Tòng Thị Phóng

Tòng Thị Phóng
Tòng Thị Phóng ở tỉnh Tuyên Quang, năm 2018
Chức vụ
Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2007 – 31 tháng 3 năm 2021
13 năm, 251 ngày
Chủ tịchNguyễn Phú Trọng (2006-2011)
Nguyễn Sinh Hùng (2011-2016)
Nguyễn Thị Kim Ngân (2016-2021)
Tiền nhiệmTrương Mỹ Hoa
Kế nhiệmTrần Thanh Mẫn
Vị trí Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII
Nhiệm kỳ19 tháng 1 năm 2011 – 31 tháng 1 năm 2021
10 năm, 12 ngày
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 1996 – 30 tháng 1 năm 2021
24 năm, 213 ngày
Nhiệm kỳ5 tháng 5 năm 2002 – 13 tháng 7 năm 2007
5 năm, 69 ngày
Tiền nhiệmTrương Quang Được
Kế nhiệmHà Thị Khiết
Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2001 – 19 tháng 1 năm 2011
9 năm, 272 ngày
Kế nhiệmNguyễn Thị Kim Ngân
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 1997 – 23 tháng 5 năm 2021
23 năm, 307 ngày
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 1997 – 5 tháng 5 năm 2002
4 năm, 289 ngày
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La
Nhiệm kỳtháng 6 năm 1996 – 20 tháng 7 năm 1997
Nhiệm kỳ1991 – 20 tháng 7 năm 1997
Thông tin cá nhân
Quốc tịchViệt Nam
Sinh10 tháng 2, 1954 (70 tuổi)
Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởHà Nội
Dân tộcThái
Tôn giáokhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChồngLò Văn Long (mất 2011)
Con cáiLò Việt Phương (trai, s.1973)
Lò Thị Việt Hà (gái, s.1977)
Học vấnCử nhân Luật

Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954) là nữ chính khách người dân tộc Thái tại Việt Nam. Bà từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI - XII, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam[1]. Tính đến tháng 1 năm 2011, bà là nữ chính khách thứ 2 trong Bộ Chính trị và là nữ chính khách người dân tộc thiểu số đầu tiên giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân

Bà sinh ngày 10 tháng 2 năm 1954, tại phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, người dân tộc Thái.[2]

Giáo dục

  • Giáo dục phổ thông: 10/10
  • Cử nhân Luật

Sự nghiệp

Tháng 9 năm 1971, bà tham gia công tác thanh niên và chính quyền tại địa phương, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 20 tháng 11 năm 1981.

Bà được cho đi học và tốt nghiệp bằng Cử nhân Luật và Cao cấp lý luận chính trị. Năm 1991, bà được bầu là chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La. Tháng 6 năm 1996, bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. Năm 1997, bà trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa X, được cử giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Tháng 4 năm 2001, bà tái đắc cử vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 5 năm 2002, tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa IX.

Tháng 9 năm 2002, được phân công làm Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Tháng 4 năm 2006, bà tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X.

Ngày 23 tháng 7 năm 2007, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, bà được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trong Quốc hội Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 19 tháng 1 năm 2011, bà tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, được bầu vào Bộ Chính trị, trở thành nữ chính khách người dân tộc thiểu số đầu tiên trúng cử Ủy viên Bộ Chính trị.[3]

Ngày 22 tháng 7 năm 2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, bà tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trong Quốc hội Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, bà tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, được bầu vào Bộ Chính trị.[4]

Ngày 22 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, bà tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trong Quốc hội Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngày 31 tháng 3 năm 2021, tại kỳ họp thứ mười một Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội đối với bà Tòng Thị Phóng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng được đánh giá là một trong những nữ chính trị gia nổi bật trên chính trường Việt Nam trong gần 10 năm qua. Bà là nữ chính trị gia giữ chức vụ cao nhất trong các cơ quan của Đảng từ trước tới nay của người dân tộc thiểu số khi lần lượt kinh qua các chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương và là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp (2007 - 2021)

Tác phẩm

Bà là tác giả của bài: Vũ điệu kết đoàn

Danh hiệu

Gia đình

Chồng bà là ông Lò Văn Long (mất năm 2011).[5]

Bà có hai con đều là đại biểu Quốc hội khóa XV. Con trai Lò Việt Phương hiện là Phó Trưởng Ban Dân nguyện. Con gái Lò Thị Việt Hà hiện là Ủy viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Thái Lan.

Tham khảo

  1. ^ “GẶP MẶT CỰU GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN, HỌC VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  3. ^ Tòng Thị Phóng - Website Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Lưu trữ 2012-03-22 tại Wayback Machine.
  4. ^ “Danh sách Bộ Chính trị Khóa XII”.
  5. ^ “Tin ông Lò Văn Long mất”. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân của Quốc hội Việt Nam. 9 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoài