Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô

Liên Xô
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhHồng quân
Hiệp hộiLiên đoàn bóng đá Liên Xô
Thi đấu nhiều nhấtOleg Blokhin (112)
Ghi bàn nhiều nhấtOleg Blokhin (42)
Mã FIFAURS
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng Elo
Cao nhất1 (1963, 1966, 1983-84, 1985-86, 1987-88)
Trận quốc tế đầu tiên
 Liên Xô 3–0 Thổ Nhĩ Kỳ 
(Moskva, Liên Xô; 16 tháng 11 năm 1924)
Trận quốc tế cuối cùng
 Síp 0–3 Liên Xô 
(Larnaca, Síp; 13 tháng 11 năm 1991)
Trận thắng đậm nhất
Liên Xô  11–1  Ấn Độ
(Moskva, Liên Xô; 16 tháng 9 năm 1955)
 Phần Lan 0–10 Liên Xô 
(Helsinki, Phần Lan; 15 tháng 8 năm 1957)
Trận thua đậm nhất
 Anh 5–0 Liên Xô 
(Luân Đôn, Anh; 22 tháng 10 năm 1958)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự7 (Lần đầu vào năm 1958)
Kết quả tốt nhấtHạng tư, 1966
Vô địch châu Âu
Sồ lần tham dự5 (Lần đầu vào năm 1960)
Kết quả tốt nhấtVô địch, 1960
Thành tích huy chương Thế vận hội
Bóng đá nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Melbourne 1956 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba München 1972 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Montreal 1976 Đồng đội
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Moskva 1980 Đồng đội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Seoul 1988 Đồng đội

Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô là đội tuyển bóng đá đại diện cho Liên Xô ở các giải đấu quốc tế. Đội tuyển bóng đá này đã từng tồn tại cho đến khi Liên Xô tan rã. FIFA quyết định đội tuyển Cộng đồng các quốc gia độc lập (và sau đó là đội tuyển Nga) là đội tuyển kế tục [1] với danh nghĩa là thừa hưởng các kết quả đạt được trong quá khứ của họ. Tuy nhiên, một số lượng lớn các cầu thủ trong đội tuyển Liên Xô không phải là người Nga, chủ yếu trong số đó là các cầu thủ Ukraina. Sau khi Liên Xô tan rã, một số cầu thủ người Ukraina như Andrei Kanchelskis tiếp tục khoác áo đội tuyển Nga.

Từ khi tham gia giải vô địch bóng đá thế giới, đội tuyển Liên Xô mới chỉ lỡ hẹn với vòng chung kết hai lần vào các năm 1974 và 1978, còn lại đã từng tham dự 7 vòng chung kết. Thành tích tốt nhất của họ là hạng tư năm 1966. Ở cấp độ châu Âu, Liên Xô từng tham dự 5 vòng chung kết Euro, là đội đầu tiên vô địch giải năm 1960. Họ giành được ngôi á quân 3 lần (vào các năm 1964, 19721988). Tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè, Liên Xô từng hai lần giành huy chương vàng nội dung bóng đá nam các năm 19561988.

Lịch sử

Thời kì đầu

Trận đấu quốc tế đầu tiên của một đội tuyển Xô viết diễn ra vào tháng 8 năm 1923, chỉ 9 tháng sau sự thành lập của Liên bang Xô viết. Đội tuyển nước Nga Xô viết đã đánh bại đội tuyển Thụy Điển 2-1 tại Stockholm.[2] Trận đấu chính thức đầu tiên của Liên Xô tiến hành một năm sau với chiến thắng 3-0 trước Thổ Nhĩ Kỳ. Trận đấu này và trận tái đấu ở Ankara là những trận đấu quốc tế chính thức duy nhất được ghi nhận của đội tuyển Liên Xô cho đến tận Thế vận hội Mùa hè 1952, mặc dù cũng có vài trận giao hữu không chính thức với Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức ở thập niên 1930. Thế vận hội Mùa hè 1952 là giải đấu quốc tế đầu tiên đội tuyển Liên Xô tham dự. Ở vòng sơ loại, Liên Xô thắng Bulgaria 2-1. Sau đó ở vòng một Liên Xô hoà Nam Tư 5-5 mặc dù bị dẫn trước 5-1, với việc gỡ hoà trong 15 phút cuối. Cặp đấu này được đá lại và Liên Xô thua 1-3.[3]

Giải vô địch thế giới

Liên Xô tham gia World Cup và vượt qua vòng loại ngay lần đầu tiên tham gia vào năm 1958 [4] Ở vòng chung kết, họ được xếp cùng bảng với Brasil, AnhÁo. Họ đã xếp đồng hạng nhì trong bảng với Anh, dẫn đến hai đội phải đấu thêm một trận đấu phụ. Anatoli Ilyin đã ghi bàn giúp Liên Xô thắng 1-0. Liên Xô sau đó thua chủ nhà Thụy Điển ở tứ kết.

Tại World Cup 1962, đội tuyển Liên Xô ở bảng 1 với Nam Tư, ColombiaUruguay và bị loại từ vòng bảng. Thể trạng không tốt của Lev Yashin ở hai trận gặp Colombia và Uruguay được coi là một trong những nguyên nhân chính cho thất bại của Liên Xô ở giải này.

World Cup 1966 là giải vô địch thế giới thành công nhất trong lịch sử của Liên Xô, khi họ kết thúc giải đấu ở vị trí thứ tư. Liên Xô được phân vào bảng 4 cùng Bắc Triều Tiên, ÝChile. Liên Xô toàn thắng ở vòng bảng, vào tứ kết gặp Hungary và đánh bại đối thủ nhờ màn trình diễn của Lev Yashin. Tuy nhiên, họ thua cả hai trận cuối cùng (bán kết và tranh hạng ba) trước ĐứcBồ Đào Nha. Giải đấu năm 1966 là giải đấu Liên Xô ghi được nhiều bàn thứ nhì trong lịch sử tham dự các World Cup với 10 bàn.

Trận khai mạc World Cup 1970 giữa chủ nhà Mexico và Liên Xô. Đội bóng Xô viết là đội đầu tiên trong lịch sử World Cup thay người trong trận đấu. Liên Xô dễ dàng vượt qua vòng bảng, nhưng thua ở tứ kết trước Uruguay ở hiệp phụ. Đó là lần cuối cùng Liên Xô vào đến tứ kết một World Cup.

Vòng loại World Cup 1974 Liên Xô từ chối thi đấu với Chile do phản đối cuộc đảo chính ở Chile năm 1973 nên không lọt được vào vòng chung kết.

Sau năm 1978 không vượt qua vòng loại, World Cup 1982 là sự xuất hiện trở lại của bóng đá Liên Xô ở một giải đấu lớn sau đúng một thập kỉ. Liên Xô ở bảng 6 cùng Brasil, ScotlandNew Zealand. Sau khi xếp nhì bảng ở vòng 1, họ vào vòng 2, chung bảng với BỉBa Lan. Tuy nhiên họ chỉ xếp nhì bảng sau khi thắng Bỉ và hoà Ba Lan và bị loại.

World Cup 1986 Liên Xô ở bảng C cùng với Hungary, PhápCanada. Họ giành ngôi đầu bảng một cách thuyết phục, gặp Bỉ ở vòng 2 (16 đội). Một phần do những quyết định của trọng tài họ thua Bỉ 3-4, dừng bước ở vòng 2. Mặc dù kết quả không tốt, đội tuyển giải này là đội tuyển Liên Xô ghi nhiều bàn nhất trong lịch sử World Cup với 12 bàn.

World Cup 1990 là giải đấu chính thức cuối cùng mà Liên Xô tham dự. Họ ở bảng B với Argentina, RomaniaCameroon. Thành công duy nhất của Liên Xô ở giải này là thắng đậm đội đầu bảng Cameroon 4-0 ở trận đấu cuối cùng, còn lại là 2 trận thua.

Năm Thành tích Thứ hạng Số trận Thắng Hòa* Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
1930 đến 1954 Không tham dự
Thụy Điển 1958 Tứ kết 6 5 2 1 2 5 6
Chile 1962 Tứ kết 6 4 2 1 1 9 7
Anh 1966 hạng tư 4 6 4 0 2 10 6
México 1970 Tứ kết 5 4 2 1 1 6 2
1974 Bỏ cuộc ở vòng loại
1978 Không vượt qua vòng loại
Tây Ban Nha 1982 Vòng 2 7 5 2 2 1 7 4
México 1986 Vòng 2 10 4 2 1 1 12 5
Ý 1990 Vòng 1 17 3 1 0 2 4 4
Tổng cộng 7/9 1 lần
hạng tư
30 14 6 10 52 34

*Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu.

Giải vô địch châu Âu

Tại các giải vô địch châu Âu đội tuyển Liên Xô là một trong những đội tuyển thành công nhất, với 1 lần vô địch và 3 lần hạng nhì. Nếu tính đến năm 1988 (thời điểm cuối cùng Liên Xô tham dự một Euro) thì Liên Xô là đội lọt vào trận chung kết nhiều nhất (4 lần).

Giải vô địch châu Âu lần đầu tiên tổ chức năm 1960 đã đánh dấu đỉnh cao của bóng đá Xô viết. Dễ dàng lọt vào tứ kết, Liên Xô gặp Tây Ban Nha. Do Chiến tranh lạnh đang căng thẳng nên Tây Ban Nha từ chối đến Liên Xô, chấp nhận bỏ cuộc. Ở bán kết, Liên Xô đánh bại Tiệp Khắc 3-0 và lọt vào chung kết, gặp Nam Tư. Ở trận chung kết, tuy bị dẫn bàn trước nhưng đội tuyển Liên Xô, với thủ môn huyền thoại Lev Yashin, đã san hoà tỉ số ở phút 49. Sau hai hiệp chính hoà 1-1, ở hiệp phụ, Viktor Ponedelnik đã ghi bàn thắng quyết định, giúp Liên Xô trở thành nhà vô địch châu Âu đầu tiên.

Năm 1964, Liên Xô dự Euro với tư cách đương kim vô địch. Họ vào đến chung kết và gặp đội chủ nhà Tây Ban Nha. Tuy nhiên họ đã thua Tây Ban Nha 1-2 và đành chấp nhận hạng nhì.

Euro 1968 bắt đầu có chia bảng đấu loại với hai giai đoạn: đấu loại vòng bảng và tứ kết loại trực tiếp. Bốn đội bóng cuối cùng thi đấu vòng chung kết ở một quốc gia. Liên Xô gặp chủ nhà Ý ở bán kết. Trận đấu kết thúc với tỉ số 0-0. Thay vì đá lại, trận đấu được quyết định bằng tung đồng xu và Liên Xô bị loại. Cuối cùng họ chỉ xếp hạng tư sau khi thua Anh.

Liên Xô lại có tên trong 4 đội cuối cùng dự vòng chung kết Euro 1972 tại Bỉ. Ở bán kết họ đánh bại Hungary 1-0. Trận chung kết diễn ra giữa Liên Xô và Tây Đức. Tây Đức với Gerd Müller trong đội hình đã giành chiến thắng áp đảo. Giải đấu này là một trong ba giải vô địch châu Âu Liên Xô ở vị trí thứ nhì.

Sau khi thất bại ở 3 vòng loại Euro liên tiếp (1976, 1980, 1984), Liên Xô lọt được vào vòng chung kết Euro 1988. Đây là lần cuối cùng đội tuyển Liên Xô đấu tại một giải vô địch châu Âu. Liên Xô dẫn đầu bảng B gồm Hà Lan, Anh và Ireland. Ở bán kết Liên Xô thắng Ý 2-0 và giành vé vào chung kết. Họ gặp lại Hà Lan ở chung kết. Với sự toả sáng của bộ ba Hà Lan bay (van Basten, GullitRijkaard), Hà Lan thắng Liên Xô 2-0, trong đó có bàn thắng được đánh giá là đẹp nhất trong lịch sử Euro của van Basten. Trong trận đấu này Belanov bỏ lỡ một quả phạt đền. Liên Xô lần thứ ba giành ngôi á quân châu Âu.

Đội tuyển Liên Xô tuy vượt qua được vòng loại Euro 1992, nhưng sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến việc đội tuyển này không còn tồn tại. Suất dự giải đấu năm đó của Liên Xô được thay bằng Cộng đồng các quốc gia độc lập. Sau giải đấu này, các nước Liên Xô cũ (đã tuyên bố độc lập) thi đấu với các đội tuyển của riêng họ, đội tuyển thừa kế thành tích của Liên Xô là Nga.

Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa* Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Pháp 1960 Vô địch 2 2 0 0 5 1
Tây Ban Nha 1964 Á quân 2 1 0 1 4 2
Ý 1968 Hạng tư 2 0 1 1 0 2
Bỉ 1972 Á quân 2 1 0 1 1 3
1976 đến 1984 Không vượt qua vòng loại
Tây Đức 1988 Á quân 5 3 1 1 7 4
Tổng cộng 1 lần vô địch 13 7 2 4 17 12
*Tính cả các trận hòa ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu.

Thế vận hội Mùa hè

Không như một số nền bóng đá mạnh khác trên thế giới (như Brasil, Đức, Hà Lan... chưa từng có huy chương vàng Olympics), Liên Xô nói riêng và các nước Đông Âu nói chung, trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến khi Liên Xô tan rã, khá chú trọng đến việc tham dự Thế vận hội Mùa hè. Chỉ ngay lần tham dự thứ hai (1956), Liên Xô với đội hình gồm những cầu thủ chủ chốt sẽ giành chức vô địch châu Âu đầu tiên 4 năm sau đó (Lev Yashin, Igor Netto...) đã vô địch Thế vận hội Mùa hè sau khi thắng Nam Tư 1-0. Liên Xô còn giành hạng ba 3 lần liên tiếp (1972 đến 1980). Năm 1988 là lần cuối cùng Liên Xô tham dự một Thế vận hội Mùa hè, họ giành được ngôi vô địch thứ hai sau khi đánh bại Brasil 2-1.

Danh hiệu

Vô địch: 1960
Á quân: 1964; 1972; 1988
1992 1956; 1988
1920 1972; 1976; 1980

Cầu thủ

Cầu thủ tiêu biểu

Nga

Ukraina

Armenia

Gruzia

Belarus

Azerbaijan

Các cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất

10 cầu thủ khoác áo đội tuyển Liên Xô nhiều lần nhất trong lịch sử là:

# Họ tên Năm thi đấu Số trận Số bàn thắng
1 Ukraina Oleg Blokhin 1972 - 1988 112 42
2 Nga Rinat Dasaev 1979 - 1990 91 0
3 Nga Albert Shesternyov 1961 - 1971 90 0
4 Ukraina Anatoly Demyanenko 1981 - 1990 80 6
5 Ukraina Vladimir Bessonov 1977 - 1990 79 4
6 Belarus Sergei Aleinikov 1984 - 1992 77 6
7 Nga Lev Yashin 1954 - 1967 74 0
8 Gruzia Murtaz Khurtsilava 1965 - 1973 69 6
9 Ukraina Oleg Protasov 1984 - 1991 68 29
10 Nga Valery Voronin 1960 - 1968 66 5

Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất

10 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Liên Xô trong lịch sử là:

# Họ tên Năm thi đấu Số bàn thắng Số trận
1 Ukraina Oleg Blokhin 1972 - 1988 42 112
2 UkrainaOleg Protasov 1984 - 1991 29 68
3 Nga Valentin Ivanov 1956 - 1965 26 59
4 Nga Eduard Streltsov 1955 - 1968 25 38
5 Nga Viktor Kolotov 1970 - 1978 22 55
6 Nga Igor Chislenko 1959 - 1968 20 53
= Nga Viktor Ponedelnik 1960 - 1966 20 29
8 Azerbaijan Anatoli Banishevskiy 1965 - 1972 19 50
9 Nga Anatoli Ilyin 1952 - 1959 16 31
10 Ukraina Anatoli Byshovets 1933 - 1938 15 39
= Ukraina Gennadiy Litovchenko 1984 - 1990 15 58

Các đội tuyển quốc gia từ các nước Liên Xô cũ

Sau khi Liên Xô tan rã, 15 nước Cộng hoà đều có 15 đội tuyển của riêng mình. Họ tham gia thi đấu trên đấu trường quốc tế với danh nghĩa đại diện các quốc gia độc lập. Theo vị trí địa lý, một số là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Âu, một số là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á.

Đội tuyển Liên đoàn
 Armenia UEFA
 Azerbaijan UEFA
 Belarus UEFA
 Estonia UEFA
 Gruzia UEFA
 Kazakhstan UEFA (AFC:1992-2002)
 Kyrgyzstan AFC
 Latvia UEFA
 Litva UEFA
 Moldova UEFA
 Nga UEFA
 Tajikistan AFC
 Turkmenistan AFC
 Ukraina UEFA
 Uzbekistan AFC

Thống kê sân nhà

Kể từ trận đấu đầu tiên của Liên Xô (với Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16 tháng 11 năm 1924), đội đã thi đấu các trận đấu trên sân nhà tại nhiều sân vận động khác nhau.

Địa điểm Thành phố Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Điểm trung bình mỗi trận
Sân vận động Trung tâm Lenin Moskva 1956–1992 78 50 18 10 151 50 2.15
Sân vận động Trung tâm Kiev 1969–1990 12 10 1 1 27 6 2.58
Sân vận động Lenin Dynamo Tbilisi 1967–1987 10 6 1 3 19 9 1.9
Sân vận động Dynamo Moskva 1954–1971 9 7 2 0 41 8 2.56
Sân vận động Lokomotiv Simferopol 1979–1989 4 4 0 0 11 1 3
Sân vận động Kirov Leningrad 1967–1984 3 3 0 0 8 1 3
Sân vận động Hrazdan Yerevan 1978 2 2 0 0 12 2 3
Sân vận động Trung tâm Lokomotiv Moskva 1979–1988 2 2 0 0 5 1 3
Sân vận động Trung tâm Volgograd 1977 1 1 0 0 4 1 3
Sân vận động Trung tâm Pakhtakor Tashkent 1975 1 1 0 0 2 1 3
Sân vận động Vorovsky Moskva 1924 1 1 0 0 3 0 0
Sân vận động Black Sea Shipping Odessa 1974 1 0 0 1 0 1 0
Tổng cộng 1924–1992 123 86 22 15 281 80 2.28
Số liệu thống kê chỉ bao gồm các trận đấu chính thức được FIFA công nhận.

Ghi chú:

Chú thích

  1. ^ “Hồ sơ đội tuyển Nga”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2008.
  2. ^ “Soviet Union - International Results 1911-1935 (Kết quả bóng đá Liên Xô 1911-1935)”. RSSSF. Truy cập 13 tháng 1 năm 2007.
  3. ^ “Yugoslavia National Team List of Results 1950-1959 (Kết quả thi đấu của đội tuyển Nam Tư 1950-1959)”. RSSSF. Truy cập 13 tháng 1 năm 2007.
  4. ^ “1958 - Qualifying competition (Vòng loại World Cup 1958)”. Planet World Cup. Truy cập 13 tháng 1 năm 2007.

Liên kết ngoài

Danh hiệu

Danh hiệu
Tiền nhiệm:
Giải lần đầu
Vô địch châu Âu
1960
Kế nhiệm:
 Tây Ban Nha