Tổng thống Philippines

Tổng thống Philippines
Pangulo ng Pilipinas
Đương nhiệm
Bongbong Marcos

từ ngày 30 tháng 6 năm 2022
Chính phủ Philippines
Văn phòng Tổng thống
Kính ngữ
LoạiNguyên thủ quốc gia
Người đứng đầu chính phủ
Tổng tư lệnh
Thành viên củaNội các
Hội đồng an ninh quốc gial
Dinh thựCung Malacañang
Trụ sởManila, Philippines
Bổ nhiệm bởiBầu cử trực tiếp hoặc phó tổng thống kế nhiệm
Nhiệm kỳ6 năm, không được tái cử
Tuân theoHiến pháp Philippines năm 1987
Tiền thânToàn quyền
Thủ tướng[a]
Người đầu tiên nhậm chứcEmilio Aguinaldo
(chính thức)[b]
Manuel L. Quezon
(chính thức)[c]
Thành lậpngày 23 tháng 1 năm 1899
(chính thức)[1][b]
ngày 15 tháng 11 năm 1935
(chính thức)[2][c]
Người đầu tiên giữ chứcEmilio Aguinaldo
Lương bổng411,382/US$ 7,409 hằng tháng[d][3][4][5][6]
Websiteop-proper.gov.ph

Tổng thống Philippines (tiếng Filipino: Pangulo ng Pilipinas, đôi khi được gọi là Presidente ng Pilipinas) là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ của Philippines. Tổng thống Philippines lãnh đạo chính phủ và thống lĩnh Quân đội Philippines.

Tổng thống Philippines và phó tổng thống do nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ sáu năm và không được tái cử. Không ai đã giữ chức tổng thống quá bốn năm được tái cử. Đã có bốn phó tổng thống kế nhiệm tổng thống sau khi tổng thống qua đời hoặc từ chức.

Lịch sử

Những nhà nước đầu tiên

Đã có đơn trình chính phủ Philippines đề nghị công nhận Andres Bonifacio là tổng thống đầu tiên của Philippines.

Aguinaldo và Đệ nhất Cộng hòa

Emilio Aguinaldo và mười đại biểu trong Quốc hội Malolos

Tháng 3 năm 1897, Emilio Aguinaldo được Hội nghị Tejeros bầu làm tổng thống của chính phủ cách mạng. Chính phủ cách mạng dùng tên "Cộng hòa Philippines" (Republica Filipina)[7] hoặc "Chính phủ toàn dân Tagalog" ([7]Pamahalaan ng Sangkatagalugan).[8]

Tháng 11, Aguinaldo một lần nữa được bầu làm tổng thống của chính phủ cách mạng thứ hai tại Biak-na-Bato với tên gọi Cộng hòa Biak-na-Bato.[9][10] Ngày 15 tháng 12 năm 1897, Aguinaldo ký Điều ước Biak-na-Bato với Tây Ban Nha, đồng ý lưu [11] vong tại Hồng Kông.[12]

Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ nổ ra vào tháng 4 năm 1898[13] và Hải quân Hoa Kỳ phái Hải đoàn châu Á đến Philippines.[14] Trong Trận hải chiến Vịnh Manila vào ngày 1 tháng 5, Hải quân Hoa Kỳ đánh bại Hải quân Tây Ban Nha.[15] Aguinaldo được một con tàu của Hải quân Hoa Kỳ chở về Philippines.[16] Ngày 24 tháng 5, Aguinaldo thành lập Chính phủ độc tài, tự xưng là "Độc tài" của Philippines.[17] Ngày 12 tháng 6 năm 1898, Aguinaldo đọc Tuyên ngôn Độc lập Philippines.[18]

Ngày 23 tháng 6 năm 1898, Aguinaldo thành lập Chính phủ Cách mạng, đổi tên gọi lại thành "Tổng thống".[19][20] Quốc hội được Aguinaldo triệu tập tại Malolos và ban hành hiến pháp mới, chính thức thành lập Đệ nhất Cộng hòa Philippines.[21][22] Aguinaldo trúng cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ nhất Cộng hòa vào ngày 23 tháng 1 năm 1899. Vì thủ đô là Malolos[23] nên nền Đệ nhất Cộng hòa còn được gọi là Cộng hòa Malolos.

Nền Đệ nhất Cộng hòa không được quốc tế công nhận[24] và không kiểm soát toàn bộ quần đảo Philippines. Ngày 10 tháng 12 năm 1898, Tây Ban Nha ký Hiệp định Paris với Hoa Kỳ, nhường lại Philippines cho Hoa Kỳ.[25] Chiến tranh Hoa Kỳ - Philippines nổ ra vào ngày 4 tháng 2 năm 1899.[26] Aguinaldo bị quân Mỹ bắt giữ vào tháng 3 và chính phủ cách mạng đầu hàng Hoa Kỳ, tự giải thể vào ngày 1 tháng 4 năm 1901.[26]

Chính phủ Philippines công nhận nền Cộng hòa Malolos là chính phủ đầu tiên của Philippines và Emilio Aguinaldo là tổng thống đầu tiên của Philippines.[27]

Philippines thuộc Mỹ

Từ năm 1898 đến năm 1935, Philippines chịu sự cai trị của 4 tổng đốc và 11 toàn quyền người Mỹ.[28][29][30]

Lãnh thổ tự trị Philippines

Manuel L. Quezon, tổng thống đầu tiên của Lãnh thổ tự trị Philippines, được công nhận là tổng thống thứ hai của Philippines

Ngày 14 tháng 5 năm 1935, Hoa Kỳ ban hành hiến pháp cho Philippines, thành lập Lãnh thổ tự trị Philippines.[31] Tháng 10 năm 1935, Manuel L. Quezon trúng cử tổng thống đầu tiên dưới hiến pháp mới. Ban đầu hiến pháp quy định nhiệm kỳ của tổng thống là 6 năm và tổng thống không được tái cử[32] nhưng hiến pháp được sửa đổi vào năm 1940, quy định lại nhiệm kỳ là 4 năm, tổng thống được tái cử một nhiệm kỳ.[33][34] Trong khi chính phủ Philippines lưu vong tại Hoa Kỳ sau khi Nhật Bản xâm lược Philippines, Quezon chỉ định Chánh án Tòa án tối cao José Abad Santos làm quyền tổng thống.[35][35] Tuy nhiên, Abad Santos bị quân Nhật xử tử vào ngày 2 tháng 5 năm 1942.[36]

Chính quyền bù nhìn của Nhật Bản

Ngày 14 tháng 10 năm 1943, José P. Laurel trở thành tổng thống của một chế độ bù nhìn dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản.[37][38] Là một thẩm phán Tòa án tối cao Philippines,[39] Laurel được Tổng thống Quezon chỉ đạo ở lại Manila trong khi chính phủ Philippines rút lui về Corregidor rồi lưu vong trên Hoa Kỳ.[40][41] Hai ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Laurel chính thức giải tán chế độ bù nhìn.[42]

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Hiến pháp năm 1935 được khôi phục sau khi Nhật Bản đầu hàng.[33] Ngày 1 tháng 8 năm 1944, Quezon qua đời, Phó Tổng thống Sergio Osmeña kế nhiệm tổng thống.[31] Hoa Kỳ từ bỏ chủ quyền đối với Philippines từ ngày 4 tháng 7 năm 1946.[31] Manuel A. Roxas, tổng thống cuối cùng của Lãnh thổ tự trị Philippines, trở thành tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Philippines, cũng được gọi là Đệ tam Cộng hòa Philippines.[43]

Hiến pháp năm 1973 và hiến pháp năm 1987

Ngày 17 tháng 1 năm 1973, Ferdinand Marcos ban hành hiến pháp mới, thành lập một chế độ đại nghị.[44][45] Từ năm 1978, ông là thủ tướng kiêm tổng thống.[46] Năm 1981, Marcos bổ nhiệm César Virata làm thủ tướng nhưng thực quyền vẫn nằm trong tay của Marcos.[47]

Năm 1986, chế độ độc tài của Marcos bị Cách mạng Quyền lực Nhân dân lật đổ.[33] Ngày 25 tháng 3 năm 1986, Tổng thống Corazon Aquino ra Thông cáo số 3 ban hành một bản hiến pháp lâm thời. Thông cáo số 3 bãi bỏ nhiều điều khoản, quy định của hiến pháp năm 1973[48] trái với dân chủ nhưng giữ lại những điều khoản về quyền con người, quyền công dân.[48][49] Ngày 2 tháng 2 năm 1987, hiến pháp hiện hành được ban hành.[33]

Vấn đề tổng thống đầu tiên của Philippines

José P. Laurel đọc diễn văn sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Đệ nhị Cộng hòa Philippines

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Philippines có hai chính phủ song song tồn tại:[50] chính phủ lưu vong của Tổng thống Quezon tại Washington, D.C.[51][52]; và chính phủ bù nhìn của Laurel tại Manila dưới sự áp đặt của Nhật Bản. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng chính Tổng thống Quezon đã chỉ đạo Laurel ở lại Manila sau khi chính phủ Philippines lưu vong.[53] Laurel và Aguinaldo được chính quyền của Diosdado Macapagal công nhận là tổng thống chính đáng của Philippines.[54][55] Macapagal cũng đổi Ngày Độc lập của Philippines từ ngày 4 tháng 7 (ngày Hoa Kỳ từ bỏ chủ quyền đối với Philippines) sang ngày 12 tháng 6 (ngày Tuyên ngôn Độc lập năm 1898).[56]

Nhiệm vụ, quyền hạn

Quyền hành pháp

Tổng thống Philippines là nguyên thủ quốc gia kiêm người đứng đầu chính phủ của Philippines.[57] Hiến pháp quy định tổng thống thực hiện quyền hành pháp và lãnh đạo chính phủ, bao gồm Nội các và các bộ.[58] Một số cơ quan trực thuộc Văn phòng Tổng thống Philippines.[59] Tổng thống giám sát các đơn vị chính quyền địa phương.[60]

Tổng thống có quyền ban hành lệnh để thi hành chính sách, chủ trương của chính quyền. Bộ luật hành chính năm 1987 quy định sáu loại lệnh của tổng thống:[57] sắc lệnh, lệnh hành chính, thông cáo, lệnh ghi nhớ, thông tư và thông lệnh hoặc lệnh đặc biệt.

Tổng thống có quyền quyết định hoãn thi hành án, ân giảm hình phạt, đặc xá và miễn thi hành phạt tiền, tước tài sản, trừ trường hợp đàn hặc.[61] Tổng thống công bố quyết định đại xá nếu được đa số nghị sĩ Quốc hội tán thành.[62] Tổng thống có quyền vay tiền nước ngoài với sự đồng ý của Hội đồng tiền tệ căn cứ theo quy định của pháp luật.[63]

Tổng thống có quyền trưng thu đất đai, sung công tài sản thuộc quyền thừa kế hoặc không có người thừa kế và dành riêng đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên, hiến pháp Philippines quy định không được tước tính mạng, quyền tự do hoặc tài sản của nhân dân trái pháp luật và không được sung công tài sản tư hữu mà không bồi thường thỏa đáng.[57]

Với sự phê chuẩn của Ủy ban Bổ nhiệm, tổng thống quyết định bổ nhiệm bộ trưởng, thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan nhà nước, đại sứ, công sứ, lãnh sự, sĩ quan cấp cao và những chức vụ khác.[64] Tổng thống quyết định bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới căn cứ theo danh sách của Ủy ban Tư pháp và Luật sư nhưng không cần phải được Ủy ban Bổ nhiệm phê chuẩn.[65]

Quyền lập pháp

Tổng thống có quyền phủ quyết luật của Quốc hội trong 30 ngày sau khi luật được trình tổng thống ký ban hành. Trong trường hợp tổng thống không ký ban hành nhưng cũng không phủ quyết thì luật có hiệu lực như đã được ký ban hành. Tổng thống có quyền phủ quyết những điều khoản trong dự toán ngân sách nhà nước hoặc dự án luật về thuế quan. Hằng năm tổng thống trình bày Thông điệp Quốc gia trước Quốc hội.

Quy trình bầu cử

Tiêu chuẩn

Hiến pháp Philippines quy định người ứng cử tổng thống phải:[66]

  • có quốc tịch Philippines từ khi sinh ra
  • đã đăng ký cử tri
  • biết đọc, viết
  • đủ 40 tuổi vào ngày bầu cử
  • đã thường trú ít nhất 10 năm tại Philippines trước cuộc bầu cử

Pháp luật Philippines quy định người nào mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Philippines và người nào sinh ra trước ngày 17 tháng 1 năm 1973 có mẹ là người Philippines và quyết định nhập quốc tịch Philippines khi đến tuổi trưởng thành thì được xem là có quốc tịch Philippines từ khi sinh ra.[67]

Bầu cử

Tỉnh xuất thân (xanh và tím) của các tổng thống Philippines.

Bầu cử tổng thống thông thường được tổ chức vào thứ Hai thứ nhì trong tháng 5.[68]

Lễ tuyên thệ nhậm chức

Lễ tuyên thệ nhậm chức của Carlos P. Garcia vào năm 1957
Lễ tuyên thệ nhậm chức của Bongbong Marcos

Tân tổng thống Philippines tuyên thệ nhậm chức vào trưa ngày 30 tháng 6 sau cuộc bầu cử tổng thống. Theo thường lệ, phó tổng thống tuyên thệ nhậm chức trước tổng thống vì hai lý do: thứ nhất, tổng thống là chức vụ cao nhất nên phải là người cuối cùng tuyên thệ nhậm chức; thứ hai là để có người kế nhiệm tổng thống phòng khi khuyết tân tổng thống.

Lễ tuyên thệ nhậm chức thông thường được tổ chức ở một trong ba địa điểm: Nhà thờ Barasoain tại Thành phố Malolos, tỉnh Bulacan; Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia tại Manila; hoặc Khán đài Quirino. Một vài tổng thống đã phá lệ mà tuyên thệ nhậm chức ở nơi khác. Ví dụ: Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo phát biểu trước khi tuyên thệ nhậm chức tại Khán đài Quirino rồi tuyên thệ nhậm chức tại Thành phố Cebu trước Chánh án Tòa án tối cao Hilario Davide Jr. và ngày hôm sau họp nội các lần đầu tiên tại Butuan. Ba địa điểm này tượng trưng cho ba đảo chính của Philippines: Luzon, Visayas và Mindanao. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Arroyo tuyên thệ nhậm chức tại Đền thờ EDSA là nơi tưởng niệm các cuộc biểu tình đã lật đổ Tổng thống Joseph Estrada.

Hiến pháp Philippines quy định tổng thống và phó tổng thống tuyên thệ nhậm chức như sau:[69]

"I, (name), do solemnly swear [or affirm], that I will faithfully and conscientiously fulfill my duties as President [or Vice-President or Acting President] of the Philippines. Preserve and defend its Constitution, execute its laws, do justice to every man, and consecrate myself to the service of the Nation. So help me God." [In case of affirmation, last sentence will be omitted.]

— Hiến pháp Philippines, điều 7, khoản 5

Fidel V. Ramos, Joseph Estrada, Benigno Aquino III và Bongbong Marcos tuyên thệ nhậm chức bằng tiếng Filipino như sau:[70]

"Ako si (pangalan), ay taimtim kong pinanunumpaan (o pinatototohanan) na tutuparin ko nang buong katapatan at sigasig ang aking mga tungkulin bilang Pangulo (o Pangalawang Pangulo o Nanunungkulang Pangulo) ng Pilipinas, pangangalagaan at ipagtatanggol ang kanyang Konstitusyon, ipatutupad ang mga batas nito, magiging makatarungan sa bawat tao, at itatalaga ang aking sarili sa paglilingkod sa Bansa. Kasihan nawa ako ng Diyos." (Kapag pagpapatotoo, ang huling pangungusap ay kakaltasin.)

— Konstitusyon ng Pilipinas, Artikulo VII, SEK. 5

Ngay sau khi tổng thống tuyên thệ nhậm chức thì bắn 21 phát đại bác và cử hành hoàng ca "We Say Mabuhay". Tổng thống đọc diễn văn tuyên thệ nhậm chức rồi di chuyển đến Cung Malacañang và leo lên cầu thang, tượng trưng cho việc chính thức sở hữu cung điện. Tổng thống làm lễ tuyên thệ nhậm chức cho nội các trong Cung Malacañang.

Đương nhiệm

Thông điệp Quốc gia

Tổng thống Bongbong Marcos trình bày Thông điệp Quốc gia đầu tiên vào ngày 25 tháng 7 năm 2022.
Gloria Macapagal Arroyo trình bày Thông điệp Quốc gia tại trụ sở Hạ viện

Hiến pháp Philippines quy định hằng năm tổng thống trình bày Thông điệp Quốc gia trước một phiên họp chung của Hạ viện và Thượng viện.

Nhiệm kỳ và giới hạn số nhiệm kỳ

Hiến pháp năm 1935 quy định nhiệm kỳ của tổng thống là 6 năm, tổng thống không được tái cử.[71] Năm 1940, hiến pháp được sửa đổi, quy định lại nhiệm kỳ của tổng thống và phó tổng thống là 4 năm, tổng thống được tái cử một nhiệm kỳ. Chỉ có hai tổng thống tái cử thành công: Manuel L. Quezon và Ferdinand E. Marcos. Marcos là tổng thống duy nhất tái cử hai nhiệm kỳ.[72]

Ngày 24 tháng 8 năm 1970, Quốc hội thông qua luật triệu tập Hội nghị Lập hiến nhằm ban hành hiến pháp mới, gồm 320 đại biểu. Hội nghị Lập hiến họp lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1971. Ngày 21 tháng 9 năm 1972, Tổng thống Marcos ra lệnh thiết quân luật. Ngày 30 tháng 11 năm 1972, Hội nghị Lập hiến thông qua dự thảo hiến pháp. Dự thảo hiến pháp được người dân phê chuẩn trong các cuộc trưng cầu ý dân địa phương. Ngày 17 tháng 1 năm 1973, Marcos ban hành hiến pháp mới. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1981, Marcos đánh bại Alejo Santos và tái cử nhiệm kỳ thứ ba.[73]

Hiến pháp năm 1987 khôi phục quy định cấm tái cử của hiến pháp năm 1935. Nhiệm kỳ của tổng thống là 6 năm, bắt đầu từ trưa ngày thứ 13 trong tháng 6 và kết thúc vào trưa cùng ngày. Ai mà đã giữ chức tổng thống quá bốn năm thì không được tái cử.

Khuyết tổng thống và kế nhiệm

Đầu nhiệm kỳ

Hiến pháp Philippines quy định thứ tự kế nhiệm tổng thống là phó tổng thống, chủ tịch Thượng viện rồi chủ tịch Hạ viện. Trong trường hợp khuyết tổng thống và phó tổng thống cùng lúc thì Quốc hội tổ chức bầu cử đặc biệt trong một thời hạn nhất định, trừ phi cách bầu cử tổng thống không quá 18 tháng. Quyền tổng thống thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của tổng thống.

Trong nhiệm kỳ

Sergio Osmeña là phó tổng thống đầu tiên kế nhiệm tổng thống sau khi Tổng thống Manuel L. Quezon qua đời vào năm 1944.

Hiến pháp Philippines quy định thứ tự kế nhiệm tổng thống là phó tổng thống, chủ tịch Thượng viện rồi chủ tịch Hạ viện. Trong trường hợp khuyết tổng thống và phó tổng thống cùng lúc thì Quốc hội tổ chức bầu cử đặc biệt trong một thời hạn nhất định, trừ phi cách bầu cử tổng thống không quá 18 tháng. Quyền tổng thống thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của tổng thống.

Đàn hặc, luận tội

Hạ viện quyết định đàn hặc tổng thống, phó tổng thống, thẩm phán Tòa án tối cao, thành viên các cơ quan hiến định và chánh thanh tra[74] nếu một phần ba tổng số hạ nghị sĩ biểu quyết tán thành. Thượng viện có nhiệm vụ luận tội các quan chức bị đàn hặc.[75] Chủ tịch Thượng viện và chánh án Tòa án tối cao cùng chủ tọa phiên luận tội, Hạ viện cử một nhóm hạ nghị sĩ ra Thượng viện trình bày đơn đàn hặc. Thượng viện quyết định kết tội, cách chức quan chức bị đàn hặc nếu ít nhất hai phần ba tổng số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Trường hợp được xử trắng án thì không được đàn hặc cùng một quan chức trong thời hạn một năm.

