Chuyến bay 858 của Korean Air

Chuyến bay 858 của Korean Air
HL7406, chiếc máy bay bị phá huỷ trong vụ đánh bom, tại sân bay Nagoya vào ngày 1 tháng 10 năm 1987, 1 tháng trước vụ việc.
Địa điểmBiển Andaman
Tọa độ14°33′00″B 97°23′00″Đ / 14,55°B 97,3833°Đ / 14.55; 97.3833
Thời điểm29 tháng 11 năm 1987
2.05 pm (Giờ chuẩn Triều Tiên (KST))
Mục tiêuBoeing 707-3B5C, Korean Air
Loại hìnhĐánh bom, khủng bố mang tính chính trị
Tử vong115 (toàn bộ)[1]
Thủ phạmKim Hyon-hui, đại diện của Kim Jong-Ilchính phủ CHDCND Triều Tiên

Chuyến bay 858 của Korean Air là một chuyến bay thường lệ vận chuyển hành khách quốc tế giữa thủ đô Bagdad, Iraq, và Seoul, Hàn Quốc. Ngày 29 tháng 11 năm 1987, chiếc máy bay bay tuyến bay này, chiếc Boeing 707-3B5C, số đăng ký HL7406 đã phát nổ trong không trung bởi một quả bom do hai điệp viên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gài sẵn trong cabin hành khách.

Hai điệp viên, hành động theo lệnh từ chính phủ CHDCND Triều Tiên, đã cài đặt các thiết bị trong một khoang hành lý trên đầu ghế trước khi xuống máy bay trong thời gian đầu tiên dừng lại ở Abu Dhabi, UAE. Trong khi chiếc máy bay vượt qua vùng biển Andaman tới điểm dừng thứ hai ở Bangkok, Thái Lan, quả bom đã được kích hoạt và phá hủy chiếc máy bay. Tất cả 104 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn trên tàu đã thiệt mạng. Vụ tấn công xảy ra 34 năm sau khi Hiệp định đình chiến Triều Tiên kết thúc chiến tranh Triều Tiên, ngày 27 tháng 7 năm 1953.

Hai người đặt bom đã bị truy bắt từ Bahrain. Cả hai đều cố gắng tự sát bằng cách hút thuốc lá với chất kali xyanua khi họ nhận ra rằng họ sắp bị bắt. Thủ phạm nam giới chết, nhưng thủ phạm phụ nữ, Kim Hyon-Hui vẫn còn sống và thú nhận thực hiện vụ đánh bom. Cô đã bị kết án tử hình sau khi bị đưa ra xét xử về vụ đặt bom, nhưng sau đó được ân xá bởi Tổng thống Hàn Quốc, Roh Tae-woo. Lời khai của Kim ám chỉ Kim Jong-il, cựu lãnh đạo của Triều Tiên, như là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ việc. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc biệt đề cập đến vụ đánh bom của KAL 858 là một "hành động khủng bố" và cho đến năm 2008, liệt kê Triều Tiên như là một quốc gia tài trợ cho khủng bố.

Kể từ sau cuộc tấn công này, mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên không có cải thiện nào đáng kể, mặc dù một số tiến triển đã được thực hiện dưới hình thức của hai Hội nghị Cấp cao liên Triều. Kim Hyon-Hui sau đó đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề Những giọt lệ trong tâm hồn tôi (The Tears of My Soul), trong đó cô hồi tưởng lại quá trình được đào tạo trong một trại huấn luyện gián điệp được điều hành bởi quân đội Triều Tiên, và việc được cung cấp thông tin để thực hiện những vụ tấn công cá nhân của Kim Jong-il. Với CHDCND Triều Tiên, cô bị coi là một "kẻ phản bội", sau khi quyết định ở lại Hàn Quốc và chỉ trích Triều Tiên. Hiện tại, cô đang sống lưu vong, và dù dưới sự giám sát an ninh chặt chẽ liên tục, cô vẫn lo sợ cho sự trả thù từ thân nhân các nạn nhân của vụ đánh bom. "Việc là thủ phạm khiến tôi có một cảm giác đau đớn mà bản thân tôi phải đấu tranh với nó", cô phát biểu tại một cuộc họp báo vào năm 1990. "Trong cảm giác ấy, tôi vẫn phải là một tù nhân, hoặc một người bị giam cầm—bởi cảm giác tội lỗi."

