Thái thượng hoàng

Thái thượng hoàng
Vị Thái thượng hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam - Trần Nhân Tông
太上皇
Phồn thể太上皇
Giản thể太上皇
Tên tiếng Nhật
Kanji太上皇
Kanaたいじょうこう
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
태상황제
Hanja
太上皇帝

Thái thượng hoàng (chữ Hán: 太上皇), cũng gọi Thái thượng hoàng đế (太上皇帝), giản xưng Thượng Hoàng (上皇), là một tước vị mang ý nghĩa là "Hoàng đế bề trên", địa vị cơ bản được xem là trên danh vị Hoàng đế.

Danh hiệu này có từ thời nhà Hán, thường chỉ được dùng cho người là cha của Hoàng đế nhưng chưa từng là Hoàng đế. Về sau, các Hoàng đế khi thoái vị cũng được dâng tôn danh hiệu này. Nếu người được tôn vấn còn sống, thì sẽ là ["Thái thượng hoàng"'] hoặc ["Thái thượng hoàng đế"] kèm theo tôn hiệu khác nữa tùy triều đại, sau khi qua đời thì dùng miếu hiệu hoặc thụy hiệu.

Khái quát

Lịch sử

Trong lịch sử Đông Á, không ít các trường hợp vị quân chủ sẽ thoái vị để nhường ngôi cho người kế vị vì một số lý do chính trị. Từ thời Chiến Quốc, khi các quốc gia chỉ xưng Vương, đã xảy ra trường hợp đầu tiên thời Triệu Vũ Linh vương. Ông ta nhường ngôi cho Thái tử Triệu Hà, lên ngôi sử gọi Triệu Huệ Văn vương, còn bản thân Vũ Linh vương tự xưng 「Chủ phụ; 主父」.

Dù đã thoái vị, song Vũ Linh vương vẫn nắm giữ hết tất cả quyền hành trọng đại trong nước Triệu, do đó cũng khai sinh ra hiện tượng các vị quân chủ tuy nhường ngôi nhưng vẫn thực sự nắm quyền của liên tiếp các triều đại tại Việt Nam, Nhật Bản và bản thân Trung Quốc.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thiết lập nên nhà Tần, tạo nên danh xưng Hoàng đế, ông đã truy tôn cha mình là Tần Trang Tương vương làm Thái thượng hoàng (太上皇)[1]. Việc làm của Tần Thủy Hoàng khi đó chỉ là truy tôn, do Tần Trang Tương vương đã qua đời từ rất lâu rồi, song Tần Trang Tương vương lại chính là vị ["Thái thượng hoàng"] có danh vị chính thức đầu tiên trong lịch sử các quốc gia Hán Quyển.

Ý nghĩa

Vào thời kỳ đầu, danh xưng này biểu thị một trạng thái tôn kính nhưng không thực quyền, sau lại biểu thị sự "bất lực" của Hoàng đế, khi mà phải nhường ngôi cho người khác. Thời nhà Hán, Hán Cao Tổ Lưu Bang dâng tôn cha ruột Lưu Thái Công danh vị Thái thượng hoàng, và Lưu Thái Công là người đầu tiên làm Thượng hoàng khi còn sống (ông mất năm 197 TCN, năm thứ 10 triều Hán Cao Tổ). Sau Tần Trang Tương vương cùng Lưu Thái Công, danh xưng này lại mới xuất hiện thời Tấn Huệ Đế. Sau Loạn bát vương, Tấn Huệ Đế bị buộc nhường ngôi cho ông chú Tư Mã Luân, dù trong năm đó Huệ Đế đã trở lại vị trí Hoàng đế như cũ.

Năm 471, Bắc Ngụy Hiến Văn Đế bất mãn Phùng Thái hậu chuyên quyền, truyền ngôi cho con trai mới 4 tuổi là Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế. Các quan thần tâu rằng:"Tam Hoàng đạm bạc vô vi, cho nên xưng Hoàng; Tây Hán Cao Tổ phụ được tôn làm Thái thượng hoàng, không thống trị thiên hạ, nay Hoàng đế tuổi nhỏ, bệ hạ vẫn nên chấp chính", do đó, Hiếu Văn Đế tự xưng [Thái thượng hoàng đế; 太上皇帝], mà không phải "Thái thượng hoàng", biểu thị trạng thái bản thân vẫn nắm quyền điều hình chính sự chứ không phải một vị Hoàng đế thoái vị cùng quẫn[2].