Hiến pháp Philippines quy định quan chức nào vi phạm hiến pháp, phản bội sự tín nhiệm của nhân dân hay phạm tội phản quốc, nhận hối lộ, tham nhũng hoặc những trọng tội khác thì có thể bị đàn hặc.[76]

Nơi ở và làm việc chính thức

Cung Malacañang là nơi ở và làm việc chính thức của tổng thống Philippines, nằm dọc theo bờ bắc của Sông Pasig tại Manila. Tên tiếng Filipino của tòa nhà bắt nguồn từ thành ngữ "may lakán diyán" trong tiếng Tagalog (nghĩa là "có một người quý tộc ở đó") và thành ngữ này được rút gọn thành Malakanyáng. Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc pha trộn kiến trúc bahay na bato bản địa và kiến trúc tân cổ điển.

Phương tiện đi lại

Máy bay

Một chiếc Aérospatiale SA-330 Puma chở Tổng thống Corazon C. Aquino tại Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ Vịnh Subic.

Phi đội Không vận 250 của Không quân Philippines có nhiệm vụ chở tổng thống Philippines và gia đình cùng với những thành viên khác của chính phủ, nguyên thủ quốc gia thăm Philippines và những khách mời khác của chính phủ.

Tàu bè

BRP Ang Pangulo là chiếc thuyền phục vụ tổng thống thuộc Hải quân Philippines, được đưa vào hoạt động từ ngày 7 tháng 3 năm 1959. Chiếc thuyền được Nhật Bản tặng cho Philippines nhằm bồi thường thiệt hại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[77] Chiếc thuyền được dùng để tiếp đãi khách mời của tổng thống.

Xe

Tổng thống Philippines có hai chiếc xe Mercedes-Benz W221 S600 Guard màu đen, bọc thép, một chiếc là xe mồi. Đoàn hộ tống của tổng thống gồm Nissan Patrol, Audi A6, BMW 7 Series, Chevrolet Suburban, Hyundai Equus, Hyundai Starex, Toyota Camry, Toyota Fortuner, Toyota Land Cruiser, xe mô tô 400 phân khối, Toyota Altis loại chuyên dụng của Cảnh sát Quốc gia Philippines, những xe công vụ khác và xe cứu thương ở cuối đoàn hộ tống. Biển số xe của tổng thống có chữ số "1" hoặc chữ "PANGULO" (nghĩa là tổng thống).[78]

Hậu nhiệm kỳ

Garcia (phải) và Magsaysay (trái)
Tổng thống Diosdado Macapagal tiếp chuyện tân tổng thống Ferdinand E. Marcos tại Phòng Âm nhạc Cung Malacañan trước khi cả ha i ra địa điểm tuyên thệ nhậm chức, ngày 30 tháng 12 năm 1965.
Tại Cung Malacañang, năm 1955. Theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái: Thượng nghị sĩ Edmundo Cea, cựu tổng thống Jose P. Laurel Sr., Thượng nghị sĩ Cipriano Primicias, Chủ tịch Thượng viện Eulogio A. Rodriguez, Sr., Tổng thống Ramon F. Magsaysay và Chủ tịch Hạ viện Jose B. Laurel, Jr.
Tổng thống Emilio Aguinaldo và Manuel L. Quezon trong cuộc vận động tranh cử năm 1935.
Từ trái sang phải: các tổng thống Joseph Ejercito Estrada, Gloria Macapagal Arroyo, Rodrigo Duterte, Fidel V. Ramos và Benigno S. Aquino III tại Cung Malacañang trước một cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia vào ngày 27 tháng 7 năm 2016.

Sau khi mãn nhiệm, một số tổng thống tiếp tục giữ những chức vụ công và tích cực tham gia chính trị. Ngoại trừ Ferdinand Marcos thì những cựu tổng thống và gia đình của họ được cắt cử một phân đội an ninh gồm bảy quân nhân và được hưởng những đặc quyền khác.[79]

  • José P. Laurel là thượng nghị sĩ từ năm 1951 đến năm 1957, tổng thống đầu tiên giữ chức vụ thấp hơn sau khi mãn nhiệm. Đảng Quốc dân vận động ông tái tranh cử nhưng Laurel quyết định giúp Ramon Magsaysay tranh cử. Ông được Magsaysay bổ nhiệm làm trưởng đoàn ngoại giao có nhiệm vụ đàm phán thương mại và những vấn đề khác với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Philippines ký Hiệp định Laurel-Langley vào năm 1955. Laurel cũng được bổ nhiệm làm chủ tịch Phái đoàn Kinh tế tại Hoa Kỳ và là người sáng lập Trường đại học Philippines.[80][81]
  • Sergio Osmeña được các tổng thống Roxas, Quirino, Magsaysay và García bổ nhiệm vào Hội đồng Nhà nước. Ông được García bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng an ninh quốc gia.
  • Elpidio Quirino được Magsaysay bổ nhiệm vào Hội đồng Nhà nước.[82]
  • Carlos P. García được bầu làm chủ tịch Hội nghị Lập hiến vào ngày 1 tháng 6 năm 1971.[83]
  • Diosdado Macapagal kế nhiệm chủ tịch Hội nghị Lập hiến sau García. Về sau, ông làm giảng viên trường đại học và được Aquino và Ramos bổ nhiệm vào Hội đồng Nhà nước.
  • Corazon Aquino được Ramos, Estrada và Arroyo bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng an ninh quốc gia. Aquino cũng được Arroyo bổ nhiệm vào Hội đồng Nhà nước.
  • Fidel Ramos là người sáng lập Quỹ Hòa bình và Phát triển Ramos. Ông được Estrada bổ nhiệm làm cố vấn cấp cao trong Hội đồng an ninh quốc gia. Arroyo bổ nhiệm Ramos làm thành viên Hội đồng Nhà nước và đại sứ không nhiệm sở. Ông được Duterte bổ nhiệm làm đặc phái viên có nhiệm vụ đàm phán với Trung Quốc về những tranh chấp trên Biển Đông nhưng từ chức vào ngày 1 tháng 11 năm 2016 sau khi Duterte có chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc vào ngày 16 tháng 10.
  • Joseph Estrada được Arroyo đặc xá, khôi phục quyền chính trị vào năm 2007. Ông quay trở lại sự nghiệp điện ảnh vào tháng 11 năm 2009 nhằm quảng bá việc tranh cử tổng thống lần thứ hai mặc dù hiến pháp Philippines cấm tái tranh cử. Estrada được Arroyo, Aquino III, Duterte và Marcos Jr. bổ nhiệm vào Hội đồng an ninh quốc gia.[84][85][86] Sau khi thất cử tổng thống vào năm 2010, Estrada là thị trưởng Manila từ năm 2013 đến năm 2019.
  • Gloria Macapagal Arroyo trúng cử hạ nghị sĩ vào năm 2010 và năm 2022. Từ năm 2016 đến năm 2017 và từ năm 2022, Arroyo là phó chủ tịch Hạ viện. Từ năm 2018 đến năm 2019, bà là chủ tịch Hạ viện, nữ chủ tịch Hạ viện đầu tiên của Philippines.[87]
  • Benigno Aquino III được Duterte bổ nhiệm vào Hội đồng an ninh quốc gia.
  • Rodrigo Duterte được Marcos Jr. bổ nhiệm vào Hội đồng an ninh quốc gia.


