Vua Việt Nam là các quân chủ của nước Việt Nam độc lập tự chủ từ thời dựng nước đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử mà vua Việt Nam có thể mang tước hiệu khác nhau. Ở trong nước, tước hiệu tự xưng cao nhất là Hoàng đế, thấp hơn là vương hoặc quân, trong khi tước hiệu ngoại giao với Trung Hoa là Quốc vương hoặc Quận vương, có lúc còn không có tước hiệu mà chỉ là chức vụ đứng đầu một địa phương như: Tiết độ sứ hay Đô thống sứ.
Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, Trung Quốc đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sáp nhập bằng vũ lực; nhưng ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mệnh trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây, mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam trị vì "Đế quốc phương Nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.
Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng năm móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ của vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.
Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt – Trung. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.
Vì vậy các triều đại phong kiến Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một phiên thuộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương Bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong tay các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh, hầu hết các vị vua đều được biết bằng miếu hiệu hoặc thụy hiệu và tôn hiệu vắn tắt, những trường hợp vị quân chủ chỉ đặt một niên hiệu trong thời gian tại vị thì sẽ được biết đến bằng niên hiệu. Có những vị vua tuy thực tế cầm quyền nhưng sau thất bại cho nên không được các sử gia phong kiến công nhận, vì theo quan điểm thời đó họ chỉ là phản tặc hoặc nghịch thần, do đó họ chỉ được gọi theo tước hiệu khi chưa lên ngôi, tước hiệu sau khi bị mất ngôi hoặc gọi thẳng tên huý.
Đối với Trung Quốc thì vua Việt Nam có tước hiệu là:
Sau đây là danh sách vị vua Việt Nam từ khi hình thành nhà nước đến hết thời kỳ quân chủ. Trong danh sách này, ngoài những vị vua còn liệt kê một số nhân vật không phải vua nhưng đã nắm giữ thực quyền cai trị tối cao lãnh đạo đất nước như: các vị Tiết độ sứ thời tự chủ, các chúa Trịnh và chúa Nguyễn thời Lê trung hưng... Những vị vua tự xưng, dù chế độ chưa thực sự ổn định nhưng do chống ngoại xâm nên cũng bỏ qua sự trung lập mà đưa vào để tôn vinh sự chính thống và độc lập dân tộc:
Lạc Long Quân, húy là Sùng Lãm (崇纜), con trai của Vua Kinh Dương với Thần Long. Ngài thuộc chi Khảm (支坎) gắn liền với nước và thành lập Vương triều thứ hai.
Sinh thời, Lạc Long Quân chưa phải là Hùng Vương, vì phải đến thời con trai của ngài lên ngôi thì danh hiệu này mới tồn tại. Nhưng hậu thế đã suy tôn Lạc Long là Hùng Hiền Vương.
3
Hùng Lân vương
雄麟王
2524 – 2253 TCN
Xưng bởi Hùng Lân, thuộc chi Cấn (支艮). Hùng Lân là con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, ở lại đất Phong Châu để nối ngôi cha. Ông lập nên Vương triều thứ ba. Ông đổi tên nước Xích Quỷ thành Văn Lang.
Nhà Triệu là triều đình đầu tiên được xác định rõ ràng về niên đại, cũng như họ tên, tuổi tác của các vua cai trị. Đa phần[mơ hồ] thư tịch cổ đều tính từ khi nhà Hán diệt nước Nam Việt là thời Bắc thuộc, tuy nhiên các sách sử thời cận đại và hiện đại[khi nào?] cho rằng từ khi Triệu Đà diệt nước Âu Lạc thì đã bắt đầu thời Bắc thuộc.[8] Vì người Trung Quốc cũng không coi chính thể này là triều đại của họ mà chỉ chép phụ vào phần liệt truyện,[9] cho nên tạm thời vẫn liệt kê ở đây như một triều đại riêng biệt. Sau khi nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu thì Việt Nam trở thành một quận của nhà Hán, vua cai trị Việt Nam thời kỳ này cũng chính là vua nhà Hán.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ngắn ngủi chưa kịp ổn định đã bị diệt vong, tuy nhiên vì do phụ nữ lãnh đạo, hơn nữa lại chống ngoại xâm nên cũng được sử sách đưa vào thành một triều đại của Việt Nam.
Theo các thư tịch cổ Trung Quốc (Lương thư, Trần thư và Nam sử) và Việt Nam (trước thời Lê sơ) thì Lý Bí bị Trần Bá Tiên đánh bại và nhà Tiền Lý chấm dứt, nước Vạn Xuân vẫn thuộc nhà Lương và nhà Trần nối tiếp quản lý, sau này Lý Phật Tử nổi dậy chống nhà Tùy là chính quyền khác nhưng tự xưng nối tiếp Lý Bí ngày trước nên gọi là Hậu Lý. Đến khi Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt sử ký toàn thư đã cóp nhặt trong dã sử để bổ sung thêm Triệu Việt Vương và Đào Lang Vương,[15] Triệu Việt Vương được Lý Bí truyền ngôi trong hoàn cảnh sắp mất ở động Khuất Lão còn Đào Lang Vương bất phục cũng tự lập nước Dã Năng riêng, như vậy nhà nước Vạn Xuân lúc đó bị phân liệt, đến khi Lý Phật Tử đánh bại Triệu Việt Vương mới thu giang sơn về một mối. Do sau triều đại này bị mất về tay nhà Tùy nên Triệu Việt Vương được các sử gia đời sau công nhận là vua chính thống vì ông còn có công đánh đuổi quân Lương, nếu nhà Hậu Lý tồn tại thêm vài đời nữa mà người viết sử thuộc triều đại đó thì Lý Thiên Bảo sẽ được công nhận là chính thống nối tiếp Lý Bí còn Triệu Việt Vương sẽ thành kẻ tiếm quyền kiểu như Dương Tam Kha xen kẽ giữa nhà Tiền Ngô và Ngô hay Dương Nhật Lễ thay thế nhà Trần mà thôi.
Con thứ hai Mai Hắc Đế, anh song sinh với Mai Thiếu Đế.
723
—
723
Chính quyền họ Mai cũng là cuộc khởi nghĩa chưa kịp ổn định, sử sách chỉ ghi chép vài dòng sơ sài nhưng vì tôn vinh vấn đề chống ngoại xâm nên cũng được liệt vào danh sách vua Việt Nam.
Thiên Thành (1028–1033),[30] Thông Thụy (1034–1038),[30] Càn Phù Hữu Đạo (1039–1041),[30] Minh Đạo (1042–1043),[30] Thiên Cảm Thánh Vũ (1044–1048),[30] Sùng Hưng Đại Bảo (1049–1054).[30]
Long Thụy Thái Bình (1054–1058),[31] Chương Thánh Gia Khánh (1059–1065),[31] Long Chương Thiên Tự (1066–1068),[31] Thiên Huống Bảo Tượng (1068–1069),[31] Thần Vũ (1069–1072).[31]
Thực ra nhà Hậu Trần là một cuộc khởi nghĩa thất bại, chưa ổn định chỉ mang tính chất cục bộ nhưng do đề cao việc chống giặc ngoại xâm cho nên sử sách bỏ qua sự trung lập mà vẫn xem như một triều đại.
Thái thượng hoàng có nghĩa là vua cha bề trên, có trường hợp chỉ gọi là thượng hoàng để có nghĩa rộng hơn (vua bề trên).
Tùy từng hoàn cảnh lịch sử, thực quyền của thượng hoàng khác nhau. Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa, có những vị không ở ngôi vua ngày nào nhưng do có con làm vua nên cũng được tôn xưng là Thái thượng hoàng. Đối với các vị chúa, khi nhường ngôi sẽ được tôn xưng là Thái thượng vương.
Thông thường, thượng hoàng là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy: Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông, Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế; Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông, Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông; Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông.
Ngoài 7 Thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Hồ Quý Ly, Mạc Thái Tổ, các Thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm Thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều. Trong lịch sử Việt Nam, duy nhất có trường hợp Thái thượng hoàng, vua, Thái thượng vương và chúa cùng tồn tại trong khoảng 20 năm giai đoạn Cảnh Hưng cuối thời Hậu Lê. Đó là: Thái thượng hoàng Lê Ý Tông (1740–1759), vua Lê Hiển Tông (1740–1786), Thái thượng vương Trịnh Dụ Tổ (1740–1762) và chúa Trịnh Nghị Tổ (1740–1767).
Ngoài những triều đại chính thống, trong lịch sử Việt Nam còn xuất hiện những chính quyền tự chủ và tự lập. Họ là những triều đại không chính thức, có khi chỉ là 1 viên quan địa phương nổi lên hình thành thế lực cát cứ, hoặc là những người dân thường dựng cờ khởi nghĩa, thậm chí là các vương tôn hoàng thân quốc thích tranh chấp ngai vàng trong hoàng tộc nên tạo phản. Vì chính quyền của họ chưa thực sự vững mạnh hoặc chưa đủ điều kiện để thiết lập nên triều đại nên họ chỉ bị coi là giặc cỏ, là quân phiệt cát cứ, hay là quyền thần thế tập nhưng sự tồn tại của họ cũng là một nhân tố không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử. Cũng có người đã xưng đế xưng vương đặt ra quốc hiệu, cũng có kẻ xưng công hầu khanh tướng, có người mới chỉ làm thủ lĩnh một vùng nhưng trên thực tế họ ít nhiều đã nắm quyền hành cai quản đất nước hoặc những khu vực địa lý nhất định chẳng khác gì một vương quốc độc lập. Ngoài ra còn có những khu vực tự trị của dân tộc thiểu số do các lãnh chúa người bản xứ cai trị, tuy danh nghĩa là thuần phục triều đình trung ương nhưng trên thực tế họ cũng có bộ máy cai trị và luật lệ riêng.
Ngoài những triều đại của người Kinh ra, trên dải đất Việt Nam hiện tại còn tồn tại nhiều quốc gia cổ đại do người dân tộc thiểu số sáng lập ra như các triều đại Chăm Pa: Hồ Tôn Tinh, Việt Thường thị, Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, Panduranga-Chăm Pa, Thuận Thành trấn. Các tiểu quốc của người thiểu số ở Tây Nguyên: Thủy Xá - Hỏa Xá, Tiểu quốc J'rai, Tiểu quốc Mạ, Tiểu quốc Adham... Những quốc gia này cũng có vị trí rất quan trọng trên vũ đài chính trị, và họ cũng tranh đấu với các triều đại người Việt suốt hàng ngàn năm, cuối cùng họ bị đồng hóa. Họ có nền văn hóa và bản sắc dân tộc riêng không ảnh hưởng gì đến nền văn minh Trung Hoa, bởi lãnh thổ của họ đã hoàn toàn thuộc về Việt Nam nên vua của họ cũng cần được xem là một phần lịch sử Việt Nam. Rất tiếc, ngoại trừ vương quốc Chăm Pa, các tiểu quốc khác do sử liệu không nhiều nên thông tin về các vị vua hầu như không có nên không thể lập danh sách riêng.
Ngoài ra còn có trường hợp Phù Nam và Thủy Chân Lạp ở Nam Bộ nhưng vùng đó chỉ là một phần lãnh thổ của hai đế chế này, do đó không hẳn vua của hai chính thể đó là vua Việt Nam mà chỉ có mối liên đới nhất định mà thôi.
^Những bộ sử trước thời Lê sơ đều không thấy nhắc gì về thời đại Hùng Vương, đến khi Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt sử ký toàn thư mới chép từ sách Lĩnh Nam chích quái để đưa thời đại này vào chính sử
^Sách Thiên Nam ngữ lục có câu: "Nước ta mở từ Đinh Tiên, Trải Lê, Trần, Lý dõi truyền đến nay".
^Lý Anh Tông lúc đầu được thụ phong Giao Chỉ Quận vương, đến năm 1164 mới cải phong là An Nam Quốc vương và chấp nhận hoàng đế An Nam.
^khi nhà Lê trung hưng mới khôi phục Thăng Long đã sai Phùng Khắc Khoan sang Trung Quốc cầu phong làm An Nam quốc vương nhưng hoàng đế nhà Minh không chấp nhận mà chỉ phong chức An Nam đô thống sứ, sau khi nhà Minh diệt vong, nhà Nam Minh mới phong Thái thượng hoàng Lê Thần Tông làm An Nam quốc vương.
^Ban đầu nhà Minh kiên quyết đòi Lê Lợi phải tìm hậu duệ nhà Trần để phong làm An Nam quốc vương, sau do tìm mãi không thấy nên tạm thời phong Lê Lợi làm Quyền thự An Nam quốc sự, sau đến đời Lê Thái Tông mới chính thức công nhận nhà Lê là An Nam quốc vương. Các sách sử chính thống đều ghi chép như vậy, riêng sách Hoàng Minh thông kỷ thì ghi nhận Lê Lợi được Minh Tuyên Tông phong ngay làm An Nam quốc vương.
^Mạc Đăng Dung được nhà Minh phong làm An Nam Đô thống sứ nhưng chưa kịp lĩnh ấn thì mất, cháu nội là Mạc Phúc Hải mới chính thức giữ chức vụ này.
^Tôn hiệu này của Trưng Trắc do vua Lý Anh Tông truy tặng, đến đời vua Trần Anh Tông tái truy tặng thêm tôn hiệu nữa là Uy Liệt Thuần Trinh Phu Nhân
^Nam Việt Đế không phải thụy hiệu, là Lý Bí tự xưng đế hiệu trong thời gian trị vì, sử sách thường gọi là Lý Nam Đế.
^Triệu Việt Vương được Lý Nam Đế trao toàn bộ quyền hành trong tình cảnh bị quân Lương truy kích đến đường cùng, do ông là người khác họ nên sử sách thường tách thành một triều đại riêng biệt xen kẽ giữa Tiền Lý Nam Đế và Hậu Lý Nam Đế.
^Triệu Việt Vương không có thụy hiệu, Nam Việt Quốc Vương là do ông tự xưng, còn Dạ Trạch Vương là do nhân dân tôn xưng bởi ông đóng quân ở đầm Dạ Trạch mà cầm cự rồi đánh đuổi được quân Lương. Sau này vua Trần Nhân Tông truy tặng ông là Minh Đạo Khai Cơ Hoàng Đế, đến vua Trần Anh Tông gia phong thêm 4 chữ Thánh Liệt Thần Vũ.
^Sau khi Lý Bí mất, quyền hành giao cho Triệu Quang Phục. Người anh ruột của ông là Lý Thiên Bảo không phục đã tự lập, xưng Đào Lang Vương, đặt quốc hiệu là Dã Năng ở phía nam nước Vạn Xuân.
^Lý Thiên Bảo bị quân Lương đánh bại chạy đến Dã Năng lập quốc gia riêng, do không có con nối nên dân chúng lập người trong họ là Lý Phật Tử kế vị.
^Nam Đế không phải thụy hiệu, vì Lý Phật Tử cho rằng mình là người kế tục sự nghiệp của Lý Nam Đế nên mới tự xưng như vậy. Đời vua Trần Nhân Tông sách phong Anh Liệt Trọng Uy Nhân Hiếu Hoàng Đế, đến đời vua Trần Minh Tông lại gia tặng bốn chữ Khâm Minh Thánh Vũ
^Năm 555, Lý Phật Tử nối ngôi Lý Thiên Bảo làm vua nước Dã Năng. Đến năm 571, đánh bại Triệu Việt Vương sáp nhập hai quốc gia làm một mối.
^Trong các sử sách chính thống không nhắc tới vị vua này, tuy nhiên Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên lại nói sau khi Hậu Lý Nam Đế băng hà, con là Sư Lợi kế vị được vài năm thì bị tướng Lưu Phương của nhà Tùy đánh bại.
^Hắc Đế và Đại Đế đều không phải thụy hiệu, Hắc Đế do Mai Thúc Loan tự xưng bởi ông mệnh Thủy cộng với yếu tố nước da đen, Đại Đế do người đời tôn xưng.
^Theo sách Tân Đính Hiệu Bình Việt Điện U Linh thì tên thật của Mai Đại Đế là Mai Phượng, Thúc Loan chỉ là tên tự.
^Theo Tân Đường thư, Dương Tư Húc truyện thì khoảng năm Khai Nguyên (713-741) có tướng giặc là Mai Thúc Loan ở Giao Châu làm loạn tự xưng Hắc Đế, tuy nhiên không rõ chính xác năm nào.
^ abMai Thiếu Đế và Bạch Đầu Đế là 2 nhân vật không có trong chính sử, theo truyền thuyết dân gian sau khi Mai Hắc Đế bại trận thì 2 người con là Mai Thiếu Đế và Bạch Đầu Đế lần lượt lên thay thế nhưng chỉ được ít lâu thì bị quân Đường đánh bại.
^Phùng Hưng chỉ xưng là Đô Quân, tuy nhiên vì là khởi nghĩa chống nhà Đường và thực tế đã cầm quyền trị nước một thời gian nên cũng được xếp vào hàng vua Việt Nam.
^Bố Cái Đại vương không phải thụy hiệu, là tôn hiệu do Phùng An truy tôn sau khi cha mất, đời nhà Trần truy tặng thêm mấy chữ Phù Hữu Chương Tín Sùng Nghĩa.
^Phùng Hưng nổi dậy khoảng những năm Đại Lịch (766-779) nhưng còn phải giằng co chiến sự với Cao Chính Bình trong thời gian dài, đến khi giành được chính quyền thì ở ngôi chưa được bao lâu đã mất.
^Sau khi Phùng Hưng mất, em là Phùng Hải và con là Phùng An chống phá lẫn nhau, sau đó Phùng An đánh bại Phùng Hải và được lập làm Đô Phủ Quân.
^ abcdeCác nhà lãnh đạo họ Khúc, họ Dương và họ Kiều chỉ xưng Tiết độ sứ chứ không xưng vương xưng đế, do đó không được xem là vua. Tuy nhiên, họ có trách nhiệm như một vị vua, do đó cũng được xếp trong danh sách vua Việt Nam.
^ abcNhững tôn hiệu này đều do nhà bác học Lê Quý Đôn viết sách Vân Đại loại ngữ chua vào, đương thời các Tiết độ sứ họ Khúc trên danh nghĩa vẫn chỉ là quan lại đứng đầu phiên trấn thời Ngũ Đại.
^Dương Tam Kha là vị vua xen giữa Tiền Ngô Vương và Hậu Ngô Vương, sử sách ngày xưa không công nhận là vua chính thống nhà Ngô.
^Trương Dương Công không phải thụy hiệu, là tước hiệu sau khi Dương Tam Kha bị Nam Tấn Vương phế truất giáng xuống.
^ abThiên Sách Vương và Nam Tấn Vương được gọi là Hậu Ngô Vương, đây là trường hợp hy hữu trong lịch sử bởi một triều đại có 2 vị vua đồng trị vì
^Năm 965, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn bị bắn chết trong một trận giao chiến ở Thái Bình, con Thiên Sách Vương là Ngô Xương Xí nối nghiệp làm vua, thế lực ngày càng yếu kém phải lui về giữ đất Bình Kiều, từ 966 hình thành 12 sứ quân.
^Đinh Bộ Lĩnh ở trong nước tự xưng Hoàng Đế đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, nhà Tống phong làm Giao Chỉ quận vương, chính thức xác lập nền quân chủ Việt Nam
^Tiên Hoàng Đế là tôn hiệu do Lê Văn Hưu truy tặng trong bộ Đại Việt sử ký, không phải là thụy hiệu, đương thời Đinh Tiên Hoàng được bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế
^Bộ lĩnh chỉ là chức vụ do Sứ quân Trần Lãm phong tặng, theo Đại Việt sử lược ghi chép thì tên thật của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Hoàn
^Sau khi mất ngôi, Đinh Toàn bị Lê Đại Hành giáng xuống làm Vệ Vương.
^ abcdePhế đế không phải thụy hiệu, là tôn hiệu do các sử gia chua vào khi viết về các vị vua bị phế truất.
^Sau khi Lê Đại Hành băng hà, nhà Tống sai sứ sang truy phong ông làm Nam Việt Vương.
^Lê Đại Hành không có miếu hiệu, được bề tôi dâng tôn hiệu: Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng Đế.
^Thiên tử khi mới băng hà, chưa táng vào sơn lăng, thì gọi là Đại Hành Hoàng Đế. Ở đây khi Lê Hoàn mới mất, các con còn mải tranh ngôi mà chưa đặt thụy hiệu cho cha.
^Vua Lê Ngọa Triều không có miếu hiệu, bề tôi dâng tôn hiệu: Khai Thiên Ứng Vận Thánh Vân Thần Vũ Tắc Thiên Sùng Đạo Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế.
^Ngọa Triều là do Lý Thái Tổ đặt bởi vị vua này bị bệnh trĩ phải nằm trên long sàng để thiết triều, không phải thụy hiệu chính thức, những vị vua cuối cùng đa phần không có thụy hiệu.
^Lý Thái Tổ được quần thần dâng tôn hiệu: Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế.
^Lý Thái Tông được quần thần dâng tặng tôn hiệu: Khai Thiên Thống Vận Tôn Đạo Quý Đức Thánh Văn Quảng Vũ Sùng Nhân Thượng Thiện Chính Lý Dân An Thần Phù Long Hiện Thể Nguyên Ngự Cực Ức Tuế Công Cao Ứng Chân Bảo Lịch Thông Huyền Chí Áo Hưng Long Đại Địch Thông Minh Từ Hiếu Hoàng Đế.
^Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: "Truy tôn tên thụy cho Thái Tông Hoàng Đế", tuy nhiên không thấy chép lại thụy hiệu.
^Lý Thánh Tông không có thụy hiệu, bầy tôi dâng tôn hiệu: Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần Hoàng Đế.
^Theo sách Đại Việt sử lược thì Lý Nhân Tông được bầy tôi dâng tôn hiệu: Hiếu Thiên Thể Đạo Thánh Văn Thần Vũ Sùng Nhân Ý Nghĩa Hiếu Từ Thuần Thành Minh Hiếu Hoàng Đế, với 8 lần đặt niên hiệu, ông là vị vua Việt Nam có nhiều niên hiệu nhất.
^Lý Thần Tông được bầy tôi dâng tôn hiệu: Thuận Thiên Quảng Vận Khâm Minh Nhân Hiếu Hoàng Đế.
^Bắt đầu từ đời Lý Anh Tông, nhà Tống chính thức công nhận sự độc lập của Đại Việt và phong vua Việt Nam tước hiệu An Nam quốc vương.
^Lý Anh Tông không có thụy hiệu, theo sách Đại Việt sử lược thì bề tôi dâng tôn hiệu: Thể Thiên Thuận Đạo Duệ Văn Thần Võ Thuần Nhân Hiển Nghĩa Huy Mưu Thánh Trí Ngự Dân Dục Vật Quần Linh Phi Ứng Đại Minh Chí Hiếu Hoàng Đế.
^Lý Cao Tông không có thụy hiệu, theo sách Đại Việt sử lược thì quần thần dâng tôn hiệu: Ứng Thiên Ngự Cực Hoành Văn Hiến Vũ Linh Thiệu Chiếu Phù Chương Đạo Chí Nhân Ái Dân Lý Vật Duệ Mưu Thần Trí Cảm Hóa Cảm Chánh Thuần Phu Huệ Thị Từ Tuy Du Kiến Mỹ Công Toàn Nghiệp Thịnh Long Hiện Thần Cư Thánh Minh Quang Hiếu Hoàng Đế
^Năm 1209, Quách Bốc tạo phản đánh chiếm kinh thành, Lý Cao Tông bỏ chạy. Lý Thẩm là con trai trưởng được tôn lên làm vua, ít lâu sau Cao Tông phục vị.
^ abLý Thẩm và Lý Nguyên Vương được lập lên ngôi và phế truất trong giai đoạn loạn lạc ngắn ngủi, do đó không được sử sách chính thống xem là vua nhà Lý.
^Sau khi Lý Huệ Tông thoái vị tu hành ở chùa Bút Tháp thì lấy pháp danh là Huệ Quang Đại Sư.
^Lý Huệ Tông không có thụy hiệu, theo sách Đại Việt sử lược thì quần thần dâng tôn hiệu: Tự Thiên Thống Ngự Khâm Nhân Hoành Hiếu Hoàng Đế
^Năm 1214, Lý Huệ Tông thất thế phải dời khỏi kinh đô, Trần Tự Khánh lập Huệ Văn Vương lên ngôi, hiệu là Nguyên Vương. Năm 1216, Huệ Tông không nơi nương tựa buộc phải quay lại Thăng Long, Nguyên Vương bị buộc phải thoái nhiệm hoàn vị cho Huệ Tông.
^Nguyên Vương xem như tôn hiệu, không phải thụy hiệu
^Sau khi Lý Chiêu Hoàng thiện nhượng cho Trần Thái Tông thì bị giáng xuống làm Chiêu Thánh Hoàng Hậu
^Chiêu Hoàng là tôn hiệu, không đồng nhất với thụy hiệu Chiêu hoàng đế
^Trần Thái Tông tự xưng Thiện Hoàng, sau đổi thành Văn Hoàng, được quần thần dâng tôn hiệu Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế, khi lui về làm Thái thượng hoàng được Trần Thánh Tông dâng tôn hiệu Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế.
^Trần Thánh Tông tự xưng Nhân Hoàng, được quần thần dâng tôn hiệu: Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hoàng Đế, sau khi thoái vị làm Thái thượng hoàng được Trần Nhân Tông dâng tôn hiệu: Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế.
^Trần Nhân Tông tự xưng Hiếu Hoàng, được quần thần dâng tôn hiệu: Pháp Thiên Ngực Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân Hoàng Đế, sau khi lui về làm Thái thượng hoàng lên núi Yên Tử tu hành với pháp hiệu Trúc Lâm Đại Sĩ, được Trần Anh Tông dâng tôn hiệu: Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế.
^Trần Anh Tông tự xưng Anh Hoàng, được quần thần dâng tôn hiệu: Ứng Thiên Quảng Vận Nhân Minh Thánh Hiếu Hoàng Đế, sau khi lui về làm Thái thượng hoàng được Trần Minh Tông dâng tôn hiệu Quang Nghiêu Duệ Vũ Thái Thượng Hoàng Đế.
^Trần Minh Tông tự xưng Ninh Hoàng, được quần thần dâng tôn hiệu: Thể Thiên Sùng Hóa Khâm Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế, sau khi lui về làm Thái thượng hoàng được Trần Hiến Tông dâng tôn hiệu Chương Nghiêu Văn Triết Thái Thượng Hoàng Đế.
^Trần Thánh Sinh là tên do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đặt khi nhà vua còn nhỏ khó nuôi phải sang đó ở, để giống với con trai mình là Thánh An và con gái là Thánh Nô.
^Trần Hiến Tông tự xưng Triết Hoàng, được bầy tôi dâng tôn hiệu: Thể Nguyên Ngự Cực Duệ Thánh Chí Hiếu Hoàng Đế.
^Trần Dụ Tông tự xưng Dụ Hoàng, được các quan dâng tôn hiệu: Thống Thiên Thể Đạo Nhân Minh Quang Hiếu Hoàng Đế.
^Dương Nhật Lễ là con của kép hát Dương Khương, mẹ ông đang có mang thì bị Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục - anh vua Trần Dụ Tông - lấy làm vợ nên khi sinh ra thành con nuôi của Trần Nguyên Dục nên đã đổi sang họ Trần, được kế vị hợp pháp, sau do bị lật đổ nên không được chính sử công nhận như 1 vị vua nhà Trần.
^Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên honduc
^Trần Nghệ Tông tự xưng Nghệ Hoàng, được các quan dâng tôn hiệu: Thể Khiên Kiến Cực Thuần Hiếu Hoàng Đế, sau khi lui về làm Thái thượng hoàng được Trần Duệ Tông dâng tôn hiệu Quang Hoa Anh Chiết Thái Thượng Hoàng Đế.
^Trần Duệ Tông tự xưng Khâm Hoàng, được các quan dâng tôn hiệu: Kế Thiên Ứng Vận Nhân Minh Khâm Hoàng Đế.
^Trần Phế Đế tự xưng Giản Hoàng, được các quan dâng tôn hiệu: Hiến Thiên Thể Đạo Khâm Minh Nhân Hiếu Hoàng Đế, sử sách đôi khi gọi là Xương Phù Đế vì ông chỉ sử dụng 1 niên hiệu, sau khi mất ngôi bị giáng xuống làm Linh Đức đại vương.
^Trần Thuận Tông tự xưng Nguyên Hoàng, sau khi bị Hồ Quý Ly ép thoái vị làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu là Thái Thượng Nguyên Quân Hoàng Đế.
^Trần Thiếu Đế bị ông ngoại phế truất, giáng xuống làm Bảo Ninh Đại Vương.
^Trước khi lên ngôi, Hồ Quý Ly từng tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt đại vương, sau lại tự xưng Phụ Chính Cai Giáo hoàng Đế, rồi tiếp đến tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng.
^Trần Ngỗi trước được phong là Giản Định vương, sau nhà Hồ cải phong là Nhật Nam quận vương, khi lên ngôi lấy tước hiệu cũ để xưng đế hiệu, cũng gọi theo niên hiệu là Hưng Khánh đế.
^Trần Cảo mạo nhận là hậu duệ 3 đời nhà Trần, được Bình Định Vương Lê Lợi dựng lên trong giai đoạn cuối cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để hợp thức hóa ngôi vị An Nam quốc vương với nhà Minh.
^Về Tôn hiệu và Thụy hiệu của các vị vua nhà Lê sơ, sử sách chép có lúc ghi là truy tôn hiệu có khi ghi là truy thụy hiệu.
