Eduard Streltsov

Eduard Streltsov
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Eduard Anatolyevich Streltsov
Ngày sinh (1937-07-21)21 tháng 7 năm 1937
Nơi sinh Quận Perovo, Moskva, Liên Xô
Ngày mất 22 tháng 7 năm 1990(1990-07-22) (53 tuổi)
Nơi mất Moscow, Liên Xô
Chiều cao 1,82 m (5 ft 11+12 in)
Vị trí Tiền đạo
Tiền vệ tấn công
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1950–53 Fraser
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1953–58 FC Torpedo Moscow 89 (48)
1965–70 FC Torpedo Moscow 133 (51)
Tổng cộng 222 (99)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1955–58 Liên Xô 21 (18)
1966–68 Liên Xô 17 (7)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Eduard Anatolyevich Streltsov (Nga: Эдуа́рд Анато́льевич Стрельцо́в (21 tháng 7 năm 1937–22 tháng 7 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá người Liên Xô. Ông chơi ở vị trí tiền đạo cho Torpedo Moskva và đội tuyển quốc gia Liên Xô trong những năm 1950 và 1960. Là một hình mẫu cầu thủ tấn công mạnh mẽ và khéo léo, Strelsov là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng thứ tư cho Liên Xô và được đánh giá là "cầu thủ sân cỏ vĩ đại nhất mà nước Nga từng sản sinh ra".[1] Ông còn được mệnh danh là "Pelé của Nga".[2]

Sinh ra và lớn lên ở phía đông thủ đô Moskva, Streltsov gia nhập Torpedo năm lên 16. Hai năm sau, năm 1955, ông có trận ra mắt đầu tiên cho Đội tuyển quốc gia Liên Xô và trở thành một phần trong đội hình giành huy chương vàng tại Thế vận hội Melbourne 1956, đồng thời xếp thứ bảy trong cuộc đua bầu chọn Quả bóng Vàng 1957. Tuy nhiên, sự nghiệp đầy hứa hẹn của Strelsov sau đó lại gián đoạn hết sức đáng tiếc bởi một vụ bê bối hiếp dâm. Ông bị bắt với các buộc cưỡng hiếp một phụ nữ ngay trước thềm World Cup 1958 và đứng trước nguy cơ trải qua 12 năm thụ án trong trại lao động cưỡng bức Gulag.

Streltsov đã được tha bổng chỉ sau năm năm. Đến năm 1965, ông tiếp tục sự nghiệp của mình tại Torpedo Moskva. Ngay trong mùa đầu tiên trở lại, ông giúp câu lạc bộ giành chức vô địch Liên Xô. Năm 1968, ông cùng Torpedo giành cúp Liên Xô. Với tài năng và bản lĩnh, Streltsov hiên ngang trở lại đội hình đội tuyển quốc gia vào năm 1966 và liền hai năm liên tiếp (năm 1967 và 1968), được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Liên Xô. Vào thời điểm giải nghệ, Streltsov là người tiên phong trong các sáng kiến như đường chuyền gót chân, được biết đến rộng rãi với cái tên "đường chuyền của Streltsov". Chân sút trứ danh qua đời ở Moskva vào năm 1990. Sáu năm sau, Torpedo đổi tên sân nhà của họ thành "Sân vận động Eduard Streltsov" để vinh danh ông. Nhiều bức tượng cũng được dựng bên ngoài nhiều sân vận động trên khắp nước Nga cũng như ở Tổ hợp Olympic Luzhniki tại Moskva.

Thời niên thiếu

Ngày 21 tháng 7 năm 1937, cậu bé Eduard Anatolyevich Streltsov chào đời ở Perovo, một quận phía đông của Moskva. Cha cậu là Anatoly Streltsov, một binh lính tuyến đầu và là sĩ quan tình báo. Mẹ cậu là bà Sofia Frolovna. Anatoly đã không trở về với gia đình sau Thế chiến thứ hai, thay vào đó chọn cách định cư một mình ở Kiev. Vì lẽ đó, Sofia đã tự mình nuôi dạy con trai. Cô làm việc tại Nhà máy Cắt xén Dụng cụ Fraser để kiếm tiền nuôi hai mẹ con. Streltsov sống trong một nền giáo dục khiêm tốn, nơi cậu được tự do phát huy sở trường chơi bóng của mình và theo đuổi đội bóng yêu thích, Spartak Moskva.[3]

Nhà máy đã nhận ra tài năng của Streltsov ngay từ khi còn trẻ. Cậu trở thành cầu thủ trẻ nhất của đội bóng đá Nhà máy Fraser khi mới 13 tuổi. Ba năm sau, vào năm 1953, một trận giao hữu được tổ chức giữa Fraser và một đội trẻ từ Torpedo Moskva. Streltsov đã gây ấn tượng với huấn luyện viên Torpedo, Vasily Provornov. Kể từ đó, cậu nhóc thích chơi bóng ngày nào rời Fraser để bắt đầu sự nghiệp tại Torpedo.[3]

Sự nghiệp

Giai đoạn đầu tiên

Ở tuổi 16, Streltsov ra mắt cho Torpedo trong mùa giải 1954, xuất hiện trong mọi trận đấu và ghi bốn bàn thắng.[4] Đội xếp chung cuộc thứ chín cuối mùa, tụt sáu bậc so với năm trước đó.[5] Trong mùa giải thứ hai, Streltsov là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất giải đấu, với 15 bàn sau 22 trận, giúp đội bóng vươn lên vị trí thứ tư.[4][5][6] Sự xuất sắc này giúp Streltsov được chọn vào đội tuyển quốc gia Liên Xô vào năm 1955, vào giữa mùa giải. Ông có trận ra mắt đầu tiên trong màu áo đội tuyển quốc gia trước trận giao hữu với Thụy Điển tại Stockholm vào ngày 26 tháng 6.[7] Trong trận đấu đó, Streltsov hat-trick chỉ vỏn vẹn trong 45 phút đầu tiên của hiệp một. Đội Liên Xô còn ghi thêm 3 bàn thắng nữa để thắng chung cuộc 6-0. Trong lần xuất hiện thứ hai với Ấn Độ, ông một lần nữa ghi ba bàn. Vào đầu năm 1956, Streltsov có mặt tại Hungary và ghi một bàn thắng vào lưới Pháp. Tính đến lúc đó, chàng trai Perovo ngày nào đã ghi được bảy bàn thắng cho Liên Xô trong bốn trận đấu. Sau khi ghi bàn trong trận đấu với Đan Mạch vào tháng 4 năm 1956, ông bỏ lỡ ba trận đấu quốc tế trước khi trở lại vào tháng 9 với một bàn thắng sau ba phút trong chiến thắng 2-1 trước Tây Đức. Ở góc độ câu lạc bộ, Streltsov tiếp tục ghi bàn đều đặn cho Torpedo, với 12 bàn thắng trong mùa giải 1956. Ông cũng xuất hiện trong hai trận thua liên tiếp của Liên Xô trước thềm Thế vận hội OlympicMelbourne vào tháng 11 năm 1956.[4] Streltsov đã ghi ba bàn trong chiến thắng 16-2 trước Australia trong trận đấu không chính thức vào ngày 15 tháng 11 trước khi có bàn thắng muộn màng giúp Liên Xô hạ gục Đội tuyển Đức Thống nhất chín ngày sau đó. Liên Xô giành chiến thắng trong trận tái đấu gặpIndonesia ở tứ kết để đối đầu Bulgaria trong trận bán kết.[7]