Danh sách tổng thống Philippines

No.
overall
Chân dung Tên
(Năm sinh–Năm mất)
Bắt đầu nhiệm kỳ Kết thúc nhiệm kỳ Đảng phái Năm đắc cử Phó Tổng thống
1 Emilio Aguinaldo Emilio Aguinaldo
1869–1964
(Thời gian sống: 94 năm)
23 tháng 1, 1899 23 tháng 3 năm 1901 Không đảng 1
(1899)
Không
2 Manuel L. Quezon Manuel L. Quezon
1878–1944
(Thời gian sống: 65 năm)
15 tháng 11 năm 1935 1 tháng 8 năm 1944
(Qua đời khi đương chức)
Đảng Dân tộc chủ nghĩa 2
(1935)
Sergio Osmeña
3 José P. Laurel José P. Laurel
1891–1959
(Thời gian sống: 68 năm)
14 tháng 10 năm 1943 17 tháng 8 năm 1945 KALIBAPI 4
(1943)
Không
4 Sergio Osmeña Sergio Osmeña
1878–1961
(Thời gian sống: 83 năm)
1 tháng 8 năm 1944 28 tháng 5 năm 1946 Đảng Dân tộc chủ nghĩa 3
(1941)
Không
5 Manuel Roxas Manuel Roxas
1892–1948
(Thời gian sống: 56 năm)
28 tháng 5 năm 1946 15 tháng 4 năm 1948
(Qua đời khi đương chức)
Đảng Tự do 5
(1946)
Elpidio Quirino
28 tháng 5 năm 1946–
17 tháng 4 năm 1948
6 Elpidio Quirino Elpidio Quirino
1890–1956
(Thời gian sống: 65 năm)
17 tháng 4 năm 1948 30 tháng 12 năm 1953 Đảng Tự do Không
17 tháng 4 năm 1948 
30 tháng 12 năm 1949
6
(1949)
Fernando Lopez
30 tháng 12 năm 1949 
30 tháng 12 năm 1953
7 Ramon Magsaysay Ramon Magsaysay
1907–1957
(Thời gian sống: 49 năm)
30 tháng 12 năm 1953 17 tháng 3 năm 1957
(Qua đời khi đương chức)
Đảng Dân tộc chủ nghĩa 7
(1953)
Carlos P. Garcia
8 Carlos P. Garcia Carlos P. Garcia
1896–1971
(Thời gian sống: 74 năm)
18 tháng 3 năm 1957 30 tháng 12 năm 1961 Đảng Dân tộc chủ nghĩa Không
18 tháng 3 
30 tháng 12 năm 1957
8
(1957)
Diosdado Macapagal
30 tháng 12 năm 1957 
30 tháng 12 năm 1961
9 Diosdado Macapagal Diosdado Macapagal
1910–1997
(Thời gian sống: 86 năm)
30 tháng 12 năm 1961 30 tháng 12 năm 1965 Đảng Tự do 9
(1961)
Emmanuel Pelaez
10 Ferdinand Marcos Ferdinand Marcos
1917–1989
(Thời gian sống: 72 năm)
30 tháng 12 năm 1965 25 tháng 2 năm 1986
(Bị lật đổ)
Đảng Dân tộc chủ nghĩa 10
(1965)
Fernando Lopez
30 tháng 12 năm 1965 
23 tháng 9 năm 1972
11
(1969)
Không
23 tháng 9 năm 1972 
25 tháng 2 năm 1986
KBL 12
(1981)
11 Corazon Aquino Corazon Aquino
1933–2009
(Thời gian sống: 76 năm)
25 tháng 2 năm 1986 30 tháng 6 năm 1992 UNIDO 13
(1986)
Salvador Laurel
12
DN-ST-93-01129.jpg
Fidel V. Ramos
1928–2022
(Thời gian sống: 94 năm)
30 tháng 6 năm 1992 30 tháng 6 năm 1998 Lakas–NUCD 14
(1992)
Joseph Estrada
13 Joseph Estrada Joseph Estrada
Sinh 1937
(87 tuổi)
30 tháng 6 năm 1998 20 tháng 1 năm 2001
(Bị lật đổ)
LAMMP 15
(1998)
Gloria Macapagal-Arroyo
14
President Arroyo (06-14-2006).jpg
Gloria Macapagal-Arroyo
Sinh 1947
(77 tuổi)
20 tháng 1 năm 2001 30 tháng 6 năm 2010 Lakas–NUCD Không
20 tháng 1–
7 tháng 2 năm 2001
Teofisto Guingona Jr.
7 tháng 2 năm 2001 
30 tháng 6 năm 2004
Lakas–Kampi–CMD 16
(2004)
Noli de Castro
15 Benigno Aquino III Benigno Aquino III
1960–2021
(Thời gian sống: 61 năm)
30 tháng 6 năm 2010 30 tháng 6 năm 2016 Đảng Tự do 17
(2010)
Jejomar Binay
16 Rodrigo Duterte Rodrigo Duterte
Sinh 1945
(79 tuổi)
30 tháng 6 năm 2016 30 tháng 6 năm 2022 PDP–Laban 18
(2016)
Leni Robredo
17 Ferdinand Marcos, Jr. Ferdinand Marcos, Jr.
Sinh 1957
(67 tuổi)
30 tháng 6 năm 2022 Đương nhiệm Đảng Liên minh 19
(2022)
Sara Duterte

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fn2
  2. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fn3
  3. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fn4
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fn5