^Khi mới lên ngôi, Lê Thái Tổ tự xưng là: Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu Lam Sơn động chủ.
^Lê Nghi Dân cướp ngôi anh tự lập làm vua hợp pháp nhà Lê sơ vì lúc đó không có ai tranh chấp, sau bị các đại thần làm chính biến mà bị phế truất nên không được sử sách chính thống ghi nhận như một vị vua.
^Lệ Đức Hầu là tước hiệu sau khi bị phế truất của Lê Nghi Dân, bởi ông bị cho là soán nghịch nên không được đặt miếu hiệu và thụy hiệu.
^Lê Thánh Tông tự xưng là Thiên Nam Động Chủ, khi ông sáng lập Tao đàn Nhị thập bát Tú đã tự xưng Tao đàn đô nguyên súy.
^Lê Hiến Tông từng tự xưng là Thượng Dương động chủ.
^Đương thời vua Lê Uy Mục tự xưng là Quỳnh Đô động chủ, trong dân gian thường bị gọi là Quỷ Vương, sau khi bị sát hại thì phế truất xuống tước hiệu Mẫn Lệ Công.
^Vua Lê Tương Dực đương thời tự xưng Nhân Hải động chủ, trong dân gian thường bị gọi là Trư Vương, khi bị lật đổ giáng phong làm Linh Ẩn Vương.
^Năm 1516, sau khi lật đổ vua Lê Tương Dực, các đại thần người muốn lập Lê Y kẻ lại đòi đưa Lê Quang Trị lên ngôi. Quang Trị ở ngôi được 3 ngày do loạn Trần Cảo buộc phải chạy vào Tây Kinh, các thế lực ủng hộ Lê Y cũng lánh nạn tới đó, bởi thế cô lực mỏng nên Trịnh Duy Đại đã sát hại Lê Quang Trị mà về hàng Lê Y.
^ abcLê Quang Trị, Lê Bảng và Lê Do được quyền thần lập lên ngôi, sau đó cả ba người đều bị phế truất trong thời gian loạn lạc ngắn ngủi. Do đó nên họ ít được nhắc tới trong sử sách dưới tư cách là các vị vua chính thống nhà Lê sơ.
^Lê Chiêu Tông có lúc sử sách gọi theo niên hiệu là Quang Thiệu Đế, sau khi bị Mạc Đăng Dung phế truất có tước hiệu Đà Dương Vương.
^Năm 1518, nhân lúc Lê Chiêu Tông đưa quân chấn áp loạn đảng, Trịnh Tuy lập Lê Bảng lên làm vua, được nửa năm thì chính Trịnh Tuy lại phế truất vị vua này do bất đồng quan điểm.
^Trịnh Tuy phế truất Lê Bảng, lập em ông là Lê Do thay thế tiếp tục chống nhau với Lê Chiêu Tông, sau bị Mạc Đăng Dung đánh bại.
^Lê Cung Hoàng đôi khi sử sách còn gọi theo niên hiệu là Thống Nguyên Đế, bị Mạc Đăng Dung phế truất giáng làm Cung Vương.
^Năm 1522, Lê Chiêu Tông chạy khỏi kinh thành mưu tính việc thảo phạt Mạc Đăng Dung, Đăng Dung tuyên bố phế truất Chiêu Tông lập hoàng đệ Xuân lên ngôi. Chiêu Tông ở bên ngoài tổ chức triều đình riêng chống nhau với Đăng Dung, đến năm 1525 thì bị Đăng Dung bắt.
^Trước khi cướp ngôi nhà Lê, Mạc Đăng Dung tự xưng là An Hưng Vương, sau khi thoái vị làm Thái thượng hoàng được nhà Minh phong tước hiệu An Nam đô thống sứ. Hình ảnh là họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách: "Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người chắp tay chào là Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung".
^Mạc Đăng Doanh chỉ sử dụng một niên hiệu Đại Chính cho nên sử sách đôi khi cũng gọi là Đại Chính Đế. Từ năm 1527 đến năm 1533 ở Việt Nam nhà Mạc là vương triều duy nhất tồn tại, năm 1533 nhà Lê trung hưng đã ra đời nhưng vẫn phải hoạt động nơi rừng rú, mãi đến năm 1541 khi Mạc Thái Tổ băng hà mới định đô ở Thanh Hoá, cục diện Nam Bắc triều chính thức hình thành.
^Sau cái chết của Mạc Hiến Tông, nội bộ nhà Mạc chia rẽ, các đại thần chủ chốt quyết định lập Mạc Tuyên Tông. Tướng Phạm Tử Nghi không phục đã ly khai, tôn Mạc Chính Trung làm vua, sau nhiều lần công phá Thăng Long thất bại đã chạy ra chiếm cứ vùng Yên Quảng. Do thời gian tồn tại không lâu, sau đó bị dẹp tan phải chạy sang Trung Quốc nên sử sách không công nhận như 1 vị quân chủ.
^Sau khi Thăng Long thất thủ, Mạc Kính Chỉ tập hợp các lực lượng trung thành với nhà Mạc chiếm cứ hầu hết khu vực miền Bắc. Mạc Toàn thấy nhiều người ủng hộ nên cũng chạy sang theo, tuy nhiên chưa kịp ổn định thì đã bị tiêu diệt chóng vánh.
^Mạc Kính Cung được Mạc Ngọc Liễn phò tá nổi dậy chống phá khắp nơi, sau nhiều phen thua trận đến năm 1601 đã rút chạy lên Cao Bằng hình thành chính quyền cát cứ tồn tại dưới sự che chở của nhà Minh.
^Theo các thư tịch Việt Nam thì Mạc Nguyên Thanh chính là Mạc Kính Vũ nhưng theo những sử liệu Trung Quốc thì Mạc Nguyên Thanh là con của Mạc Kính Vũ, sau khi Mạc Kính Vũ bị quân Lê Trịnh đánh bật khỏi Cao Bằng thì Mạc Nguyên Thanh vẫn tụ tập dư đảng ở vùng biên cảnh Trung Quốc mạn Long Châu thuộc Quảng Tây, thỉnh thoảng lại đem binh sang quấy rối vua Lê chúa Trịnh.
^Theo Thanh thực lục thì tháng 6 năm 1661, nhà Thanh phong cho Mạc Kính Vũ làm Quy Hóa tướng quân, đến tháng 12 cùng năm thì phong cho Mạc Nguyên Thanh làm An Nam đô thống sứ.
^sau khi Mạc Nguyên Thanh qua đời, em là Mạc Kính Quang được nhà Thanh cho thế tập chức An Nam đô thống sứ.
^Mạc Kính Quang bị quân Lê Trịnh đánh bại phải lưu vong sang Miến Điện, sau cùng đường đành uống thuốc độc tự sát, tộc thuộc gồm 350 người bị nhà Thanh trao trả cho phía An Nam, nhà Mạc từ đây mới chấm dứt hoàn toàn.
^Lê Trang Tông được dân gian gọi là chúa Chổm bởi hồi nhỏ ông có tên là Chổm, điều này trong chính sử không hề nhắc tới. Năm 1533, ông được Nguyễn Kim tìm thấy đưa lên ngôi ở Ai Lao, đến năm 1541 mới chính thức về nước hình thành cục diện Nam Bắc triều.
^Sử sách ghi Lê Trang Tông sinh năm 1514 khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ vì khoảng cách tuổi tác giữa vua cha Chiêu Tông (sinh năm 1506) và vua con Trang Tông quá ngắn, chỉ có 8 năm.
^Vua Lê Trung Tông băng hà không có người nối dõi, Thái sư Trịnh Kiểm định lợi dụng cơ hội tự lập làm quân chủ bèn phái sứ thần đến hỏi ý Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được Trạng hướng dẫn: "giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", Trịnh Kiểm hiểu rằng lòng dân vẫn còn nhớ tới nhà Lê nên sai người đi tìm được hậu duệ đời thứ sáu của Lê Trừ (anh Lê Thái Tổ) mà tôn làm vua, đó là Lê Anh Tông.
^Theo Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên, quyển XVI thì Lê Trừ là anh thứ hai của Lê Thái Tổ: Trừ sinh Khang, Khang sinh Thọ, Thọ sinh Duy Thiệu, Duy Thiệu sinh Duy Khoáng, Duy Khoáng sinh Lê Anh Tông.
^Theo sách "Lê triều đế vương sự nghiệp, Lệ sát phụng sự - hiển quang điện" thì Lê Thế Tông được các quan dâng tôn hiệu: Tích Thuần Cương Chính Dũng Quả Nghị Hoàng Đế. Năm 1592, nhà Lê đánh đuổi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, chính thức khôi phục Thăng Long, chấm dứt cục diện Nam Bắc triều, tuy nhiên vẫn chưa thống nhất đất nước hoàn toàn.
^Lê Kính Tông được bầy tôn dâng tôn hiệu: Hiển Nhân Dụ Khánh Tuy Phúc Huệ Hoàng Đế. Theo sách "Lê triều đế vương sự nghiệp" thì vua Lê Ý Tông còn có thụy hiệu khác là Giản Huy Hiển Nhân Dụ Khánh Đế.
^ abLê Thần Tông là vị quân chủ duy nhất trong lịch sử Việt Nam đăng cơ 2 lần, ông cũng là vua đầu tiên lấy vợ người phương Tây (Hà Lan).
^Lê Huyền Tông được các quan dâng tôn hiệu: Khoát Đạt Duệ Thông Cương Nghị Trung Chính Ôn Nhu Hoà Lạc Khâm Minh Văn Tứ Doãn Cung Khắc Nhượng Mục Hoàng Đế.
^Lê Gia Tông được các quan dâng tôn hiệu: Khoan Minh Mẫn Đạt Anh Quả Huy Nhu Khắc Nhân Đốc Nghĩa Mỹ Hoàng Đế.
