Quân đội Nhân dân Triều Tiên

Quân đội Nhân dân Triều Tiên
(Triều Tiên Nhân dân Quân)
조선인민군
(Chosŏn inmin'gun)

Huy hiệu Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Quân chủng Quân kỳ Lục quân Quân đội Nhân dân Triều Tiên Lục quân

Quân kỳ Hải quân Quân đội Nhân dân Triều Tiên Hải quân
Quân kỳ của Không quân Quân đội Nhân dân Triều Tiên Không quân
Quân kỳ của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Quân đội Nhân dân Triều Tiên Tên lửa Chiến lược
Quân kỳ của Lực lượng tác chiến đặc biệt Quân đội Nhân dân Triều Tiên Tác chiến đặc biệt

Lãnh đạo
Tư lệnh Tối cao và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Nguyên soái Kim Jong Un
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Kim Jong-gwan
Tổng tham mưu trưởng Nguyên soái Pak Jong-chon
Lực lượng
Quân thường trực 1,106,000[1] (2010) (xếp thứ 4)
Quân dự bị 8,200,000 (2010) (xếp thứ 2)
Chi tiêu
Ngân sách $1,6 tỷ[2][3]
% GDP ~25% (năm 2010)
Các bài có liên quan
Lịch sử Chiến tranh Triều Tiên
Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Chosŏn'gŭl
조선인민군
Hancha
朝鮮人民軍
Romaja quốc ngữJoseon Inmingun
McCune–ReischauerChosŏn Inmingun

Quân đội Nhân dân Triều Tiên là lực lượng quân sự của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, gồm 5 nhánh Lục quân, Hải quân, Không quân, Tên lửa đạn đạo và Đặc công. Đây được xem là một trong những lực lượng quân đội đông nhất trên thế giới, đứng thứ 4 trên thế giới về quân số, với khoảng 1,1 triệu người trong lực lượng chính quy.[4] Lực lượng này cũng có một lực lượng dự bị khoảng 3,5 triệu người.

Với chính sách ưu tiên hàng đầu cho quân sự, quân đội Triều Tiên không chỉ sở hữu một quân đội với quân số hùng hậu mà họ còn có trong trang bị rất nhiều vũ khí hiện đại. Hiện tại, kho vũ khí của Triều Tiên phần lớn là các vũ khí từ thập niên 1970-1980, tuy nhiên, để chống lại chiến tranh công nghệ cao của Mỹ, Triều Tiên đã đầu tư nghiên cứu các loại vũ khí công nghệ cao và phát triển kỹ thuật đánh lạc hướng điện tử như thiết bị làm nhiễu, sơn tàng hình, tàu ngầm nhỏ, vũ khí sinh học, hệ thống laser chống người,...

Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên là Kim Jong-un, Nguyên soái, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ, Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Lịch sử

Tiền thân của Quân đội Nhân dân Triều Tiên là lực lượng Quân Tình nguyện Triều Tiên, các lực lượng du kích chống đế quốc Nhật, những cựu chiến sĩ người Triều Tiên phục vụ trong Hồng quân của Liên Xô và Hồng quân Công Nông của Trung Quốc thời Mao Trạch Đông. Một trong những nhà lãnh đạo của lực lượng du kích là Kim Nhật Thành, người đã tập hợp một nhóm khoảng 300 lính du kích Triều Tiên hoạt động chống phát xít Nhật ở Mãn Châu. Năm 1978, Kim Nhật Thành, lúc này là lãnh tụ tối cao của Triều Tiên, đã ra sắc lệnh đổi "Ngày thành lập Quân đội" từ ngày 8 tháng 2 thành ngày 25 tháng 4 - là ngày thiết lập lực lượng quân đội du kích chống Nhật năm 1932.

Quân đội Nhân dân Triều Tiên được thành lập chính thức vào ngày 8 tháng 2 năm 1948 và nhận được sự giúp đỡ về trang bị của Liên Xô.

