Lê Chiêu Thống

Lê Mẫn Đế
黎愍帝
Vua Việt Nam
Hoàng đế Đại Việt
Trị vì10 tháng 8 năm 1786tháng 1 âm lịch năm 1789
Chúa TrịnhTrịnh Bồng (17861787)
Tiền nhiệmLê Hiển Tông
Kế nhiệmTriều Hậu Lê cáo chung
Quang Trung (trên thực tế)
Thông tin chung
Sinh1765
Đông Kinh,Đại Việt
Mất1793
Yên Kinh, Trung Hoa
An tángtháng 11 năm 1804

Lăng Bàn Thạch, Thanh Hóa, Đại Việt
Thê thiếpNguyễn Thị Kim
Tên thật
  • Lê Duy Khiêm (黎維謙)
  • Lê Duy Kỳ (黎維祁)
Niên hiệu
Chiêu Thống (昭統): 1786 - 1789
Thụy hiệu
Mẫn Hoàng đế (愍皇帝)
Triều đạiNhà Lê Trung hưng
Thân phụLê Duy Vĩ
Thân mẫuMẫn Thái hậu

Lê Chiêu Thống (chữ Hán: 黎昭統 1765 – 1793) hay Lê Mẫn Đế (chữ Hán: 黎愍帝), tên thật là Lê Duy Khiêm (黎維), khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ (黎維祁),[1] là vị hoàng đế thứ 16 và là hoàng đế cuối cùng của Hoàng triều Lê nước Đại Việt, giữ ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch[2] năm 1786 tới đầu tháng 1 âm lịch năm 1789.

Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng.

Trước khi kế vị

Mắc nạn cùng cha

Cha của Duy Khiêm là Hoàng thái tử Lê Duy Vỹ, con của vua Lê Hiển Tông (ở ngôi 17401786), mẹ là Mẫn Thái hậu. Trước khi Trịnh Doanh chết, Thế tử Trịnh Sâm có hiềm khích sâu nặng với Duy Vĩ. Sau khi lên nối ngôi chúa, tháng 12 năm Tân Sửu (1771), Sâm bày mưu hãm hại và giết Duy Vĩ trong ngục. Lê Duy Khiêm cùng hai em là Lê Duy Trù và Lê Duy Chi đều bị bắt đem giam cầm ở ngục Đề Lãnh.[3] Năm đó, Duy Khiêm mới 6 tuổi. Chú của Duy Khiêm (em Duy Vĩ) là Duy Cận được lập làm Thái tử do sự can thiệp của Trịnh Thái phi (mẹ Trịnh Sâm).

Tháng 10 năm Nhâm Dần (1782), sau khi Trịnh Sâm mất, binh lính tam phủ làm loạn, truất thế tử Trịnh Cán, lập thế tử Trịnh Khải (Trịnh Tông), tức là loạn kiêu binh. Quân lính cũng mở ngục rước ba con của Duy Vĩ về cung. Năm đó Duy Khiêm 17 tuổi, ở trong ngục tổng cộng 11 năm.

Được lập kế vị

Duy Khiêm trở về cung, ngôi thái tử của Duy Cận bị đe dọa. Trịnh Thái phi vốn ủng hộ Duy Cận sợ Duy Cận mất ngôi thái tử, bèn sai hoạn quan là Liêm Tăng đến bắt ép Duy Khiêm sang chầu, để toan bí mật giết đi. Duy Khiêm từ chối không được, khóc mà ra đi.

Khi đi đường, quân tuần sát ngăn lại. Vì thế các quân lính la hét ầm ĩ, yêu cầu tra cứu người lập mưu làm hại Thái tôn. Quân lính lùng tìm Liêm Tăng không được, ngờ là Duy Cận chủ mưu. Lúc ấy, Duy Cận đang chầu Trịnh Thái phi, nghi trượng để ngoài cửa phủ đường, quân sĩ đều đập phá tan nát. Duy Cận sợ, phải thay đổi quần áo đi lẻn về cung. Duy Khiêm thoát nạn.

Trịnh Khải biết việc này là do thái phi gây ra, bèn dụ quân sĩ thôi làm huyên náo, rồi hạ lệnh cho bầy tôi trong triều xin nhà vua Hiển Tông lập Duy Khiêm làm Hoàng thái tôn,(皇太孫) lại bắt Duy Cận làm tờ biểu nhường ngôi thái tử.

Tháng giêng năm 1783, Duy Khiêm với cương vị là cháu trưởng, được ông nội lập làm Hoàng thái tôn, còn chú Duy Cận bị truất làm Sùng Nhượng công. Lúc ấy Duy Khiêm 18 tuổi.

Được Nguyễn Huệ đưa lên ngôi

Tháng 7 âm lịch năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ với chiêu bài phù Lê diệt Trịnh đã mang quân ra Bắc Hà đánh đổ Trịnh Khải. Quyền binh khi đó ở cả trong tay Nguyễn Huệ. Vua Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ là Nguyên soái Phù chính Dực vận Uy quốc công, sau đó gả con gái thứ 21 là công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Khi đó Bắc Hà rối loạn, lòng người tản mát, vua Lê yếu hèn nhu nhược, chúa Trịnh thì đã bị đánh đổ, tạo ra khoảng trống quyền lực. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần này là lần đầu, giới sĩ phu Bắc Hà, do tư tưởng chính thống nên còn rất nghi kỵ và nhìn chung có thái độ chống đối với quân Tây Sơn. Phía nam quân Nguyễn Ánh vẫn còn quấy rối, không có Nguyễn Huệ thì không ai đảm đương được. Nguyễn Huệ thấy chưa thể củng cố được vững chắc quyền lực của mình ở Bắc Hà, nên đã quyết định không xưng đế mà để nhà Lê tiếp tục giữ ngôi vua. Quyền phế lập ở cả trong tay Nguyễn Huệ là điều cả ông lẫn nhà Lê đều ý thức được. Vua Hiển Tông trước khi chết dặn lại Duy Khiêm (Chiêu Thống):

"Ta chỉ sớm tối sẽ trút bỏ gánh nặng, bây giờ lo lắng việc nước là ở mình cháu, cháu phải nghĩ lấy. Binh lính xứ khác (tức xứ Đàng Trong) còn đóng ở đây, về việc truyền nối ngôi vua là việc trọng đại, cần phải thượng lượng bàn bạc với nguyên soái (tức Nguyễn Huệ), chớ nên làm tắt".[1]

Về việc chọn người nối ngôi, Nguyễn Huệ đầu tiên tham khảo ý kiến vợ là công chúa Ngọc Hân. Công chúa Lê Ngọc Hân khen Duy Cận là người hiền, nhưng sau đó do ý kiến từ các hoàng tộc nhà Lê, Ngọc Hân xin lại với Nguyễn Huệ lập Duy Khiêm. Nguyễn Huệ đồng ý, đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên là Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Năm đó Chiêu Thống 21 tuổi.

Nỗ lực củng cố hoàng quyền

Tháng 8 năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Nhạc ra Thăng Long rồi bất ngờ cùng Nguyễn Huệ bỏ vào Nam mà không hề báo cho Chiêu Thống. Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để khôi phục lại vương quyền, dẫn đến cảnh "hào mục các nơi chiếm giữ châu quận, chiêu tập binh mã, đều mượn danh nghĩa "bảo vệ"[1]; những hạng vô lại đánh giết lẫn nhau, trong nước thành ra rối loạn". Thêm vào đó, dư đảng của họ Trịnh là Trịnh Bồng lại nổi lên, được vua triệu về triều, dần dần lấn át quyền hành của vua. Chiêu Thống cũng hiểu được đây là cơ hội khôi phục lại hoàng quyền chính thống của nhà Lê. Tháng Chín năm Bính Ngọ Chiêu Thống năm thứ nhất (1786), trước yêu cầu phong vương của Trịnh Bồng, vua cự tuyệt và nói:

Tuy nhiên, trước áp lực từ triều thần cùng lực lượng quân đội ủng hộ Trịnh Bồng do Đinh Tích Nhưỡng chỉ huy kéo từ Hải Dương về Thăng Long, Chiêu Thống buộc phải nhượng bộ và phong cho Bồng là Nguyên soái, Tổng quốc chính, Yến Đô vương. Tuy nhiên, bản thân Trịnh Bồng cũng không nắm được thực quyền, việc quyết đoán nằm cả ở trong tay người thực sự nắm giữ quân đội là Đinh Tích Nhưỡng. Tích Nhưỡng vốn là tướng võ biền, dẫn đến việc cai trị càng rối loạn hơn: "Ngay giữa ban ngày, thủ hạ ra sức cướp bóc dân cư gần kinh thành, không có hiệu lệnh ngăn cấm. Mọi người đều cho là không còn hy vọng gì cả".[1] Trong khi đó, Chiêu Thống một mặt tự đề phòng cho bản thân, một mặt bí mật xuống chiếu cần vương, cử người vào Nghệ An thăm dò ý định của trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Hữu Chỉnh.