Trận đấu có kết quả 0-0 sau 90 phút,[1][7] với việc hậu vệ Nikolai Tishchenko và đồng đội của Streltsov tại Torpedo là Valentin Ivanov đều bị chấn thương, đội Liên Xô chỉ có chín cầu thủ phù hợp khi Bulgaria ghi bàn sớm trong hiệp phụ. Màn trình diễn của Streltsov sau đó được nhà báo Jonathan Wilson mô tả là "tuyệt vời". Ông tự mình ghi bàn gỡ hòa vào phút thứ 112 rồi kiến tạo cho Boris Tatushin của Spartak Moskva sút tung lưới đối thủ bốn phút sau đó để giúp Liên Xô lội ngược dòng giành chiến thắng với tỉ số 2-1.[1] Streltsov sau đó bị ném lên ghế dự bị và bỏ lỡ trận chung kết với Nam Tư vì huấn luyện viên Gavriil Kachalin, tin rằng hai cầu thủ tiền đạo nên là đồng đội của cùng một câu lạc bộ, và vì Ivanov không thích hợp nên Streltsov cũng bị loại. Nikita Simonyan, người thay thế Streltsov, đã chính tay trao cho Streltsov chiếc huy chương vàng mà ông xứng đáng được hưởng sau chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Nam Tư. Tuy nhiên, Streltsov từ chối và nói rằng "Nikita, tôi sẽ còn giành được nhiều danh hiệu khác".[1] Trong cuộc bỏ phiếu Quả bóng Vàng 1956 sau đó, Streltsov chỉ giành được hai phiếu.[8]

Năm 1957, Streltsov ghi bàn khai cuộc trong chiến thắng tưng bừng 2-0 trước Ba Lan trong trận play-off vòng loại World Cup 1958. Chiến thắng này giúp Liên Xô đủ điều kiện tham dự kì World Cup một năm sau đó.[7] Ở cấp độ câu lạc bộ, ông ghi 12 bàn sau 15 trận đấu trong mùa giải 1957, giúp Torpedo, đội bóng không bao giờ vô địch giải đấu và theo truyền thống bị lu mờ bởi các đối thủ địa phương như CSKA, Dynamo và Spartak, kết thúc mùa giải với tư cách là á quân của Liên đoàn hàng đầu Liên Xô.[5] Vào cuối mùa giải đó, Streltsov đứng thứ bảy trong cuộc bầu chọn Quả bóng Vàng 1957, với 12 phiếu.[9] Đầu năm 1958, Streltsov chạm cột mốc vô tiền khoáng hậu với 18 bàn sau 20 trận. Ông cũng ghi được năm bàn thắng trong tám trận đấu đầu tiên của mùa giải Top League 1958 và xuất hiện trong trận hòa giao hữu 1-1 trước Đội tuyển Anh tại Moskva vào ngày 18 tháng 5 năm 1958.[7]

Bê bối hiếp dâm

Cáo buộc

Bên cạnh sự nghiệp lẫy lừng trên sân cỏ, Streltsov còn khét tiếng lăng nhăng, nghiện rượu cũng như sống xa hoa. Thậm chí, ông còn để tóc của mình theo phong cách "Teddy Boy".[1][2] Là một nhân vật quan trọng ở cấp độ câu lạc bộ nói riêng và cho đội tuyển quốc gia nói chung, những đặc điểm này kết hợp với nhau khiến giới quan chức phải chú ý đến ông, như cái cách mà Wilson từng nói: "Streltsov đã trở nên nổi tiếng quá mức cần thiết".[1] Vấn đề này càng nóng hơn bởi một mối quan hệ mập mờ giữa ông và Svetlana Furtseva, cô con gái 16 tuổi của nữ thành viên Bộ Chính trị đầu tiên là Nikolina Furtseva, một người có quan hệ gần gũi với Tổng Bí thư Nikita Khrushchev. Trước việc cô con gái rượu của mình mê mẩn anh chàng tiền đạo 19 tuổi, mẹ cô sau đó tìm gặp ông tại lễ ăn mừng chiến thắng Olympic năm 1956 tổ chức tại Điện Kremlin vào đầu năm 1957. Furtseva đề nghị Streltsov kết hôn với con gái mình. Tuy nhiên, ông đã từ chối, lấy lý do: "Tôi đã có một vị hôn thê và tôi không thể kết hôn với cô ấy [Svetlana]". Mặc dù vậy, chỉ một lát sau, trong lúc Streltsov say rượu, người ta nghe ông nói thế này: "Tôi sẽ không bao giờ cưới con khỉ đó" hoặc cũng có thể: "Tôi thà bị treo cổ hơn là cưới một cô gái như vậy" (cả hai câu nói đều được trích dẫn lại).[1][2]

Streltsov bí mật đính hôn với Alla Demenko trước khi lên đường đến Thế vận hội.[10] Cặp đôi kết hôn vào ngày 25 tháng 2 năm 1957 khi ông giữa chừng chuẩn bị cho mùa giải mới.[10] Cục Bóng đá Liên Xô chỉ trích cả ông lẫn câu lạc bộ chủ quản về thời gian tổ chức buổi lễ.[1] Đảng Cộng sản Liên Xô dường như cũng không tin tưởng Streltsov, khi coi ông là một kẻ có khả năng trốn sang Tây Âu. Trong các chuyến du đấu ở nước ngoài cùng Torpedo, ông đã thu hút sự quan tâm của các câu lạc bộ ở Pháp và Thụy Điển. Trong hồ sơ của ông lưu tại kho của Đảng Cộng sản Liên Xô, người ta tìm thấy lời bình luận sau: "Theo nguồn tin được xác minh, Streltsov nói với bạn bè vào năm 1957 rằng anh ta luôn cảm thấy tiếc nuối mỗi khi quay trở lại Liên Xô sau những chuyến du đấu nước ngoài."[1] Sau khi bị đuổi khỏi sân trong một trận đấu ở Odessa vào tháng 4 năm 1957, tờ báo thể thao chính thức của chính phủ, Sovetsky Sport đã cho đăng một bài viết với tựa đề "Đây không phải là anh hùng", đính kèm những lá thư được viết bởi các thành viên của "giai cấp vô sản", trong đó mô tả Streltsov như một "ví dụ về tệ nạn của chủ nghĩa đế quốc phương tây".[1]

Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev năm 1961. Theo ông Gavriil Kachalin, người quản lý đội bóng đá quốc gia, Khrushchev đã trực tiếp tham gia vào vụ án Streltsov.[1]

Một tuần sau khi xuất hiện trong trận đấu khởi động cho chiến dịch World Cup 1958 trước tuyển Anh, Streltsov được một sĩ quan quân đội Liên Xô (Eduard Karakhanov) mời đến một bữa tiệc dự định sẽ tổ chức vào ngày 25 tháng 5 tại dacha của ông.[1] Lúc bấy giờ, Streltsov và phần còn lại của đội tuyển Liên Xô đang ở trong một trại huấn luyện tại Tarasovka, ngay bên ngoài thủ đô Moskva, nhưng hôm đó cả đội được nghỉ. Vào cuối ngày, các cầu thủ phải trình diện với chính quyền tại sân vận động Dynamo lúc 4:30 chiều,[10] nhưng Streltsov và hai đồng đội Mikhail OgonkovBoris Tatushin (chơi cho Spartak) đã bỏ qua quy tắc này và trốn đi dự tiệc.[10] Tại bữa tiệc, một phụ nữ 20 tuổi tên là Marina Lebedeva cũng tham dự, người mà Streltsov chưa bao giờ gặp. Sáng hôm sau, Streltsov, Ogonkov và Tatushin đều bị bắt và bị buộc tội cưỡng hiếp cô.[1][2]

Nhà báo Kevin O'Flynn cho rằng việc Streltsov uống nhiều rượu trong bữa tiệc khiến cho những bằng chứng chống lại ông trở nên "mơ hồ và mâu thuẫn", ngay cả bằng chứng do Lebedeva cung cấp cũng khó tin.[2] Sau này, trước khi Streltsov qua đời, huấn luyện viên đội tuyển Liên Xô, ông Gavriil Kachalin đã tiết lộ chính những quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản đã ra lệnh rằng không ai được phép giúp đỡ các cầu thủ. Kachalin nói rằng cảnh sát cho ông biết rằng Khrushchev có dính líu với vụ việc, và mọi chuyện được thúc đẩy bởi mối tư thù của Furtseva.[1] Theo người đồng đội của Streltsov là Nikita Simonyan, Streltsov đã viết về nhà cho mẹ, nói rằng ông "đang bị ai đó đứng sau đổ vấy".[1] Tuy Simonyan khẳng định Streltsov và Lebedeva đã ngủ cùng nhau, đồng thời không tin rằng cuộc gặp của họ là một sự sắp xếp có chủ đích, nhưng lại không chắc chắn về việc liệu Streltsov có cưỡng hiếp cô hay không. Simonyan gợi ý rằng có thể hai người họ đã đồng thuận quan hệ tình dục, và mọi thứ sau cùng đã biến thành một cáo buộc cưỡng hiếp "có hệ thống", mà theo Simonyan, mục tiêu là nhắm đến các tiền đạo Torpedo.[1] Tuy nhiên, trong cùng một cuộc phỏng vấn, Simonyan cũng tiết lộ những bức ảnh chụp cả Lebedeva và Streltsov ở thời điểm phiên tòa diễn ra, bao gồm một bức ảnh trong đó khuôn mặt tiền đạo Torpedo "bị rạch từ mũi đến xương gò má với ba vết xước song song".[1] "Có khả năng các bức ảnh đã được chắp vá hoặc các thương tích xảy ra vào ngày hôm sau", Wilson bình luận, "nhưng ngành tư pháp của Liên Xô hiếm khi yêu cầu đến bằng chứng nguy hại như vậy."[1] Vợ của Streltsov đã đệ đơn ly hôn ngay sau khi những lời buộc tội được đưa ra.[10] Ngoài bản thân Streltsov, các thành viên duy nhất của đội có mặt tại phiên tòa của ông vào thời điểm đó là Ogonkov và Tatushin. Họ đều có mặt với tư cách nhân chứng.[10]

Bản án

Streltsov thú nhận tội trạng sau khi được hứa hẹn cho phép giữ vị trí của mình trong đội tuyển Liên Xô cho World Cup 1958.[1] Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Thay vào đó, Streltsov bị kết án mười hai năm trong các trại lao động cưỡng bứcGulag, đồng thời cấm trở lại với bóng đá chuyên nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào.[10] Kế hoạch tuần hành của 100.000 công nhân tại nhà máy xe hơi ZiL tại Moskva, căn cứ của câu lạc bộ Torpedo để thể hiện sự ủng hộ với Streltsov đã không thể diễn ra khi ông bị kết án.[1][2][10] Trong khi đó, Ogonkov và Tatushin bị treo giò ba năm,[11] cấm đại diện cho đội tuyển Liên Xô đến hết đời.[10] Trong trại giam, Streltsov trở thành nạn nhân của một tên tội phạm trẻ tuổi, khi phải dành đến bốn tháng trong bệnh viện của nhà tù do chịu đựng những vết thương từ "thanh sắt hoặc gót giày".[2] Quản lý trại sau đó đưa Streltsov vào các trận bóng đá để trấn an các tù nhân vào thời điểm khó khăn. Tù nhân Ivan Lukyanov nhớ lại: "Chúng tôi yêu mến Streltsov và tin rằng ông ấy sẽ trở lại với bóng đá. Và không phải chỉ có chúng tôi nghĩ như thế."[2]