Lịch sử

HL7406 tại Sân bay Fukuoka ngày 15 tháng 8 năm 1987 khi vẫn còn mang màu sơn cũ

Vào ngày 12 tháng 11 năm 1986, hai điệp viên Triều Tiên bắt đầu đi từ Bình Nhưỡng, Triều Tiên trên một máy bay chở khách đến Mát-xcơ-va và vào Liên Xô.[2] Từ đây, họ rời đi Budapest, Hungary vào buổi sáng hôm sau và ở lại nhà một điệp viên hướng dẫn của Triều Tiên trong vòng sáu ngày.[2] Vào ngày 18 tháng 11, cả hai tới Viên, Áo bằng ô tô. Sau khi vượt qua biên giới vào nước Áo, người điệp viên hướng dẫn trên cung cấp hai hộ chiếu giả cho cặp đôi này. Giả làm khách du lịch lưu trú tại khách sạn Hotel Am Parkring tại Viên, cả hai mua vé máy bay của Austrian Airlines để bay từ Viên đến Belgrade, Nam Tư, sau đó tới Baghdad, Abu Dhabi, và cuối cùng là Bahrain.[2] Họ cũng mua vé bay từ Abu Dhabi tới Roma, Ý để chạy trốn sau khi đặt bom trên chuyến bay.[2]

Ngày 27 tháng 11, hai điệp viên hướng dẫn nữa từ Viên tới Nam Tư bằng tàu hỏa đưa cho họ một quả bom hẹn giờ, một đài bán dẫn hiệu Panasonic làm tại Nhật, trong đó chứa thuốc nổ, một kíp nổ, và một chai đựng chất nổ dạng lỏng để tăng sức công phá, được ngụy trang như một chai nước.[3][4] Ngày hôm sau, họ đáp chuyến bay của hãng Iraqi Airways để bay từ Belgrade tới Sân bay quốc tế Saddam, Baghdad, Iraq.[3] Họ đợi ở sân bay trong vòng ba giờ ba mươi phút để chờ chuyến bay KAL 858 — mục tiêu chính của họ — cất cánh vào lúc 11:30 đêm[3] Hai điệp viên đã cài đặt thiết bị nổ tự tạo bên trên chỗ ngồi của họ, 7B và 7C, và sau đó xuống máy bay ở Sân bay quốc tế Abu Dhabi.[3]

Trên chặng thứ hai của chuyến bay, từ Abu Dhabi tới Thái Lan, KAL 858 có 104 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn.[1] Vào lúc 2:05 trưa Giờ chuẩn Triều Tiên (KST),[3] chín giờ sau khi quả bom được cài đặt và là thời điểm gần kết thúc chuyến bay, quả bom phát nổ và máy bay nổ tung trên biển Andaman (14°33′00″B 97°23′00″Đ / 14,55°B 97,3833°Đ / 14.55; 97.3833), giết chết toàn bộ 115 người trên máy bay.[5] Tín hiệu điện đàm cuối cùng nhận được từ phi công ngay trước vụ nổ là "Chúng tôi mong rằng sẽ đến được Bangkok đúng giờ. Thời gian và vị trí ổn định."[3] 113 người trong đó là công dân Hàn Quốc, cùng với đó là một công dân Ấn Độ và một công dân Liban.[6] Nhiều người trong số 113 công dân Hàn Quốc là công nhân trẻ tuổi về nước sau khi làm việc nhiều năm trong ngành xây dựngTrung Đông.[6] Một nhà ngoại giao người Hàn Quốc làm việc tại Đại sứ quán ở Baghdad, cùng vợ của mình, cũng có mặt trên chuyến bay,[6] được cho là mục tiêu chính của vụ tấn công này. Các mảnh vỡ của chiếc máy bay sau đó trôi dạt vào một bờ biển của Thái Lan.[7] Người ta không tìm thấy được hộp đen của chiếc máy bay này.

Sau khi thực hiện vụ tấn công, hai kẻ đặt bom đã cố gắng bay từ Abu Dhabi tới Amman, Jordan — chặng đầu tiên của cuộc tẩu thoát — nhưng các cơ quan sân bay không chấp nhận visa của họ để tới Amman; do đó họ buộc phải bay tới Bahrain, nơi họ dự định từ đó sẽ tiếp tục bay tới Roma.[3] Tuy nhiên, hộ chiếu của họ bị phát hiện là giả mạo ở Bahrain.[3] Nhận ra rằng họ sẽ bị bắt giữ, cả hai ngay lập tức tìm cách hút thuốc lá tẩm kali xyanua để tự tử.[5] Thủ phạm nam được đưa đến bệnh viện và chết tại đó, nhưng thủ phạm nữ, 25 tuổi, Kim Hyon Hui, còn sống, sau khi cảnh sát lấy được điếu thuốc lá từ miệng của cô.[5][8]

Điều tra

Theo lời khai tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 15 tháng 12 năm 1987, Kim, được dẫn độ về Seoul, Hàn Quốc để giải độc, lúc đầu khai mình là trẻ mồ côi người Trung Quốc lớn lên tại Nhật, và không liên quan đến vụ tấn công.[5][9] Lời khai này làm các nhà chức trách càng thêm nghi ngờ, vì trong khi bị thẩm vấn tại Bahrain, cô đã tấn công một sĩ quan cảnh sát và cố gắng cướp khẩu súng của người sĩ quan này, trước khi bị bắt giữ.[5] Tại buổi điều trần, bằng chứng chống lại Kim chính là điếu thuốc lá, trong đó, phân tích cho thấy, là loại được sử dụng bởi một số điệp viên khác của Triều Tiên bị bắt giữ tại Hàn Quốc.[5][9]

Vào tháng 1 năm 1988, Kim cho biết tại một cuộc họp báo rằng chính phủ Triều Tiên đã ra lệnh tấn công để đe dọa các đoàn tham dự Thế vận hội Seoul 1988.[10]

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Choi Young-jin, đại diện cho Hàn Quốc, cho biết sau tám ngày kể từ ngày thẩm vấn tại Hàn Quốc, cô được phép xem một bộ phim về cuộc sống ở Hàn Quốc trên vô tuyến truyền hình, và nhận ra rằng "cuộc sống... trên các đường phố của thủ đô Seoul là hoàn toàn khác với những gì cô đã được dẫn dắt để tin. Cô bắt đầu nhận ra rằng những gì cô đã được cho biết trong khi sống ở miền Bắc là hoàn toàn không đúng sự thật."[9] Kim sau đó "tự giao nộp mình cho nữ điều tra viên" và thú nhận đã thực hiện các vụ đánh bom.[9] Bằng tiếng Hàn, cô nói, "Hãy tha thứ cho tôi. Tôi xin lỗi. Tôi sẽ khai toàn bộ,"[9] và nói rằng cô đã bị "khai thác như một công cụ cho các hoạt động khủng bố của CHDCND Triều Tiên ", cùng với việc thú nhận một cách chi tiết và tự nguyện.[9]

Người lao động và doanh nhân đều như nhau, quan chức chính phủ và các nhà ngoại giao, tất cả đặt cược mạng sống của họ vào đôi cánh của những chiếc máy bay dân dụng... Vì vậy, bất kỳ mối đe dọa khủng bố nào mang tính chất chính trị... đương nhiên đều rất nguy hiểm cho sự ổn định và hòa bình thế giới.

Choi Young-jin, đại diện cho Hàn Quốc, phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về cuộc điều tra các cuộc tấn công[9]

Kim khai, kế hoạch trốn chạy của cô bắt đầu từ Abu Dhabi qua Amman tới Roma, nhưng hai người đã chuyển hướng đến Bahrain do vấn đề với visa.[3] Cô nói thêm rằng, cô đã bí mật di chuyển cùng với Kim Sung Il chuẩn bị cho vụ tấn công trong vòng ba năm.[5] Khi cô mười sáu tuổi, cô đã được lựa chọn bởi Đảng Lao động Triều Tiên và được đào tạo một số ngôn ngữ.[5] Ba năm sau, cô được học tại một trường đào tạo tình báo bí mật của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nơi cô được học cách thủ tiêu bằng tay không và sử dụng các loại súng trườnglựu đạn.[5] Quá trình đào tạo khiến cho cô phải trải qua những mệt mỏi về thể chất và tâm lý. Năm 1987, khi 25 tuổi, Kim đã cho nổ một quả bom trên một chiếc máy bay phản lực của Hàn Quốc, một cuộc tấn công mà cô nói là sẽ thống nhất đất nước bị chia cắt của cô mãi mãi.[5]

Vào tháng 1 năm 1988, Kim công bố tại một cuộc họp báo được tổ chức bởi Cơ quan Kế hoạch An ninh Quốc gia (NIS), là cơ quan mật vụ của Hàn Quốc, rằng cô và đồng phạm của mình là đặc vụ của Triều Tiên. Cô nói rằng họ đã để lại một máy phát thanh có chứa 350 gam thuốc nổ C-4 và một chai dung dịch có chứa khoảng 700 ml thuốc nổ PLX trên một giá đỡ trong khoang hành khách của máy bay. Kim bày tỏ sự hối hận về hành động của mình và cầu xin sự tha thứ của các gia đình của những người đã chết. Cô cũng cho biết vụ đánh bom trên đã được chính Kim Jong-il, con trai của Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành chỉ đạo, với mục đích làm chính phủ Hàn Quốc mất ổn định, làm gián đoạn cuộc bầu cử Quốc hội của Hàn Quốc vào năm 1988, và gây hoang mang cho các đoàn đại biểu tham gia Thế vận hội Mùa hè 1988 ở Seoul sau đó.[10] "Tôi sẽ bị trừng phạt, sẽ phải chết hàng trăm lần vì tội lỗi của chính bản thân tôi," cô nói.[4] Viết trên tờ The Washington Post vào ngày 15 tháng 1 năm 1988, nhà báo Peter Maass phát biểu rằng ông không cảm thấy thuyết phục với lời khai của Kim, vì có thể những lời khai và xin lỗi của Kim là bị ép buộc.[11] Kim sau đó đã bị kết án tử hình đối với vụ đánh bom chuyến bay KAL 858, nhưng sau đó cô được ân xá bởi Tổng thống Hàn Quốc, Roh Tae-woo. "Những người phải được xét xử ở đây là các nhà lãnh đạo của Triều Tiên," ông phát biểu. "Đứa trẻ này là một nạn nhân của chế độ độc ác đó, như các hành khách trên chuyến bay KAL 858"[5]