Lực lượng

Quân nhân Quân đội Nhân dân Triều Tiên đang gác tại Bàn Môn Điếm

Giống như quân đội Liên Xô trước đây, quân đội Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được cấu thành từ 4 bộ phận, trong đó chú trọng phát triển Lục quân, một phần vũ khí đặc biệt, trong khi đó phòng không không quân và hải quân không được phát triển tương xứng.

Lục quân

Lục quân CHDCND Triều Tiên gồm 924 nghìn người, chiếm 90% quân số toàn quân đội, biên chế thành 153 đơn vị cấp sư đoàn và lữ đoàn với 4 binh chủng:

- Binh chủng bộ binh (60 sư đoàn bộ binh thường, 25 sư đoàn bộ binh cơ giới)

- Binh chủng thiết giáp: 25 lữ đoàn với vài trăm T-34, 2.200 T-54/T-55/T-59, 800 T-62, khoảng 1.000 chiếc Thiên mã hổ (phiên bản T-62 do Triều Tiên tự sản xuất) khoảng 300 chiếc Bão phong hổ (Triều Tiên tự sản xuất dựa trên T-72), và 2.270 xe thiết giáp.

- Binh chủng pháo binh: 30 lữ đoàn với 33 nghìn pháo mặt đất và pháo phòng không các loại. Ngoài ra còn có hàng nghìn đơn vị tên lửa vác vai và xe tên lửa loại SA-7, SA-14, SA-16 do Liên Xô cung cấp.

- Lực lượng vũ khí đặc biệt: cấu thành từ 2 bộ phận: tác chiến và phòng chống chiến tranh hóa học; Tác chiến và phòng chống chiến tranh sinh học. Hiện nay bộ phận này có hàng nghìn đạn pháo mang tác nhân sinh hóa, cũng như nhiều vũ khí sinh hóa có khả năng hủy diệt hàng loạt.

Chỉ cách khu giới tuyến phi quân sự (DMZ) khoảng 40 km, thủ đô Seoul của Hàn Quốc là mục tiêu lý tưởng cho những cuộc pháo kích từ Triều Tiên. Vì vậy, pháo binh Triều Tiên được quan tâm đầu tư mạnh mẽ, sở hữu tới 21.100 hệ thống pháo mặt đất. Chuyên gia quân sự Victor Cha và David Kang cho rằng với số pháo hùng hậu này, Triều Tiên đủ sức bắn nửa triệu quả đạn vào Seoul chỉ trong một giờ. Nổi bật trong số các loại pháo Bình Nhưỡng đang biên chế là M1978 Koksan. M1978 có tầm bắn lên đến 40 km với đạn thông thường hoặc 60 km với đạn tăng tầm.

Yếu tố quan trọng khác của pháo binh Triều Tiên nằm ở hệ thống pháo phản lực bắn loạt (MLRS) có khả năng phóng nhiều quả đạn trong thời gian rất ngắn, trong khi khả năng cơ động rất cao (ví dụ như loại BM-21, mỗi hệ thống với 6 xe phóng có thể phóng tới 240 quả đạn trong 20 giây, sau đó di chuyển sang nơi khác để tránh bị đối phương bắn trả). Triều Tiên đã tự phát triển nhiều pháo phản lực phóng loạt với cỡ nòng từ 107mm đến 300mm, tầm bắn xa và sức công phá mạnh hơn pháo xe kéo thông thường. Theo ước tính, Triều Tiên có khoảng gần 5.000 bệ phóng pháo phản lực bắn loạt, khoảng 2/3 số đó bố trí sát biên giới, có thể nã khoảng 100.000 quả đạn lên lãnh thổ Hàn Quốc trong chưa đầy 1 phút. Tuy không có độ chính xác cao như pháo thông thường nhưng với tốc độ bắn cực nhanh kiểu "rải trấu", pháo phản lực phóng loạt rất lợi hại khi tấn công mục tiêu trên diện rộng như đô thị hoặc doanh trại, gây sốc và tàn phá diện rộng cho đối phương. Đây được đánh giá là vũ khí được triển khai đầu tiên nếu có chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.