^Lê Hy Tông được bầy tôi dâng tôn hiệu: Thông Mẫn Anh Quả Đôn Khoát Khoan Dụ Vĩ Độ Huy Cung Chương Hoàng Đế.
^Lê Dụ Tông được quần thần dâng tôn hiệu: Thuần Chính Huy Nhu Ôn Giản Từ Tường Khoan Huệ Tôn Mẫu Hòa Hoàng Đế, khi lui về làm Thái thượng hoàng tự xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Hoàng Thượng.
^Lê Thuần Tông được các quan dâng tôn hiệu: Khoan Hòa Đôn Mẫn Nhu Tốn Khác Trầm Lịch Thản Dị Giản Hoàng Đế.
^Lê Ý Tông được quần thần dâng tôn hiệu: Ôn Gia Trang Túc Khải Đễ Thông Mẫn Khoan Hồng Uyên Duệ Huy Hoàng Đế.
^Lê Hiển Tông được quần thần dâng tôn hiệu: Uyên Ý Khâm Cung Nhân Từ Đức Thọ Hoàng Đế.
^Lê Chiêu Thống sau khi mất ở bên Trung Quốc được những bầy tôi chạy theo sang đó truy tôn thụy hiệu là Xuất Hoàng Đế (theo Thanh thực lục) hoặc Nghị Hoàng Đế (theo Thanh sử cảo)... hình ảnh minh họa vẽ vị vua này đang trong đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị nhận sắc phong.
^Lê Chiêu Thống không có thụy hiệu, sau này Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà, do cùng chung kẻ thù là nhà Tây Sơn mà truy thụy hiệu cho ông là Mẫn Hoàng Đế.
^ abĐương thời các vị chúa Trịnh và chúa Nguyễn tuy sử dụng ấn tín riêng nhưng đều theo niên hiệu của nhà Lê, thực tế đã nắm quyền lực nhưng không có niên hiệu riêng.
^Trịnh Kiểm lúc đầu giữ chức Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Thái Sư Lạng Quốc Công, gia phong Thượng tướng Thái Quốc Công, khi mất vua Lê Thế Tông truy tặng thụy hiệu Minh Khang Nhân Trí Vũ Trinh Hùng Lược Thái Vương. Ông được xem là người đặt nền móng cho họ Trịnh nắm quyền, tuy nhiên sinh thời ông không xưng chúa, tước chúa là do các chúa Trịnh thời sau truy phong. Trịnh Kiểm có thụy hiệu là Trung Huân Vương, toàn bộ tôn hiệu dài là: Minh Khang Nhân Trí Vũ Trinh Hùng Lược Hiển Đức Phong Công Khải Nghiệp Hoằng Mô Tế Thế Trạch Dân Kiến Mưu Khuông Bích Triệu Tường Dụ Quốc Quảng Vận Hồng Mô Dụ Hậu Diễn Phúc Tĩnh Nạn Tả Bích Thùy Hưu Đốc Khai Quốc Cương Nghị Phụ Quốc Tán Trị Nghị Uy Diệu Vũ Diên Khánh Vĩnh Tự Kinh Văn Tuy Lộc Cảnh Quang Phi Hiến Dương Vũ Phù Tộ Hưng Nghiệp Thùy Thống Hồng Hưu Cẩm Tự Đốc Dụ Diễn Tự Yến Mưu Hồng Nghiệp Hoát Đạt Khoan Dung Lập Cực Vĩnh Hưng Tuy Phúc Chí Đức Quảng Huệ Phù Vận Tư Trị Hồng Ân Tích Hậu Vĩnh Đức Đại Công Thịnh Nghiệp Chế Trị Phục Viễn Lập Kinh Trần Kỷ Cương Minh Hùng Đoán Chương Thiện Diệu Uy Chấn Quốc An Cương Quang Minh Duệ Trí Cung Ý Quả Quyết Sáng Pháp Khai Cơ Cảnh Thái Vĩnh Quang Hàm Chương Tải Vật Mậu Công Hoằng Hiến pháp Thiên Hưng Vận Khuếch Hoằng Khôi Cương Tề Thánh Thông Vũ Anh Quả Tị Viễn Trượng Nghĩa Bình Tàn Thánh Thần Duệ Trí Cương Kiện Trung Chính Anh Hùng Hào Kiệt Kiến Nghĩa Tạo Mưu Khai Tiên Xương Hậu Thái Thủy Phù Tiên Sùng Cơ Triệu Khánh Thần Vũ Thánh Văn Hùng Tài Vĩ Lược Lập Nghiệp Phối Thiên Công Cao Đức Hậu Triệu Mưu Khải Vận Sáng Nghiệp Lập Bản Thái Vương.
^Trịnh Cối được vua Lê cho nối chức vụ của cha, tuy nhiên sau mâu thuẫn với Trịnh Tùng mà về hàng nhà Mạc nên không được họ Trịnh công nhận, trên thực tế đã cầm quyền được 4 tháng nên vẫn đưa vào danh sách này.
^Trịnh Cối không có miếu hiệu và thụy hiệu, ở đây chỉ nói tới tước hiệu của Trịnh Cối khi còn tại vị và tước hiệu nhà Hậu Lê truy tặng sau khi mất, lúc về hàng nhà Mạc được phong Trung Lương Hầu, cải phong Trung Quận Công và tôn hiệu Đạt Nghĩa Công
^Trịnh Tùng lúc đầu giữ chức Trường Quận Công - Tả Tướng - Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh, cải phong Thái úy Trường Quốc Công, tiến phong Đô Tướng - Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, gia phong Đô Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Phụ Bình An Vương. Thụy hiệu của Trịnh Tùng là Duệ Vũ Vương, toàn bộ tôn hiệu dài là: Cung Hoà Khoan Chính Minh Triết Thông Hiển Anh Nghị Cương Đoán Đoạt Vũ Kinh Văn Khuông Quốc Vệ Dân Hùng Tài Vĩ Lược Hậu Công Phong Nghiệp Uy Linh Hiển Ứng Hộ Quốc Thiệu Hựu Thụ Lộc Tích Dận Cẩm Tộ Diên Hy Khải Hữu Hồng Huân Mậu Công Phu Dũng Tạo Mưu Triệu Vũ Di Điển Triệu Tích Thùy Dụ Vĩnh Mệnh Cao Hành Hậu Ân Hiển Mô Quang Tự Vô Nghiệp Tập Khánh Bảo Trị Tạo Hạ Nhuận Vật Thùy Chuẩn Hiến Thiên Phổ Hiến Lược Thao Công Trực Chấp Bính Phù Võng Phụng Thân Pháp Cổ Chấn Lệnh Lãm Quyền Sùng Hy Khai Khánh Phổ Thông Quang Thiên Kế Thiên Xuất Trị Gia Huệ Hồng Ân Triệu Cơ Vĩnh Mệnh Ác Khu Ngự Vũ Khuếch Dung Phấn Đoạt Thực Quốc Ngự Biên Thông Minh Dũng Quyết Thần Vũ Hùng Đoán Tĩnh Nội Ninh Ngoại Chính Trực Trung Hậu Sáng Nghiệp Thùy Thống Thịnh Đức Mậu Công Hoàn Vũ Anh Mô Huy Cung Thần Thánh Thâm Lược Hùng Mô Tuấn Công Mậu Đức Cơ Mệnh Cảnh Quang Yên Mô Hoằng Liệt Thuật Sự Đồ Công Phấn Uy Tạo Vũ Chiết Vương.
^Trịnh Tráng lúc đầu thụ phong Bình Quận Công, cải phong Thanh Quận Công, tiến phong Hiệp Mưu Đồng Đức Công Thần Đô Tướng Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Trọng Quốc Sự Thái úy Thanh Quốc Công, tôn phong Nguyên Soái Thống Quốc Chính Thanh Đô Vương, tiến tôn Đại Nguyên Soái Thống Quốc Chính Sư Phụ Thanh Vương. Triều Minh sách phong Phó Quốc Vương, gia tôn Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Chúa Sư Thượng Phụ Công Cao Thông Đoán Nhân Thánh Thanh Vương. Thụy hiệu của Trịnh Tráng là Long Tự Vương, toàn bộ tôn hiệu dài là: Đức Uy Ân Tín Duệ Văn Hoát Đạt Lượng Thiên Chuẩn Thế Chiêu Thiện Chí Hiếu Thuần Tín Đốc Thực Nghiễm Dung Khuếch Độ Chấp Trung Di Tắc Trọng Uy Hậu Phúc Truyền Gia Mưu Quốc Bồi Cơ Trợ Thắng Tuy Nội Trị Ngoại Phu Giáo Thùy Hiến Thuần Hỗ Phóng Huân Lập Cực Thùy Thống Di Mưu Dụ Hậu Nghiêm Kính Thao Lược Anh Đoán Linh Uy Điễn Khấu Tế Sinh Viễn Mô Hùng Lược Phong Công Vĩ Tục Bảo Nghiệp Thủ Thành Lập Cực Trần Kỷ Ôn Cung Nhân Thứ Minh Doãn Tiên Chiết Khoan Hồng Uy Đoán Quảng Bác Ôn Tuý Hiển Nhân Hoằng Liệt Văn Đức Vũ Công Thâm Đồ Viễn Toán Định Công Bảo Đại Diên Hưu Thùy Trạch Sùng Huân Quảng Nghiệp Mô Thừa Liệt Nghị Vương.
^Trịnh Tạc lúc đầu được phong chức: Khâm Sai Tiết Chế Các Sứ Thủy Bộ Chư Doanh Chưởng Quốc Quyền Bính Tả Tướng Thái úy Tây Quốc Công, khi cha giao quyền hành cải phong Nguyên Soái Chưởng Quốc Chính Tây Định Vương, khi xưng chúa tiến phong Đại Nguyên Soái Chưởng Quốc Chính Thượng Sư Tây Vương, gia phong Đại Nguyên Soái Trưởng Quốc Chính Thượng Sư Thái Phụ Đức Công Nhân Uy Minh Thánh Tây Vương. Thụy hiệu của Trịnh Tạc là Thông Hiến Vương, toàn bộ tôn hiệu dài là: Hồng Mô Viễn Lược An Quốc Khôi Cương Chấn Võng Hưng Trị Hùng Độ Anh Uy Quỹ Văn Phấn Vũ Đôn Đại Minh Tác Tuấn Đức Nguy Công Duệ Toán Thần Mưu Cảnh Quang Đại Liệt Tạo Hạ Triệu Cơ Thùy Hưu Siển Phạm Tu Nội Nhương Ngoại Bảo Hòa Trí Trị Dương Vương.
