Cơ sở 1 (trụ sở chính): số 160 đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Cơ sở 2 (phân viện phía Nam): số 84 đường Thành Thái, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam.
Học viện Quân y (tiếng Anh: Vietnam Military Medical Academy – VMMA), tên dân sự là Trường Đại học Y Dược Lê Hữu Trác. Nhà trường thuộc nhóm các trường Học viện, Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Nhà trường là Học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng nghiên cứu và đào tạo bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cho Quân đội nhân dân Việt Nam, hỗ trợ đào tạo bác sĩ Công an nhân dân Việt Nam và bác sĩ, dược sĩ cho Quân đội, Công an của hai nước bạn Lào và Campuchia theo diện liên kết. Trong giai đoạn 2002 – 2018, trường cũng tuyển sinh và đào tạo các bác sĩ y khoa, dược sĩ hệ dân sự phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.[1] Tháng 8 năm 2024, Học viện đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho khoá Bác sĩ y khoa hệ dân sự cuối cùng.[2] Hiện nay, trường chỉ tuyển sinh đại học các ngành quân đội, bao gồm: Bác sĩ Y khoa; Bác sĩ Y học dự phòng, Dược sĩ.[3]
Học viện Quân y (tiếng Anh: Vietnam Military Medical Academy): 1981 đến nay
Lịch sử
Học viện Quân y (tiền thân là Trường Quân y sĩ Việt Nam) được thành lập theo Sắc lệnh số 234/SL ngày 20/8/1948 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và Nghị định số 187/NĐ ngày 4/10/1948 của liên Bộ Quốc phòng - Y tế - Giáo dục. Ngày 10 tháng 3 năm 1949, Nhà trường tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo quân y sĩ đầu tiên tại Đồi Trám, thôn Tuần Lũng, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, ngày 10 tháng 3 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của Học viện.
Học viện đã trải qua 5 lần đổi tên gọi: Trường Quân y sĩ Việt Nam (1949 - 1957); Trường Sĩ quan Quân y (1957 - 1962); Viện Nghiên cứu y học quân sự (1962 - 1966); Trường Đại học Sĩ quan Quân y (1966 - 1981) và Học viện Quân y (từ năm 1981 đến nay). Trải qua bao năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, được sự đùm bọc, giúp đỡ của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương nơi đóng quân, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên, sinh viên, chiến sĩ, Học viện đã không ngừng lớn mạnh, cống hiến và trưởng thành, phát triển, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là trung tâm đào tạo cán bộ quân y và dân y, nghiên cứu y học quân sự, điều trị chất lượng cao của quân đội và đất nước.
Tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Học viện Quân y vào danh sách các Trường Đại học xây dựng thành trường đại học trọng điểm của mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.[4] Từ đó, Học viện là một trong 17 nhà trường được Chính phủ quyết định xây dựng, phát triển thành trường trọng điểm quốc gia, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị có uy tín lớn trong nước, khu vực và quốc tế.
Học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, có 2 bệnh viện thực hành lâm sàng (Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác); 3 viện (Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, Viện Đào tạo Dược, Viện Nghiên cứu y dược học quân sự); 1 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Quân y); 1 phân hiệu phía Nam; 11 phòng, ban trực thuộc; 5 trung tâm (Độc học và phóng xạ, Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc, Ngoại ngữ, Huấn luyện và đào tạo y học quân sự; Tế bào gốc và y học tái tạo); 57 bộ môn, khoa (trong đó có 37 bộ môn lâm sàng) và 5 hệ quản lý học viên. Đảng bộ Học viện trực thuộc Quân ủy Trung ương, gồm 1 đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở, 11 đảng bộ cơ sở (trong đó có 1 đảng bộ 3 cấp, 10 đảng bộ 2 cấp), 119 chi bộ (có 81 chi bộ cơ sở).
Hiện nay, 100% giảng viên của Học viện có trình độ sau đại học, trong đó có 18 giáo sư, 128 phó giáo sư, 91 tiến sĩ, 191 thạc sĩ, 28 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 và chuyên khoa cấp 2, 5 nhà giáo nhân dân, 29 nhà giáo ưu tú, 3 thầy thuốc nhân dân, 64 thầy thuốc ưu tú, 10 chuyên viên đầu ngành và nhiều chuyên viên kĩ thuật của ngành quân y. Trong 70 năm qua, Học viện đã có 47 giáo sư, 210 phó giáo sư, 15 nhà giáo nhân dân, 35 nhà giáo ưu tú, 20 thầy thuốc nhân dân, 179 thầy thuốc ưu tú.