Tình trạng "bằng mặt mà không bằng lòng" giữa Chiêu Thống và Trịnh Bồng thể hiện qua sự kiện bổ nhiệm và đặt tên gọi quan lại sau đó. Chiêu Thống tìm cách nắm lấy binh quyền, nhưng Đinh Tích Nhưỡng, câu kết với Hoàng Phùng Cơ, mượn tiếng đem quân từ Sơn Tây về bảo vệ kinh thành, gây áp lực buộc nhà vua phải trở lại hệ thống cai trị cũ trước kia với quyền hành thực sự nằm cả trong tay chúa Trịnh.

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục nhận xét:

Mâu thuẫn giữa cung vua và phủ chúa lên đến đỉnh điểm và bùng phát thành bạo lực vào tháng 11 năm Bính Ngọ (1786), sau sự kiện Dương Trọng Khiêm. Khiêm là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc khôi phục quyền hành của chúa Trịnh và được Trịnh Bồng đền đáp bằng chức coi giữ bộ Hộ, trông coi về tài chính, thuế khóa. Tuy nhiên, do lo sợ nhà vua khôi phục lại quyền lực, Khiêm xui Trịnh Bồng làm việc phế lập. Bồng nghe theo, sai Nguyễn Mậu Nễ và Bùi Nhuận đang đêm đem quân vào cung khuyết. Hoàng Phùng Cơ nghe tin, sợ bị mang tiếng xấu cùng phe với quân tạo phản, đem quân chặn Mậu Nễ. Mậu Nễ không dám đánh, buộc phải lui quân.

Sau sự kiện đó, Chiêu Thống chính thức có chiếu thư cho Nguyễn Hữu Chỉnh kêu gọi đem quân cần vương. Chỉnh vốn là tay gian hùng, bỏ nhà Lê theo Tây Sơn, rồi lại dẫn Tây Sơn ra Bắc Hà, nhưng cũng không được Tây Sơn tin tưởng. Khi Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rời Thăng Long vào nam đã không cho Chỉnh biết. Chỉnh phải chạy theo về, rồi được bổ làm trấn thủ Nghệ An, cũng là việc bất đắc dĩ. Đến đây, Chỉnh tiếp được mật chỉ, thấy là cơ hội không thể bỏ qua, lập tức truyền đi các nơi, lấy danh nghĩa nhà Lê mộ quân, trong "khoảng mười ngày, mộ hơn được một vạn lính".[1] Chỉnh đem quân tiến ra Bắc, nhanh chóng đập tan mọi kháng cự của Trịnh Bồng và Đinh Tích Nhưỡng, được Chiêu Thống đích thân ra khỏi thành đón tiếp.

Nguyễn Hữu Chỉnh nắm quyền

Tháng 12 năm Bính Ngọ, Chiêu Thống thứ nhất (1786), sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh đánh tan quân họ Trịnh, vào Thăng Long, Chiêu Thống bèn bổ dụng Chỉnh là Đại Tư đồ, phong tước Bằng Trung công. Chiêu Thống từ đấy dựa cả vào Hữu Chỉnh. Chỉnh nắm binh quyền, dần dần ép Chiêu Thống cả trong việc bổ nhiệm quan chức, sắp đặt chính sự. Cương mục chép:

Chiêu Thống lại tìm cách giết Chỉnh, nhưng Vũ Trinh can ngăn, mới thôi. Chỉnh phong thanh biết chuyện, từ đó bỏ luôn cả lễ triều yết. Tuy nhiên, Chỉnh vẫn giữ danh nghĩa tôn phù vua Lê. Sau đó, cùng bộ hạ là Hoàng Viết Tuyển, Chỉnh lần lượt diệt các thế lực chống đối nhà Lê ở Bắc Hà như Dương Trọng Khiêm, Hoàng Phùng Cơ, Trịnh Bồng và Đinh Tích Nhưỡng.

