Tử hình, án tử hình hay án tử (tiếng Anh: capital punishment, judicial homicide, execution, death sentence, death penalty) là việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp. Những người bị án tử hình được gọi là tử tù.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua, trong năm 2007, 2008, 2010, 2012 và năm 2014,[1] các nghị quyết không ràng buộc kêu gọi đình chỉ tử hình toàn cầu, nhằm cuối cùng bãi bỏ.[2] Tại các quốc gia thành viên EU, theo Hiệp ước Lisbon, Điều 2 của Hiến chương các Quyền Căn bản của Liên minh châu Âu cấm hình phạt tử hình.[3] Ngoài ra, hội đồng châu Âu, mà có 47 quốc gia thành viên, cấm các quốc gia thành viên áp dụng luật tử hình. Ngược lại, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... vẫn sẽ duy trì án tử hình với mục đích tạo hình phạt đủ sức răn đe với các loại tội phạm nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an ninh chung cho xã hội. Hơn 65% dân số thế giới sống tại các quốc gia nơi có án tử hình, và 4 quốc gia đông dân nhất thế giới (Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Indonesia) vẫn đang áp dụng hình phạt tử hình và sẽ không xoá bỏ nó trong một tương lai gần.[4][5][6][7][8][9][10][11][12]
Tính đến đầu năm 2016, 65 quốc gia vẫn còn hình phạt tử hình, 103 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ hình phạt này, 6 nước bãi bỏ cho những tội thông thường (chỉ tuyên tử hình với những tội đặc biệt như tội phạm chiến tranh, tội phản quốc, giết người hàng loạt), và 30 nước vẫn còn án tử hình nhưng đã lâu không áp dụng.[13]
Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này.(tháng 8 năm 2024)
Tính đến đầu năm 2016, 65 quốc gia vẫn còn luật tử hình, 103 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ án phạt này, 6 nước bãi bỏ cho những tội thông thường (chỉ duy trì án tử hình trong những trường hợp đặc biệt như tội ác chiến tranh, phản quốc), và 30 còn án tử hình nhưng đã lâu không áp dụng trong thực tế.[13]
Trong một số các quốc gia có án tử hình, nó chỉ được dùng cho tội giết người và tội liên quan đến chiến tranh. Trong một số quốc gia khác, như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Ả Rập Xê Út, Việt Nam... nó còn được áp dụng cho các tội bất bạo động như buôn lậu ma túy và tham nhũng... Nói chung, việc quy định án tử hình dành cho tội danh nào tùy thuộc vào nhu cầu an ninh và mức nghiêm trọng của các loại tội danh tại quốc gia đó.
Ví dụ như Singapore có những quy định tử hình rất nghiêm khắc đối với tội phạm ma túy. Cụ thể những đối tượng mang theo các chất sau với khối lượng tương ứng sẽ bị kết án tử hình: heroin (từ 15 g trở lên), cocaine (từ 30 g trở lên), morphine (từ 30 g trở lên), hashish (từ 200 g trở lên), methamphetamine (từ 250 g trở lên), cần sa (từ 500 g trở lên) và thuốc phiện (từ 1.200 g trở lên). Với những quy định nghiêm khắc bậc nhất thế giới về kiểm soát ma túy, người Singapore tự hào với tỉ lệ nghiện ma túy tại nước họ thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác[14].
Ngược lại, nhiều quốc gia tuyên bố sẽ duy trì án tử hình với mục đích tạo hình phạt đủ sức răn đe với các loại tội phạm nghiêm trọng, nhằm đảm bảo an ninh chung cho xã hội. Lập luận này dựa trên các phân tích sau[16]:
Nếu dựa vào Điều 3 "Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền" (rằng "Mọi người đều có quyền sống, tự do và được bảo vệ an toàn") để diễn giải rằng việc sử dụng hình phạt tử hình là vi phạm nhân quyền thì diễn giải đó là vô lý. Bởi vì, nếu tử hình một ai đó tức là "vi phạm quyền sống" và phải xóa bỏ bản án này, thì đồng thời chính phủ các nước cũng phải xóa bỏ các trại giam tội phạm vì khi giam giữ một ai đó cũng là sự vi phạm "quyền tự do".
Mặt khác, khoản 2 Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: "Ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thì chỉ được phép áp dụng đối với những tội nghiêm trọng nhất…". Điều này cho thấy, công ước thừa nhận ở những quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể duy trì hình phạt tử hình "với những tội nghiêm trọng nhất", và thế nào là "những tội nghiêm trọng nhất" cũng không có khái niệm cụ thể mà đó là nội bộ mỗi quốc gia tự quyết định.
Tính nhân đạo của pháp luật phải dung hòa lợi ích của xã hội và lợi ích của người phạm tội. Việc đề cao lợi ích của người phạm tội mà quên đi lợi ích của toàn xã hội không thể xem là thỏa mãn nguyên tắc nhân đạo của pháp luật. Một người phạm tội rất nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng và còn tiếp tục đe dọa đến sự an toàn của xã hội, thì việc nhân đạo đối với tội phạm chính là vô nhân đạo đối với toàn thể cộng đồng xã hội.
Báo cáo năm 2017
Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo, năm 2016, có 1.032 vụ tử hình được ghi nhận, nhưng con số thực sự sẽ cao hơn nhiều (do nhiều nước không công bố số liệu hoặc thống kê không đầy đủ), con số này giảm 37% so với năm trước. Benin và Nauru hủy bỏ luật tử hình. Tổng cộng 141 nước đã hủy bỏ luật tử hình hoặc đã lâu không thi hành nó nữa. Đối với Việt Nam, theo dữ liệu Bộ Công an từ tháng 8 năm 2013 đến 30 tháng 6 năm 2016 có 429 người bị xử tử hình, và như vậy trở thành nước có số án tử hình nhiều thứ 3 sau Trung Quốc và Iran.[17]