Tô Huy Rứa

Tô Huy Rứa
Chức vụ
Nhiệm kỳ8 tháng 2 năm 2011 – 4 tháng 2 năm 2016
4 năm, 361 ngày
Phó Trưởng banTrần Lưu Hải
Nguyễn Văn Quynh
Nguyễn Hoàng Việt
Nguyễn Tuấn Khanh
Trần Văn Minh
Hà Ban
Nguyễn Thanh Bình
Trần Văn Túy
Mai Văn Chính
Phạm Minh Chính
Nguyễn Thị Nương
Tiền nhiệmHồ Đức Việt
Kế nhiệmPhạm Minh Chính
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI
Nhiệm kỳ24 tháng 4 năm 2006 – 26 tháng 1 năm 2016
9 năm, 277 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Khoa Điềm
Kế nhiệmPhạm Minh Chính
Nhiệm kỳ1 tháng 5 năm 2006 – 8 tháng 2 năm 2011
4 năm, 283 ngày
Phó Trưởng banPhùng Hữu Phú
Nguyễn Hồng Vinh
Đào Duy Quát
Vũ Văn Phúc
Tiền nhiệmNguyễn Khoa Điềm
Đỗ Nguyên Phương
Kế nhiệmĐinh Thế Huynh
Nhiệm kỳ15 tháng 3 năm 2007 – 28 tháng 3 năm 2011
4 năm, 13 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Phú Trọng
Kế nhiệmĐinh Thế Huynh
Bí thư Trung ương Đảng Khóa X, XI
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 4 tháng 2 năm 2016
9 năm, 285 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Khoa Điềm
Kế nhiệmPhạm Minh Chính
Nhiệm kỳtháng 4 năm 2004 – tháng 4 năm 2006
Tiền nhiệmPGS.TS Trần Đình Hoan
Kế nhiệmGS.TS. Lê Hữu Nghĩa
Nhiệm kỳtháng 11 năm 1999 – 2003
Tiền nhiệmLê Danh Xương
Kế nhiệmNguyễn Văn Thuận
Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳtháng 6 năm 1996 – tháng 11 năm 1999
Nhiệm kỳ1990 – 1996
Nhiệm kỳ11 tháng 3 năm 2016 – nay
8 năm, 312 ngày
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh4 tháng 6, 1947 (77 tuổi)
Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởHà Nội
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
VợTrương Thị Tuyết Nhung
Con cái
  • Tô Huy Vũ
  • Tô Tử Hà
  • Tô Linh Hương (s.1988)
Học vấnTiến sĩ Triết học, Cử nhân Toán học

Tô Huy Rứa (sinh 1947) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Việt - Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Ông từng tốt nghiệp Cử nhân khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, có học vị Tiến sĩ triết học (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô).[1]

Tiểu sử

Ông sinh ngày 4 tháng 6 năm 1947, quê tại xã Quảng Thái huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1965, ông gia nhập lực lượng Thanh niên Xung phong phục vụ chiến trường. Ông được kết nạp Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam ngày 6 tháng 2 năm 1967, chính thức ngày 6 tháng 2 năm 1968. Đầu những năm 1970, ông được rút về và cử đi học tại Trường Tuyên huấn Trung ương chuyên ngành Triết học. Sau tốt nghiệp, ông được giữ lại làm trợ giảng Khoa Triết học. Trong thời gian làm trợ giảng, ông đăng ký học thêm và Cử nhân ngành Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Đầu những năm 1980, ông được cử làm nghiên cứu sinh, chuyên ngành Triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tại Liên Xô, bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về nước và được bổ nhiệm làm Phó Trưởng khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Đầu những năm 1990, ông được bầu giữ chức Giám đốc Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Thời gian này ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, học hàm Phó Giáo sư Triết học.

Năm 1996, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công làm Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Cuối năm 1999, ông được đồng hương là Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trên danh nghĩa Bộ Chính trị bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Hải Phòng.

Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4 năm 2001), ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đến năm 2003, ông được điều động trở lại làm Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Cuối năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy Học viện.