Thời nhà Đường là triều đại có nhiều Thái thượng hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết, các vị Thái thượng hoàng đều bị buộc phải làm Thái thượng hoàng, chỉ còn danh vị chứ không còn quyền lực như Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, hoặc như các vị Đường Cao Tổ Lý Uyên và Đường Duệ Tông Lý Đán tự mình rút lui, giao toàn bộ triều chính cho các con. Tuy nhiên, cũng có các vị Thái thượng hoàng tuy đã thoái vị nhưng vẫn giữ quyền lực tối cao, như Tống Cao Tông, Tống Hiếu Tông và đặc biệt là Thanh Cao Tông.

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Lý có hai trường hợp xuất hiện Thái thượng hoàng, một là tôn xưng do là sinh phụ của Hoàng đế (Sùng Hiền hầu) dù chưa từng là Hoàng đế, và một là bị ép thoái vị (Lý Huệ Tông) để truyền cho con gái Lý Chiêu Hoàng. Thời nhà Trần là triều đại có truyền thống các Hoàng đế nhường ngôi khi con trai đã trưởng thành để về làm Thái thượng hoàng, trừ Trần Thừa ra, còn lại các vị Thái thượng hoàng nhà Trần đều tự xưng "Thái thượng hoàng đế", biểu thị quyền lực vẫn còn nằm trong tay mình như Bắc Ngụy Hiến Văn Đế. Bằng chứng là những vị Thái thượng hoàng đế rất quyền lực như Trần Minh TôngTrần Nghệ Tông.

Nhà Hồ cũng theo nếp này và đời đầu tiên là Hồ Quý Ly thực hiện việc truyền ngôi lên làm Thái thượng hoàng, nhưng triều đại không tồn tại lâu nên không kéo dài được nếp truyền nối. Sang thời nhà Hậu Lê, Thái thượng hoàng chỉ xuất hiện vào thời Lê trung hưng - khi đó quyền lực của chúa Trịnh đã rất lớn mạnh, các Hoàng đế nhà Lê chỉ là bù nhìn, do đó địa vị của Thái thượng hoàng rất yếu, hầu như đều do các chúa Trịnh bắt ép thoái vị mà có, như Lê Dụ Tông.

Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Các trường hợp

Có trường hợp đặc biệt khi một người chưa bao giờ làm Hoàng đế nhưng vì có con trai làm Hoàng đế nên cũng được tôn là Thái thượng hoàng. Lấy ví dụ như vị Thái thượng hoàng đầu tiên trong lịch sửLưu thái công – cha ruột của Hán Cao Tổ Lưu Bang[3]. Tại Việt Nam, cũng có Sùng Hiền hầu của nhà Lý cùng Trần Thừa của nhà Trần, hai người đều chưa từng làm Hoàng đế từ trước nhưng được tôn xưng Thái thượng hoàng do con trai lên ngôi[4].

Thông thường, người truyền ngôi cho Hoàng đế rồi tôn xưng Thái thượng hoàng, nhưng có trường hợp Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Tự trong hoàn cảnh nguy cấp sắp bị quân Mông Cổ tấn công đến thành trì cuối cùng là Thái Châu, biết không cứu vãn được tình thế, đã nhường ngôi cho con là Kim Mạt Đế Hoàn Nhan Thừa Lân rồi tự sát vì không muốn bị quân Mông Cổ bắt[5]. Hoàng thân nhà Đường là Lý Uân được quân phiệt Chu Mai ủng hộ làm Hoàng đế ở kinh đô Trường An, tôn Đường Hi Tông đang chạy trốn làm Thái thượng hoàng, nhưng Đường Hi Tông không thừa nhận ngôi vị Thượng hoàng mà cùng các quân phiệt khác tiêu diệt Lý Uân. Ngược lại, Tùy Dạng Đế dù không thừa nhận ngôi vị Thái thượng hoàng do Tùy Cung ĐếLý Uyên tôn phong, nhưng lại chết trong binh biến. Tại Việt Nam, trong hoàn cảnh nhà Mạc suy tàn, Mạc Mậu Hợp truyền ngôi cho Mạc Toàn rồi tự mình làm tướng cầm quân mà không xưng Thái thượng hoàng[6]. Ngoài ra, cuối đời nhà TrầnViệt Nam, Trần Nghệ Tông Trần Phủ nhường ngôi cho em trai là Trần Duệ Tông Trần Kính để tự xưng làm Thái thượng hoàng. Đó là việc hi hữu khi vị trí giữa Thái thượng hoàng và Hoàng đế chỉ là anh–em. Trường hợp tương tự xảy ra ở Trung Quốc thời nhà Minh, khi Minh Đại Tông tôn anh trai Minh Anh Tông làm Thái thượng hoàng do Anh Tông bị Ngõa La bắt trong Sự biến Thổ Mộc bảo.