^Trịnh Căn lúc đầu thụ phong Tả Quốc Doanh Phó Đô Tướng Thái Bảo Phú Quận Công, cải phong Khâm Sai Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Tổng Chính Bính Thái úy Nghi Quốc Công, tiến phong Nguyên Soái Điển Quốc Chính Định Nam Vương, sau khi xưng chúa gia phong Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Thánh Phụ Sư Thịnh Công Nhân Minh Uy Đức Định Vương. Thụy hiệu của Trịnh Căn là Dong Đoạn Vương, toàn bộ tôn hiệu dài là: Hồng Do Thần Trí Hùng Tài Tuyên Nghĩa Phu Đạo Lập Chính Uyên Ý Thần Trí Thánh Vũ Văn Công Thừa Liệt Hiển Mô Giám Hiến Bỉnh Chiết Bảo Quốc Tuy Phương Quang Tiền Chấn Hậu Chế Trị Thùy Chuẩn Thịnh Nghiệp Đại Công Khôi Võng Chấn Kỷ Tuy Nội Ninh Ngoại Khang Vương.
^Trịnh Cương lúc đầu giữ chức Khâm Sai Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Tổng Chính Cơ Thái úy An Quốc Công, sau khi xưng chúa cải phong Nguyên Soái Tổng Quốc Chính An Đô Vương, tiến phong Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Sư An Vương, gia phong Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Sư Thượng Phụ Uy Nhân Minh Công Thánh Đức An Vương. Thụy hiệu của Trịnh cương là Ý Lược Vương, toàn bộ tôn hiệu dài là: Ôn Mục Trang Túc Khoan Dụ Huy Tuấn Kinh Văn Vĩ Vũ Hồng Mô Đại Lược Thùy Thống Hiến Thiên Thần Mưu Duệ Toán Tịch Quốc Khai Cương Diệu Võ Tuyên Uy Tập Lân Hòa Hạ Trấn Võng Trần Kỷ Hoà Trung Nhạ Hành Nhân Vương.
^Trịnh Giang lúc đầu thụ phong Khâm Sai Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Lãm Chính Quyền Thái úy Trịnh Quốc Công, sau khi xưng chúa cải phong Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Uy Nam Vương, tiến phong Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Sư Uy Vương, gia phong Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Sư Thái Phụ Thông Đức Anh Nghị Thánh Công Uy Vương, tước hiệu cao nhất là Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Sư Thái Phụ Thông Đức Anh Nghị Thánh Công Bác Viễn Hòa Tuy Do Dụ Nghĩa Trinh Vương (sau đổi thành Toàn Vương). Khi lui về làm Thái thượng vương được nhà Thanh phong: An Nam Thượng Vương, thụy hiệu của Trịnh Giang là Di Mục Vương, toàn bộ tôn hiệu dài là: Cung Nhượng Khoan Huệ Thuần Túy Huy Gia Quảng Uyên Bác Hậu Đạo Khiêm Quang Tuyên Từ Khải Đễ Hậu Đức Viễn Mưu Thuận Vương.
^Trịnh Doanh lúc đầu được phong Khâm Sai Các Xứ Thủy Bộ Chư Quân Thái úy Ân Quốc Công, khi lên ngôi chúa cải phong Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Minh Đô Vương, tiến phong Đại Nguyên Soái Thượng Sư Minh Vương, gia phong Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Soái Thượng Phụ Anh Đoán Văn Trị Vũ Công Minh Vương. Thụy hiệu của Trịnh Doanh là Thiệu Cơ Vương, toàn bộ tôn hiệu dài là: Thần Mưu Duệ Toán Thịnh Đức Phóng Huân Hồng Từ Đạt Hiếu Hoằng Mô Đại Liệt Siển Do Cơ Tục Định Vũ Khai Bình Địch Văn Phu Huấn Viễn Mô Hậu Trạch Ân Vương.
^Trịnh Sâm lúc đầu thụ phong Khâm Sai Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Chưởng Chính Cơ Thái úy Tĩnh Quốc Công, khi lên ngôi chúa cải phong Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Tĩnh Đô Vương, tiến phong Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Sư Tĩnh Vương, gia phong Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Soái Thượng Duệ Đoán Văn Công Võ Đức Tĩnh Vương. Trịnh Sâm không có thụy hiệu, toàn bộ tôn hiệu dài là: Thiệu Thiên Hưng Vận Chế Trị Khai Cương Hồng Lượng Anh Do Chính Thành Nhân Hiếu Thịnh Vương.
^Trịnh Cán làm chúa được gần 2 tháng với tước hiệu: Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Điện Đô Vương, sau bị phế truất giáng xuống làm Cung Quốc Công.
^Theo Trịnh thị thế phả thì Trịnh Khải có tước hiệu: Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Sư Thượng Đoan Vương, khi mất được Án Đô Vương đặt thụy hiệu là Linh Vương.
^Sau khi Trịnh Khải bị tiêu diệt, bầy tôi tôn lập Trịnh Lệ - con trai thứ hai Trịnh Doanh - lên ngôi chúa nhưng do ban đêm không có ai đến dự lễ, gặp lúc Trịnh Bồng dâng biểu vào triều lời lẽ nhún nhường nên vua Lê Chiêu Thống mới hạ chiếu tuyên triệu. Các quan ép nhà vua phải sắc phong tước hiệu cho Trịnh Bồng là: Tiết Chế Thủy Bộ Chư Quản Bình Chương Quân Quốc Chủng Sự Côn Quận Công, ít lâu sau gia phong: Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Án Đô Vương.
^Huệ Định Công không phải thụy hiệu, theo ghi chép của sách "Lê quý kỷ sự" thì lúc Trịnh Bồng mất ngôi chúa bị vua Lê Chiêu Thống giáng xuống làm Huệ Định Công. Khi quân Tây Sơn đánh ra bắc, Trịnh Bồng lang bạt khắp nơi xuống tóc xuất gia tự xưng là Hải Đạt thiền sư.
^Các miếu hiệu thứ hai của chúa Nguyễn đều do Nguyễn Ánh sau khi xưng đế truy tôn.
^Tất cả các thụy hiệu Hoàng Đế đều do vua Gia Long sau khi thống nhất sơn hà truy tôn cho tổ tiên dựa trên cơ sở thụy hiệu cũ do chúa Nguyễn Phúc Khoát truy phong với tước vương, riêng Nguyễn Phúc Dương không được truy tôn thụy hiệu Hoàng Đế.
^Nguyễn Hoàng về mặt chính thức chưa hề xưng chúa, đương thời ông vẫn thường xuyên ra bắc phục vụ cho chính quyền vua Lê chúa Trịnh với danh nghĩa quan trấn thủ xứ Thuận Quảng.
^Nguyễn Hoàng được Nguyễn Phúc Khoát truy tôn miếu hiệu Liệt Tổ, Nguyễn Ánh truy tôn miếu hiệu Thái Tổ.
^Nguyễn Hoàng được nhà Lê truy tặng thụy hiệu Đạt Lý Gia Dụ Cẩn Nghĩa Công, Nguyễn Phúc Nguyên đặt thụy hiệu cho cha là Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ Vương.
^Bắt đầu từ Nguyễn Phúc Nguyên mới chính thức xưng chúa ở đàng trong, công khai chống lại chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở đàng ngoài. Nguyễn Phúc Nguyên được các quan tôn xưng: Thống Lãnh Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái bảo Thụy Quận Công.
^Nguyễn Phúc Lan truy tôn miếu hiệu cho cha là Tuyên Tổ, sau này vua Gia Long truy tôn thêm miếu hiệu Hy Tông.
^Nguyễn Phúc Nguyên được Nguyễn Phúc Lan đặt thụy hiệu là Đại Đô Thống Trấn Nam Phương Thống Quốc Chính Dực Thiện Tuy Du Thụy Dương Vương.
^Nguyễn Phúc Lan được các quan tôn xưng: Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái bảo Nhân Quận Công.
^Thần Tổ là miếu hiệu do Nguyễn Phúc Tần truy tôn, Thần Tông là miếu hiệu do vua Gia Long truy tôn.
^Nguyễn Phúc Tần truy tôn thụy hiệu cho cha là Đại Nguyên Soái Thống Soái Thuận Hóa Quảng Nam Đẳng Xứ Chưởng Quốc Chính Uy Đoán Thần Vũ Nhân Chiêu Vương.
^Nguyễn Phúc Tần được các quan tôn xưng: Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Dương Quận Công.
^Miếu hiệu Nghị Tổ do Nguyễn Phúc Trăn truy tôn, miếu hiệu Thái Tông do vua Gia Long truy tôn.
^Nguyễn Phúc Thái truy tôn cha thụy hiệu Đại Nguyên Soái Thống Quốc Chính Công Cao Đức Hậu Dũng Triết Vương.
^Nguyễn Phúc Thái được các quan tôn xưng: Tiết Chế Thủy Bộ Tư Dinh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái phó Hoằng Quốc Công.
^Nguyễn Phúc Chu truy tặng thụy hiệu cho cha là Đại Nguyên Soái Thống Quốc Chính Thiệu Hư Toản Nghiệp Hoằng Nghĩa Vương.
^Nguyễn Phúc Chu được quần thần tôn xưng: Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Tộ Quốc Công.
^Nguyễn Phúc Chú truy tặng thụy hiệu cho cha là Đô Nguyên Soái Thống Quốc Chính Khoan Từ Nhân Thứ Tộ Minh Vương.
^Nguyễn Phúc Chú được quần thần tôn xưng: Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Nội Ngoại Quốc Trọng Sự Thái phó Đỉnh Quốc Công, hiệu là Văn Truyền đạo nhân.