Trong khi đó, đội tuyển Liên Xô đã tới Thụy Điển tham dự World Cup mà không có Streltsov, Ogonkov hay Tatushin. Báo chí thế giới tuyên bố rằng hai trong số các đội cạnh tranh cho chức vô địch đã bị suy yếu nghiêm trọng: Đội tuyển Anh bởi thảm họa hàng không ở Munich và Liên Xô với sự vắng mặt của Streltsov.[12] Kết quả, Liên Xô lọt vào tứ kết, thua 0-2 trước chủ nhà Thụy Điển, đội bóng từng bị chính họ nghiền nát 6-0 nơi Streltsov có trận ra mắt đầu tiên năm 1955.[2][7] Về phía Torpedo, không có Streltsov, họ thi đấu bạc nhược và rơi từ vị trí thứ hai vào năm 1957 xuống thứ bảy vào năm 1958, mặc dù họ cũng lọt vào trận chung kết Cup Liên Xô trước khi thua Spartak. Cây săn bàn hàng đầu của câu lạc bộ giờ đây đã được gánh vác bởi cầu thủ trẻ 21 tuổi Gennadi Gusarov. Trong thời gian này, ông được đôn lên thi đấu như một cầu thủ chuyên nghiệp. Đội bóng vươn lên vị trí thứ năm vào năm 1959 trước khi giành cú đúp Top League và Cup một năm sau đó, và Gusarov dẫn đầu giải đấu với 20 bàn thắng. Torpedo sau đó kết thúc với vị trí á quân trong mùa giải 1961, Gusarov ghi 22 bàn. Tuy nhiên, họ kết thúc ở giữa bảng xếp hạng sau khi Gusarov bị bán cho Dynamo trong khoảng thời gian 1962 và 1963. Torpedo một lần nữa vươn lên xếp thứ hai vào mùa giải 1964, tuy nhiên để thua trước Dinamo Tbilisi trong trận play-off tranh chức vô địch sau khi cả hai câu lạc bộ kết thúc bằng điểm.[5][13]

Mãn hạn tù và trở lại với bóng đá

Tổng Bí thư Leonid Brezhnev (ảnh năm 1967) – người có công rất lớn đưa Streltsov trở lại với bóng đá chuyên nghiệp.

Thi đấu nghiệp dư

Streltsov được phóng thích vào ngày 4 tháng 2 năm 1963,[10] sớm bảy năm so với bản án mười hai năm phải nhận. Do lệnh cấm chơi bóng chuyên nghiệp, ông bắt đầu phân chia thời gian giữa công việc tại nhà máy ZiL và nghiên cứu về kỹ thuật ô tô tại trường cao đẳng kỹ thuật.[10] Sau mối tình tan vỡ với Alla, ông kết hôn với Raisa Mikhailovna vào tháng 9 năm 1963. Streltsov cũng bắt đầu chơi cho đội nhà máy nghiệp dư, điều này khiến ông thu hút một lượng cổ động viên lớn trong suốt lượt đi và về của giải. Khi đội ZiL tới Gorky chơi một trận đấu trên sân khách vào cuối năm 1964, huấn luyện viên của đội đã nhận được lệnh từ cấp trên không được cho Streltsov vào sân. Khán giả ngay lập tức chú ý đến điểm này. Trong suốt hiệp đấu thứ nhất, họ gây bạo loạn, đe dọa sẽ đốt cháy sân vận động đồng thời hô vang tên của Streltsov. Lo lắng rằng đám đông giận dữ có thể vượt quá giới hạn, giám đốc nhà máy Gorky đã ra lệnh cho huấn luyện viên ZiL cho Streltsov ra sân trong hiệp hai. Khi vừa bước ra sân, cựu tù nhân Gulag đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt.[10]

Với Streltsov trong đội, ZiL đã đứng đầu giải đấu nhà máy sau khi chiến thắng tất cả 11 trận đấu. Mặc dù ông không được phép chơi cho Torpedo, tuy nhiên Streltsov cũng dự khá các trận đấu tại câu lạc bộ cũ của mình trong suốt mùa giải.[10] Vào tháng 10 năm 1964, Leonid Brezhnev lên thay Khrushchev làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Ngay khi nhậm chức, ông đã nhận một lá thư có chữ ký của hàng chục ngàn người, bao gồm các anh hùng của Lao động cùng các thành viên của Xô viết tối cao Liên Xô, yêu cầu hủy bỏ lệnh cấm thi đấu chuyên nghiệp của Streltsov. Tuy nhiều thành viên trong Đảng đã tỏ ra cảnh giác với sự trở lại của Streltsov, sợ rằng việc đưa ông vào một đội thường xuyên du đấu đến Tây Âu có thể dẫn đến một biến cố tầm cỡ quốc tế, nhưng Brezhnev đã bãi bỏ lệnh cấm, cho rằng với tư cách là một công dân tự do, Streltsov có thể làm bất cứ nghề nào ông muốn. Cuối cùng, ông được xóa án treo giò để trở lại Torpedo trước mùa giải 1965.[2][10]

Trở lại thi đấu chuyên nghiệp

Streltsov trở lại dưới sự ủng hộ nhiệt tình của người hâm mộ.[14] Mặc dù ít nhiều đã mất đi sức mạnh cùng sự nhanh nhẹn, nhưng trí thông minh và khả năng chơi bóng của ông vẫn còn vẹn nguyên. Sự có mặt của Streltsov đã giúp Torpedo giành chức vô địch Liên Xô năm 1965, trong đó Streltsov ghi 12 bàn sau 26 trận đấu.[1][2][4][5] Vào cuối mùa giải, ông đứng thứ hai trong cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Liên Xô, xếp sau người đồng đội ở Torpedo là Valery Voronin.[15] Đó là lần thứ hai Torpedo giành chức vô địch, sau danh hiệu đầu tiên năm năm trước đó, khi Streltsov vẫn còn đang bị tù đày.[5] Streltsov có mặt lần đầu tiên tại một giải đấu liên lục địa vào ngày 28 tháng 9 năm 1966, khi đội của ông để thua 0-1 trước Inter Milancúp châu Âu.[16] Ngày 16 tháng 10 năm 1966, Streltsov được gọi trở lại vào đội tuyển quốc gia Liên Xô trong trận thua 0-2 trên sân nhà trước Thổ Nhĩ Kỳ.[17] Một tuần sau, ông có bàn thắng quốc tế đầu tiên sau khi ra tù trong trận hòa 2-2 trước Đông Đức. Ông cũng góp mặt trong trận thua 0-1 trước Ý hai tuần sau đó.[17] Torpedo lọt vào trận chung kết Cúp Liên Xô năm 1966, nhưng thua 0-2 trước Dynamo.[5] Tuy nhiên, Streltsov cũng kịp lặp lại thành tích 12 bàn thắng do chính ông thiết lập tại Top League mùa giải trước đó.[4]