Theo cách hiểu thông thường, khi con làm Hoàng đế mà cha còn sống thì cha được tôn làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy, còn tùy thuộc vào pháp độ của vương triều. Như có trường hợp cuối đời nhà Thanh, Thuần Hiền thân vương Dịch Hoàn là thân sinh của vua Quang Tự cũng không được tôn xưng Thái thượng hoàng; hay như Thuần Thân vương Tải Phong là cha vua Tuyên Thống (Phổ Nghi) nhưng chỉ đóng vai trò nhiếp chính cho Hoàng đế nhỏ tuổi chứ không làm Thái thượng hoàng[7]. Đây là lý do Quang Tự cùng Tuyên Thống đều đã "nhập tự", nhận dòng chính thống để kế thừa Đế vị (Quang Tự nhận Hàm Phong, còn Tuyên Thống Đế nhận cả Đồng Trị lẫn Quang Tự). Thời nhà Thanh, vấn đề chính thống rất gay gắt, cả hai người Quang Tự-Tuyên Thống đã nhận dòng chính mới có tư cách kế vị, cho nên xét về mặt pháp lý thì cả Dịch Hoàn cùng Tái Phong dù được kính trọng do là cha ruột của Hoàng đế, song cả hai vị Thân vương này không có tư cách tự xưng Thái thượng hoàng.

Tại Việt Nam, có một danh vị từng tồn tại để chỉ cha ruột của Hoàng đế, nhưng không phải Thái thượng hoàng. Khi ấy, vua Thành Thái nhà Nguyễn bị người Pháp ép phải nhường ngôi cho con là vua Duy Tân, và dụ triều đình nhà Nguyễn định việc tôn hiệu cho vị vua Thành Thái thoái vị. Sau khi bàn định lễ chế của nước Đại Nam, người Pháp không chấp nhận ngôi vị [Thái thượng hoàng] vì sẽ khiến tình hình thêm phức tạp, do vậy vua Duy Tân chỉ được phép tôn cha là [Hoàng Phụ Hoàng đế; 皇父皇帝][8].

Chính những quy tắc phức tạp, phải có tôn ti trong việc tấn tôn vị hiệu này mà sử gia Lê Văn Hưu đã chỉ trích việc Lý Thần Tông tôn cha đẻ Sùng Hiền hầu làm Thái thượng hoàng. Khi ấy, Lý Thần Tông đã được Lý Nhân Tông chọn làm con thừa tự, phong làm Thái tử để kế vị, thì Thần Tông chỉ nên công nhận Nhân Tông mà thôi, nếu Thần Tông lại tôn cha ruột Sùng Hiền hầu thêm nữa thì "hóa ra là hai gốc ư?". Nguyên văn nhận xét của Lê Văn Hưu:

Sắc ấn

Ấn "Thái thượng hoàng đế chi bảo" của vua Càn Long

Trong lịch sử, việc tôn xưng Thái thượng hoàng thường không được xem là pháp độ có tính nhất quán ổn định về quy tắc, do vậy một số nguyên tắc về trang phục, lễ nghi của Thái thượng hoàng so với Hoàng đế cũng không mấy rõ ràng. Về cơ bản, có lẽ nghi giá của Thái thượng hoàng đều cùng với Hoàng đế ngang nhau, tuy nhiên các triều đại có truyền thống tôn xưng Thượng hoàng như nhà Trần ở Việt Nam bị lâm vào tình trạng mất mát tư liệu, nên cũng không rõ những nguyên tắc cụ thể về lễ nghi cho một Thái thượng hoàng.

Thời kỳ nhà Thanh, là triều đại lớn cuối cùng ở Trung Quốc xuất hiện một vị Thái thượng hoàng - Càn Long Đế. Tuy ông đã thoái vị, song trên thực tế ông vẫn nắm hết mọi quyền hành cho đến tận khi qua đời, cho nên hẳn nhiên ổng phải thiết lập quy tắc bảo chứng cho sức mạnh đó của mình: ấn bảo.

Năm Càn Long thứ 60 (1795), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Càn Long Đế đã 85 tuổi, triệu tập các Hoàng tử cùng Vương công Đại thần, ra chỉ tuyên bố lập Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm làm Hoàng thái tử, sửa tên thành Ngưng Diễm, lấy năm sau làm năm đầu Gia Khánh. Sang tháng giêng năm ấy, Càn Long Đế tự mình làm lễ nhận bảo tỷ, hạ chỉ có đoạn:

「皇太子于丙辰正月上日即皇帝位。朕亲御太和殿,躬授宝玺,可称朕为太上皇帝。」
Dịch là:"Hoàng thái tử vào ngày Bính Thìn, chính nguyệt kế vị Hoàng đế. Trẫm thân ngự Thái Hòa điện, cung thụ bảo tỉ, có thể gọi Trẫm là Thái thượng hoàng đế".

Sau đó, Càn Long Đế còn quy định về việc dùng ngọc bảo:

「朕归政后,应用喜字第一号玉宝,刻太上皇帝之宝,即将御制《十全老人之宝说》镌刻作为太上皇帝册,用彰熙朝盛瑞。」
Dịch là:"Sau khi Trẫm quy chính, nên tự dùng ngọc bảo hạng nhất, khắc chữ 'Thái thượng hoàng đế chi bảo', ngự chế 'Thập toàn lão nhân chi bảo thuyết' tuyên khắc thành 'Thái thượng hoàng đế sách', dùng ngọc chương hi triều thịnh".

Đây là hiện vật duy nhất chứng minh quyền hành của một Thái thượng hoàng trong thế giới Đông Á, ngay cả một chính quyền có nhiều "Thượng hoàng" nhất là Nhật Bản cũng chưa từng có. Ấn bảo của Càn Long Đế được làm bằng bạch ngọc nguyên chất, miệng ấn khắc hình giao long, hình vuông, mặt dưới ấn khắc chữ Hán bằng kiểu chữ triện, xưng quanh ấn có khắc "Tự đề Thái thượng hoàng đế chi bảo" (自题太上皇帝之宝) do đích thân Càn Long Đế sáng tác.

Ấn bảo có diện tích 22.5×22.5 cm, thân cao 15 cm, miệng ấn cao 7.3 cm. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cố cungBắc Kinh.

Danh sách Thái thượng hoàng

Việt Nam

Triều đại Thái thượng hoàng Thời gian ở ngôi Ghi chú
Nhà Lý Sùng Hiền hầu 1129-1130 Cha của Lý Thần Tông, không rõ tên.
Nhà Lý Lý Huệ Tông 1224-1226 Bị Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng lên làm thượng hoàng và đi tu ở chùa Chân Giáo.
Nhà Trần Trần Thái Tổ (Trần Thừa) 1225-1234 Cha của Trần Thái Tông.
Nhà Trần Trần Thái Tông 1258-1277 Thượng hoàng thời Trần Thánh Tông.
Nhà Trần Trần Thánh Tông 1278-1290 Thượng hoàng thời Trần Nhân Tông.
Nhà Trần Trần Nhân Tông 1293-1308 Thượng hoàng thời Trần Anh Tông.
Nhà Trần Trần Anh Tông 1314-1320 Thượng hoàng thời Trần Minh Tông.
Nhà Trần Trần Minh Tông 1329-1357 Thượng hoàng thời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông.
Nhà Trần Trần Nghệ Tông 1372-1394 Thượng hoàng thời Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông.
Nhà Trần Trần Thuận Tông 1398-1399 Thượng hoàng thời Trần Thiếu Đế.
Nhà Hồ Hồ Quý Ly 1401-1407 Thượng hoàng thời Hồ Hán Thương.
Nhà Hậu Trần Giản Định Đế 1409 Thượng hoàng thời Trùng Quang Đế.
Nhà Mạc Mạc Thái Tổ 1530-1541 Thượng hoàng thời Mạc Thái TôngMạc Hiến Tông.
Nhà Hậu Lê Lê Thần Tông 1643-1649 Thượng hoàng thời Lê Chân Tông.
Nhà Hậu Lê Lê Hy Tông 1705-1718 Thượng hoàng thời Lê Dụ Tông.
Nhà Hậu Lê Lê Dụ Tông 1729-1731 Thượng hoàng thời Hôn Đức công Lê Duy Phường.
Nhà Hậu Lê Lê Ý Tông 1740-1758 Thượng hoàng thời Lê Hiển Tông.