Hai công trình khoa học được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (giải thưởng khoa học và công nghệ cao quý nhất của Việt Nam):[5]
Năm 1996, Công trình Giải phẫu mô tả và Nhân trắc học người Việt Nam (1950 – 1971) của Giáo sư Đỗ Xuân Hợp được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
Năm 2005, Cụm công trình ghép tạng (của các tác giả: GS.TS Phạm Gia Khánh, GS.TSKH Lê Thế Trung, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, GS.TS Đỗ Kim Sơn, PGS Tôn Thất Bách, PGS.TS Trương Văn Việt, TS Trần Ngọc Sinh, PGS.TS Phạm Như Thế, PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự) được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III
2 đề tài khoa học được tặng Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC, 3 đề tài khoa học được tặng giải thưởng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).[5]
7 đơn vị trực thuộc Học viện và 16 cán bộ từng công tác, học tập tại Học viện được phong danh hiệu Anh hùng; hàng trăm lượt đơn vị được tặng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Lao động, Huân chương Bảo vệ Tổ Quốc,...[5]
Từ 1996 - 2007 (13 năm liên tục) Học viện được Bộ giáo dục - Đào tạo tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học.[5]
Các cán bộ tiêu biểu
Thiếu tướng, Giáo sư, AHLLVTND, Đỗ Xuân Hợp: nguyên Hiệu trưởng 1951 – 1979, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Ông được coi là người đặt nền móng cho ngành Giải phẫu người và hình thái học của Việt Nam. Năm 1949, ông là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Testut của Viện Hàn lâm Y học Quốc gia Pháp.[7] Năm 1967, ông là người sáng lập Hội Hình thái học Việt Nam, đồng thời ông cũng giữ cương vị Chủ tịch đầu tiên của Hội này cho đến khi ông qua đời năm 1985.[7][8]
Thiếu tướng, Giáo sư Nguyễn Thúc Mậu: nguyên Hiệu trưởng (1979-1981), nguyên Giám đốc Học viện Quân y (1981 – 1986).
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thế Trung: nguyên Giám đốc Học viện Quân y (1986 - 1995), Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III.
Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Gia Khánh: nguyên Giám đốc Học viện Quân y (1995 – 2007), Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III.
Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Nguyễn Tiến Bình: nguyên Giám đốc Học viện Quân y (từ 2007 – 2014).
Khoá học tiêu biểu
Khoá 9 - Học viện Quân y (1974 - 1981): Khoá học có 7 vị tướng [cần dẫn nguồn]
Tại kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 2-4 tháng 3 năm 2022, cơ quan này đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và kết luận:
Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của cấp ủy; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cán bộ, lãnh đạo Học viện vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong quá trình đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 phục vụ công tác phòng chống dịch và việc mua sắm vật tư, kít xét nghiệm từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Các ông: Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, Chính ủy Học viện; Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học quân sự; Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học quân sự, Chủ nhiệm đề tài; Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng phòng Trang bị, vật tư & lãnh đạo, cán bộ một số đơn vị thuộc Học viện cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và Học viện Quân y, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Những vi phạm nêu trên có trách nhiệm của Ban cán sự đảng, một số đồng chí lãnh đạo và tổ chức, cá nhân ở Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, đang được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục kiểm tra, làm rõ.
Ngày 7 tháng 3 năm 2022, cơ quan điều tra đã bắt giữ đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng phòng Trang bị, Vật tư để điều tra về những sai phạm trong việc nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 phục vụ công tác phòng chống dịch và việc mua sắm vật tư, kit test xét nghiệm từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã bắt giữ Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 là thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học quân sự.[9].
Tháng 3/2017 – Tháng 3/2024, Trần Minh Phong, Thiếu tướng (2017), nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2
Tháng 5/2022 – Tháng 10/2024, GS.TS Trần Viết Tiến, ông kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 (đến đầu năm 2024).[13][14] Sau này ông là Giám đốc Học viện Quân y.
Tháng 5/2022 – nay, PGS.TS Trần Ngọc Tuấn, Thiếu tướng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Tháng 3/2024 – nay, Phạm Đức Tiếp, Thiếu tướng (2024), nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3. Hiện ông là Phó Giám đốc Quân sự kế nhiệm vai trò của ông Trần Minh Phong.[6]
Tháng 10/2024 – nay, PGS.TS.TTND Lê Quang Trí, Đại tá, nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 7A.
[15]Tháng 11/2024-nay,PGS.TS Vũ Nhất Định,Đại tá,nguyên Phó giám đốc bệnh viện quân y 103
Phó Chính ủy
Tháng 6/2009 – Tháng 5/2015, TS.TTND Vũ Hữu Dũng, Thiếu tướng (2011)
Tháng 6/2015 – Tháng 3/2019, PGS.TS Nguyễn Viết Lượng, Thiếu tướng (2017), sau là Chính uỷ Học viện.
Tháng 12/2017 – Tháng 4/2020, Phạm Văn Thọ, Thiếu tướng
Tháng 4/2020 – Tháng 5/2022, PGS.TS Nghiêm Đức Thuận, Thiếu tướng, sau là Chính uỷ Học viện.
^
Giai đoạn 1949 – 1962 và 1966 – 1981 gọi là Hiệu trưởng.
Giai đoạn 1962 – 1966 gọi là Viện trưởng.
Giai đoạn 1981 – nay gọi là Giám đốc Học viện.
^
Giai đoạn 1949 – 1962 và 1966 – 1981 gọi là Phó Hiệu trưởng.
Giai đoạn 1962 – 1966 gọi là Phó Viện trưởng.
Giai đoạn 1981 – nay gọi là Phó Giám đốc Học viện.
^“HỌC VIỆN QUÂN Y tuyển sinh đại học năm 2024”. www.xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Chuyên trang về xây dựng chính sách, pháp luật của Báo điện tử Chính phủ. 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
"Chữ nghiêng" biểu thị (các) bệnh viện liên kết với trường với các văn phòng bộ môn trong khuôn viên bệnh viện; "†" là các trường dân lập, tư thục. "TW" biểu thị bệnh viện tuyến trung ương.