Giáo phận Hưng Hóa

Giáo phận Hưng Hóa

Dioecesis Hunghoaensis
Huy hiệu
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa giớiLào Cai, Lai Châu, Điện Biên,
Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái,
Hà Giang, Tuyên Quang,
một phần Hà Nội
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Thống kê
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 2021)
7.000.000
252.796[1]
Giáo xứ137 (2020)[1]
Thông tin
Giáo pháiCông giáo Rôma
Thành lập15 tháng 4 năm 1895
Nhà thờ chính tòaThánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Nhà thờ Sơn Lộc
Toà giám mục70 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Linh mục đoàn126 (2017)
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngFranciscus
Trưởng giáo tỉnh Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Đa Minh Hoàng Minh Tiến[2]
Tổng Đại diện Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh
Chưởng ấn Phêrô Lê Quốc Hưng
Đại diện tư pháp Inhaxiô Nguyễn Quang Triều
Nguyên giám mục Antôn Vũ Huy Chương
Gioan Maria Vũ Tất
Anphong Nguyễn Hữu Long
Trang mạng
http://www.giaophanhunghoa.org
Nhà thờ Sơn Tây (Tòa Giám mục Hưng Hóa) năm 1884.

Giáo phận Hưng Hóa (tiếng Latin: Dioecesis Hunghoaensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận nằm trên vùng Tây Bắc, Bắc Việt Nam, gồm trọn địa bàn các tỉnh Phú Thọ (trừ khu vực Bạch Hạc), Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện BiênSơn La, một phần các tỉnh Hòa Bình (thành phố Hòa Bình và các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu, Tân Lạc), Hà Giang (bên hữu ngạn sông Lô), Tuyên Quang (bên hữu ngạn sông Lô), cùng với toàn bộ tỉnh Sơn Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Tổng diện tích 54.352 km2 [3].

Đến tháng 11 năm 2021, giáo phận có khoảng 252.796 giáo dân (3,6% dân số), 129 linh mục và 116 giáo xứ trong tổng số 7.000.000 người[4]. Đây là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, bao gồm Kinh (85%), Mèo (H'Mông), Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, Lào, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, và Bố Y...[3].

Giáo phận hiện đang được cai quản bởi giám mục chính tòa Đa Minh Hoàng Minh Tiến (từ 2021).

Lược sử

Việc truyền giáo ở Bắc Hà được nhấn mạnh với các hoạt động truyền giáo của linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) (giai đoạn 1627-1630), sau đó là linh mục Gaspar d'Amaral (giai đoạn 1631-1638). Các nhà truyền giáo dòng Tên về sau đã tiếp nối công cuộc truyền giáo xung quanh thành Thăng Long và đã đạt được nhiều kết quả. Họ bắt đầu tìm hướng lên các vùng thượng đạo.

Vào năm 1647, một giáo sĩ người ÝGiovanni Filippo de Marini, thuộc Dòng Tên, đã cùng với một số phụ tá đến Đại Đồng, gần phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang để truyền giáo. Tuy nhiên, chưa đến 1 tháng sau, giáo sĩ Marini và các phụ tá của mình phải đi khỏi vùng này vì không chịu nổi sơn lam chướng khí, người nào cũng bị bệnh[5].

Việt truyền giáo tại vùng này tạm dừng một thời gian vì thiếu nhân sự. Năm 1659, Tòa Thánh thành lập hai giáo phận ở Việt Nam, vùng Hưng Hóa (Xứ Đoài) thuộc Giáo phận Đàng Ngoài, do Giám mục Francois Pallu coi sóc. Nhiều giáo sĩ dòng Tên khác được cử lên đây để kế tục việc truyền giáo của Marini. Việc truyền giáo có kết quả tốt đến nỗi năm 1659, một nhà truyền giáo là Bentô Thiện đã gửi thư cho linh mục Marini có viết: "Santei xứ (Sơn Tây xứ) đựac mườiy (được mười) nhà thánh".[6] Thời Pháp thuộc, linh mục Gustave Hue (tên Việt: Hương) là tác giả cuốn Tự điển tam ngữ Việt-Hán-Pháp. Lúc đã 67 tuổi, ông bắt đầu học tiếng Mường để phục vụ cho nhu cầu truyền giáo. Ông còn cho in sách song ngữ Việt-Mường để dạy giáo lý, văn hóa, dạy cho trẻ em Mường đọc và viết được tiếng Mường. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn cho việc bảo tồn văn hóa Mường sau này[7].