^Nguyễn Phúc Khoát truy tôn cha thụy hiệu là Đại Đô Thống Thống Quốc Chính Tuyên Quang Thiệu Liệt Đỉnh Ninh Vương
^Nguyễn Phúc Khoát được các quan tôn xưng: Tiết Chế Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái bảo Hiểu Quận Công, lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân, chẳng bao lâu lại tôn xưng: Thái Truyện Hiểu Quốc Công. Bắt đầu từ đời Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương, các thuộc quốc đều gọi ông là Thiên Vương. Từ đây tách khỏi vua Lê chúa Trịnh không khác gì một quốc gia độc lập, do các đời trước thực tế đã cầm quyền không biết đưa họ vào đâu nên cũng xếp cả vào danh sách vua Việt Nam.
^Nguyễn Phúc Thuần có ngoại hiệu là Khánh Phủ đạo nhân.
^Nguyễn Phúc Dương là chúa bù nhìn do lực lượng Tây Sơn tôn lên để lấy danh nghĩa phù chúa Nguyễn.
^Ban đầu vua Gia Long truy thụy hiệu cho Nguyễn Phúc Dương là Hiếu Huệ Vương.
^Minh Đức Hoàng Đế thực chất là tôn hiệu vua được tôn xưng khi còn sống, đương thời Nguyễn Nhạc tự xưng là Thiên Vương và sau đó là Trung ương Hoàng Đế.
^Sau khi Nguyễn Huệ đăng cơ, Nguyễn Nhạc rút về Quy Nhơn để làm Tây Sơn Vương và giữ ngôi vị này cho đến khi mất vào năm 1893
^Sau khi vua Quang Trung băng hà, Thanh Cao Tông thương tiếc mà đặt cho thụy hiệu là Trung Thuần, do trước đó đã từng thụ phong An Nam quốc vương nên đối với Thanh triều thụy hiệu đầy đủ của nhân vật lịch sử này là An Nam Trung Thuần Vương.
^Nguyễn Ánh xưng vương năm 1780, năm 1802 diệt nhà Tây Sơn mới chính thức xưng đế.
^Các vua nhà Nguyễn do chỉ sử dụng duy nhất một niên hiệu nên thường được biết đến bằng niên hiệu, vua Dục Đức lên ngôi có 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu đã bị phế truất, do trước ở Dục Đức đường nên sử sách lấy tên đó mà ghi chép.
^ abVua Dục Đức bị phế truất nên không có thụy hiệu và miếu hiệu, sau này con trai là vua Thành Thái lên ngôi mới truy tôn ông là Cung Tông Huệ Hoàng Đế.
^Vua Hiệp Hòa không có thụy hiệu, sau này được vua Thành Thái truy tặng là Lãng Quận Công, đến vua Khải Định truy tặng là Văn Lãng Quận Vương, sử gia Trần Trọng Kim truy tôn hiệu Phế Đế.
^Xuất Hoàng đế không phải thụy hiệu của vua Hàm Nghi, khi Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược chép lại làm tôn hiệu vì vị vua này trong thời gian tại vị không ở kinh thành mà thường xuyên phải chạy rong bôn tẩu.
^Vua Đồng Khánh hồi nhỏ được nuôi dưỡng ở Chánh Mông đường, do đó đôi khi còn có tên gọi Chánh Mông.
^ abVua Thành Thái và Duy Tân đều không có thụy hiệu, sau khi vua Khải Định lên ngôi gọi vua Thành Thái là Hoài Trạch Công và gọi vua Duy Tân là Công tử Vĩnh San, sau này Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược mới truy tặng cả hai vị vua này tôn hiệu Phế Đế.
^Sau khi thoái vị, Bảo Đại được mời làm "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam". Từ 1949-1955, Bảo Đại làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.
^Ngũ Lĩnh gồm 5 dãy núi nhỏ: Việt Thành Lĩnh, Đô Bàng Lĩnh, Manh Chử Lĩnh, Kỵ Điền Lĩnh và Đại Dữu Lĩnh. Phía nam núi Ngũ Lĩnh bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây gọi là Lĩnh Nam, Ngũ Lĩnh còn là đường phân thủy giữa hai con sông lớn là Dương Tử và Châu Giang - Trung Quốc.
^Theo huyền sử Trung Quốc thì vua Thần Nông sinh ra ở sông Khương nên lấy tên sông làm họ, ngày nay là đoạn hợp lưu giữa ba con sông: Bạch Long giang, Bạch Thủy giang và Dân giang thuộc tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc.
^Theo sách Văn minh Đại Việt của Nguyễn Duy Hinh căn cứ các thần phả thì tổ tiên Lý Bí vốn là người phương Bắc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Giao Châu để trốn nạn binh đao. Truyền đến Lý Bí là đời thứ 11, do đó chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân". Đa phần các thư tịch cổ đều ghi chép Lý Bí người phủ Long Hưng thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu đương đại thì tỉnh Thái Bình thời Bắc thuộc vẫn còn là biển chưa có người ở.
^Sau khi Lý Bí mất, anh là Lý Thiên Bảo dựng nước Dã Năng ở đất Di Lạo (Ai Lao). Khi Lý Phật Tử nối nghiệp dời đô đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây cũ)... đánh thắng Triệu Việt Vương thì lại chuyển kinh đô qua Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ).
^Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì Mai Thúc Loan người Mai Phụ, huyện Thiên Lộc, Hoan Châu, thời Nguyễn thuộc huyện Can Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Mai Phụ, còn gọi là gò họ Mai, hay Mỏm, một làng chuyên nghề ở miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh.
^Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Phùng Hưng quê ở Đường Lâm huyện Phúc Lộc (tức xã Cam Lâm huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây cũ).
^Theo Việt điện u linh tập, Phùng Hưng vốn thế tập Biên khố di tù trưởng châu Đường Lâm. Theo Việt sử tiêu án, Phùng Hưng quê ở Đường Lâm thuộc Phong Châu. Theo Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu thì Phùng Hưng người Đường Lâm (tức xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ).
^Theo các thư tịch cổ thì Ngô Quyền cùng quê với Phùng Hưng, do đó đất Đường Lâm thường gọi là đất hai vua.
^Đại Việt sử lược chép Lê Hoàn người Trường Châu (thuộc tỉnh Hà Nam Ninh cũ). Đại Việt sử ký tiền biên phần chính văn bản chép Lê Hoàn người Ái Châu (nay thuộc Thanh Hóa), nhưng phần cước chú lại ghi Lê Hoàn người Bảo Thái, huyện Thanh Liêm nay thuộc tỉnh Nam Hà.
^Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Lý Công Uẩn người Cổ Pháp (từ thời Đinh về trước gọi là châu Cổ Lãm; triều Lê Đại Hành cho đến năm 995 đổi gọi là Cổ Pháp, Lý Thái Tổ lên ngôi đổi làm phủ Thiên Đức. Chính là đất huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc cũ).
^Lý Công Uẩn khi mới lên ngôi năm 1009 vẫn đóng đô ở Hoa Lư, sang năm sau mới dời đô về Thăng Long, ngoài ra nhà Lý còn có kinh đô phụ ở Đình Bảng, Bắc Ninh.
^Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì tổ tiên 4 đời của nhà Trần vốn người đất Mân - Phúc Kiến (có thuyết nói là người Quế Lâm - nay thuộc khu tự trị Choang - Quảng Tây, Trung Quốc), tên là Trần Kinh di cư đến hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường lập nghiệp.
^Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Chiết Giang bên Trung Quốc, thời Hậu Hán (947-950) Ngũ đại sang sinh sống ở Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Hậu duệ đời thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm mới dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
^Nhà Hậu Lê còn có kinh đô phụ là Lam Kinh - Thanh Hóa, giai đoạn Lê Trung hưng lúc đầu vua Lê Trang Tông lên ngôi trên đất Sầm Châu - Trấn Ninh phủ (nay thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), sau khi về nước mới cho lập hành điện ở sách Vạn Lại (nay thuộc Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Cuối cùng, chuyển qua thành Tây Đô (kinh đô của nhà Hồ) cho đến khi khôi phục Thăng Long.
^Theo Đại Việt thông sử thì tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung là Mạc Đĩnh Chi người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, tổ 4 đời là Mạc Tung di cư đến huyện Thanh Hà - Hải Dương, đến ông nội là Mạc Bình mới chuyển sang làng Cổ Trai huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, Hải Phòng).
^Nhà Mạc còn có kinh đô phụ là Dương Kinh (nay thuộc quận Dương Kinh, Hải Phòng)... Khi Thăng Long thất thủ, hậu duệ chạy lên Cao Bằng thành lập chính quyền cát cứ với kinh đô Cao Bình.
^Chính quyền chúa Trịnh gắn liền với vua Lê cho nên hễ kinh đô của nhà Lê Trung hưng ở đâu thì phủ chúa Trịnh cũng đặt tại địa phương đó.
^Khi Nguyễn Huệ lên ngôi đóng đô ở Phú Xuân, có ý định xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô (nay thuộc thành phố Vinh, Nghệ An, Nguyễn Nhạc lui về làm Tây Sơn Vương vẫn đóng đô ở Quy Nhơn.
^Suốt thời gian chống nhau với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh phải chạy rong bôn tẩu khắp nơi, sau khi tái chiếm Nam Bộ thì đóng đô tại Gia Định (Sài Gòn).
^Hợp biên thế phả họ Mạc, sđd, trang 96-102: Mục Tông Hoàng Đế Mạc Mậu Hợp.
^ abcdefghijklmnopVương Thất Hậu Duệ Dữ Phản Loạn Giả, chương 2: An Nam Mạc Thị Cao Bình Dữ Minh Triều Quan Hệ - Tiết 2: Mạc Thị Cao Bình Chính Quyền Thế Hệ Khảo.
Hội đồng biên soạn nhà Minh (1976). Tống Liêm; Triệu Huân; Vương Y (biên tập). 元史 [Nguyên sử] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. ISBN9787101003260.