Tham khảo

  1. ^ “Emilio Aguinaldo”. Official Gazette of the Philippine Government. 22 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ Guevara, Sulpico biên tập (2005). The laws of the first Philippine Republic (the laws of Malolos) 1898–1899. Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Library (xuất bản 1972). Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.
  3. ^ “1987 Constitution of the Republic of the Philippines”. Chan Robles Virtual Law Library. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  4. ^ “Salary Grade Table”. COMELEC. Government of the Philippines. 1 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ Salary Grades of Positions of Constitutional and Other Officials and Their Equivalents.
  6. ^ “NATIONAL-BUDGET-CIRCULAR-NO-588.pdf” (PDF). Department of Budget Management. Government of the Philippines. 3 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ a b Abueva, Jose V. (22 tháng 3 năm 2014). “Our only republic”. Philippine Daily Inquirer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
  8. ^ David, Randy (19 tháng 12 năm 2010). “Jacinto”. Philippine Daily Inquirer. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021 – qua PressReader.
  9. ^ “Philippine History -- The Biak-na-Bato Republic of 1897”. www.msc.edu.ph. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ Ramos, Fidel V. (2 tháng 11 năm 1997). “Speech of President Ramos on the centennial of the Biak-na-Bato Republic”. Official Gazette of the Republic of the Philippines. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ Malindog-Uy, Anna (30 tháng 8 năm 2020). “Can "Rev-Gov" Heal All In The Philippines?”. The ASEAN Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ “Chronology for the Philippine Islands and Guam in the Spanish-American War - The World of 1898: The Spanish-American War (Hispanic Division, Library of Congress)”. Library of Congress. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ Whitener, Barbara. “UofL Libraries: Government Resources: History: Spanish-American War”. library.louisville.edu (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ Lopez, Tony (13 tháng 2 năm 2019). “The mock Battle of Manila Bay (2)”. Manila Standard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ Regalado, Felix B., and Quintin B. Franco (1973). History of Panay. Jaro, Iloilo City: Central Philippine University.
  16. ^ Ocampo, Ambeth R. (12 tháng 7 năm 2017). “When Aguinaldo visited Singapore”. Philippine Daily Inquirer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ Tan, Michael L. (7 tháng 7 năm 2021). “July the 4th”. Philippine Daily Inquirer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ Emilio Aguinaldo y Famy, U.S. Library of Congress.
  19. ^ Duka, Cecilio D. (2008). Struggle for Freedom' 2008 Ed (bằng tiếng Anh). Rex Bookstore, Inc. tr. 167. ISBN 978-971-23-5045-0.
  20. ^ Saulo, Alfredo B. (1983). Emilio Aguinaldo: Generalissimo and President of the First Philippine Republic--first Republic in Asia (bằng tiếng Anh). Phoenix Publishing House. tr. 255, 513. ISBN 978-971-06-0720-4.
  21. ^ Pedrosa, Carmen N. (6 tháng 10 năm 2013). “Revolutionary govt; Republica Filipina”. The Philippine Star. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  22. ^ Virata, Cesar E.A. (12 tháng 6 năm 1998). “ASIANOW - Asiaweek - Emilio Aguinaldo”. edition.cnn.com. CNN. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  23. ^ “Araw ng Republikang Filipino, 1899”. Official Gazette of the Republic of the Philippines. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  24. ^ Cadusale, M. Carmell (tháng 8 năm 2016). Allegiance and Identity: Race and Ethnicity in the Era of the Philippine-American War, 1898-1914 (MA thesis). Youngstown State University. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021 – qua Ohio Library and Information Network (OhioLINK). Lưu trữ 2021-09-01 tại Wayback Machine
  25. ^ “The U.S. Occupation of the Philippines”. University of Colorado American Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2015.
  26. ^ a b “The First Philippine Republic”. National Historical Commission of the Philippines. 7 tháng 9 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023.
  27. ^ Tucker, Spencer C. (2009). The encyclopedia of the Spanish-American and Philippine-American wars: a political, social, and military history. ABC-CLIO. tr. 8. ISBN 978-1-85109-951-1.
  28. ^ “Old Governor-General's Office | Presidential Museum and Library” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
  29. ^ Barrows, David P. (1916). “The Governor-General of the Philippines Under Spain and the United States”. The American Historical Review. 21 (2): 288–311. doi:10.2307/1835051. ISSN 0002-8762. JSTOR 1835051.
  30. ^ Blount, James H. (31 tháng 7 năm 2020). The American Occupation of the Philippines (bằng tiếng Anh). BoD – Books on Demand. ISBN 978-3-7523-8289-1.
  31. ^ a b c “The Commonwealth of the Philippines”. www.officialgazette.gov.ph. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  32. ^ “The 1935 Constitution”. www.officialgazette.gov.ph. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  33. ^ a b c d “Constitution Day”. www.officialgazette.gov.ph. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  34. ^ “1935 Constitution amended”. www.officialgazette.gov.ph. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  35. ^ a b “Abad Santos kin forgive Japan for killing wartime Chief Justice”. Philippine Daily Inquirer (bằng tiếng Anh). 17 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  36. ^ “The execution of Jose Abad Santos”. www.officialgazette.gov.ph. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  37. ^ “Dr. Jose P. Laurel as President of the Second Philippine Republic | Presidential Museum and Library” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  38. ^ Dooc, Manny (9 tháng 3 năm 2021). “Jose P. Laurel: No one's puppet | Manny Dooc”. BusinessMirror (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  39. ^ “Today is the birth anniversary of President Jose P. Laurel | Presidential Museum and Library” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  40. ^ “Jose P. Laurel Sr. was inaugurated President October 14, 1943”. The Kahimyang Project (bằng tiếng Anh). 14 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  41. ^ “Speech of President Garcia at the Dinner in Honor of the memory of the late Senator Jose P. Laurel | GOVPH”. Official Gazette of the Republic of the Philippines (bằng tiếng Anh). 14 tháng 3 năm 1960. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  42. ^ “Second Philippine Republic | Presidential Museum and Library” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  43. ^ “Third Republic | GOVPH”. Official Gazette of the Republic of the Philippines (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  44. ^ “1973 Philippine Constitution - The LawPhil Project”. lawphil.net. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.
  45. ^ “Address of President Marcos on Constitution Day | GOVPH”. Official Gazette of the Republic of the Philippines (bằng tiếng Anh). 17 tháng 1 năm 1984. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.
  46. ^ “MARCOS SAID TO PLAN A NEW GOVERNMENTAL STRUCTURE”. The New York Times (bằng tiếng Anh). 2 tháng 3 năm 1981. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.
  47. ^ ALMARIO, MANUEL F. (20 tháng 6 năm 2013). “A celebration of failure”. Philippine Daily Inquirer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  48. ^ a b “Philippines - Proclamation No. 3 declaring a national policy to implement the reforms mandated by the people, adopting a Provisional Constitution, and related matters”. www.ilo.org. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  49. ^ Branigin, William (26 tháng 3 năm 1986). “Aquino Drops Assembly and Constitution”. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  50. ^ Elefante, Fil V. (13 tháng 6 năm 2016). “The Philippines's Second Republic and a forgotten Independence Day | Fil V. Elefante”. BusinessMirror (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  51. ^ “1. United States/Philippines (1898-1946)”. uca.edu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  52. ^ “Problem in Exile”. Time (bằng tiếng Anh). 1 tháng 11 năm 1943. ISSN 0040-781X. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  53. ^ “Jose P. Laurel Sr. was inaugurated President October 14, 1943”. The Kahimyang Project (bằng tiếng Anh). 14 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  54. ^ Tactaquin, Jommel P. “Remembering our Past” (PDF). Philippine Veterans Affairs Office. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  55. ^ “Republic Day | GOVPH”. Official Gazette of the Republic of the Philippines (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  56. ^ Tactaquin, Jommel P. “Remembering our Past” (PDF). Philippine Veterans Affairs Office. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  57. ^ a b c “The Executive Branch | GOVPH”. Official Gazette of the Republic of the Philippines (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  58. ^ 1987 Constitution of the Philippines, art. 7, sec. 1
  59. ^ “Gov't. Agencies under OP”. Office of the President of the Philippines (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  60. ^ 1987 Constitution of the Philippines, art. 10, sec. 4.
  61. ^ “THE 1987 CONSTITUTION OF THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES – ARTICLE VII | GOVPH”. Official Gazette of the Republic of the Philippines (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
  62. ^ 1987 Constitution of the Philippines, art. 7, sec. 19
  63. ^ 1987 Constitution of the Philippines, art. 7, sec. 20.
  64. ^ 1987 Constitution of the Philippines, art. 7, sec. 16.
  65. ^ 1987 Constitution of the Philippines, art. 8, sec. 9.
  66. ^ 1987 Constitution of the Philippines, art. 7, sec. 2
  67. ^ “Philippine Consulate General Vancouver”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023.
  68. ^ 1987 Constitution of the Philippines, art. 7, sec. 4
  69. ^ “Constitution of the Philippines, art. 7, sec. 5”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023.
  70. ^ “Konstitusyon ng Pilipinas, art. 7, sek. 5”. Official Gazette of the Republic of the Philippines. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023.
  71. ^ 1935 CONSTITUTION OF THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES – CHAN ROBLES VIRTUAL LAW LIBRARY
  72. ^ “Martial Law Museum”.
  73. ^ 1973 CONSTITUTION OF THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES – CHAN ROBLES VIRTUAL LAW LIBRARY
  74. ^ Constitution of the Philippines, art. 11, sec. 2
  75. ^ Chan-Robles Virtual Law Library. “The 1987 Constitution of the Republic of the Philippines – Article XI”. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2008.
  76. ^ Constitution of the Philippines, art. 11, sec. 2.
  77. ^ The Presidential Yachts Lưu trữ 2023-04-11 tại Wayback Machine, Official Gazette, Office of the President.
  78. ^ President Aquino arrives at the Palace – YouTube
  79. ^ The Manila Times | TOP STORIES > Pullout of Erap security a 'mistake' (archived from the original on March 7, 2007)
  80. ^ [1] Lưu trữ tháng 3 25, 2008 tại Wayback Machine
  81. ^ [2] Lưu trữ tháng 4 21, 2008 tại Wayback Machine
  82. ^ [3] Lưu trữ tháng 3 7, 2008 tại Wayback Machine
  83. ^ [4] Lưu trữ tháng 4 18, 2008 tại Wayback Machine
  84. ^ Amita O. Legaspi, Estrada to return to Malacañang, January 11, 2007, GMANews.
  85. ^ 9 years after ouster, Erap back in Malacañang, January 12, 2010, GMANews.
  86. ^ Q
  87. ^ “NEW SPEAKER? Gloria takes seat at House rostrum, Alvarez welcomes Duterte”. GMA News Online (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018.