Tháng 11 năm Đinh Mùi Chiêu Thống thứ hai (1787), quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm chỉ huy tấn công Bắc Hà. Chiêu Thống sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân chống cự, nhưng trong trận đánh lớn trên sông Thanh Quyết, bị Văn Nhậm đánh tan. Hữu Chỉnh và Hữu Du chỉ kịp đem vài trăm quân chạy về Thăng Long.

Tháng 12 năm đó, Văn Nhậm kéo quân tới Thăng Long, Chiêu Thống nghe lời Hữu Chỉnh, bỏ Thăng Long chạy đi Kinh Bắc. Lúc đi, thị vệ và các bầy tôi tản mát bỏ trốn hết. Vua lại phải cho người sang nhờ Hữu Chỉnh đi hộ giá. Khi vua đến Kinh Bắc, trấn thủ là Nguyễn Cảnh Thước, vốn đã bí mật đầu hàng Tây Sơn, đóng cửa thành cáo bệnh không đón. Vua cùng Hữu Chỉnh qua đò sông Nguyệt Đức, đi theo chỉ còn sáu, bảy người, lại bị bọn vô lại cướp mất áo bào. Tình cảnh hết sức thê thảm. Khi Chiêu Thống tới huyện Yên Dũng mới được tri huyện huyện ấy giúp đỡ, xin hộ giá, rồi dần dần khôi phục lại được lực lượng ở mạn Cao Bằng, Thái Nguyên.

Sau đó, Nguyễn Văn Hòa, bộ tướng của Văn Nhậm, đuổi kịp quân nhà Lê. Chiêu Thống thân chinh cầm quân ngự chiến, nhưng thua trận, Nguyễn Hữu Du chết tại trận, Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt giải về kinh, rồi bị Văn Nhậm xử tử, quân nhà vua tan vỡ, Dương Đình Tuấn hộ vệ vua chạy sang trại Sơn Lộc. Các bầy tôi khác đều tan tác hết.

Cầu viện Mãn Thanh

Sau đó, Chiêu Thống lẩn quất chạy trốn quân Vũ Văn Nhậm ở mạn bắc sông Nguyệt Đức, khi thì ở huyện Gia Định, lúc lại đi Chí Linh, Thủy Đường, Vị Hoàng. Nhậm lại kiêu ngạo, tiếm quyền, có ý đồ phản Tây Sơn. Tháng Tư năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ lại ra bắc, vào thành Thăng Long, bắt giết Vũ Văn Nhậm, cho Ngô Văn Sở cai quản binh quyền, đặt Lê Duy Cận làm giám quốc coi việc thờ cúng tôn miếu nhà Lê. Chiêu Thống chạy ra Kinh Bắc lần thứ hai.

Trước kia, khi thái hậu là mẹ vua đến Cao Bằng, bị các thế lực cát cứ địa phương uy hiếp, bầy tôi nhà Lê là Đốc đồng Nguyễn Huy Túc, phiên thần Địch quận công Hoàng Ích Hiểu, tụng thần Lê Quýnh và Nguyễn Quốc Đống bảo vệ thái hậu và con trai Chiêu Thống qua cửa ải Thủy Khẩu chạy sang Long Châu nhà Thanh, gặp Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh cầu xin cứu viện.

Nhà Thanh bèn nhân dịp đấy định thôn tính luôn An Nam. Cương mục viết:

Vua Thanh thuận cho, Tôn Sĩ Nghị bèn điều động quân 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân NamQuý Châu kéo sang Đại Việt, sai Lê Quýnh, Nguyễn Quốc Đống về tâu lại với Chiêu Thống. Vua bấy giờ mới biết, bèn sai Tham tri chính sự Lê Duy Đản và Hàn lâm hiệu thảo Trần Danh Án đi đường tắt lên đón quân nhà Thanh.

Quân Thanh sang, quân Tây Sơn không đón đánh mà bỏ Thăng Long lui về giữ Tam Điệp. Tháng 10 năm Mậu Thân (1788), quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đưa Chiêu Thống về Thăng Long. Nhà Thanh phong cho Chiêu Thống làm An Nam quốc vương. Kể từ đây, Chiêu Thống tin tưởng hoàn toàn vào nhà Thanh. Dù trở lại ngôi vua, Chiêu Thống thực sự chỉ là bù nhìn của quân Thanh. Việc chủ yếu của vua lúc đó là luận công những người hộ giá và trị tội những người theo Tây Sơn. Ngoài ra, việc trong ngoài đều trong tay Sĩ Nghị.