Hậu quả

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Lời khai của Kim ám chỉ Kim Jong-il, con trai của Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành, là người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ đánh bom.[10]

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc biệt đề cập đến vụ đánh bom chiếc KAL 858 như một "hành động khủng bố" và, cho đến năm 2008, liệt kê CHDCND Triều Tiên như là một quốc gia tài trợ cho khủng bố được chỉ định rõ[12] dựa trên kết quả cuộc điều tra của Hàn Quốc. Charles E. Redman, Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề công cộng, cho biết trong tháng 1 năm 1988 rằng vụ việc là một "hành động giết người hàng loạt," và thêm rằng chính quyền đã "kết luận rằng bằng chứng về việc có tội của Triều Tiên tỏ ra rất thuyết phục. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia lên án Triều Tiên cho hành động khủng bố này."[13] Hành động này đã được thảo luận trong ít nhất hai cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi các cáo buộc và bằng chứng được đưa ra bởi tất cả các bên,[14][15] nhưng không có nghị quyết nào được thông qua.[16] Triều Tiên tiếp tục phủ nhận việc dính líu tới vụ tấn công chuyến bay KAL 858, nói rằng vụ việc là một "câu chuyện bịa đặt" tạo nên bởi Hàn Quốc và các nước khác.[5][17]

Kim Jong-il trở thành lãnh đạo của Triều Tiên vào năm 1994, kế thừa vị trí của cha mình.[18] Năm 2001, các nhà hoạt động xã hội phe cánh hữu và thân nhân của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công yêu cầu bắt giữ Kim Jong-il vì tội khủng bố khi ông đến thăm Seoul vào cuối năm đó.[19] Hai kiến nghị đã được đệ trình để chống lại ông, với các nhà hoạt động và người thân nói rằng có bằng chứng mạnh mẽ—cụ thể là lời khai của Kim—cho thấy ông là người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ đánh bom. Họ cũng kêu gọi Kim Jong-il thực hiện một lời xin lỗi công khai về vụ việc và chính thức bồi thường cho gia đình các nạn nhân.[19] Nhà lãnh đạo của một nhóm cánh hữu Hàn Quốc, luật sư Lee Chul-sung, nói rằng, "Kim Jong-il phải bị bắt và bị trừng phạt nếu ông ta đến Seoul mà không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, đưa ra lời xin lỗi và bồi thường."[19] Tuy nhiên, Kim Jong-il không bị bắt giữ. Ông qua đời vào tháng 12 năm 2011, và được kế thừa bởi con trai mình, Kim Jong-un.[20]

Kim Hyon-hui

Tôi có cảm giác tội lỗi bởi tội ác đáng ghê tởm của bản thân. Sao tôi dám nghĩ đến chuyện hôn nhân?... Việc là thủ phạm khiến tôi có một cảm giác đau đớn mà bản thân tôi phải đấu tranh với nó. Trong cảm giác ấy, tôi vẫn phải là một tù nhân, hoặc một người bị giam cầm—bởi cảm giác tội lỗi..

