Giáo phận Qui Nhơn

Giáo phận Qui Nhơn

Dioecesis Quinhonensis
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa giớiBình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
Thống kê
Khu vực16.194 km2 (6.253 dặm vuông Anh)
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 2017)
3.730.142
73.212
Giáo hạt7
Giáo xứ57
Thông tin
Giáo pháiCông giáo Rôma
Thành lập9 tháng 9 năm 1659
(365 năm, 2 tháng, 3 tuần và 6 ngày)
Nhà thờ chính tòaNhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời
Toà giám mục116 Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Linh mục đoàn119 (2017)
Linh mục giáo phận102
Linh mục dòng17
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngGiáo hoàng Phanxicô
Trưởng giáo tỉnh Giuse Nguyễn Chí Linh
Giám mục Mátthêu Nguyễn Văn Khôi
Trang mạng
https://gpquinhon.org/
Nhà thờ Quy Nhơn ngày cũ.
Nhà thờ Gò Thị - Là nơi đặt Tòa Giám mục Đông Đàng Trong từ 1839 đến 1861
Từ năm 1839, Gò Thị được Đức cha Stêphanô Cuénot Thể chọn làm nơi đặt Toà Giám mục và ngài thường xuyên ở đó đến năm 1861.

Giáo phận Qui Nhơn (tiếng Latin: Dioecesis Quinhonensis[1]) là một giáo phận Công giáo RômaViệt Nam, là một trong hai giáo phận có lịch sử hoạt động lâu đời nhất Việt Nam. Địa giới gồm 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, có diện tích 16.194 km², với tòa Giám mục đặt tại Quy Nhơn.

Tính đến cuối năm 2017, Giáo phận Qui Nhơn có 73.212 giáo dân (chiếm 1,96% dân số) trên tổng số dân cư 3.730.142 người, linh mục đoàn gồm 102 linh mục triều và 17 linh mục dòng quản lý 57 giáo xứ chia làm 7 giáo hạt.[2]

Đương kim Giám mục cai quản giáo phận là Mátthêu Nguyễn Văn Khôi (từ năm 2012).

Lịch sử

Giáo phận Qui Nhơn có thể được xem là một trong hai giáo phận có lịch sử hoạt động lâu đời nhất Việt Nam. Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Tòa Thánh đã chia tách Giáo phận Ma Cao để thành lập hai hạt Đại diện Tông tòa Đàng NgoàiĐàng Trong trên phần lãnh thổ tương ứng với 3 nước Việt Nam, LàoCampuchia ngày nay. Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong tương ứng vùng đất Đàng Trong và Cao Miên bấy giờ, được giao cho Giám mục hiệu tòa Berytus Lambert de la Motte làm Đại diện Tông tòa, lấy Quy Nhơn làm trung tâm truyền giáo ở Đàng Trong.

Địa giới giáo phận ổn định trong gần 200 năm, đến năm 1844 thì được chia thành Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong (tương ứng từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay) và Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Trong (tương ứng với Nam Bộ Việt Nam và Campuchia). Năm 1850, Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong một lần nữa được chia thành Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong (từ Quảng Nam đến Bình Thuận) và Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Trong (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Năm 1907, tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai Thượng (Di Linh) và cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) được chuyển giao cho Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Trong quản lý[3]. Năm 1924, Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong được đổi thành Hạt Đại diện Tông Tòa Qui Nhơn, theo tên địa phương đặt Tông tòa Giám mục. Năm 1931, Tòa Giám mục được chuyển từ Làng Sông về thành phố Qui Nhơn.

Năm 1932, Tòa Thánh tách xứ truyền giáo Kontum (tương ứng Tây Nguyên ngày nay) khỏi Hạt Đại diện Tông tòa Qui Nhơn để thành lập Hạt Đại diện Tông tòa Kontum. Đến năm 1957, hai tỉnh Khánh HòaNinh Thuận thuộc địa phận cũng được tách ra, hợp với hai tỉnh Bình ThuậnBình Tuy (thuộc Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn) để thành lập Hạt Đại diện Tông tòa Nha Trang.

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Hạt Đại diện Tông tòa Qui Nhơn được Tòa Thánh nâng lên thành Giáo phận chính tòa. Năm 1963, vùng Quảng Nam - Đà Nẵng được tách ra để thành lập Giáo phận Đà Nẵng. Từ đó, Giáo phận Qui Nhơn ổn định địa giới cho đến ngày nay.