Khả năng tác chiến của pháo binh Triều Tiên đã được kiểm nghiệm trong trận đấu pháo ở đảo Yeonpyeong năm 2010. Trong một thời gian ngắn chưa đầy 1 phút, pháo phản lực bắn loạt của Triều Tiên đã bắn khoảng 108 quả đạn, đánh trúng chính xác các mục tiêu của quân đội Hàn Quốc đồn trú trên hòn đảo, khiến 2 khẩu pháo tự hành hiện đại là loại K-9 Thunder cỡ 155 mm của Hàn Quốc bị hư hại, 2 lính thiệt mạng và 19 người khác bị thương. Bất ngờ vì đòn pháo kích của Triều Tiên, 3 khẩu pháo K-9 khác của Hàn Quốc đã bắn trả lại nhưng cũng phải mất tới 13 phút để khởi động radar điều khiển, tuy nhiên tất cả đạn pháo đều trượt mục tiêu do pháo của Triều Tiên đã di chuyển cơ động sang một trận địa khác.

Để phòng tránh việc bị tên lửa hành trình hoặc máy bay ném bom của Mỹ tấn công, tất cả các hệ thống pháo binh, các căn cứ, kho đạn của Tiều Tiên đều được ngụy trang và giấu kín trong những hầm ngầm kiên cố, rất khó bị đối phương phát hiện và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu tốt. Kể cả khi bị phát hiện thì với độ sâu hàng chục mét tới hàng trăm mét của các hầm ngầm, việc tiêu diệt chúng bằng tên lửa hành trình hoặc máy bay ném bom cũng là điều rất khó khăn.

Phòng không - Không quân

Lực lượng phòng không không quân kể từ đầu 1990 được thống nhất về một mối dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Không quân quốc gia với 3 cụm tác chiến phòng không không quân hợp thành.

- Sở chỉ huy không chiến số 1 đóng tại Kaech'n (phòng thủ khu vực biên giới giáp Trung Quốc, biển Hoàng Hải, quân khu Bình Nhưỡng, được trang bị phần lớn tiêm kích đánh chặn MiG-29)

- Sở chỉ huy không chiến số 2 tại Tocksan (phòng thủ vùng biển Nhật Bản và biên giới với Nga)

- Sở chỉ huy không chiến số 3 đóng tại Hwangju (giáp khu phi quân sự)

Hải quân

Lực lượng hải quân biên chế thành 2 hạm đội: Hạm đội Hoàng hải gồm 300 tàu chiến các loại, Hạm đội Đông hải có 470 tàu. Vũ khí đa phần do Liên Xô, Trung Quốc viện trợ và một phần tự chế tạo (trước 1990).

Gần đây, Triều Tiên đã nâng cấp hải quân bằng việc phát triển các vũ khí mới. Đầu năm 2015, Hải quân Triều Tiên đã trang bị tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới do nước này tự sản xuất dựa trên loại Kh-35 (3M-24) Uran-E của Nga với tầm bắn vào khoảng 250 km. Hôm 23/4/2016, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm lớp Sinpo nặng 2.000 tấn, cho thấy họ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển công nghệ tên lửa phóng từ tàu ngầm.

Triều Tiên cũng đang phát triển một loại tàu ngầm có choán nước lên tới 3.000 tấn, có thể phóng 3 tên lửa đạn đạo.

Tên lửa đạn đạo

Mặc dù không có nhiều vũ khí hiện đại, nhưng Triều Tiên chú trọng phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo để tạo thành nền tảng vũ khí chiến lược răn đe. Sức mạnh quân sự càng củng cố thêm khi Triều Tiên được ước đoán có khoảng 84 tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mà phần lớn trong đó là tự chế tạo.

