Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962, theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân. Trường tọa lạc trên khu vực vốn là lỵ sở phủ Hoài Đức.
Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi chức danh Thủ tướng Chính phủ lúc trước) đã ra quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận Trường là trường đại học, kể từ đây Trường vừa là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Hiện nay, Học viện có 413 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó 242 cán bộ là giảng viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có 01 giáo sư, 40 phó giáo sư, 82 tiến sĩ, 226 thạc sĩ, 42 cử nhân, 22 khác. Ngoài ra, Nhà trường cũng mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.
Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo
PGS, TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Giám đốc
11
Trung tâm Thông tin khoa học
TS Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc
12
Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Tổng Biên tập
Cơ sở vật chất
Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tổng diện tích 57.310 m2 trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội, nước Việt Nam trụ sở của trường bao gồm các khu nhà làm việc, nhà học tập, khu tập thể cán bộ, ký túc xá sinh viên và diện tích sân trường, vườn hoa, cây xanh...
Diện tích đất sử dụng cho nơi làm việc: 1.963 m2
Diện tích đất sử dụng cho nơi học 6.842,1 m2
Diện tích sử dụng cho vui chơi giải trí: 22.641 m2
Nhà trường có: 01 Hội trường 800 chỗ, 01 Hội trường 200 chỗ, 06 phòng học trên 100 chỗ, 33 phòng học 70 chỗ, 43 phòng học nhỏ (38 phòng trên 40 chỗ, 5 phòng trên 30 chỗ). Tổng số phòng học là 82 phòng, Phòng được trang bị máy chiếu là 79, Phòng được trang bị hệ thống âm thanh là 82, Phòng được trang bị điều hòa là 79 trong đó 08 phòng học trên 100 chỗ, 35 phòng học 70 chỗ, 47 phòng học nhỏ (39 phòng trên 40 chỗ, 8 phòng trên 30 chỗ), 02 phòng Bảo vệ luận văn, luận án.
Khu thực hành của sinh viên gồm: 02 Studio Truyền hình, 01 Studio Phát thanh, 01 Studio Dựng hình được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đồng bộ chuyên dùng cho đào tạo các chuyên ngành Phát thanh, truyền hình; 01 phòng máy tính thực hành các môn học chuyên ngành Báo Mạng điện tử; 01 phòng máy tính thực hành Xuất bản báo in, 02 phòng máy tính thực hành truyền thông, 01 phòng thực hành đa năng và 01 phòng Ảnh báo chí chuyên dùng cho các chuyên ngành Báo chí - Truyền thông với trang thiết bị đồng bộ và hiện đại; 04 phòng LAB học Ngoại ngữ; 04 phòng thực hành tin học dành cho Khoa Giáo dục kiến thức đại cương; 01 phòng thực hành Xuất bản chuyên dùng cho Khoa Xuất bản).
Trường có ký túc xá gồm 203 phòng, đáp ứng chỗ ở cho 980 sinh viên. Ban Giám đốc quy định tiêu chuẩn học viên được nội trú giao phòng Quản lý Ký túc xá triển khai. Ưu tiên sinh viên vùng sâu, vùng xa, đối tượng đặc biệt khó khăn con em gia đình có công với cách mạng. Hiện tại, đã khởi công xây dựng nhà Ký túc xá E5 với quy mô 1 tầng hầm và 12 tầng nổi, sau khi đưa vào sử dụng có thể đáp ứng cho 1200 sinh viên
168 cán bộ được tặng Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất, Nhì;
3 cán bộ được công nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú";
184 cán bộ được tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Giáo dục";
38 cán bộ được tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Công đoàn";
10 cán bộ được tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Báo chí";
3 cán bộ được tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Bảo vệ Thủ đô";
2 cán bộ được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
362 cán bộ được tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tư tưởng Văn hóa".
Ngoài ra còn có hàng trăm lượt người được tặng các loại Kỷ niệm chương: "Vì sự nghiệp Bảo vệ Đảng", "Vì sự nghiệp Lịch sử Đảng", "Vì sự nghiệp Tổ chức xây dựng Đảng", "Vì sự nghiệp Truyền hình", "Vì sự nghiệp Phát thanh", "Vì sự nghiệp Thế hệ trẻ"...
Hệ thống truyền thông nội bộ
Ngoài Cổng thông tin điện tử chính thức, Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn có hệ thống truyền thông nội bộ có tầm ảnh hưởng và có tính chuyên nghiệp cao, do sinh viên trực tiếp tham gia vận hành. Đây cũng là những phương tiện để sinh viên chuyên ngành rèn luyện, làm quen với các thao tác thực tế như: Truyền hình sinh viên - STV, Radio Sóng Trẻ (khoa Phát thanh - Truyền hình), Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông - CJC (khoa Báo chí), AJC Times (Đoàn Thanh niên),... Đặc biệt, Học viện Báo chí - Tuyên truyền là một trong số ít những trường đại học công lập tại Việt Nam quan tâm đến truyền thông đại chúng trên mạng xã hội, tiêu biểu với việc hình thanh trang Facebook chính thức của Học viện với tên gọi Kênh 62.[3]
Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Bộ Công an, Nguyên Tổng Biên tập Truyền hình An ninh nhân dân (ANTV), Cựu học viên Khóa 2
Đại tá Hoàng Gia Khánh, Nguyên Phó Giám đốc trung tâm phát thanh truyền hình Quân đội nhân dân Việt Nam