Kim Hyon Hui, khi được hỏi về chuyện hôn nhân[21]

Năm 1993, nhà xuất bản William Morrow and Company xuất bản cuốn Những giọt lệ trong tâm hồn tôi (The Tears of My Soul), là tự thuật của Kim về cách mà cô được đào tạo như một đặc vụ gián điệp Triều Tiên và thực hiện vụ đánh bom chuyến bay KAL 858. Trong một cử chỉ ăn năn cho tội lỗi của mình, cô dành tặng tất cả số tiền thu được từ việc bán cuốn sách này cho gia đình các nạn nhân trên chiếc máy bay KAL 858.[22] Cuốn sách nêu chi tiết việc đào tạo ban đầu của cô và cuộc sống ở Trung Quốc, Ma Cao, và trên toàn châu Âu, việc thực hiện vụ đánh bom, bản án mang tính tất yếu của mình, sự ân xá, và nhập tịch vào Hàn Quốc. Trong cuốn sách, Kim nói rằng Kim Jong-il chủ mưu vụ đánh bom, và ra lệnh cho cô thực hiện vụ đánh bom.[5] Người ta cũng tin rằng Kim Jong-il chủ mưu Vụ đánh bom Rangoon năm 1983, trong đó Triều Tiên đã cố gắng ám sát Chun Doo-hwan, người lúc đó là Tổng thống Hàn Quốc.[5] Câu chuyện của cô cũng đã được đưa lên màn ảnh nhỏ, với bộ phim Mayumi, đạo diễn bởi Shin Sang-ok vào năm 1990.[23]

Trong năm 2010, Kim đã đến thăm Nhật Bản, nơi cô gặp gia đình của những người dân Nhật Bản bị bắt cóc bởi CHDCND Triều Tiên trong những thập niên 1970 và 1980, những người buộc phải dạy điệp viên Triều Tiên cách ngụy trang bản thân giống người Nhật—một số người, theo báo cáo, có thể đã dạy Kim tự thực hiện.[24] Chính phủ Nhật Bản từ bỏ luật nhập cư để chuyến viếng thăm được diễn ra, kể từ khi Kim bị coi là một tội phạm trong nước bởi việc dùng hộ chiếu giả. Báo chí Nhật Bản, tuy nhiên, chỉ trích chuyến thăm, mà an ninh được thắt chặt do lo ngại rằng cô có thể bị tấn công.[24] Kim đến Nhật trên một máy bay phản lực tư nhân được sự cho phép của chính phủ Nhật, và được hộ tống vào một chiếc ô tô được che chắn bởi những chiếc ô dù lớn. Trong suốt chuyến thăm, cô ở trong một nhà nghỉ thuộc sở hữu của Yukio Hatoyama, người lúc đó là Thủ tướng Nhật Bản.[24] Kim hiện tại sống tại một địa điểm bí mật và vẫn đang được bảo vệ liên tục vì sợ bị trả thù, bởi thân nhân của các nạn nhân và cả chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, mà mô tả cô như một kẻ phản bội lý tưởng của họ.[5]

Căng thẳng tiếp diễn

Một trạm kiểm soát của Hàn Quốc tại Khu phi quân sự Triều Tiên vào tháng 8 năm 2005. Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã không được cải thiện kể từ khi ký hiệp ước đình chiến Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.[25]

Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc không hề giảm xuống kể từ khi ký hiệp định đình chiến năm 1953, và không có hiệp ước hòa bình chính thức vĩnh viễn kết thúc cuộc xung đột nào được ký kết.[25] Tuy nhiên, năm 2000, cả hai nước tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên, trong đó các nhà lãnh đạo của hai nước đã ký một Tuyên bố chung, nói rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thứ hai vào năm 2007. Hơn nữa, cả hai quốc gia đã tham gia vào các cuộc thảo luận về quân sự và chính trị tại Bình Nhưỡng, Seoul và đảo Jeju trong cùng năm. Ngày 2 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun bước qua Khu phi quân sự Triều Tiên trong chuyến thăm Bình Nhưỡng để hội đàm với Kim Jong-il.[26] Cả hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tinh thần của Tuyên bố chung năm 2000 và đã có các cuộc thảo luận về các vấn đề khác nhau có liên quan để nhận thức rõ sự thúc đẩy của quan hệ Nam-Bắc, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, sự thịnh vượng chung của người dân Triều Tiên, và sự thống nhất Triều Tiên. Ngày 4 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã ký tuyên bố hòa bình.[27] Tài liệu này kêu gọi các cuộc đàm phán quốc tế để thay thế hiệp định đình chiến kết thúc chiến tranh Triều Tiên bằng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn.[27]

Xem thêm

Hình ảnh
Bức ảnh của chiếc HL7406 trước vụ đánh bom từ JetPhotos.net
Hình ảnh của Kim Hyon Hui, một trong hai đặc vụ Triều Tiên chịu trách nhiệm về việc đặt bom, năm 2009
Đài bán dẫn Panasonic năm 1987, tương tự như mô hình được sử dụng để che giấu quả bom
Triều Tiên
Sự cố tương tự