Streltsov tái lập thành công bản thân trong đội tuyển Liên Xô vào năm sau, khi ông xuất hiện trong tám trận đấu với Đội tuyển Liên Xô, bắt đầu bằng chiến thắng 2-0 trong trận giao hữu trước Scotland ở Glasgow vào tháng 5 năm 1967, ghi được hai bàn cho đội tuyển quốc gia: một bàn trong chiến thắng 4-2 trước Pháp tại Paris vào ngày 3 tháng 6 năm 1967 và một bàn trong chiến thắng 4-3 tại giải vô địch châu Âu trước Áo tám ngày sau đó. Sau khi mất vị trí của mình trong trận đấu tại vòng loại Giải vô địch châu Âu năm 1968 với Phần Lan vào ngày 30 tháng 8 năm 1967, Streltsov tiếp tục bỏ lỡ ba trận đấu tiếp theo của Liên Xô và chỉ trở lại trong trận giao hữu với Bulgaria vào ngày 8 tháng 10, ghi một bàn thắng giúp Liên Xô lội ngược dòng thắng 2-1. Ông tiếp tục thi đấu trong phần còn lại của năm dương lịch đồng thời lập hat-trick vào lưới Chile vào ngày 17 tháng 12.[17] Streltsov được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất của Liên Xô vào cuối mùa giải,[1][15] Với sáu bàn thắng trong năm 1967, đây là năm ông có số bàn thắng ít nhất rong một mùa tính từ lần ra sân đầu tiên vào năm 1954.[4]

Streltsov không có mặt trong đội hình đội tuyển Liên Xô thi đấu trong ba trận đấu đầu tiên của đội tuyển quốc gia năm 1968. Sau khi góp mặt trong trận thắng giao hữu trên sân nhà trước Bỉ vào tháng Tư, ông có trận thi đấu cuối cùng cho Liên Xô ở trận lượt đi vòng tứ kết Giải vô địch châu Âu vào ngày 4 tháng 5 năm 1968, khi Liên Xô thất bại 0-2 trước Hungary. Liên Xô đã đánh bại Hungary 3-0 tại Moskva một tuần sau đó mà không có Streltsov. Chiến thắng này giúp họ đủ điều kiện vượt qua vòng loại. Streltsov bị loại khỏi đội hình giải đấu và không bao giờ chơi cho Liên Xô nữa. Sự nghiệp thi đấu quốc tế của Streltsov dừng lại ở mốc 25 bàn sau 38 trận.[17] Về phía câu lạc bộ, Torpedo đã giành cúp Liên Xô mùa giải năm 1968, vượt qua FC Pakhtakor Tashkent 1-0 trong trận chung kết.[5] Streltsov vẫn giữ được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Liên Xô sau khi ghi được tổng số bàn thắng trong một mùa cao nhất sự nghiệp (21 bàn). Streltsov sau đó chuyển sang chơi ở vị trí tiền vệ trước mùa giải 1969 và không ghi bàn trong 23 trận đấu trong hai năm cuối cùng. Ông chính thức nói lời giã từ bóng đá vào năm 1970 ở tuổi 33,[3] với kỷ lục 99 bàn thắng sau 222 trận đấu cho Torpedo.[4]

Sau khi giải nghệ

Streltsov dành cả quãng đời sự nghiệp chơi cho Torpedo. Tuy nhiên đội bóng ông yêu thích lại là Spartak Moskva. Ông liên tục phàn nàn về việc không được chơi cho đội bóng yêu thích của mình.[3] Sau khi nghỉ hưu, Torpedo tiếp tục bỏ tiền ra cho việc học huấn luyện bóng đá tại Viện Văn hóa Thể chất.[10] Streltsov sau đó trở lại Torpedo với tư cách quản lý đội trẻ.[3][10] Ông cũng tham gia vào các trận đấu dành cho các cựu danh thủ trước khi qua đời vì bệnh ung thư vòm họng vào năm 1990.[3] Người vợ đầu tiên của ông là Alla sau này tiết lộ Streltsov mắc bệnh ung thư do ăn phải thức ăn bị chiếu xạ phục vụ trong tù.[18] Bảy năm sau, người ta nhìn thấy Marina Lebedeva, người phụ nữ mà Streltsov thú nhận đã cưỡng hiếp, đang đặt hoa tại mộ của ông ở Moskva.[1]

Theo quy định của Ủy ban Olympic năm 1956, chỉ có thể trao huy chương vàng cho các thành viên của đội bóng vô địch có mặt trong trận đấu cuối cùng. Vì Streltsov không chơi trận chung kết nên ông không nhận được huy chương. Vì lẽ đó, Streltsov được truy tặng huy chương vàng vào năm 2006, sau khi quy định này được thay đổi, với mục đích cho phép tất cả các thành viên của đội tuyển Olympic đều được nhận huy chương.[1]

Phong cách chơi bóng và di sản

Nhiều người đánh giá Streltsov là một trong những cầu thủ bóng đá xuât sắc nhất của nước Nga hoặc thậm chí của cả Liên Xô. Nhà báo và tác giả người Anh Jonathan Wilson mô tả ông là "cầu thủ vĩ đại nhất mà nước Nga từng sản sinh ra... Một tiền đạo cao lớn, mạnh mẽ, sở hữu những pha bóng một chạm xuất sắc cùng tư duy bóng đá phi thường",[1] trong khi tác giả người Nga, Alexanderr Nilin viết rằng Streltsov là "cậu bé đến với chúng tôi từ vùng đất kỳ diệu".[2] Phong cách chơi bóng khéo léo, sáng tạo của Streltsov đã giúp ông nổi bật trong thế giới túc cầu Liên Xô, và việc tiên phong sử dụng những đường chuyền bằng gót chân đã khiến tên tuổi ông trở nên nổi tiếng ở Nga, gắn liền với tên gọi "Đường chuyền của Streltsov".[14] Trong buổi bình minh của sự nghiệp, kỹ thuật này kết hợp với tốc độ và thân hình to khỏe đã giúp ông trở thành một cầu thủ toàn diện đáng gờm. Trong những năm cuối sự nghiệp, khi khả năng sử dụng tốc độ và thể lực bị giảm sút, Streltsov chú trọng vào kỹ thuật, trí thông minh trên sân để trở thành một cầu thủ điều tiết trận đấu, chấp nhận lùi xa khung thành và phát động bóng cho đồng đội tấn công thay vì tự mình rê dắt bóng. Thật vậy, trong hai mùa giải cuối cùng của mình, Streltsov đã chơi trong vai trò tiền vệ tấn công hơn là tiền đạo. Mặc dù khoảng cách tám năm là thời gian giữa hai lần gia nhập đội tuyển quốc gia Liên Xô, Streltsov, với biệt danh là "Pelé của nước Nga"[2] vẫn chễm chệ trở thành cầu thủ ghi bàn cao thứ tư tại các trận đấu quốc tế trong lịch sử nước này.[19]