Trung Quốc

Triều đại Thái thượng hoàng Thời gian ở ngôi Ghi chú
Nhà Tần Tần Trang Tương vương - Cha của Tần Thủy Hoàng.
Nhà Hán Lưu thái công 202 TCN - 197 TCN Cha của Hán Cao Tổ.
Nhà Tây Tấn Tấn Huệ Đế 301 Thượng hoàng thời Triệu vương Tư Mã Luân soán vị
Nhà Hậu Lương Lương Ý Vũ Đế 400 Thượng hoàng thời Lương Ẩn Vương.
Nhà Bắc Ngụy Ngụy Hiến Văn Đế 471-476 Thượng hoàng thời Ngụy Hiếu Văn Đế.
Nhà Bắc Tề Bắc Tề Vũ Thành Đế 565-569 Thượng hoàng thời Bắc Tề Hậu Chủ.
Nhà Bắc Tề Bắc Tề Hậu Chủ 577 Thượng hoàng thời Bắc Tề Ấu Chủ.
Nhà Bắc Chu Bắc Chu Tuyên Đế 579-580 Thượng hoàng thời Bắc Chu Tĩnh Đế.
Nhà Tùy Tùy Dạng Đế 617-618 Bị triều đình Tùy Cung Đế tôn làm Thượng hoàng, thực tế vẫn là Hoàng đế.
Nhà Đường Lý Kính - Cha của Lão Tử, được Đường Huyền Tông truy tôn.
Nhà Đường Đường Cao Tổ 626-635 Thượng hoàng thời Đường Thái Tông.
Nhà Đường Võ Tắc Thiên 705 Nữ hoàng nhà Võ Chu, làm Thái thượng hoàng trong vài tháng thì chết.
Nhà Đường Đường Duệ Tông 712-716 Thượng hoàng thời Đường Huyền Tông.
Nhà Đường Đường Huyền Tông 756-762 Thượng hoàng thời Đường Túc Tông.
Nhà Đường Đường Hi Tông 887 Bị triều đình Đường Kiến Trinh Đế tôn làm Thượng hoàng, thực tế vẫn là Hoàng đế.
Nhà Đường Đường Thuận Tông 805-806 Thượng hoàng thời Đường Hiến Tông.
Nhà Đường Đường Chiêu Tông 900-901 Thượng hoàng 2 tháng thời Lý Dụ soán vị.
Nhà Tống Tống Huy Tông 1126-1127 Thượng hoàng thời Tống Khâm Tông.
Nhà Tống Tống Cao Tông 1162-1187 Thượng hoàng thời Tống Hiếu Tông.
Nhà Tống Tống Hiếu Tông 1189-1194 Thượng hoàng thời Tống Quang Tông.
Nhà Tống Tống Quang Tông 1194 - 1200 Thượng hoàng thời Tống Ninh Tông.
Tây Hạ Tây Hạ Thần Tông 1223-1226 Thượng hoàng thời Tây Hạ Hiến Tông.
Nhà Minh Minh Anh Tông 1449-1457 Thượng hoàng thời Minh Đại Tông.
Nhà Thanh Thanh Cao Tông 1795-1799 Thượng hoàng thời Thanh Nhân Tông.

Trung Á

Triều đại Thái thượng hoàng Thời gian ở ngôi Ghi chú
Kara-Khitan Tây Liêu Mạt Chủ 1211 - 1213 Thuộc dòng dõi vua nhà Liêu, bị con rể là Khuất Xuất Luật bức phải nhường ngôi.

Triều Tiên

Triều đại Thái thượng hoàng Thời gian ở ngôi Ghi chú
Nhà Triều Tiên Triều Tiên Cao Tông 1907-1910 Thuộc dòng dõi Đế quốc Đại Hàn, bị con là Triều Tiên Thuần Tông bức phải nhường ngôi.