Cương mục nhận xét:

Chết trên xứ người

Tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), Quang Trung kéo quân ra Bắc Hà, chỉ một trận quét sạch 29 vạn quân Thanh, Chiêu Thống lại phải theo bại quân nhà Thanh chạy sang Trung Quốc. Chiêu Thống lại tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, phần vua Thanh Càn Long đã già (78 tuổi) ngán ngẩm việc chinh chiến, chỉ hứa hão với Chiêu Thống mà không cho quân. Thân vương nhà Thanh là Phúc Khang An hứa giúp quân cho Chiêu Thống, nhưng lại tâu với vua Thanh Càn Long rằng Chiêu Thống không còn muốn trở về. Tháng Tư năm đó, theo lời tâu của Hòa Thân và Phúc Khang An, Càn Long phong Nguyễn Huệ là An Nam quốc vương và nhận tiếp sứ của nhà Tây Sơn.

Thế nhưng, Chiêu Thống vẫn chưa thôi mộng phục quốc. Cương mục chép:

Tháng 5 năm Nhâm Tý, tức năm Càn Long thứ 57 (1792), con trai chết, Chiêu Thống thất vọng và chán nản, lâm bệnh rồi qua đời ngày 16 tháng 10 (âm lịch) năm 1793 tại Yên Kinh. Nhà Thanh chôn ông theo nghi thức tước công.

Năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời kỳ nhà Nguyễn, đã cho sứ giả sang thông hiếu và quy phục nhà Thanh. Nhân đó các bầy tôi nhà Hậu Lê dâng biểu xin trở về nước nhà. Năm 1804, vua Gia Khánh nhà Thanh cho phép đưa linh cữu vua Lê, Thái hậu và con trai Chiêu Thống về nước. Tháng 11 cùng năm, táng nhà vua ở lăng Bàn Thạch (nay là xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Gia quyến

Cha: Duy Vỹ tức Hựu Tông Mẫn hoàng đế

Mẹ: Thiếp Nguyễn Thị tức Mẫn Thái hậu

Phối ngẫu: Mẫn Hoàng quý phi Nguyễn Thị Kim

Con cái: vua sinh được 2 người con một trai, một gái, trưởng là Thuyên mất sớm ở Bắc quốc, nữ là Ngọc Nga ở lại Bắc quốc không có con.

Phê phán

Lê Chiêu Thống bị giới làm sử đời sau phê phán gay gắt. Các tác giả Ngô gia văn phái trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí viết:

Tuy nhiên, nhà Nguyễn do Nguyễn Ánh thành lập sau đó, lại nhìn nhận khá rộng lượng với Chiêu Thống, bởi Nguyễn Ánh cũng từng cầu viện quân ngoại quốc (Xiêm LaPháp) để chống Tây Sơn, và chính Nguyễn Ánh đã cho thuyền chở 50 vạn cân gạo ra bắc để trợ giúp quân Thanh chống Tây Sơn. Hoàng đế Tự Đức có lời phê về Chiêu Thống, đại ý nói:

Trong văn hoá đại chúng

Năm Tác Phẩm Diễn Viên
2010 Tây Sơn hào kiệt Công Hậu

Ghi chú

  1. ^ a b c d e f g h Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Chính biên quyển thứ 46.
  2. ^ Vua Lê Hiển Tông mất ngày 17 tháng 7 âm lịch.
  3. ^ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Chính biên quyển thứ 43.
  4. ^ a b c d Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Chính biên quyển thứ 47.
  5. ^ Hoàng Lê nhất thống chí, Hồi thứ 13.

Liên kết ngoài

Read other articles:

يغطي التاريخ الاقتصادي للبرتغال تطور الاقتصاد طيلة مسار التاريخ البرتغالي. تمتد جذوره إلى ما قبل الجنسية عندما طور الاحتلال الروماني اقتصادًا مزدهرًا في هيسبانيا في مقاطعات لوسيتانيا وغالايسيا بكونهم منتجين ومصدرين للإمبراطورية الرومانية. استمر هذا الأمر في ظل حكم الق�...