Sân vận động Eduard Streltsov năm 2007

Sân nhà của Torpedo Moskva, Sân vận động Torpedo, đã được đặt lại thành "Sân vận động Eduard Streltsov" vào năm 1996.[20] Một năm sau, Liên đoàn bóng đá Nga cho ra mắt giải thưởng mang tên ông, giải thưởng Strelyets, danh hiệu cá nhân uy tín nhất trong bóng đá Nga, được trao hàng năm cho các quản lý, các cầu thủ tốt nhất ở mỗi vị trí trong các giải bóng đá nước này cho đến khi ngừng trao vào năm 2003.[21] Một bức tượng của Streltsov đã được xây dựng trong Khu liên hợp thể thao Olympic Luzhniki tại Moskva năm 1998,[22] một bức tượng khác cũng được câu lạc bộ Torpedo dựng lên bên ngoài sân vận động mang tên ông một năm sau đó.[23]

Ủy ban Streltsov, cơ quan được thành lập vào năm 2001 nhằm khôi phục danh dự cho Streltsov đã lật tẩy vụ việc năm xưa. Trong một tuyên bố, nhà vô địch cờ vua Anatoly Karpov cho rằng bản án ấy đã ngăn cản Streltsov trở thành cầu thủ giỏi nhất thế giới.[2] Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đã vinh danh Streltsov vào năm 2010, khi họ cho đúc một đồng xu hai rúp mang chân dung của Streltsov. Đồng xu nằm trong bộ sưu tập ba đồng xu của "Những vận động viên xuất sắc nhất nước Nga"; hai đồng xu còn lại mang khuôn mặt của các cầu thủ bóng đá Lev YashinKonstantin Beskov.[24]

Danh hiệu và giải thưởng

A silver coin with Strelstov's head and neck illustrated in relief upon it, accompanied by the outlines of a football pitch and a football and his name in Russian.
Đồng xu 2 rúp tưởng niệm in hình Streltsov phát hành năm 2010
Streltsov xuất hiện trên tem phát hành năm 2016 tại Nga dành cho những "Huyền thoại bóng đá"

Torpedo Moskva

Vô địch

Á quân

Thi đấu quốc tế

Danh hiệu cá nhân

Thống kê sự nghiệp

Sự nghiệp câu lạc bộ Giải Cúp Cúp Cúp châu lục Tổng
Mùa giải CLB Giải đấu Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn
Soviet Union Giải VĐQG Cúp Liên Xô Cúp Liên đoàn Cúp Châu Âu Tổng
1954 Torpedo Moskva Giải VĐQG Liên Xô 22 4 22 4
1955 22 15 22 15
1956 22 12 22 12
1957 15 12 15 12
1958[26] 8 5 8 5
1959[26] không rõ không rõ
1960[26]
1961[26]
1962[26]
1963[26]
1964[26]
1965 Torpedo Moskva Giải VĐQG Liên Xô 26 12 26 12
1966 31 12 2 0 33 12
1967 20 6 4 3 24 9
1968 33 21 6 3 3 0 42 24
1969 11 0 11 0
1970 12 0 12 0
Quốc gia Liên Xô 222 99 6 3 9 3 237 105
Tổng 222 99 6 3 9 3 237 105

[27][28]

ĐTQG Liên Xô
Năm Trận Bàn
1955 4 7
1956 8 4
1957 8 7
1958[26] 1 0
1959[26] 0 0
1960[26] 0 0
1961[26] 0 0
1962[26] 0 0
1963[26] 0 0
1964[26] 0 0
1965 0 0
1966 3 1
1967 12 6
1968 2 0
Tổng 38 25

Sự nghiệp quốc tế

Tỉ số và kết quả được liệt kê theo thứ tự Liên Xô trước, đối thủ sau.[29]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Tỉ số Kết quả Giải đấu
1. ngày 26 tháng 6 năm 1955 Sân vận động Råsunda, Stockholm  Thụy Điển 1–0 6–0 Giao hữu
2. 2–0
3. 4–0
4. ngày 16 tháng 9 năm 1955 Sân vận động Dynamo, Moskva  Ấn Độ 2–0 11–1 Giao hữu
5. 4–0
6. 7–0
7. ngày 23 tháng 10 năm 1955 Sân vận động Dynamo, Moskva  Pháp 1–1 2–2 Giao hữu
8. ngày 23 tháng 5 năm 1956 Sân vận động Dynamo, Moskva  Đan Mạch 3–0 5–1
9. ngày 15 tháng 9 năm 1956 Niedersachsenstadion, Hannover  Tây Đức 1–0 2–1
10. ngày 24 tháng 11 năm 1956 Olympic Park Stadium, Melbourne Đức United Team of Germany 2–0 2–1 Thế vận hội Mùa hè 1956
11. ngày 5 tháng 12 năm 1956 Olympic Park Stadium, Melbourne  Bulgaria 1–1 2–1 Thế vận hội Mùa hè 1956
12. ngày 1 tháng 6 năm 1957 Sân vận động Trung tâm Lenin, Moskva  România 1–1 1–1 Giao hữu
13. ngày 21 tháng 7 năm 1957 Sân vận động Quốc gia Vasil Levski, Sofia Bulgaria Bulgaria 1–0 4–0
14. 3–0
15. ngày 15 tháng 8 năm 1957 Sân vận động Olympic Helsinki, Helsinki  Phần Lan 6–0 10–0 Vòng loại World Cup 1958
16. 8–0
17. ngày 22 tháng 9 năm 1957 Népstadion, Budapest  Hungary 2–1 2–1 Giao hữu
18. ngày 24 tháng 11 năm 1957 Zentralstadion, Leipzig  Ba Lan 1–0 2–1 Vòng loại World Cup 1958
19. ngày 23 tháng 10 năm 1966 Sân vận động Trung tâm Lenin, Moskva  Đông Đức 1–0 2–2 Giao hữu
20. ngày 3 tháng 6 năm 1967 Sân vận động Công viên các Hoàng tử, Paris  Pháp 4–2 4–2 Giao hữu
21. ngày 11 tháng 6 năm 1967 Sân vận động Trung tâm Lenin, Moskva  Áo 4–3 4–3 Vòng loại Euro 1968
22. ngày 8 tháng 10 năm 1967 Sân vận động Quốc gia Vasil Levski, Sofia Bulgaria Bulgaria 1–1 2–1 Giao hữu
23. ngày 17 tháng 12 năm 1967 Sân vận động Quốc gia Chile, Santiago  Chile 2–0 4–1 Giao hữu
24. 3–0
25. 4–0