Chú thích

  1. ^ a b Criminal Occurrence tai nạn tại Aviation Safety Network
  2. ^ a b c d Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Verbatim Report cuộc họp 2791. S/PV.2791 trang 11. Ngày ngày 16 tháng 2 năm 1988. Retrieved ngày 16 tháng 10 năm 2010
  3. ^ a b c d e f g h i Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Verbatim Report cuộc họp 2791. S/PV.2791 trang 12. Ngày ngày 16 tháng 2 năm 1988. Retrieved ngày 16 tháng 11 năm 2007
  4. ^ a b “115 Died in Nov. 29 Crash N. Korea Agent Confesses, Says She Put Bomb on Jet”. Los Angeles Times. ngày 15 tháng 1 năm 1988. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2010.
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m n o “Bombing of Korean Air Flight 858”. X-ray Screener. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  6. ^ a b c Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Verbatim Report cuộc họp 2791. S/PV.2791 trang 6. Ngày ngày 16 tháng 2 năm 1988. Retrieved ngày 16 tháng 10 năm 2010
  7. ^ “Thais Report Finding Korean Jet Wreckage”. Los Angeles Times. ngày 30 tháng 11 năm 1987.
  8. ^ “The Mystery of Flight 858”. Time. ngày 14 tháng 12 năm 1987. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ a b c d e f g Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Verbatim Report cuộc họp 2791. S/PV.2791 trang 10. Ngày ngày 16 tháng 2 năm 1988. Retrieved ngày 16 tháng 11 năm 2007
  10. ^ a b c French, Paul (2007). North Korea: The Paranoid Peninsula: A Modern History. Zed Books. tr. 244. ISBN 1-84277-905-2.
  11. ^ Maass, Peter. “Woman Says She Sabotaged Plane on Orders from N. Korean Leader”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013. ngày 15 tháng 1 năm 1988 Retrieved ngày 6 tháng 1 năm 2010
  12. ^ “Country Reports on Terrorism 2004” (PDF). State Department. tháng 4 năm 2005. Retrieved ngày 16 tháng 10 năm 2010
  13. ^ Kempster, Norman (ngày 21 tháng 1 năm 1988). “Hoa Kỳ Ends Thaw With N. Korea, Cites Terrorism”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2010.
  14. ^ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Verbatim Report cuộc họp 2791. S/PV.2791 Ngày ngày 16 tháng 2 năm 1988. Retrieved ngày 25 tháng 11 năm 2007
  15. ^ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Verbatim Report cuộc họp 2792. S/PV.2792 Ngày ngày 17 tháng 2 năm 1988. Retrieved ngày 25 tháng 11 năm 2007
  16. ^ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Verbotim Report cuộc họp 3627. S/PV/3627 trang 8. Mr. Park Republic of Korea Ngày ngày 31 tháng 1 năm 1996 lúc 15:30. Retrieved ngày 25 tháng 11 năm 2007
  17. ^ “Seoul Pardons North Korean in Bombing of Airliner Killing 115”. Los Angeles Times. ngày 13 tháng 4 năm 1990. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2010.
  18. ^ “Obituary: Kim Jong-il”. BBC News. ngày 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  19. ^ a b c “North Korea leader accused of terrorism”. BBC News. ngày 1 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2010.
  20. ^ “North Korean leader Kim Jong-il dies 'of heart attack'. BBC News. ngày 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  21. ^ “KAL Bomber Tells Agony, Stints on Buying Dresses”. Los Angeles Times. ngày 20 tháng 6 năm 1990. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2010.
  22. ^ Kim, Hyon Hui (1993). The Tears of My Soul. William Morrow & Co. ISBN 978-0-688-12833-3.
  23. ^ “MAYUMI VIRGIN TERRORIST”. Complete Index to World Film. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  24. ^ a b c Buerk, Roland (ngày 20 tháng 7 năm 2010). “Former N Korea spy in Japan to tackle abductee issue”. BBC News. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2010.
  25. ^ a b Howard, Keith (ngày 29 tháng 6 năm 2002). “Analysis: Korea's unresolved conflict”. BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2010.
  26. ^ “Korean leaders in historic talks”. BBC News. ngày 2 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  27. ^ a b “Korean leaders issue peace call”. BBC News. ngày 4 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Rehman RahiRahman Rahi menerima Penghargaan Jnanpith di New DelhiLahirAbdur Rehman Rahi(1925-05-06)6 Mei 1925Srinagar, Jammu dan Kashmir, British RajMeninggal9 Januari 2023(2023-01-09) (umur 97)Srinagar, Jammu dan Kashmir, IndiaPekerjaanPenyair, penerjemah, kritikusPenghargaanPenghargaan Sahitya Akademi dan Padma Shri (2000)Penghargaan Jnanpith (2004) Abdur Rehman Rahi (6 Mei 1925 – 9 Januari 2023) adalah seorang penyair, penerjemah, dan kritikus Kashmir. Dia dianugerahi...

 

UFC mixed martial arts event in 2018 UFC Fight Night: Stephens vs. ChoiThe poster for UFC Fight Night: Stephens vs. ChoiInformationPromotionUltimate Fighting ChampionshipDateJanuary 14, 2018 (2018-01-14)VenueScottrade CenterCitySt. Louis, Missouri, U.S.Attendance10,052[1]Total gate$812,995[1]Event chronology UFC 219: Cyborg vs. Holm UFC Fight Night: Stephens vs. Choi UFC 220: Miocic vs. Ngannou UFC Fight Night: Stephens vs. Choi (also known as UFC Fight Night 12...

 

Smaller earthquake which follows a larger one in the same area Aftershocks redirects here. For the memoir by Nadia Owusu, see Aftershocks (memoir). This article is about the geological event. For other uses of the term, see Aftershock (disambiguation). Part of a series onEarthquakes Types Mainshock Foreshock Aftershock Blind thrust Doublet Interplate Intraplate Megathrust Remotely triggered Slow Submarine Supershear Tsunami Earthquake swarm Causes Fault movement Volcanism Induced seismicity C...

Prix ItaliaLuogo Italia (località annualmente individuate) Anni1948–oggi Frequenzaannuale Fondato dai dirigenti RAI Salvino Sernesi, Giulio Razzi e Sergio Pugliese Datesettembre–ottobre Genereradio, televisione, web OrganizzazioneChiara Longo Bifano, segretaria generale[1] Sito ufficialewww.rai.it/prixitalia/ Modifica dati su Wikidata · Manuale Il Prix Italia, inizialmente chiamato Premio Italia,[2] è un concorso internazionale italiano, organizzato dalla RAI ...

 

Defunct American airline based in Hawaii Air Hawaii IATA ICAO Callsign XK AHC AIR HAWAII Founded1985Commenced operationsNovember 22, 1985Ceased operationsFebruary 19, 1986HubsHonolulu International AirportFleet size2Destinations3Parent companyAirwest International, Inc.HeadquartersHonolulu, HawaiiKey peopleMichael J. Hartley Air Hawaii McDonnell Douglas DC-10 N905WA at Oakland International Airport in 1983 Air Hawaii was a scheduled passenger airline providing service between Honolulu and the...

 

2016 American television programming awards 68th Primetime Emmy AwardsPromotional posterDateSeptember 18, 2016[1] (Ceremony)September 10–11, 2016[1](Creative Arts Awards)LocationMicrosoft Theater, Los Angeles, CaliforniaPresented byAcademy of Television Arts and SciencesHosted byJimmy KimmelHighlightsMost awardsThe People v. O. J. Simpson: American Crime Story (5)Most nominationsThe People v. O. J. Simpson: American Crime Story (13)Outstanding Comedy SeriesVeepOutstanding Dr...

German mathematician and economist Franz Josef Radermacher. Franz Josef Radermacher (born 20 March 1950) is a German mathematician and economist. He is Professor of Informatics at Ulm University. He is one of the co-founders of the Global Marshall Plan Initiative that suggests a socio-ecological plan to eradicate poverty, increasing global wealth while protecting natural resources. Scientific career Radermacher earned a PhD in Mathematics from RWTH Aachen in 1974. He earned a second PhD in Ec...

 

Historic house in New Jersey, United States United States historic placeJonathan Pyne HouseU.S. National Register of Historic PlacesNew Jersey Register of Historic Places Show map of Cape May County, New JerseyShow map of New JerseyShow map of the United StatesNearest cityLower Township, New JerseyCoordinates38°56′18″N 74°57′35″W / 38.93833°N 74.95972°W / 38.93833; -74.95972Area2.3 acres (0.93 ha)Built1694Architectural styleColonial, FederalNRHP&#...

 

20th-century Singaporean painter Georgette Chen张荔英Born23 October 1906Chekiang (Zhejiang), Qing DynastyDied15 March 1993 (aged 86)SingaporeResting placeMandai CrematoriumNationalitySingaporeanEducationAcadémie Colarossi;Académie Biloul;Art Students League of New YorkKnown forOil paintingMovementNanyang StyleImpressionismPost-ImpressionismFauvismSpouse Eugene Chen ​ ​(m. 1930; died 1944)​Awards1982: Cultural Medallion (Visual arts)Chi...

Tereza KerndlováBiographieNaissance 6 octobre 1986 (37 ans)BrnoNationalité tchèqueActivité ChanteusePériode d'activité depuis 2001Père Láďa Kerndl (d)Fratrie Robert Kerndl (d)Conjoint René Mayer (d) (depuis 2013)Autres informationsLabel Universal Music GroupGenre artistique PopSite web www.kerndlovatereza.commodifier - modifier le code - modifier Wikidata Tereza Kerndlová, née le 6 octobre 1986 à Brno, est une chanteuse tchèque qui devint célèbre en tant que membre du tri...