 

В Википедии есть статьи о других людях с фамилией Пил. Джон Пилангл. John Peel Имя при рождении англ. John Robert Parker Ravenscroft[4] Дата рождения 30 августа 1939(1939-08-30)[1] Место рождения Хесуолл, Ливерпуль Чешир, Англия Дата смерти 25 октября 2004(2004-10-25)[2][1][…] (65 лет) ...

 

County in Arkansas, United States Not to be confused with Bradley, Arkansas. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Bradley County, Arkansas – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2011) (Learn how and when to remove this template message) County in ArkansasBradley CountyCountyBradley Cou...

Australian actress (born 1989) Mia WasikowskaWasikowska in 2018Born (1989-10-25) 25 October 1989 (age 34)Canberra, AustraliaOccupationActressYears active2004–present Mia Wasikowska (/ˌvʌʃɪˈkɒfskə/ VUSH-i-KOF-skə;[1] born 25 October 1989) is an Australian actress. She made her screen debut on the Australian television drama All Saints in 2004, followed by her feature film debut in Suburban Mayhem (2006). She first became known to a wider audience following her criti...

 

British film and television production company Working Title redirects here. For the concept of a temporary title, see Working title. For the band, see The Working Title. Working Title Films LimitedLogo used since 2008FormerlyVisionensure Limited (Oct–Dec 1992)Working Title Limited (1992–1995)Company typeSubsidiaryIndustryFilm productionFounded1983; 41 years ago (1983)FoundersTim BevanSarah RadclyffeHeadquartersLondon, United KingdomNumber of locations London Los Angeles...

 

Frank William Dernie (lahir 3 April 1950), lahir dari pasangan James Harold Dernie dan Monica Dernie (née Pacey), adalah seorang insinyur Formula Satu Inggris veteran dengan pengalaman motorsport Formula Satu yang luas. Karier Dernie dibesarkan di Lancashire dan dididik di Kirkham Grammar School sebelum ia belajar teknik di universitas Imperial College London. Dernie magang di David Brown Ltd. Niatnya adalah untuk mendapatkan pekerjaan dengan Aston Martin karena ambisinya adalah merancang mo...

У этого термина существуют и другие значения, см. Чайки (значения). Чайки Доминиканская чайкаЗападная чайкаКалифорнийская чайкаМорская чайка Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:Вторич...

 

RHOBTB1 المعرفات الأسماء المستعارة RHOBTB1, Rho related BTB domain containing 1 معرفات خارجية الوراثة المندلية البشرية عبر الإنترنت 607351 MGI: MGI:1916538 HomoloGene: 8892 GeneCards: 9886 علم الوجود الجيني الوظيفة الجزيئية • nucleotide binding• GTP binding• ‏GO:0006184 GTPase activity• protein kinase binding المكونات الخلوية • عصارة خلوية• غشاء خلو...

 

この記事は検証可能な参考文献や出典が全く示されていないか、不十分です。出典を追加して記事の信頼性向上にご協力ください。(このテンプレートの使い方)出典検索?: コルク – ニュース · 書籍 · スカラー · CiNii · J-STAGE · NDL · dlib.jp · ジャパンサーチ · TWL(2017年4月) コルクを打ち抜いて作った瓶の栓 コルク(木栓、�...

Toulouse Football ClubSaison 2017-2018 Généralités Couleurs Violet, blanc et noir Stade Stadium33 150 places Président Olivier Sadran Entraîneur Pascal Dupraz(jusqu'au 22 janvier 2018) Mickaël Debève(à partir du 22 janvier 2018) Résultats Championnat Dix-huitième 37 points (9V, 10N, 19D)(38 buts pour, 54 buts contre) Coupe de France 1/16 de finaleéliminé par Bourg-en-Bresse (2-0) Coupe de la Ligue 1/4 de finaleéliminé par le Stade rennais (4-2) Meilleur buteur Champio...

 

Place in Keserwan-JbeilHsarat حصاراتHsaratLocation within LebanonCoordinates: 34°10′N 35°41′E / 34.167°N 35.683°E / 34.167; 35.683Country LebanonGovernorateKeserwan-JbeilDistrictByblosHighest elevation641 m (2,103 ft)Lowest elevation534 m (1,752 ft)Time zoneUTC+2 (EET) • Summer (DST)UTC+3 (EEST)Dialing code+961 09735... Hsarat (Arabic: حصارات) (also spelled Hisarat, Hasrat, Hsarate, Ḩaşrāt, Hsârât...