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa Wilson 2006
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n O'Flynn 2001
  3. ^ a b c d e f Рыжков (Rizhkov) 2008
  4. ^ a b c d e f g Цыбулько, Валерий (Tsibul'ko, Valeriy). Эдуард Стрельцов (bằng tiếng Nga). Журнал «Футбол» (Zhurnal Futbol). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ a b c d e f g h Lauzadis, Almantas. “USSR (Soviet Union) – Final Tables 1924–1992”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  6. ^ a b Cherny, Michael. “Soviet Union/CIS – Record International Players”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2009.
  7. ^ a b c d e f Courtney, Barrie. “Soviet Union – International Results 1952–1959 – Details”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  8. ^ a b Pierrend, José Luis. “European Footballer of the Year ("Ballon d'Or") 1956”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  9. ^ a b Pierrend, José Luis. “European Footballer of the Year ("Ballon d'Or") 1957”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  10. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Нилин (Nilin) 2002
  11. ^ Ларчиков, Геннадий (Larchikov, Gennadiy) (2002). “Хyдожник на поле и в жизни”. Советский спорт (Sovetskiy Sport) (bằng tiếng Nga) (109).
  12. ^ Kuper 1998
  13. ^ Кашинцев, Александр (Kashintsev, Alexander). “Геннадий Гусаров (Gennadiy Gusarov)”. Сборная России по футболу (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011.
  14. ^ a b White, Jim (ngày 13 tháng 4 năm 2006). “As Quinn sheds fat, Jones sees fit to play the fool”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  15. ^ a b c d Movsumov, Rasim. “Soviet Union – Player of the Year Awards”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  16. ^ Пугло, Евгений (Puglo, Yevgeniy). Стрельцов, Эдуард Анатольевич (bằng tiếng Nga). Клуб любителей истории и статистики футбола (KLISF). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011.
  17. ^ a b c d Courtney, Barrie. “Soviet Union – International Results 1960–1969 – Details”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  18. ^ Шпиз, Елена (Shpiz, Elena). “Эдуард Анатольевич Стрельцов”. Истории Людей (Istroii Lyudey). Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011.
  19. ^ a b Mamrud, Roberto. “Soviet Union/CIS – Record International Players”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  20. ^ Wilson, Jonathan (ngày 23 tháng 12 năm 2008). “Torpedo's traumas suggest the Russian renaissance may be short-lived”. The Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  21. ^ Индивидуальные и командные призы (bằng tiếng Nga). ФК «Зeнит» Санкт-Петербург (FC Zenit St. Petersburg). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  22. ^ Памятник Стрельцову. visualrian.ru (bằng tiếng Nga). РИА Новости (RIA Novosti). Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2009.
  23. ^ Ращупкина, Ольга (Rashupkina, Ol'ga) (ngày 11 tháng 4 năm 1999). Стрельцов вместо девушки с веслом. Независимая газета (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2009.
  24. ^ “Commemorative Coins”. The Central Bank of the Russian Federation. ngày 28 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2010.
  25. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên topleaguetables
  26. ^ a b c d e f g h i j k l m n In the Gulag from 1958 to 1963; returned to professional football in 1965
  27. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ussr5259
  28. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ussr6069
  29. ^ Кашинцев, Александр (Kashintsev, Alexander). “Эдуард Стрельцов (Eduard Streltsov)”. Сборная России по футболу (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011.

Thư mục

Báo chí

Sách

  • Kuper, Simon (1998). Football Against The Enemy. London: Phoenix. ISBN 0-7538-0523-5.
  • Нилин, Александр (Nilin, Aleksandr) (2002). Стрельцов: Человек без локтей (bằng tiếng Nga). Москва (Moscow): Молодая гвардия (Molodaya Gvardiya). ISBN 5-235-02438-9.

Read other articles:

Janji SetiaSingel promosi oleh Tiara Andinidari album Tiara AndiniBahasaIndonesiaDirilis17 Desember 2021 (2021-12-17)Direkam2021 (2021)StudioBro's StudioGenrePopbaladaDurasi4:21LabelUniversal Music IndonesiaPenciptaAsta AndokoRamadhan HandyTiara AndiniProduserAsta AndokoRamadhan HandyDaftar lagu Tiara Andini8 lagu Menjadi Dia Maafkan Aku #terlanjurmencinta Buktikan Merasa Indah Hadapi Berdua Gemintang Hatiku Janji Setia 365 Video musikJanji Setia di YouTube Janji Setia adalah lagu d...

 

2013 Chinese Grand Prix Race 3 of 19 in the 2013 Formula One World Championship Layout of the Shanghai International CircuitRace detailsDate 14 April 2013Official name 2013 Formula 1 UBS Chinese Grand Prix[1]Location Shanghai International CircuitShanghai, People's Republic of ChinaCourse Permanent racing facilityCourse length 5.451 km (3.387 miles)Distance 56 laps, 305.066 km (189.559 miles)Weather CloudyPole positionDriver Lewis Hamilton MercedesTime 1:34.484Fastest lapDriver Sebas...

 

OpenWrtOpenWrt 18.06.1 login screenPerusahaan / pengembangOpenWrt ProjectKeluargaLinux (Unix-like)Status terkiniCurrentModel sumberOpen sourceRilis perdanaJanuari 2004; 20 tahun lalu (2004-01)Rilis stabil terkini23.05.3[1]  / 25 Maret 2024; Galat: first parameter cannot be parsed as a date or time. (25 Maret 2024)Repositorigit.openwrt.org Ketersediaan bahasaInggris, China, Polish, Portugis, Punjabi, Spanyol, Welsh + 25 sebagian bahasa di terjemahkan[2]Meto...

13th-century Italian painter Enthroned Madonna of Guido of Siena, c. 1270–80 Guido of Siena, was an Italian painter, active during the 13th-century in Siena, and painting in an Italo-Byzantine style. Biography The name Guido is known from the large panel in the church of San Domenico, Siena of the Virgin and Child Enthroned. The rhymed Latin inscription gives the painter's name as Guido de Senis, with the date 1221. However, this date cannot relate to the painting of the panel, which is usu...

 

Industrial process For the process of turning coffee beans into a beverage, see Coffee preparation. This article's lead section may be too short to adequately summarize the key points. Please consider expanding the lead to provide an accessible overview of all important aspects of the article. (April 2012) Traditional coffee drying in Boquete, Panamá Coffee production is the industrial process of converting the raw fruit of the coffee plant into the finished coffee. The coffee cherry has the...

 

Division 1 1997-1998 Competizione Division 1 Sport Calcio Edizione 60ª Organizzatore LFP Date dal 2 agosto 1997al 9 maggio 1998 Luogo  Francia Partecipanti 18 Formula Girone all'italiana A/R Sito web lfp.fr Risultati Vincitore Lens(1º titolo) Retrocessioni GuingampChâteaurouxCannes Statistiche Miglior giocatore Marco Simone Miglior marcatore Stéphane Guivarc'h (21) Incontri disputati 306 Gol segnati 722 (2,36 per incontro) Pubblico 9 332 860 (30 ...

Bagian luar aula konvensi di Anime Expo 2004 Konvensi anime adalah acara atau kumpul bersama dengan berfokus pada anime, manga, dan budaya Jepang. Konvensi anime biasanya merupakan acara multi-hari yang diselenggarakan di pusat konvensi, hotel, atau kampus. Konvensi anime memiliki berbagai macam aktivitas dan diskusi, dengan banyak peserta berpartisipasi dalam cosplay daripada kebanyakan jenis konvensi penggemar lainnya. Konvensi anime juga digunakan sebagai sarana untuk industri, dapat berup...

 

† Человек прямоходящий Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:Синапсиды�...

 

Sarat Chandra ChattopadhyayLahir(1876-09-15)15 September 1876Debanandapur, Distrik Hooghly, Kepresidenan Benggala, India (sekarang bernama Bengal Timur, India)Meninggal16 Januari 1938(1938-01-16) (umur 61)Calcutta, Kepresidenan Bengal, India (sekarang bernama Kolkata, Bengal Timur, India)Nama penaAnila DeviPekerjaanPenulis, novelisBahasaBengaliKebangsaanIndiaPeriodeAbad ke-19–Abad ke-20Aliran sastraRenaisans BengaliKarya terkenalChoritrohinDevdasParineetaPother DabiSarat...

Lawrence Lessig for PresidentCampaignU.S. presidential election, 2016CandidateLawrence Lessig Harvard Professor of Law (2009–present) Founder and CEO, Creative Commons (2001–2007) Founder and Co-director, Stanford Center for Internet and Society (2000–2009) Co-director, Center for the Study of Constitutionalism in Eastern Europe (1991–1997)AffiliationDemocratic PartyEC formedAugust 11, 2015AnnouncedSeptember 6, 2015SuspendedNovember 2, 2015HeadquartersCambridge, MassachusettsKey ...

 

Questa voce sull'argomento contee dell'Illinois è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Contea di ClarkconteaLocalizzazioneStato Stati Uniti Stato federato Illinois AmministrazioneCapoluogoMarshall Data di istituzione1819 TerritorioCoordinatedel capoluogo39°23′34″N 87°41′37″W / 39.392778°N 87.693611°W39.392778; -87.693611 (Contea di Clark)Coordinate: 39°23′34″N 87°41′37″W / 39.3...

 

State of being responsible for a crime per the state's rules Guilty party redirects here. For other uses, see Guilty Party (disambiguation). This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Guilt law – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (June 2007) (Learn how and when to remove this message) Cri...

Portuguese conquest of the Jaffna kingdom in Sri Lanka (1560-1621) Portuguese conquest of the Jaffna kingdomPart of Crisis of the Sixteenth CenturyColonial era Map of the Jaffna kingdom c. 1619Date1560 – 1621LocationNallur, JaffnaResult Portuguese victory Portuguese captured the Capital King Cankili II became POW, and then hanged Fall of Jaffna kingdom Repulsed Kandyan attacksBelligerents  Portugal Jaffna kingdom  KandyCommanders and leaders Phillippe de OliveiraConstantino de Sá...

 

Дизайн Изучается в design research[d] и design studies[d]  Медиафайлы на Викискладе Дизайн (от англ. design — проектировать, чертить, задумать, а также проект, план, рисунок) — деятельность по проектированию эстетических свойств промышленных изделий («художественное констру...

 

这是马来族人名,“尤索夫”是父名,不是姓氏,提及此人时应以其自身的名“法迪拉”为主。 尊敬的拿督斯里哈芝法迪拉·尤索夫Fadillah bin Haji YusofSSAP DGSM PGBK 国会议员 副首相 第14任马来西亚副首相现任就任日期2022年12月3日与阿末扎希同时在任君主最高元首苏丹阿都拉陛下最高元首苏丹依布拉欣·依斯迈陛下首相安华·依布拉欣前任依斯迈沙比里 马来西亚能源转型与�...

土库曼斯坦总统土库曼斯坦国徽土库曼斯坦总统旗現任谢尔达尔·别尔德穆哈梅多夫自2022年3月19日官邸阿什哈巴德总统府(Oguzkhan Presidential Palace)機關所在地阿什哈巴德任命者直接选举任期7年,可连选连任首任萨帕尔穆拉特·尼亚佐夫设立1991年10月27日 土库曼斯坦土库曼斯坦政府与政治 国家政府 土库曼斯坦宪法 国旗 国徽 国歌 立法機關(英语:National Council of Turkmenistan) ...

 

Family of snakes Not to be confused with Pythonides, a genus of skippers. Pythonidae Indian python (Python molurus) Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Reptilia Order: Squamata Suborder: Serpentes Superfamily: Pythonoidea Family: PythonidaeFitzinger, 1826 Synonyms Pythonoidia - Fitzinger, 1826 Pythonoidei - Eichwald, 1831 Holodonta - Müller, 1832 Pythonina - Bonaparte, 1840 Pythophes - Fitzinger, 1843 Pythoniens - A.M.C. Duméril & Bibron...

 

Location of Boston in Massachusetts Boston, Massachusetts is home to many listings on the National Register of Historic Places. This list encompasses those locations that are located south of the Massachusetts Turnpike. See National Register of Historic Places listings in northern Boston for listings north of the Turnpike. Properties and districts located elsewhere in Suffolk County's other three municipalities are also listed separately. There are more than 350 properties and districts liste...

46th quadrennial U.S. presidential election 1968 United States presidential election ← 1964 November 5, 1968 1972 → 538 members of the Electoral College270 electoral votes needed to winOpinion pollsTurnout62.5%[1] 0.3 pp   Nominee Richard Nixon Hubert Humphrey George Wallace Party Republican Democratic[c] American Independent[d] Home state New York[a] Minnesota Alabama Running mate Spiro Agnew Edmund Muskie Curtis LeMay...

 

Genus of flowering plants Croomia Croomia heterosepala flower Scientific classification Kingdom: Plantae Clade: Tracheophytes Clade: Angiosperms Clade: Monocots Order: Pandanales Family: Stemonaceae Genus: CroomiaTorr. Synonyms[1] Torreya H.B.Croom ex Meisn. 1843, illegitimate homonym, not Arn. 1838 (Taxaceae) nor Raf. 1818 (Lamiaceae) nor Raf. 1819 (Cyperaceae) nor Spreng. 1820 (Verbenaceae) nor A.A. Eaton 1829 (Loasaceae) Croomia is a genus of primitive angiosperm herbs in the Stemo...