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp giáo phận Đà Nẵng, phía nam giáp giáo phận Nha Trang, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp giáo phận Kon Tumgiáo phận Ban Mê Thuột.

Các giáo hạt và giáo xứ trực thuộc

Giáo hạt Bồng Sơn

Giáo hạt Bồng Sơn gồm 7 giáo xứ nằm trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn và các huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Cây Rỏi - Xã Cát Lâm và xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
  2. Giáo xứ Đại An - Xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
  3. Giáo xứ Đại Bình - Phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
  4. Giáo xứ Gia Chiểu - Thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
  5. Giáo xứ Phù Cát - Thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
  6. Giáo xứ Phù Mỹ - Đường Hai Bà Trưng, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
  7. Giáo xứ Thác Đá Hạ - Phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Giáo hạt Gò Thị

Giáo hạt Gò Thị gồm 9 giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Công Chánh - 428 Nguyễn Huệ, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  2. Giáo xứ Gò Dài - Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  3. Giáo xứ Gò Thị[4] - Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  4. Giáo xứ Lục Lễ - Xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  5. Giáo xứ Nam Bình - Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  6. Giáo xứ Tân Dinh - Xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  7. Giáo xứ Tân Quán - Xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  8. Giáo xứ Vĩnh Thạnh[5] - Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  9. Giáo xứ Vườn Vông - Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Giáo hạt Kim Châu

Giáo hạt Kim Châu gồm 8 giáo xứ nằm trên địa bàn thị xã An Nhơn và các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Chánh Thạnh - Phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
  2. Giáo xứ Cù Lâm - Xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
  3. Giáo xứ Huỳnh Kim - Phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
  4. Giáo xứ Kiên Ngãi - Xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
  5. Giáo xứ Kim Châu - 2 Lâm Văn Thạnh, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
  6. Giáo xứ Phú Hữu - Xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
  7. Giáo xứ Trường Cửu - thôn Ngọc Thạnh, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
  8. Giáo xứ Sông Cạn - thôn Mỹ Thuận, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Giáo hạt Mằng Lăng

Giáo hạt Mằng Lăng gồm 8 giáo xứ nằm trên địa bàn thị xã Sông Cầu, các huyện Đồng Xuân, Tuy An và một phần nhỏ huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Chợ Mới - Xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
  2. Giáo xứ Đa Lộc - Thị trấn Đa Lộc, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
  3. Giáo xứ Đồng Tre - Xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
  4. Giáo xứ Đồng Cháy - Xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
  5. Giáo xứ Gò Duối - Xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
  6. Giáo xứ Mằng Lăng - Xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
  7. Giáo xứ Sông Cầu - Phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
  8. Giáo xứ Trà Kê - Xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

Giáo hạt Quảng Ngãi

Giáo hạt Quảng Ngãi gồm 8 giáo xứ nằm trong toàn bộ địa giới tỉnh Quảng Ngãi, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bàu Gốc - Thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
  2. Giáo xứ Bình Hải - Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
  3. Giáo xứ Châu Ổ - Thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
  4. Giáo xứ Châu Me - Xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
  5. Giáo xứ Kỳ Tân - Thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
  6. Giáo xứ Lý Sơn - Xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
  7. Giáo xứ Phú Hòa - Xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
  8. Giáo xứ Quảng Ngãi - 109 Đại lộ Hùng Vương, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Giáo hạt Qui Nhơn

Giáo hạt Qui Nhơn gồm 11 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Chính Tòa - 122 Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  2. Giáo xứ Đồng Tiến - 27 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  3. Giáo xứ Ghềnh Ráng - 21 Tây Sơn, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  4. Giáo xứ Hòa Ninh - 128 Nguyễn Huệ, phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  5. Giáo xứ Hội Lộc - Xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  6. Giáo xứ Ngọc Thạnh - Phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  7. Giáo xứ Phú Thạnh - Phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  8. Giáo xứ Qui Đức - 946 Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  9. Giáo xứ Qui Hiệp - 142 Ngô Mây, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  10. Giáo xứ Qui Hòa - Phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  11. Giáo xứ Xuân Quang - 454 Quang Trung, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Giáo hạt Tuy Hòa

Giáo hạt Tuy Hòa gồm 8 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa và các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Đông Mỹ - Phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
  2. Giáo xứ Hoa Châu - Xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
  3. Giáo xứ Hóc Gáo - Xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
  4. Giáo xứ Sơn Giang - Xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
  5. Giáo xứ Sơn Nguyên - Xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
  6. Giáo xứ Sông Hinh - Thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
  7. Giáo xứ Tịnh Sơn - Thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
  8. Giáo xứ Tuy Hòa - 114 Lê Trung Kiên, phường 2, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Các danh địa giáo phận

Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục

Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn còn gọi là Nhà thờ Nhọn nằm ở số 122 đường Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn.

Tòa Giám mục giáo phận Qui Nhơn nằm ở số 116 đường Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trung tâm hành hương

  1. Nước Mặn: điểm truyền giáo đầu tiên của Giáo phận
  2. Mằng Lăng: quê hương Chân phước Anrê Phú Yên
  3. Nhà thờ Gò Thị: ở thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, quê hương của Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, nơi Đức cha Stêphanô Cuénot Thể chọn đặt Tòa Giám mục Đàng Trong từ năm 1839 đến năm 1861.
  4. Đền Thánh Stêphanô Cuénot Thể: ở thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, được xây trên nền nhà bà Maria Mađalêna Huỳnh Thị Lưu, nơi Thánh Giám mục Stêphanô Thể dâng Thánh lễ cuối cùng trước khi bị bắt và tử đạo tại nhà giam Bình Định.
  5. Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng tại chân núi Xuân Vân, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn.

Các nhà thờ lớn, tu viện và chủng viện

  • Nhà thờ Mằng Lăng
  • Tiểu chủng viện Làng Sông: tái thiết năm 1891. Địa chỉ: thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.[6]
  • Tiểu chủng viện Qui Nhơn: xây dựng năm 1968. Địa chỉ: 120 Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn.[2]

Các đời Giám mục quản nhiệm

STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong
1 † Pierre Lambert de la Motte 1659-1679
2 † Guillaume Mahot Mão 1680-1684
3 † François Perez 1687-1728
4 † Charles-Marin Labbé 1697-1723
5 † Alexandre de Alexandris 1725-1738
6 † Valerian Rist Hy 1735-1737
7 † Arnaud-François Lefèbvre 1741-1760
8 † Edmond Bennetat 1745-1758
9 † Guillaume Piguel 1762-1771
10 † Pierre Pigneau de Béhaine Lộc 1771-1799
11 † Jean Labartette Bình 1784-1823
12 † Jean-André Doussain 1798-1809
13 † Jean-Joseph Audemar 1818-1821
14 † Jean-Louis Taberd 1827-1840
15 † Etienne Cuénot Thể 1831-1844
Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong
Etienne Cuénot Thể 1844-1861
16 † François-Marie Pellerin Phan 1844-1850 Giáo phận Đông Đàng Trong
17 † Eugène-Étienne Charbonnier Trí 1864-1878
18 † Louis-Marie Galibert Lợi 1879-1883
19 † Désiré-François Van Camelbeke Hân 1884-1901
20 † Damien Grangeon Mẫn 1902-1924
Hạt Đại diện Tông tòa Qui Nhơn
Damien Grangeon Mẫn 1924-1929
21 † Constant Philomène Jeanningros Vị 1911-1921
22 † Augustin Tardieu Phú 1929-1942 Giáo phận Qui Nhơn
23 † Paul-Marcel Piquet Lợi 1943-1957
Giáo phận Qui Nhơn
24 † Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi 1960-1963
25 † Đa Minh Hoàng Văn Đoàn 1963-1974
26 † Phaolô Huỳnh Đông Các 1974-1999
27 † Giuse Phan Văn Hoa 1976-1987
28 † Phêrô Nguyễn Soạn 1999-2012
29 Mátthêu Nguyễn Văn Khôi 2009-2012
2012-nay

Ghi chú:

  • : Giám mục chính tòa
  • : Giám mục phó, phụ tá hoặc Giám quản tông tòa, Đại diện tông tòa

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Cách viết chính thức là "Qui Nhơn" chứ không phải "Quy Nhơn" theo hành chính
  2. ^ a b “Giới thiệu Sơ lược về Giáo phận Qui Nhơn”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Bùi Đức Sinh,O.P,M.A. (2013). Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, Tập III. Canada: Veritas Edition Calgary. tr. 23, 34.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Nhà thờ giáo xứ Gò Thị là Đền chính của Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông
  5. ^ Nhà thờ giáo xứ Vĩnh Thạnh cũng chính là Đền Thánh Stêphanô Cuénot Thể
  6. ^ Nam Nguyễn (2020). “Tiểu chủng viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam”. toquoc.vn. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Liên kết ngoài