Thư mục tham khảo

Liên kết ngoài

  • Office of the President of the Philippines Lưu trữ tháng 7 5, 2012 tại Wayback Machine
  • The Presidential Museum and Library Lưu trữ tháng 5 27, 2016 tại Wayback Machine
  • 1987 Constitution of the Philippines
  • 'We Say Mabuhay' – The anthem of the president of the Philippines
  • 'March of the President of the Philippines' (unofficial title) – song played when the president is given military honors by the Armed Forces of the Philippines

Read other articles:

13th century separate mail coif from Tofta Church, Gotland. Chainmail covering for the head and neck A mail coif is a type of armour which covered the head. A mail coif is a flexible hood of chain mail that extended to cover the throat, neck, and the top part of the shoulders. They were popular with European fighting men of the Middle Ages. History The coif dates from the 10th century, and is a close-fitting cap that covers the top, back, and sides of the head. It was usually made from white ...

 

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Stephen Breyer – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Stephen Gerald Breyer (/ˈbraɪ.ər/ BRY-ər; lahir 15 Agustus 1938) adalah seorang hakim kehakiman Mahkamah Agung Amerika Serikat. Ia d...

 

Marcia Yockeydriving a float in a parade in mid-1966 in Newburgh, Indiana.BornNovember 6, 1922Muncie, Indiana[1]DiedSeptember 28, 2000[2]EducationEvansville College, 3 years of pre-medical training;[1] meteorology training in Chicago by US Weather Bureau during World War IIOccupationMeteorologist Marcia Yockey (6 November 1922 - 28 September 2000[1]) was an American meteorologist who was best known for her 35-year on-air career in Evansville, Indiana. She made ...

National Football League draft 1998 NFL draftGeneral informationDate(s)April 18–19, 1998LocationTheatre at MSGin New York, NYNetwork(s)ESPNOverview241 total selections in 7 roundsLeagueNFLFirst selectionPeyton Manning, QBIndianapolis ColtsMr. IrrelevantCam Quayle, TEBaltimore RavensMost selections (12)New York JetsFewest selections (5)Detroit LionsHall of Famers 4 QB Peyton ManningCB Charles WoodsonWR Randy MossG Alan Faneca ← 19971999 → The 1998 NFL draft was the...

 

Astro XTYDiluncurkan13 Oktober 2007 (SD)22 November 2019 (HD)Ditutup15 Maret 2021 (SD)31 Maret 2022 (Kristal-Astro)PemilikAstro Malaysia HoldingsFormat gambar576i (SDTV)1080i (HDTV)Negara MalaysiaBahasaMandarinInggrisWilayah siarNasionalKantor pusatBukit Jalil, Kuala Lumpur, MalaysiaSaluran seindukAstro AECAstro Shuang XingAstro Hua Hee DaiAstro AODAstro Quan Jia HDSitus webwww.xuan.com.my/channels/xtyKetersediaan TerestrialmyFreeview167 (HD)SatelitAstro304 (HD)NJOI304 (HD)304 (SD)Televi...

 

American egg, oyster, and bacon dish Hangtown fryA hangtown burger made using a hangtown fry, a ⅓-pound chuck steak, sriracha sauce of roasted red peppers, and baby arugulaPlace of originPlacerville, CaliforniaMain ingredientsEggs, bacon and oyster Hangtown fry is a type of omelette made famous during the California Gold Rush in the 1850s. The most common version includes bacon and oysters combined with eggs, and fried together.[1] History Oakland Mayor, Visiting Newspapermen, Other...

Superchunk Superchunk en concert en 2006.Informations générales Pays d'origine États-Unis Genre musical Rock indépendant, rock alternatif, punk rock Années actives Depuis 1989 Labels Merge, Matador, City Slang Site officiel www.superchunk.com Composition du groupe Membres Mac McCaughanLaura BallanceJon WursterJim Wilbur Anciens membres Chuck GarrisonJack McCook modifier Superchunk est un groupe de rock indépendant américain, originaire de Chapel Hill, en Caroline du Nord. Il est compo...

 

Sebuah dōtaku pada zaman Yayoi, abad ke-3 Dōtaku (銅鐸code: ja is deprecated ) adalah lonceng Jepang yang terbuat dari perunggu dan kaya akan hiasan. Dotaku dipakai selama sekitar 400 tahun, antara abad kedua SM dan abad kedua M (bertepatan dengan akhir zaman Yayoi), dan nyaris hanya dipakai sebagai hiasan untuk ritual-ritual. Lonceng tersebut kaya akan hiasan dengan susunan yang mewakili alam dan hewan, yang meliputi capung, belalang dan laba-laba. Sejarawan meyakini bahwa dōtaku dipaka...

 

Part of a series onEsperanto flag Esperanto Language Grammar Phonology Orthography (Braille) Vocabulary Etymology History Zamenhof Proto-Esperanto Unua Libro Dua Libro La Esperantisto Fundamento de Esperanto Declaration of Boulogne Montevideo Resolution Manifesto of Rauma Manifesto of Prague Modern evolution of Esperanto Culture Esperanto movement Esperantist Esperantujo Literature Music Film La Espero Libera Folio Literatura Mondo Native speakers Libraries Pop culture references Publication...

この項目には、一部のコンピュータや閲覧ソフトで表示できない文字が含まれています(詳細)。 数字の大字(だいじ)は、漢数字の一種。通常用いる単純な字形の漢数字(小字)の代わりに同じ音の別の漢字を用いるものである。 概要 壱万円日本銀行券(「壱」が大字) 弐千円日本銀行券(「弐」が大字) 漢数字には「一」「二」「三」と続く小字と、「壱」「�...

 

Time Warner Center Time Warner CenterLocalizaciónPaís Estados UnidosUbicación Nueva York Estados UnidosDirección Columbus Circle (1)Coordenadas 40°46′08″N 73°58′59″O / 40.768888888889, -73.983055555556Información generalUsos mixtoInicio 2000Construcción 2003Inauguración 5 de febrero de 2004Propietario The Related CompaniesOcupante Deutsche Bank y WarnerMediaAlturaAltura de la azotea 229 mDetalles técnicosPlantas 55[1]​Diseño y construcciónArquite...

 

For the city, see Tarnobrzeg. Republic of TarnobrzegRepublika Tarnobrzeska (Polish)1918–1919CapitalTarnobrzegCommon languagesPolishReligion CatholicismGovernmentRepublica• President Tomasz Dąbal (last) Historical eraAftermath of World War I• Established 6 November 1918• Disestablished Spring 1919 Preceded by Succeeded by Kingdom of Galicia and Lodomeria Second Polish Republic Today part ofPolanda. Soviet republic intended.The Republic of Tarnobrzeg (Polish: R...

  لمعانٍ أخرى، طالع أستراليا (توضيح).   أستراليا Commonwealth of Australia  (إنجليزية) أسترالياعلم أستراليا[1] أسترالياشعار أستراليا[2] الشعار الوطني(بالإنجليزية: There's NOTHING like Australia)‏ (2010–)[3]  النشيد: نشيد أستراليا الوطني الأرض والسكان إحداثيات 25°S 133°E / ࿯...

 

Vehicle-passing maneuver Not to be confused with overtaking criterion. Overtake redirects here. For other uses, see Overtake (disambiguation). This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Overtaking – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (September 2014) (Learn how and when to remove this message) ...

 

Guyot in the northern Pacific Ocean Koko GuyotElevation of the Pacific seafloor, showing the Hawaiian-Emperor seamount chain, including Koko Guyot above the prominent bend. The sharp V separates the Hawaiian Ridge from the older Emperor Seamount portion of the chain. Koko is the largest of the seamounts directly north of the v-bend.Height5,000 m (16,000 ft)[2]LocationLocationCentral PacificGroupIsolatedCoordinates35°15′N 171°35′E / 35.250°N 171.583°E&...

San Giuliano Milanesecomune San Giuliano Milanese – VedutaPiazza Vittoria LocalizzazioneStato Italia Regione Lombardia Città metropolitana Milano AmministrazioneSindacoMarco Segala (FI) dal 20-6-2016 (2º mandato dal 5-10-2021) TerritorioCoordinate45°24′N 9°17′E45°24′N, 9°17′E (San Giuliano Milanese) Altitudine98 m s.l.m. Superficie30,87 km² Abitanti39 542[1] (30-11-2023) Densità1 280,92 ab./km² FrazioniBorg...

 

Il partnerTitolo originaleThe Partner AutoreJohn Grisham 1ª ed. originale1997 1ª ed. italianamaggio 1997 (Omnibus) GenereRomanzo SottogenereLegal thriller Lingua originaleinglese Modifica dati su Wikidata · Manuale Il partner (The Partner) è un romanzo di John Grisham, pubblicato nel 1997. Indice 1 Trama 2 Edizioni 3 Altri progetti 4 Collegamenti esterni Trama Patrick S. Lanigan, socio di uno studio legale a Biloxi, Mississippi, sparisce nel nulla dopo aver sottratto al suo studio 90...

 

阿弥陀三尊(あみださんぞん)は、仏教における仏像安置形式の一つである。 阿弥陀如来を中尊とし、その左右に左脇侍[1]の観音菩薩と、右脇侍[1]の勢至菩薩を配する三尊形式である。根拠は『無量寿経』・『観無量寿経』である。 観音菩薩は阿弥陀如来の「慈悲」をあらわす化身とされ、勢至菩薩は「智慧」をあらわす化身とされる。 脇侍の観音菩薩は�...

Royaume de Thaïlande(ex-Royaume du Siam)(th) ประเทศไทย (th) Prathet Thai Drapeau de la Thaïlande Armoiries de la Thaïlande Hymne en thaï : เพลงชาติไทย (Phleng Chat, « Hymne national ») Fête nationale 28 juillet · Événement commémoré Anniversaire du Roi Rama X Administration Forme de l'État Monarchie constitutionnelle parlementaire unitaire Roi Rama X Première ministre Paethongtarn Shinawatra Parlement As...

 

Major League Soccer Saison 2001 Généralités Sport football (soccer) Organisateur(s) Major League Soccer Édition 6e Lieu(x) États-Unis Date Saison régulière :7 avril au 9 sept. 2001 Séries éliminatoires : 20 sept. au 15 oct. 2001 Nations États-Unis Participants 12 franchises Épreuves 158 matchs + séries éliminatoires Affluence 2 363 889 spectateurs soit 14 961 par match (saison régulière) Site(s) Finale au Columbus Crew Stadium de Columbus Site web officiel ...