Hội đồng biên soạn nhà Minh (2015). 明實錄 [Minh thực lục]. Nhà xuất bản thư điếm Thượng Hải. ISBN9787545810295.
Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1985). 清實錄 [Thanh thực lục]. Trung Hoa thư cục. ISBN9787101056266.
Ngưu Quân Khải (2012). 王室后裔与叛乱者: 越南莫氏家族与中国关系研究 [Hậu duệ vương thất và kẻ phản loạn: Nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc và gia tộc họ Mạc của Việt Nam]. Bộ sách nghiên cứu Đông Nam Á. Công ty xuất bản Sách báo Thế giới. ISBN9787510054129.
Lê Quý Đôn (1759). Đại Việt thông sử(PDF). Ngô Thế Long dịch, Văn Tân hiệu đính (1987). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
Disambiguazione – Pugni rimanda qui. Se stai cercando altri significati, vedi Pugni (disambigua) o Pugno (disambigua). Video, al rallentatore, di un pugno sferrato all'addome di un uomo. Il pugno è un attacco fisico, consistente nel colpire il bersaglio con la mano chiusa.[1] Indice 1 Nello sport 1.1 Pugilato 1.2 Arti marziali 2 Note 3 Voci correlate 4 Altri progetti 5 Collegamenti esterni Nello sport Pugilato Nella boxe, i pugni sono l'unico attacco consentito.[2&...
Władysław Gomułka Sekretaris Pertama Partai Persatuan Pekerja PolandiaMasa jabatan21 Oktober 1956 – 20 Desember 1970 PendahuluEdward OchabPenggantiEdward GierekSekretaris Pertama Partai Buruh PolandiaMasa jabatan1943–1948 PendahuluPaweł FinderPenggantiBolesław Bierut Informasi pribadiLahir(1905-02-06)6 Februari 1905Krosno, Austria-HungariaMeninggal1 September 1982(1982-09-01) (umur 77)Konstancin, PolandiaKebangsaanPolandiaSuami/istriLiwa (Zofia) née Szoken (1902–1986...
Form of encephalitis (sleeping sickness) Medical conditionEncephalitis lethargicaOther namesEconomo's disease; von Economo's encephalitis[1]An illustration from von Economo's Die Encephalitis lethargica (1918) showing brain tissue of a monkey affected by Encephalitis lethargica, as seen under a microscopeSpecialtyInfectious diseases, neurology CausesUnknownFrequencyUnknown Encephalitis lethargica is an atypical form of encephalitis. Also known as sleeping sickness or sleepy sickn...
Amazake (susu beras Jepang) Susu nabati atau susu tanaman telah dikonsumsi selama berabad-abad dalam berbagai budaya, baik sebagai minuman biasa (seperti horchata Spanyol) dan sebagai pengganti susu. Varietas yang paling populer adalah susu kedelai, susu almond, susu beras dan santan. Kandungan protein bervariasi. Minuman ini tidak mengandung laktosa atau kolesterol, dan biasanya dijual dengan tambahan kalsium dan vitamin, terutama B12. Ada beberapa alasan untuk mengkonsumsi susu nabati: alas...
جنوب تايلاند الإحداثيات 8°03′33″N 99°58′32″E / 8.05923°N 99.97559°E / 8.05923; 99.97559 تقسيم إداري البلد تايلاند التقسيمات الإدارية محافظة كرابيمحافظة تشومفونمحافظة ترانغمحافظة ناخون سي تامماراتمحافظة ناراتيواتباتانيمحافظة فانغ نغامحافظة فاتالونغبوكيتمحافظة ...
American broadcast television network Not to be confused with MTV, MyNetworkTV, We TV, or FETV. Television channel MeTVTypeBroadcast television network (classic TV)CountryUnited StatesBroadcast areaNationwideAffiliatesSee: List of affiliatesHeadquartersChicago, IllinoisProgrammingLanguage(s)EnglishPicture format 720p HDTV master feed (downscaled to 480i (SDTV widescreen) on most over-the-air affiliates) OwnershipOwnerWeigel BroadcastingParentMe-TV National Limited Partnership[1]Key pe...
Labudovo okno(Serbian: Лабудово окно)Labudovo oknoLabudovo oknoLabudovo oknoShow map of SerbiaLabudovo oknoLabudovo okno (Balkans)Show map of BalkansLabudovo oknoLabudovo okno (Europe)Show map of EuropeLocationmunicipalities of Bela Crkva and Kovin, Vojvodina, SerbiaNearest cityBanatska PalankaCoordinates44°48′13″N 21°18′09″E / 44.80361°N 21.30250°E / 44.80361; 21.30250Area37.33 km2 (14.41 sq mi)Established1 May 2006 Ra...
American TV series or program Sonny SpoonGenreCrime dramaCreated by Michael Daly Dinah Prince Stephen J. Cannell Randall Wallace Starring Mario Van Peebles Melvin Van Peebles Jordana Capra Country of originUnited StatesOriginal languageEnglishNo. of seasons2No. of episodes15ProductionRunning time48 minutesOriginal releaseNetworkNBCReleaseFebruary 12 (1988-02-12) –December 16, 1988 (1988-12-16) Sonny Spoon is an American crime drama television series that aired on NBC televis...
Artikel ini membutuhkan rujukan tambahan agar kualitasnya dapat dipastikan. Mohon bantu kami mengembangkan artikel ini dengan cara menambahkan rujukan ke sumber tepercaya. Pernyataan tak bersumber bisa saja dipertentangkan dan dihapus.Cari sumber: Bahasa Italia Swiss – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR (February 2011) Bahasa Italia Swiss italiano svizzero Dituturkan diSwissEtnisSwissItaliaPenutur[1] Rumpun bahasaIndo-Eropa ...
Expression from Greek that means the many For the 1935 Three Stooges film, see Hoi Polloi (film). For the Scottish punk band, see Oi Polloi. For other uses, see HOI (disambiguation).Hoi polloiOrigin/etymologyGreekMeaningthe manyHoi polloi (/ˌhɔɪ pəˈlɔɪ/; from Ancient Greek οἱ πολλοί (hoi polloí) 'the many') is an expression from Greek that means the many or, in the strictest sense, the people. In English, it has been given a negative connotation to signify the c...
Pertempuran Champagne PertamaBagian dari Front barat dari World War IMenunggu serangan, di parit.Tanggal20 Desember 1914 – 17 Maret 1915LokasiChampagne-Ardenne, Prancis49°11′04″N 04°32′39″E / 49.18444°N 4.54417°E / 49.18444; 4.54417Hasil status quoPihak terlibat Prancis German EmpireTokoh dan pemimpin Joseph Joffre Langle de Cary Erich von Falkenhayn Karl von EinemKekuatan Fourth Army 3rd ArmyKorban 93,432 46,100Champagne Champagne-Ardenne, be...
Годы 1569 · 1570 · 1571 · 1572 — 1573 — 1574 · 1575 · 1576 · 1577 Десятилетия 1550-е · 1560-е — 1570-е — 1580-е · 1590-е Века XV век — XVI век — XVII век 2-е тысячелетие XIV век XV век XVI век XVII век XVIII век 1490-е 1490 1491 1492 1493 1494 1495 1496 1497 1498 1499 1500-е 1500 1501 1502 1503 1504 1505 1506 1507 1508 1509 1510-е 1510 1511 1512 1513 1514 1515 1516 ...
Cet article est une ébauche concernant un parti politique, le Sénégal et le libéralisme. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Parti démocratique sénégalais Logotype officiel. Présentation Secrétaire général national Abdoulaye Wade Fondation 31 juillet 1974 Siège Dakar Fondateur Abdoulaye Wade Positionnement Centre Idéologie Libéralisme Affiliation internationale Internationale libéraleA...
Opioid analgesic drug LevorphanolClinical dataTrade namesLevo-DromoranOther namesRo 1-5431[1]AHFS/Drugs.comMonographMedlinePlusa682020Routes ofadministrationOral, intravenous, subcutaneous, intramuscularATC codeNoneLegal statusLegal status AU: S8 (Controlled drug) BR: Class A1 (Narcotic drugs)[2] CA: Schedule I DE: Anlage II (Authorized trade only, not prescriptible) UK: Class A US: Schedule II Pharmacokinetic dataBioavailability70% (oral); 100% (...
Ewine van Dishoeck Ewine van Dishoeck adalah seorang ilmuan di bidang astrofisika. Ewine menyelesaikan studi kimia di Leiden University di Netherlands dan kemudian tertarik dengan astrofisika mengikuti pembelajaran dengan fisikawan Alexander Dalgarno di Harvard University pada tahun 1980. Kemudian menyelesaikan gelar PhD di Leiden dengan melakukan penelitian terkait perangsangan dan pemecahan molekul dengan awan gas interstelar, untuk menyelesaikan penelitiannya Ewine pergi ke Atlantic bersam...
US Army's primary R&D arm for armaments and munitions. This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article relies excessively on references to primary sources. Please improve this article by adding secondary or tertiary sources. Find sources: United States Army CCDC Armaments Center – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (Septem...
Caulerpa taxifolia Automezzi al lavoro per lo smaltimento delle alghe nell'estate del 2013 a Pinarella di Cervia, Italia Le alghe (dal latino Algae) afferiscono ad un raggruppamento, non appartenente ad un taxon sistematico, rappresentato da organismi di struttura vegetale, autotrofi, unicellulari o pluricellulari,[1] che producono energia chimica per fotosintesi, generando ossigeno e che non presentano una differenziazione in tessuti veri e propri. Nel corso del tempo, e nell'evoluzi...
لمعانٍ أخرى، طالع الوادي (توضيح). ' قرية الوادي - قرية - تقسيم إداري البلد اليمن المحافظة محافظة حضرموت المديرية مديرية تريم العزلة عزلة تريم السكان التعداد السكاني 2004 السكان 677 • الذكور 353 • الإناث 324 • عدد الأسر 60 • عدد المساكن 68 معلومات...