Năm 1673, Xứ Đoài đã là một trong 7 giáo xứ đầu tiên được thành lập ở Đàng Ngoài. Năm 1679, Tòa Thánh phân chia Giáo phận Đàng Ngoài thành Đông và Tây. Từ đó, Xứ Đoài (Hưng Hóa) đã nhanh chóng trở thành một vùng trung tâm của Giáo phận Tây Đàng Ngoài. Chỉ trong vòng 5 năm, số lượng tín đồ đã tăng từ 2.000 (năm 1707) tăng lên 15.462 (năm 1712).

Năm 1846, Giáo phận Tây Đàng Ngoài một lần nữa được chia thành giáo phận Nam và Tây. Xứ Đoài (Hưng Hóa) vẫn thuộc giáo phận Tây. Ngày 15 tháng 4 năm 1895, Giáo hoàng Lêô XIII đã cho tách 3 tỉnh Sơn Tây, Hưng HóaTuyên Quang thuộc giáo phận Tây, để thành lập giáo phận mới lấy tên gọi là Giáo phận Tông tòa Thượng Đàng Ngoài (Tonkin Superioris), hay Thượng du Bắc Kỳ, còn gọi là Giáo phận Đoài, phong cho Giám mục Paul Raymond Lộc làm Giám mục tiên khởi. Khi thành lập, Giáo phận Đoài (Hưng Hóa) có 16.950 tín đồ, 24 linh mục (12 thừa sai), 53 tu sĩ, 28 tiểu chủng sinh, 11 giáo xứ, 96 giáo họ [3]. Đến năm 1924, Giáo phận Tông tòa Đoài được Tòa Thánh đổi tên thành Giáo phận Tông tòa Hưng Hóa.

Ban đầu, Tòa giám mục và nhà thờ chính tòa được đặt ở thành Hưng Hóa, nay thuộc Tam Nông, Phú Thọ. Ngày 2 tháng 5 năm 1950, trường thử (tiểu chủng viện) bị thiêu hủy toàn bộ do chiến tranh, nhà thờ chính tòa tại Hưng Hóa bị lính Pháp chiếm đóng. Vì vậy, ngày 2 tháng 11 năm 1950, Tòa giám mục phải dời về thị xã Sơn Tây (ngày nay là số 70 phố Lê Lợi). Vị trí này tồn tại cho đến ngày nay là Nhà thờ chính tòa Sơn Lộc.[8].

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Tòa Thánh thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, đồng thời nâng Giáo phận Tông tòa Hưng Hóa lên hàng Giáo phận chính tòa và đặt Giám mục Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang làm Giám mục chính tòa đầu tiên, thuộc Giáo tỉnh Hà Nội [3].

Theo số liệu thống kê ngày 31 tháng 12 năm 2007, giáo phận có 217.030 giáo dân (chiếm 3,15% dân số), 60 linh mục, 133 nữ tu và 33 đại chủng sinh[9] Hiện giáo phận Hưng Hóa đang trong quá trình chia tách giáo phận, theo thỉnh nguyện từ Giám mục giáo phận.[10]

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp Tổng giáo phận Côn Minh (Trung Quốc), phía tây bắc giáp Giáo phận Đại Lý (Trung Quốc), phía nam giáp giáo phận Thanh Hóa, phía đông giáp giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng, giáo phận Bắc Ninhtổng giáo phận Hà Nội, phía tây giáp Hạt Đại diện Tông tòa Luang Prabang (Lào), phía tây nam giáp Hạt Đại diện Tông tòa Viêng Chăn (Lào).

Tổ chức điều hành giáo phận

  • Cai quản giáo phận:
  • Giám mục Chính tòa: Đaminh Hoàng Minh Tiến
  • Đại diện Giám mục tại tỉnh Phú Thọ: Linh mục Antôn Nguyễn Gia Nhang

Các Ủy ban[11]:

  • Ủy ban Bác ái Xã hội
  • Ủy ban Giáo dân
  • Ủy ban Giáo lý Đức tin
  • Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh
  • Ủy ban Loan báo Tin Mừng
  • Ủy ban Phụng tự
  • Ủy ban Thánh nhạc và Nghệ thuật Thánh
  • Ủy ban Tu sĩ
  • Ủy ban Văn hoá
  • Phụ trách thông tin

Giáo phận có 9 giáo hạt, 117 giáo xứ trong đó [12]:

  • Giáo hạt Sơn Tây (thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất thuộc thành phố Hà Nội) gồm 23 giáo xứ:
  1. Chính Tòa - Phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
  2. Sơn Tây - 70 Lê Lợi, phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
  3. Bách Lộc - Xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
  4. Bến Thôn - Xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
  5. Cần Kiệm - Xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
  6. Cát Ngòi - Xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
  7. Dị Nậu - Xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
  8. Đường Hồng - Xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
  9. Hạ Hiệp - Xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
  10. Hoàng Xá - Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
  11. Mộc Hoàn - Xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
  12. Phú Cát - Xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
  13. Phú Hữu - Xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
  14. Phú Nghĩa (Ba Vì) - Xã Thụy An, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
  15. Phú Nghĩa (Thạch Thất) - Xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
  16. Thanh Mạc - Xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
  17. Thuấn Nội - Xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
  18. Tình Lam - Xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
  19. Trại Ro - Xã Tuyết Nghĩa, huyện Quôc Oai, thành phố Hà Nội
  20. Trại Vàng - Xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
  21. Vĩnh Lộc - Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
  22. Vĩnh Thọ - Xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
  23. Yên Khoái - Xã Thụy An, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
  • Hạt Hà Giang - Tuyên Quang - Đoan Hùng (phần phía tây các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang bên hữu ngạn sông Lô và huyện Đoan Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ) gồm 13 giáo xứ:
  1. Tuyên Quang - 60 Lương Định Của, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
  2. Ân Thịnh - Xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
  3. Đồng Đam - Xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
  4. Hà Giang - Phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
  5. Hàm Yên - Thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
  6. Lã Hoàng - Xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
  7. Mỹ Bằng - Xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
  8. Phú Lâm - Phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
  9. Tân Quang - Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
  10. Trại Cỏ - Xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
  11. Vân Đồn - Xã Vân Đồn, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
  12. Vân Du - Xã Vân Du, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
  13. Vĩnh Tuy - Thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
  • Hạt Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên (thành phố Hòa Bình và các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc thuộc tỉnh Hòa Bình và toàn bộ các tỉnh Điện Biên, Sơn La) gồm 9 giáo xứ:
  1. Điện Biên - Xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
  2. Hòa Bình - Phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
  3. Mai Yên - Xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
  4. Mộc Châu - Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  5. Mường La - Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
  6. Mường Nhé - Xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
  7. Phù Yên - Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
  8. Sơn La - Phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
  9. Sông Mã - Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
  • Hạt Yên Bái (thành phố Yên Bái và các huyện Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái) gồm 25 giáo xứ:
  1. Yên Bái - Phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
  2. An Thịnh - Xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  3. Bạch Hà - Xã Bạch Hà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
  4. Bảo Ái - Xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
  5. Bảo Long - Xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
  6. Đại An - Xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
  7. Đại Phác - Xã Đại Phác, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  8. Hán Đà - Xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
  9. Lạc Hồng - Xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  10. Lang Thíp - Xã Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  11. Lục Yên - Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
  12. Mậu Đông - Xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  13. Mông Sơn - Xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
  14. Nhân Nghĩa - Xã Nhân Nghĩa, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
  15. Phúc Lộc - Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
  16. Quần Hào - Phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
  17. Trúc Lâu - Xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
  18. Xuân Ái - Xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  19. Yên Bái - Tổ 38, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
  20. Yên Bình - Xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
  21. Yên Hợp - Xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  22. Yên Hưng - Xã Yên Hưng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  23. Yên Phú - Xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  24. Yên Thế - Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
  25. Yên Thịnh - Xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
  • Hạt Lào Cai - Lai Châu (toàn bộ các tỉnh Lào Cai và Lai Châu), gồm 7 giáo xứ:
  1. Lào Cai - Phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
  2. Bảo Yên - Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
  3. Cốc Lếu - Phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
  4. Lai Châu - Phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
  5. Phố Lu - Thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
  6. Sa Pa - Phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
  7. Than Uyên - Thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
  • Hạt Nghĩa Lộ (thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn thuộc tỉnh Yên Bái) gồm 6 giáo xứ:
  1. Nghĩa Lộ - Phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
  2. Đồng Lú - Xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
  3. Giàng La Pán - Xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
  4. Mỹ Hưng - Xã Mỹ Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
  5. Phình Hồ - Xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
  6. Vĩnh Quang - Thị trấn nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
  • Hạt Tây - Nam Phú Thọ (các huyện Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy thuộc tỉnh Phú Thọ) gồm 14 giáo xứ:
  1. Đồn Vàng - Xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
  2. Hiền Quan - Xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
  3. Hoàng Xá - Xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
  4. Kiệt Sơn - Xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
  5. Lũng Hiền - Xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
  6. Lương Sơn - Xã Lương Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
  7. Phù Lao - Xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
  8. Thạch Khoán - Xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
  9. Thanh Lâm - Thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
  10. Thanh Uyên - Xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
  11. Thượng Lộc - Xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
  12. Thủy Trạm - Xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
  13. Trại Sơn - Xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
  14. Xuân Dương - Xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
  • Hạt Tây - Bắc Phú Thọ (các huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa, Yên Lập thuộc tỉnh Phú Thọ) gồm 13 giáo xứ:
  1. Bằng Giã - Xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
  2. Đồng Cạn - Thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
  3. Dư Ba - Xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  4. Khổng Tước - Xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  5. Mộ Xuân - Xã Xuân An, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
  6. Phì Đình - Xã Lang Sơn, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
  7. Phượng Vĩ - Xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  8. Ro Lục - Xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  9. Tạ Xá - Xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  10. Tiên Phong - Xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  11. Văn Bán - Xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  12. Vân Thê - Xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  13. Yên Tập - Xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
  • Hạt Đông-Nam Phú Thọ (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba) gồm 23 giáo xứ và 63 họ đạo
  1. Bãi Dòng - Xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
  2. Bồng Lạng - Xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
  3. Cây Hồng - Xã Phú Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
  4. Chiêu Ứng - Xã Sơn Cương, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
  5. Đồng Xa - Xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
  6. Đức Phong - Xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
  7. Gia Thanh - Xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
  8. Hà Thạch - Xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
  9. Làng Lang - Xã Phú Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
  10. Nỗ Lực - Xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  11. Phù Lỗ - Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
  12. Phú Thọ - Phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
  13. Phụng Thượng - Xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
  14. Thạch Sơn - Xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
  15. Tiên Cát - 16B Đoàn Kết, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  16. Tiên Kiên - Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
  17. Tiên Phú - Xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
  18. Trù Mật - Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
  19. Vân Thê - Xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
  20. Việt Trì - Phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  21. Vĩnh Hóa - Xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  22. Xóm Bướm - Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
  23. Xuân Thành - Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Các danh địa trong giáo phận

Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục

Nhà thờ xứ Sơn Lộc (Tông), thuộc phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận sau khi nhà thờ cũ tại Hưng Hóa bị chiến tranh tàn phá. Nhà thờ có kiến trúc tương đối rộng lớn, kiên cố nhất giáo phận [13].

Địa chỉ tòa Giám mục Hưng Hóa tại số 70 phố Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội [14].

Thánh địa hành hương

  • Pháp trường Năm Mẫu, Gò Sói, Đền Thánh Tử Đạo: đều nằm chung quanh thị xã Sơn Tây[13]. Đài "Kính Đấng Tây Nam Tử vì đạo Thiên Chúa", xây dựng vào năm 1940 ngay trên bãi Năm Mẫu là nơi xưa kia triều đình chém đầu các vị thánh tử đạo Hưng Hóa, gồm linh mục Schoeffler (tên Việt: Đông) bị chém ngày 1 tháng 5 năm 1859, linh mục Cornay (tên Việt: Tân) bị chém ngày 20 tháng 9 năm 1837, Thầy giảng Phêrô Vũ Văn Truật (người Kẻ Thiệc, Sơn Tây) bị chém ngày 18 tháng 12 năm 1938...[8].
  • Đền thánh Đoàn Văn Vân: được xây cất trong khuôn viên nhà xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
  • Đền Thánh Phêrô Vũ Văn Truật: được xây cất tại khuôn viên nhà xứ Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Các đời giám mục quản nhiệm

STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Thượng Đàng Ngoài
1 † Paul-Marie Ramond Lộc 1895-1934
Hạt Đại diện Tông tòa Hưng Hóa
Paul-Marie Ramond Lộc 1934-1938
2 † Gustave-Georges-Arsène Vandaele Vạn 1936-1943 Giáo phận Hưng Hóa
3 † Jean-Maria Mazé Kim 1945-1960
4 † Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang 1960
Giáo phận Hưng Hóa
Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang 1960-1985
5 † Giuse Phan Thế Hinh 1976-1985
1985-1989
6 † Giuse Maria Trịnh Văn Căn 1990 Hồng y, Giám quản Tông Tòa
7 † Giuse Nguyễn Phụng Hiểu 1990-1992
8 † Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng 1994[15]-2003 Hồng y, Giám quản Tông Tòa
9 Antôn Vũ Huy Chương 2003-2011
10 Gioan Maria Vũ Tất 2010-2011
2011-2020
Giám mục Phụ tá
Giám mục Chính tòa
11 Anphong Nguyễn Hữu Long 2013-2018 Giám mục Phụ tá
12 Phêrô Nguyễn Văn Viên 2020-2021 Giám quản Tông Tòa
13 Đa Minh Hoàng Minh Tiến 2021-nay

Ghi chú:

Nhân vật Công giáo nổi bật

  • Linh mục Schoeffler (tên Việt: Đông)
  • Linh mục Cornay (tên Việt: Tân)
  • Thầy giảng Phêrô Vũ Văn Truật
  • Thầy giảng Phêrô Đoàn Văn Vân

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Vatican appoints new bishop to Vietnam diocese
  2. ^ “Bổ nhiệm Giám mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa”. Vatican News tiếng Việt. 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập 18 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b c d “Lịch sử giáo phận Hưng Hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁO PHẬN HƯNG HÓA
  5. ^ “Dẫn theo Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo sử, tập I, tr. 86-87”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ "Lịch sử Nước Annam".
  7. ^ “Dẫn theo Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo sử tập II, tr. 212-213”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2008.
  8. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2008.
  9. ^ [1][liên kết hỏng]
  10. ^ Hội đồng Giám mục Việt Nam: Hội nghị thường niên kỳ I/2023 ngày thứ nhất
  11. ^ [2][liên kết hỏng]
  12. ^ [3][liên kết hỏng]
  13. ^ a b [4][liên kết hỏng]
  14. ^ [5]
  15. ^ Mấy kỷ niệm về Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng

Tham khảo

Read other articles:

Species of plant Tillandsia pohliana Scientific classification Kingdom: Plantae Clade: Tracheophytes Clade: Angiosperms Clade: Monocots Clade: Commelinids Order: Poales Family: Bromeliaceae Genus: Tillandsia Subgenus: Tillandsia subg. Anoplophytum Species: T. pohliana Binomial name Tillandsia pohlianaMez Synonyms[1] Tillandsia hilaireana Baker Tillandsia windhausenii Hassl. ex Rojas Tillandsia latisepala L.B.Sm. Tillandsia pohliana is a species in the genus Tillandsia. This speci...

 

 

PlaceAlexandria Prophthasia Αλεξάνδρεια η ΠροφθασίαThe Farah Citadel in Farah, AfghanistanFounded byAlexander the Great Mercator Map (1578); plate IX showing three of Alexander's foundations. Alexandria Prophthasia (Greek: Αλεξάνδρεια η Προφθασία) also known as Alexandria in Drangiana was one of the seventy-plus cities founded or renamed by Alexander the Great.[1] The town was founded during an intermediate stop between Herat, in what is now A...

 

 

German basketball player Luc Van SlootenVan Slooten at the 2018 Albert Schweitzer TournamentNo. 4 – Basketball Löwen BraunschweigPositionSmall forward / power forwardLeagueBasketball BundesligaPersonal informationBorn (2002-04-17) April 17, 2002 (age 21)Vechta, GermanyNationalityGermanListed height202 cm (6 ft 8 in)Listed weight96 kg (212 lb)Career informationPlaying career2018–presentCareer history2018–2020SC Rasta Vechta2020–presentBasketball L...

Questa voce sull'argomento società calcistiche cipriote è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. AEZ ZakakiouCalcio Segni distintivi Uniformi di gara Casa Trasferta Colori sociali Giallo, verde Dati societari Città Limassol Nazione  Cipro Confederazione UEFA Federazione CFA Campionato A' Katīgoria Fondazione 1956 Presidente Steliou Christou Allenatore Liasos Louka Stadio Stadio comunale di Zakaki(2000 posti) Palmarès Si invita a seguir...

 

 

American rabbi and author (born 1945) RabbiMarc D. AngelRabbi Angel speakingPersonalBornJuly 1945Seattle, WashingtonReligionJudaismNationalityAmericanDenominationModern Orthodox Judaism (Open Orthodoxy)Alma mater Yeshiva University (B.A., M.S., Ph.D., Th.D., Semikhah) City College of New York (M.A.) OccupationRabbi and authorSynagogueCongregation Shearith IsraelSemikhahRIETS Marc D. Angel (born July 1945) is a Modern Orthodox rabbi and author, Rabbi emeritus of Congregation Shearith Isra...

 

 

French politician, engineer and mathematician Lazare Nicolas Marguerite, Comte CarnotPortrait by Louis-Léopold Boilly, 181341st President of the National ConventionIn office20 May 1794 – 4 June 1794Preceded byRobert LindetSucceeded byClaude-Antoine Prieur-DuvernoisMember of the Committee of Public SafetyIn office14 August 1793 – 6 October 1794Director of the French DirectoryIn office4 November 1795 – 5 September 1797Preceded byNoneSucceeded byPhilippe-Antoine...

Федерация Сент-Китс и Невисангл. Federation of Saint Kitts and Nevis Почтовая марка Сент-Китса и Невиса номиналом в 1 фунт стерлингов, 1920 (Mi #36) История почты Почта существует начиная с 1858 Член ВПС c 11 января 1988 Почтовые администрации Британские Подветренные острова (до 1958) 1 фунт ст...

 

 

Belgian painter and sculptor (1886–1952) Permeke redirects here. For the 1985 documentary film, see Permeke (film). Constant Permeke (1886–1952); painter, draftsman, sculptor, by Frits Van den Berghe, collection Felixarchief Constant Permeke (Dutch: [kɔ̃ˈstɑ̃ː pɛrˈmeːkə]; 31 July 1886 – 4 January 1952) was a Belgian painter and sculptor who is considered the leading figure of Flemish Expressionism. Biography Permeke was born in Antwerp but when he was six years old the...

 

 

منتخب روسيا لكأس فيد منتخب روسيا لكأس فيد البلد روسيا  الكابتن إيغور أندريف تصنيف ITF 11 (12 November 2018) الألوان red & white كأس فيد أول سنة 1968 سنوات اللعب 43 Ties played (W–L) 137 (92–44) سنوات فيمجموعة العالم 33 (52–28) عدد مرات الفوز 4 (2004، 2005، 2007، 2008) المركز الثاني 7 (1988، 1990، 1999، 20012011، 2013، 2015) أكثر...

Військово-музичне управління Збройних сил України Тип військове формуванняЗасновано 1992Країна  Україна Емблема управління Військово-музичне управління Збройних сил України — структурний підрозділ Генерального штабу Збройних сил України призначений для планува...

 

 

Constantine Walter BensonLahir2 Februari 1909Trull (Somerset)Meninggal21 September 1982 (1982-09-22) (aged 73)Cambridge, UKKarier ilmiahBidangOrnitologi Constantine Walter Benson OBE (2 Februari 1909 – 21 September 1982) adalah seorang ahli burung Inggris dan penulis lebih dari 350 publikasi. Dia dianggap sebagai yang terakhir dari jajaran pejabat Kolonial Inggris yang memberikan kontribusi signifikan pada ilmu burung.[1] Pendidikan dan karir Constantine Walter Benson lah...

 

 

  提示:此条目页的主题不是俄台關係法。 《臺灣關係法》全名本法乃為協助維持西太平洋之和平、安全與穩定,並授權美国人民与台湾人民继续保持商业、文化和其他关系,以促進美國外交政策,並為其他目的。缩写(通俗)TRA立法机构第96屆美国国会生效日期1979年1月1日引用文献公法美國聯邦公法第96–8號法律汇编93 Stat. 14法典编纂修订法编美國法典第22卷...