 

此条目序言章节没有充分总结全文内容要点。 (2019年3月21日)请考虑扩充序言,清晰概述条目所有重點。请在条目的讨论页讨论此问题。 哈萨克斯坦總統哈薩克總統旗現任Қасым-Жомарт Кемелұлы Тоқаев卡瑟姆若马尔特·托卡耶夫自2019年3月20日在任任期7年首任努尔苏丹·纳扎尔巴耶夫设立1990年4月24日(哈薩克蘇維埃社會主義共和國總統) 哈萨克斯坦 哈萨克斯坦政府...

 

Highway interchange in Israel You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Hebrew. Click [show] for important translation instructions. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikipedia. Do not translate text that appears unrelia...

American record label This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Hip-O Records – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (February 2013) (Learn how and when to remove this message) Hip-O RecordsParent companyUniversal Music GroupFounded1996 (1996)FounderDoug MorrisDistributor(s)Universal Music ...

 

Arlene DahlDahl, 1953LahirArlene Carol Dahl(1925-08-11)11 Agustus 1925[1][2]Minneapolis, Minnesota, A.S.Meninggal29 November 2021(2021-11-29) (umur 96)New York, A.S.AlmamaterUniversitas MinnesotaPekerjaanAktrisTahun aktif1944–2012Suami/istriLex Barker ​ ​(m. 1951; c. 1952)​ Fernando Lamas ​ ​(m. 1954; c. 1960)​ Christian R. Holmes ​ ​(m. 1960...

 

Sexual activity involving stimulation of the genitalia by use of the mouth Painting of a man performing oral sex on a woman Oral sex, sometimes referred to as oral intercourse, is sexual activity involving the stimulation of the genitalia of a person by another person using the mouth (including the lips, tongue, or teeth). Cunnilingus is oral sex performed on the vulva while fellatio is oral sex performed on the penis.[1][2] Anilingus, another form of oral sex, is oral stimula...

United States Template‑class United States portalThis template is within the scope of WikiProject United States, a collaborative effort to improve the coverage of topics relating to the United States of America on Wikipedia. If you would like to participate, please visit the project page, where you can join the ongoing discussions. Template Usage Articles Requested! Become a Member Project Talk Alerts United StatesWikipedia:WikiProject United StatesTemplate:WikiProject United StatesUnited S...

 

Elections to the 55th parliament of New South Wales 2011 New South Wales state election ← 2007 26 March 2011 2015 → All 93 seats in the New South Wales Legislative Assemblyand 21 (of the 42) seats in the New South Wales Legislative Council47 Assembly seats were needed for a majorityOpinion polls   First party Second party Third party   Leader Barry O'Farrell Kristina Keneally No leader Party Liberal/National coalition Labor Greens Leader since 4 April...

 

  هذه المقالة عن قارئ قرآن. لمعانٍ أخرى، طالع خليل إسماعيل (توضيح). الحافظ خليل خليل إسماعيل عمر الجبوري معلومات شخصية الميلاد 1920م - 1338 هـ العراق - بغداد - الكرخ الوفاة 5 تموز 2000 م - 2 ربيع الثاني 1421 هـ العراق - بغداد مكان الدفن مقبرة الكرخ الجنسية عراقي الحياة العملية سنوات ...

Equipos participantes de la Copa Mundial Para la IV Copa Mundial de Fútbol, que se realizó en Brasil entre el 24 de junio y el 16 de julio de 1950, 13 equipos clasificaron a la fase final. Los 13 equipos participantes fueron divididos en cuatro grupos de cuatro integrantes. De cada grupo, el mejor equipo se clasificó a una ronda final que enfrentaba a los cuatro primeros de grupo, para determinar al campeón del evento. Equipos A la fase final del torneo clasificaron 13 de 34 equipos que p...

 

Senapan anti materiel Istiglal Jenis Senapan anti materiel Negara asal  Azerbaijan Sejarah pemakaian Masa penggunaan 2008–sekarang Digunakan oleh Lihat Pengguna Sejarah produksi Perancang RPE Automatic Lines Tahun 2008 Produsen Azerbaijani Defense Industry Diproduksi 2008–sekarang Varian Lihat Varian Spesifikasi Berat 44.0 lbs (19.8 kg) Panjang 2015 mm (79.33 in) Peluru 14,5 x 114 mm, 12,7 x 108 mm Mekanisme Operasi tolak balik, baut berputar Kecepatan peluru 1,1...