Nhật Bản

Triều đại Thái thượng hoàng Thời gian ở ngôi Ghi chú
Reiwa Akihito 2019-nay Thoái vị vì lý do sức khỏe, nhường ngôi cho con trưởng là Naruhito

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ 《史记·卷六·秦始皇本纪》:追尊庄襄王为太上皇。
  2. ^ 《魏書·卷六·顯祖紀第六》:帝雅薄時務,常有遺世之心,欲禪位於叔父京兆王子推,語在任城王雲傳,羣臣固請,帝乃止。丙午,冊命太子曰:「昔堯舜之禪天下也,皆由其子不肖。若丹朱、商均能負荷者,豈搜揚仄陋而授之哉?爾雖沖弱,有君人之表,必能恢隆王道,以濟兆民。今使太保、建安王陸馛,太尉源賀持節奉皇帝璽綬,致位於爾躬。其踐昇帝位,克廣洪業,以光祖宗之烈,使朕優遊履道,頤神養性,可不善歟?」丁未,詔曰:「朕承洪業,運屬太平,淮岱率從,四海清晏。是以希心玄古,志存澹泊。躬覽萬務,則損頤神之和;一日或曠,政有淹滯之失。但子有天下,歸尊於父;父有天下,傳之於子。今稽協靈運,考會羣心,爰命儲宮,踐昇大位。朕方優遊恭己,栖心浩然,社稷乂安,克廣其業,不亦善乎?百官有司,其祗奉胤子,以答天休。宣布宇內,咸使聞悉。」於是羣公奏曰:「昔三皇之世,澹泊無為,故稱皇。是以漢高祖,既稱皇帝,尊其父為太上皇,明不統天下。今皇帝幼沖,萬機大政,猶宜陛下總之。謹上尊號太上皇帝。」乃從之。
  3. ^ Sử ký, Cao Tổ bản kỷ
  4. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, quyển V
  5. ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 387
  6. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển XVII
  7. ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 517
  8. ^ Đại Nam thực lục chính biên, đệ lục kỷ phụ biên - quyển 29
  9. ^ Đại Việt sử ký toàn thư-Lý Thần Tông hoàng đế bản kỷ

Read other articles:

Artikel ini sudah memiliki daftar referensi, bacaan terkait, atau pranala luar, tetapi sumbernya belum jelas karena belum menyertakan kutipan pada kalimat. Mohon tingkatkan kualitas artikel ini dengan memasukkan rujukan yang lebih mendetail bila perlu. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) Minoru KawasakiNama asal河崎実Lahir15 Agustus 1958 (umur 65)Tokyo, JepangKebangsaanJepangPendidikanUniversitas MeijiPekerjaan Sutradara produser film penulis skena...

 

 

Cummins Inc.SebelumnyaCummins Engine Company(1919–2001)JenisPublikKode emitenNYSE: CMIKomponen S&P 500Komponen DNS 100IndustriAlat berat, otomotifDidirikan1919; 105 tahun lalu (1919)PendiriClessie Lyle CumminsJ Irwin MillerKantorpusatCummins Corporate Office BuildingJalan Jackson nomor 500Columbus, Indiana, Amerika SerikatTokohkunciN. Thomas Linebarger(Chairman & CEO)Mark Smith(Wakil Presiden & CFO)ProdukMesin, filtrasi, pembangkit listrik, sistem sel bahan bakar, turbo...

 

 

Alexis WajsbrotAlexis WajsbrotLahirAlexis Mickael WajsbrotParis, PrancisPekerjaanSutradara, Supervisor efek visual, Penulis naskahTahun aktif2002–sekarang Alexis Wajsbrot[1] adalah seorang sutradara, produser, dan artis efek visual asal Prancis yang dikenal karena membuat film horor tahun 2016 Don't Hang Up. Debut penyutradaraan Wajsbrot adalah film pendek Red Balloon,[2][3][4][5][6] sebuah film cerita seru 13 menit, dimana ia menjadi sa...

Dutch singer In this Dutch name, the surname is den Adel, not Adel. Sharon den AdelDen Adel at Wacken Open Air 2019Background informationBirth nameSharon Janny den AdelBorn (1974-07-12) 12 July 1974 (age 49)Waddinxveen, South Holland, NetherlandsGenresSymphonic metalgothic metalpop rockOccupationsSingersongwriterYears active1996–presentLabelsSony BMGUniversalNuclear BlastArmadaMember ofMy IndigoWithin TemptationMusical artist Sharon Janny den Adel (born 12 July 1974) is a Dutch singer ...

 

 

Presiden Prancis Charles de Gaulle bersalaman dengan kanselir Jerman Barat Konrad Adenauer di Bonn tahun 1958, mengakhiri permusuhan Prancis-Jerman. Teori perdamaian demokratik adalah salah satu dari teori Hubungan Internasional yang menyatakan bahwa negara dengan sistem demokrasi tidak akan berperang melawan negara demokrasi lainnya. Menurut pendukung teori perdamaian demokratik, terdapat beberapa faktor yang dianggap mendorong perdamaian di antara negara-negara demokrasi: Pemimpin demokrati...

 

 

Liga Champions UEFA 2000–2001San Siro di Milan mengadakan finalInformasi turnamenJadwalpenyelenggaraanKualifikasi:12 Juli – 23 Agustus 2000Kompetisi utama:12 September 2000 – 23 Mei 2001Jumlahtim pesertaKompetisi Utama: 32Total: 72Hasil turnamenJuara Bayern Munich (gelar ke-4)Tempat kedua ValenciaStatistik turnamenJumlahpertandingan157Jumlah gol449 (2,86 per pertandingan)Jumlahpenonton5.688.155 (36.230 per pertandingan)Pencetak golterbanyakRaúl (Real Madrid)7 gol← 1999�...

Album by David Byrne Knee Plays redirects here. For the term's presence in the work of Philip Glass, see Einstein on the Beach. Music for The Knee PlaysSoundtrack album by David ByrneReleasedMay 1985Recorded1984 at One on One Studio and Studio Sound Recorders, North HollywoodLength56:53LabelECM (Original US release)EMI/Regal Zonophone (Original international release)Nonesuch (2007 reissue)ProducerDavid ByrneDavid Byrne chronology The Catherine Wheel(1981) Music for The Knee Plays(1985) So...

 

 

Political party in Poland Citizens' Movement for Democratic Action Ruch Obywatelski Akcja DemokratycznaLeaderWładysław FrasyniukFounderZbigniew BujakWładysław FrasyniukAdam MichnikJan LityńskiHenryk WujecZofia KuratowskaFounded16 July 1990DissolvedMay 1991Split fromSolidarity Citizens' CommitteeSucceeded byDemocratic Union(Liberal faction)Democratic-Social Movement(Social-democratic faction)Membership~5000IdeologyPolitical liberalismReformismFactions:Social democracyEconomic li...

 

 

This article is about the ship type. For the cloth type, see Tartan. A 19th-century engraving of a tartane. Diagram of a tartana, 1879 A tartane (also tartan, tartana) was a small ship used both as a fishing ship and for coastal trading in the Mediterranean. They were in use for over 300 years until the late 19th century. A tartane had a single mast on which was rigged a large lateen sail, and with a bowsprit and fore-sail. When the wind was aft a square sail was generally hoisted like a cros...

Disambiguazione – Se stai cercando l'omonimo cardinale italiano nato nel 1665, vedi Antonio Felice Zondadari senior. Antonio Felice Zondadaricardinale di Santa Romana Chiesa  Incarichi ricoperti Governatore di Benevento (1775-1776) Inquisitore generale di Malta (1777-1785) Arcivescovo titolare di Adana (1785-1795) Nunzio apostolico nelle Fiandre (1786-1787) Superiore ecclesiastico della Missione Olandese (1786-1787) Segretario della Congregazione di Propaganda Fide (1789-1795) Arcives...

 

 

1960 aviation bird strike accident This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article includes a list of general references, but it lacks sufficient corresponding inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (July 2011) (Learn how and when to remove this message) You can help expand this article with text translated from the corres...

 

 

Partai Sosial Liberal Partido Social LiberalPresidenLuciano BivarDibentuk30 Oktober 1994 (1994-10-30) (didirikan)2 Juni 1998 (1998-06-02) (terdaftar)Kantor pusatSHN, Quadra 02, Bloco F, Ed. Executive Office Tower, Sala 1.122 - Brasília (DF)Keanggotaan (Juli 2018)241.439[1]IdeologiKonservatisme nasionalKonservatsisme fiskalLiberalisme ekonomiNasionalisme BrasilPopulisme sayap kananMiliterisme[2]Antikomunisme[3]Minoritas:Monarkisme[4][5][6&...