 

У этого термина существуют и другие значения, см. Висока. СелоВисокарум. Visoca 48°14′49″ с. ш. 27°55′21″ в. д.HGЯO Страна  Молдавия Район Сорокский район Примар Григорий Плешка(рум. Grigorii Pleșca) История и география Первое упоминание 13 июня 1599[5] Высота 238[1] м Часов�...

Glass factory Wistarburg Glass Works roadsign The Wistarburg Glass Works (sometimes spelled Wistarburgh Glass Works; also known as the United Glass Company) was the first successful glass factory and joint-venture enterprise in the Thirteen Colonies. Caspar Wistar founded the glass works company in 1739. He began by recruiting experienced glass artisans from Europe, and built homes for the workers along with a mansion for the factory's foreman. Wistar also had a company store built near the f...

 

اللون الأخضر الداكن - الحد الأدنى لمدى شمال غرب أوروبا الأخضر - الحد الأقصى لحجم شمال غرب أوروبا شمال غرب أوروبا هي المنطقة الشمالية الغربية لقارة أوروبا.[1][2] دول شمال غرب أوروبا: تتضمن 9 دول:  بلجيكا  الدنمارك  آيسلندا  جزر فارو  السويد  هولندا  النر...

 

International award This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Order of the Smile – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (September 2014) (Learn how and when to remove this message) Order of the SmileOrder UśmiechuAwarded by the International Chapterof the Order of the SmileTypeSingle grade orde...

Coppa delle Fiere 1968-1969Coupe des villes de foires 1968-1969 Competizione Coppa delle Fiere Sport Calcio Edizione 11ª Organizzatore Comitato internazionale privato Date 1968 – 23 giugno 1969 Partecipanti 64 Nazioni 27 Formula Eliminazione diretta A/R Risultati Vincitore  Newcastle Utd(1º titolo) Secondo  Újpest Semi-finalisti  Rangers Göztepe Statistiche Miglior marcatore Antal Dunai Ferenc Bene(9 a testa) Cronologia della competizione 1967-1968 1969-1970 Ma...

 

هذه المقالة بحاجة لمراجعة خبير مختص في مجالها. يرجى من المختصين في مجالها مراجعتها وتطويرها.   ميّز عن قلويد. شبه القلوي أو القلواني[1][2] أو الكالويد[3] مركبات عضوية نيتروجينية، تتواجد بشكل كبير كمنتجات طبيعية في النباتات ذات الاستعمال الطبي، حيث تمتلك تأثي...

 

Hong Kong Open 1986Sport Tennis Data27 ottobre - 2 novembre Edizione13a SuperficieCemento CampioniSingolare Ramesh Krishnan Doppio Mike De Palmer / Gary Donnelly 1985 1987 L'Hong Kong Open 1986 è stato un torneo di tennis giocato sul cemento. È stata la 13ª edizione dell'Hong Kong Open che fa del Nabisco Grand Prix 1986. Si è giocato a Hong Kong dal 27 ottobre al 2 novembre 1986. Indice 1 Campioni 1.1 Singolare 1.2 Doppio 2 Collegamenti esterni Campioni Singolare Lo stesso argomento in de...

IJA 4th Armored Division with Type 3 Chi-Nu tanks and Type 3 Ho-Ni III tank destroyers vteHistory of the tankEra World War I Interwar World War II Cold War Post–Cold War Country Australia United Kingdom Cuba China Canada New Zealand Czechoslovakia France Germany Iran Iraq Italy Israel Japan Poland North Korea South Korea Soviet Union Spain Sweden United States Ukraine Type Light tank Medium tank Heavy tank Super-heavy tank Cruiser tank Flame tank Infantry tank Main battle tank Tank destroy...

 

سبيد   الإحداثيات 39°40′37″N 99°25′13″W / 39.6769°N 99.4203°W / 39.6769; -99.4203   [1] تقسيم إداري  البلد الولايات المتحدة[2]  التقسيم الأعلى مقاطعة فيليبس  خصائص جغرافية  المساحة 0.380204 كيلومتر مربع (1 أبريل 2010)  ارتفاع 568 متر  عدد السكان  عدد السكان 37 (1 أب...