career highlights and awards National Pitcher of the Year Award (2018) Luke Andrew Heimlich (born February 3, 1996) is an American baseball pitcher who is a free agent. He attended Oregon State University and played college baseball for the Oregon State Beavers. He was named the Collegiate Pi...

 

Garang asêmGarang asemSajianSayurTempat asalIndonesiaDaerahJawa Tengah dan DI YogyakartaDibuat olehKuliner tradisional JawaSuhu penyajianHangatBahan utamaayam, kuah santan, cabai, belimbing sayurSunting kotak info • L • BBantuan penggunaan templat ini Resep bumbu garang asam Garang asem adalah makanan tradisional khas Jawa Tengah.[1] yang dibuat dari olahan ayam yang dimasak menggunakan daun pisang dan didominasi oleh rasa asam dan pedas. Garang asem berasal dari Grobog...

Bruneian bureaucrat (born 1955) In this Malay name, there is no surname or family name. The name Othman is a patronymic, and the person should be referred to by their given name, Adina. The word bin or binti/binte means 'son of' or 'daughter of', respectively. Datin PadukaAdina binti OthmanDPMBادينا بنت عثمانDatin Adina (seated left) in Tokyo, 20163rd Deputy Minister of Culture, Youth and SportsIn office29 May 2010 (2010-05-29) – 22 October 201...

 

Le poste de vice-président de la république de Colombie est le deuxième poste le plus élevé du pouvoir exécutif en Colombie. Le vice-président est élu au suffrage universel durant la même élection que le président pour la même période et est amené à le remplacer en cas de vacance du poste. Les fonctions principales du vice-président sont déterminés par la constitution de 1991 qui a recréé ce poste, supprimé lors de la réforme constitutionnelle de 1910. Liste de vice-pré...

 

Directeur général de la Caisse des dépôts et consignations Titulaire actuelÉric Lombarddepuis le 8 décembre 2017 Création 1816 Premier titulaire Antoine du Tremblay de Saint-Yon modifier  Cet article recense, par ordre chronologique, les hauts fonctionnaires de la France qui ont occupé le poste de directeur général de la Caisse des dépôts et consignations depuis sa création en 1816. Liste Décret de nomination Directeur général Photo 29 mai 1816 [Bull. 1] baron Antoine du...

Prantara Santosa Kepala Pusat Penerangan TNIMasa jabatan26 April 2021 – 29 Agustus 2022PendahuluAchmad RiadPenggantiKisdiyanto Informasi pribadiLahir8 September 1965 (umur 58)YogyakartaSuami/istriNy. Kumala Sari AgustinaAlma materAkademi Militer (1988A)Karier militerPihak IndonesiaDinas/cabang TNI Angkatan DaratMasa dinas1988—2023Pangkat Mayor Jenderal TNINRP31657SatuanKavaleriSunting kotak info • L • B Mayor Jenderal TNI (Purn.) Prantara Santosa, S.S...

 

Burgundian revolt of GundoharPart of Fall of the Western Roman EmpireDate435-436LocationGermania PrimaResult Roman victoryBelligerents Burgundians Western Roman EmpireCommanders and leaders Gunther Aëtius The Burgundian Revolt of Gunther consisted two revolts of the Burgundian foederati in the Western Roman Empire during the reign of Emperor Valentinian III.[1] The uprisings happened in the Gallic province of Germania Prima and was led by the King of the Burgundian Gunther, his main ...

 

Pour les articles homonymes, voir Guy Ier et Châtillon. Si ce bandeau n'est plus pertinent, retirez-le. Cliquez ici pour en savoir plus. Cet article ne cite pas suffisamment ses sources (octobre 2023). Si vous disposez d'ouvrages ou d'articles de référence ou si vous connaissez des sites web de qualité traitant du thème abordé ici, merci de compléter l'article en donnant les références utiles à sa vérifiabilité et en les liant à la section « Notes et références ...

الخليج العربيخلیج فارس (بالفارسية) الخليج العربي من الفضاءالموقع الجغرافي / الإداريالموقع غرب آسياالإحداثيات 26°N 52°E / 26°N 52°E / 26; 52 جزء من المحيط الهندي دول الحوض  القائمة ... إيران — العراق — الكويت — البحرين — قطر — السعودية — الإمارات العربية المتحدة — س�...

 

British sculptor (1936–2006) Isaac WitkinWild Iris, 1974, at the Delaware Art MuseumBorn(1936-05-10)10 May 1936Died23 April 2006(2006-04-23) (aged 69)Pemberton, New Jersey Isaac Witkin (10 May 1936 – 23 April 2006) was an internationally renowned modern sculptor born in Johannesburg, South Africa. Witkin entered Saint Martin's School of Art in London in 1957 and studied under Sir Anthony Caro and alongside artists including Phillip King, William G. Tucker, David Annesley, and Michael...

 

M. G. DeoBorn (1932-04-06) 6 April 1932 (age 92)Gwalior, Madhya Pradesh, IndiaOther namesMadhav Gajanan DeoOccupation(s)PathologistMolecular medicine specialistKnown forMolecular medicine researchAwardsPadma ShriAmrut Mody Research Foundation AwardOm Prakash Bhasin AwardMCI Research AwardRameshwardas Birla National AwardAIPNA Life Time Achievement AwardHari Om Alembic Research Fund Award Madhav Gajanan Deo (born 6 April 1932) is an Indian oncologist, pathologist and educationi...

RE 13 Maas-Wupper-ExpressOverviewOwnerVRRLine numberRE 13LocaleNorth Rhine-Westphalia, Germany and Limburg, NetherlandsServiceRoute number485 (Venlo–Hagen)455 (Wuppertal–Hamm)Operator(s)eurobahnTechnicalLine length160 km (99 mi)Operating speed160 km/h (99 mph) (maximum) Route map Legend 0 Venlo 3 Netherlands / Germany border 5 Kaldenkirchen 9 Breyell 13 Boisheim 17 Dülken 23 Viersen 31 Mönchengladbach Hbf ICE, IC (reversal) 48 Neuss Hbf ICE, IC 56 Düsseldorf-B...

 

Nubian war goddess Not to be confused with Mehit. MenhitNubian lioness goddess of war and the SunMenhit on the left with Khnum on the right, shown on the outside wall of the temple at EsnaName in hieroglyphs ConsortKhnumOffspringHekaEquivalentsEgyptian equivalentSekhmetIgbo equivalentAnyanwuMesopotamian equivalentInanna Menhit /ˈmɛnˌhɪt/ (also known as Menhyt, and Menchit) was originally a Nubian lion goddess of war in the Kingdom of Kush, who was regarded as a tutelary and sun goddess.&#...