この項目には、一部のコンピュータや閲覧ソフトで表示できない文字が含まれています(詳細)。 数字の大字(だいじ)は、漢数字の一種。通常用いる単純な字形の漢数字(小字)の代わりに同じ音の別の漢字を用いるものである。 概要 壱万円日本銀行券(「壱」が大字) 弐千円日本銀行券(「弐」が大字) 漢数字には「一」「二」「三」と続く小字と、「壱」「�...

 

 

Amilcare Pettinelli Amilcare Pettinelli (Firenze, 26 maggio 1887[1] – Roma, 9 settembre 1963) è stato un attore e doppiatore italiano. Indice 1 Biografia 2 Filmografia 3 Prosa radiofonica 4 Doppiaggio 4.1 Cinema 4.2 Film d'animazione 5 Note 6 Collegamenti esterni Biografia Tomba di Amilcare Pettinelli al Cimitero del Verano Compiuti gli studi all'istituto tecnico, si dedica al teatro ottenendo una scrittura nella compagnia diretta da Giovanni Zannini, per passare poco dopo, nel 191...

 

 

此条目序言章节没有充分总结全文内容要点。 (2019年3月21日)请考虑扩充序言,清晰概述条目所有重點。请在条目的讨论页讨论此问题。 哈萨克斯坦總統哈薩克總統旗現任Қасым-Жомарт Кемелұлы Тоқаев卡瑟姆若马尔特·托卡耶夫自2019年3月20日在任任期7年首任努尔苏丹·纳扎尔巴耶夫设立1990年4月24日(哈薩克蘇維埃社會主義共和國總統) 哈萨克斯坦 哈萨克斯坦政府...

National flag Saint Kitts and NevisUseNational flag, civil and state ensign Proportion2:3Adopted19 September 1983; 40 years ago (1983-09-19)DesignA yellow-edged black diagonal band bearing two white five-pointed stars divided diagonally from the lower hoist-side corner to the upper fly-side corner: the upper triangle is green and the lower triangle is red.Designed byEdris Lewis Naval ensign of Saint Kitts and NevisUseNaval ensign Proportion1:2DesignA white field with a ...

 

 

British filmmaker (born 1936) Ken LoachBorn (1936-06-17) 17 June 1936 (age 88)Nuneaton, Warwickshire, EnglandEducationKing Edward VI Grammar School, WarwickshireAlma materSt Peter's College, Oxford (BA)OccupationsFilm directorscreenwriterYears active1962–presentPolitical partyLabour (1962–1994, 2015–2021)[1][2]Left Unity (2012–2015)Respect (2004–2012)Spouse Lesley Ashton ​ ​(m. 1962)​Children5, including Jim Kenneth C...

 

 

深津繪里深津 絵里(ふかつ えり)出席2014年東京國際電影節女演员本名深津 絵里罗马拼音Fukatsu Eri英文名Eri Fukatsu昵称ふかっちゃん(小深)别名水原 里絵(みずはら りえ)高原 里絵(たかはら りえ)国籍 日本出生 (1973-01-11) 1973年1月11日(51歲) 日本大分縣大分市职业演員、歌手教育程度 日本堀越高等學校畢業(日本音樂高等學校(日语:日本音楽高等学�...

Port Vale 2013–14 football seasonPort Vale2013–14 seasonChairmanNorman SmurthwaiteManagerMicky AdamsStadiumVale ParkFootball League One9th (61 points)FA CupFourth Round(knocked out by Brighton & Hove Albion)League CupFirst Round(knocked out by Walsall)Football League TrophySecond Round(knocked out by Rochdale)Player of the YearTom PopeTop goalscorerLeague: Tom Pope (12)All: Tom Pope (16)Highest home attendance12,601 vs. Wolverhampton Wanderers, 31 August 2013Lowest home attendance2,3...

 

 

Seaside town and civil parish in West Sussex, England Human settlement in EnglandSelseyAerial viewSelseyLocation within West SussexArea12.28 km2 (4.74 sq mi) [1]Population10,737 (2011 Census)[2]• Density804/km2 (2,080/sq mi)OS grid referenceSZ854935• London60 miles (97 km) NNECivil parishSelseyDistrictChichesterShire countyWest SussexRegionSouth EastCountryEnglandSovereign stateUnited KingdomPost townCHICHEST...