  لمعانٍ أخرى، طالع حزب البعث العربي الاشتراكي (توضيح).   هذه المقالة عن حزب البعث التونسي. لمعانٍ أخرى، طالع حزب البعث (توضيح). حزب البعث العربي الاشتراكي البلد تونس  التأسيس التأسيس 1988 تاريخ التأسيس 20 يناير 2011  الشخصيات القادة عثمان بالحاج عمر [1] الأفكار ...

 

 

Dutch theologian (1603–1669) Johannes CocceiusBorn(1603-08-09)9 August 1603BremenDied5 November 1669(1669-11-05) (aged 66)LeidenNationalityDutchEducationUniversity of FranekerOccupationTheologian · Author · Professor ·Known forCovenant theologyNotable workThe Doctrine of the Covenant and Testament of God (1648), Lexicon et Commentarius Sermonis Hebraici et Chaldaici (1669)SpouseCatharina DeichmannChildrenJohann Heinrich CocceiusParentTimann CochTheological workTradition or move...

 

 

Play by Herb Gardner Conversations with My Father is a play by Herb Gardner. The play, which ran on Broadway in 1992 to 1993, was a finalist for the 1992 Pulitzer Prize for Drama. Broadway Playbill Overview The play focuses on Eddie Ross (born Goldberg), who is a Russian immigrant. Eddie is a bartender at the Homeland Tavern on Canal Street in Manhattan. His son Charlie narrates the story, as a series of vignettes spanning the years between 1936 and 1976. Charlie yearns to establish - at the ...

Sebuah cetakan sirkuit terpadu VLSI Very-large-scale integration (VLSI) adalah proses pembuatan sirkuit terintegrasi (IC) dengan menggabungkan jutaan atau milyaran transistor MOS ke dalam satu chip. VLSI dimulai pada tahun 1970an ketika chip sirkuit terintegrasi MOS (Metal Oxide Semiconductor) dikembangkan dan kemudian diadopsi secara luas, memungkinkan teknologi semikonduktor dan telekomunikasi yang kompleks. Mikroprosesor dan chip memori adalah perangkat VLSI. Sebelum teknologi VLSI diperke...

 

 

Questa voce sull'argomento registi tedeschi è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Katja von Garnier alla Berlinale del 2018 Katja von Garnier (Wiesbaden, 15 dicembre 1966) è una regista e sceneggiatrice tedesca. Indice 1 Biografia 2 Vita privata 3 Filmografia 4 Note 5 Altri progetti 6 Collegamenti esterni Biografia Ha studiato regia all'Accademia per la televisione e il cinema di Monaco di Baviera.[1] Nel 1993 ha esordito con un med...

 

 

Women's 200 metre backstroke at the 2015 World Aquatics ChampionshipsVictory CeremonyDates7 August (heats)8 August (final)Competitors44 from 37 nationsWinning time2:05.81Medalists  Emily Seebohm   Australia Missy Franklin   United States Katinka Hosszú   Hungary← 20132017 → 2015 FINA World ChampionshipsDivingIndividual1 mmenwomen3 mmenwomen10 mmenwomen3 m & 10 mmixed teamSynchronised3 mmenwomen3 ...

Pour les articles homonymes, voir Kondō. Dans ce nom japonais, le nom de famille, Kondō, précède le nom personnel mais cet article utilise l'ordre occidental où le prénom précède le nom.. Nobutake Kondō 近藤 信竹 Nobutake Kondō, en uniforme de vice-amiral Naissance 25 septembre 1886 Décès 19 février 1953 (à 66 ans) Origine Japonais Allégeance Japon Arme Marine impériale japonaise Grade Amiral Années de service 1907 – 1945 Commandement Croiseur Kako, Cuira...

 

 

Intersex topics Human rights and legal issues Compulsory sterilization Discrimination Human rights reports Legal recognition Malta declaration Medical interventions Sex assignment Sex characteristics (legal term) Yogyakarta Principles Medicine and biology Disorders of sex development Genetic diagnosis Definitions Medical interventions history Orchidometer Phall-O-Meter Prader scale Quigley scale Sexual differentiation more... Society and culture Endosex (antonym) Civil society organizations F...