Ngày 25 tháng 4 năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, ông tiếp tục tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Ngày 1 tháng 5 năm 2006, ông được phân công làm Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương).

Ngày 8 tháng 5 năm 2007, ông được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[1].

Tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 13 tháng 1 năm 2009, tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị.[1]

Ngày 19 tháng 1 năm 2011, Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, ông một lần nữa được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Ngày 7 tháng 2 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII ông nghỉ hưu.

Ngày 11/03/2016, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành quyết định số 986/QĐ-ĐHQGHN công nhận ông Tô Huy Rứa, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương là Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Việt - Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày 29/4/2016, Đại học Quốc gia Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ công bố các Quyết định bổ nhiệm, công nhận lãnh đạo Trường Đại học Việt - Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, ông Tô Huy Rứa - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương là Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Việt - Nhật.

Gia đình

  • Vợ ông là bà Trương Tuyết Nhung, nguyên Trưởng phòng đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người được dư luận nhắc đến sau vụ việc chiếc xe biển trắng 30F-462.75 tự động lật sang biển xanh 80B - 4329.[2] Tuy nhiên, chỉ sau 1 ngày, tất cả các bài viết về vụ việc này trên các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Người lao động... đã được gỡ bỏ.
  • Con trai thứ nhất: Tô Tử Hà, Giám đốc cảng Hàng Không Quốc Tế Nội Bài
  • Con trai thứ hai: Tô Huy Vũ, hiện là Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (từ 21/8/2017, trước đó anh là Vụ trưởng Vụ Dự báo Thống kê Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)[3]
  • Con gái út: Tô Linh Hương, sinh năm 1988, học ngành báo chí, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Vinaconex - PVC vào tháng 4 năm 2012[4], nhưng cô chỉ giữ chức vụ này trong vòng 2 tháng, hiện là Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [5] [6].

Hoạt động chính trị gây tranh cãi

Vụ ông Nguyễn Trường Tô

Luật sư Trần Đình Triển, vào ngày 20 tháng 7 năm 2010 cho đài RFA biết văn phòng Luật sư Vì Dân của ông vì cho đó là một hành động phạm pháp, đã chính thức gửi thư yêu cầu ông Tô Huy Rứa giải thích về việc ông can thiệp vào hoạt động của báo chí bằng cách gọi điện thoại cho các tổng biên tập cũng như một số cơ quan báo chí yêu cầu ngưng đưa tin về vụ ông Nguyễn Trường Tô, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, mua dâm tại Hà Giang[7] [8]. Ngoài ra ông còn đỡ đầu quy hoạch Phạm Văn Vững để làm nguồn Chính ủy Hải Quân, đến khi làm chính ủy Hải Quân, Phạm Văn Vững đã lộ nguyên hình là 1 quan đại tham, đại ăn bẩn rồi bị buộc phải bàn giao chức vụ sau 1 năm nhậm chức trước khi có quyết định nghỉ hưu.

Chú thích

  1. ^ a b c “Đồng chí Tô Huy Rứa được bầu vào Bộ Chính trị”. Dân Trí.
  2. ^ “Chiếc xe Mercedes Benz tự thay đổi từ biển trắng thành biển xanh là của ai?”. Báo giao thông. 18 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2019. Truy cập 18 tháng 12 năm 2019.
  3. ^ Nguyễn Thoan (24 tháng 8 năm 2017). “Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm nhân sự cấp cao”. Tạp chí Nhà đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ “Con ủy viên Bộ Chính trị thành sếp lớn”. BBC.
  5. ^ “Bà Tô Linh Hương thôi làm Chủ tịch Vinaconex-PVC”. CafeF. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ “Bà Tô Ninh Hương tại Lễ Mít tinh do Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Khu di tích Phủ Chủ tịch (19/3/2021)”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ “Đề nghị cách chức Chủ tịch Hà Giang”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2014.
  8. ^ “LS Trần Đình Triển nói về vụ kiện ông Tô Huy Rứa”. RFA.