Tên lửa Loại Quốc gia sản xuất Phạm vi hỏa lực Số lượng
FROG-7 Tên lửa đất đối đất  Liên Xô 70 km 24 quả
KN-1 Tên lửa chống hạm  CHDCND Triều Tiên 110[5] - 160 km[6][7][8] ?
KN-2 Toksa Tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cải tiến  CHDCND Triều Tiên 120 – 140 km[9] 30 quả
Hwasong-5 SRBM  CHDCND Triều Tiên 330 km ~180
Hwasong-6 SRBM  CHDCND Triều Tiên 700 km >700[10]
Scud-ER 1 SRBM  CHDCND Triều Tiên 800 km ?
Rodong-1 Tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM)  CHDCND Triều Tiên 1,300 km >200[11]
Rodong-2 MRBM  CHDCND Triều Tiên 2,000 km 50 ?[12]
Taepodong-1 MRBM  CHDCND Triều Tiên 2,500 km 10[13] hoặc 25-30[14]
Taepodong-2 Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)  CHDCND Triều Tiên tăng tầm đến 10,000 km; 6,700 km trung bình[15][16][17] ?
BM25 Tên lửa đạn đạo tầm trung cơ động (IRBM)  CHDCND Triều Tiên +2,500 km ?
Musudan-1 Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM)  CHDCND Triều Tiên 4,000 km ?
Phạm vi hỏa lực của hệ thống tên lửa đạn đạo Triều Tiên

Đặc công

Với việc phải chuẩn bị tác chiến với một đối thủ mạnh hơn rất nhiều về trang bị là quân đội Mỹ, Triều Tiên đặc biệt quan tâm phát triển lực lượng đặc nhiệm, nhằm sử dụng ưu thế huấn luyện và kỹ năng tác chiến để bù đắp cho sự yếu thế hơn về trang bị. Cục Huấn luyện Bộ binh hạng nhẹ Triều Tiên đóng vai trò tương tự Bộ Tư lệnh đặc biệt Mỹ (SOCOM), là cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp các đơn vị đặc nhiệm của nước này.

Năm 2015, lực lượng đặc công Triều Tiên có hơn 25 lữ đoàn, với hơn 18 vạn binh sĩ, chủ yếu bố trí ở gần khu vực phi quân sự. Có thể nói Triều Tiên có tỷ lệ quân tinh nhuệ vào loại cao nhất thế giới. Đội quân này được ví là "con dao nhọn" của quân đội Triều Tiên.

Triều Tiên có khoảng 8 lữ đoàn bắn tỉa, gồm Lữ đoàn số 17, 60 và 61 biên chế cho lục quân, Lữ đoàn số 11, 16 và 21 của không quân và Lữ đoàn số 29 và 291 trực thuộc hải quân. Mỗi đơn vị có quân số 3.500 người, được tổ chức thành 7-10 tiểu đoàn bắn tỉa, có vai trò tương tự đặc nhiệm Ranger và SEAL của Mỹ. Khác với đặc nhiệm Mỹ, các lữ đoàn này có thể tác chiến như lực lượng đổ bộ đường không và hải quân đánh bộ thông thường.

Cục Trinh sát Triều Tiên được biên chế thành 4 tiểu đoàn trinh sát độc lập. Mỗi tiểu đoàn gồm 500 quân có nhiệm vụ tiên phong dẫn đầu một quân đoàn băng qua khu DMZ nguy hiểm. Họ đều là những quân nhân am hiểu vị trí phòng thủ của hai phía tại khu phi quân sự. Một tiểu đoàn thứ 5 được cho là chuyên tổ chức các chiến dịch ở nước ngoài.

Về vũ khí, lực lượng đặc biệt của Triều Tiên không sánh được so với một số nước phát triển, nhưng vũ khí tinh thần của đội quân này thì rất mạnh. Các thành viên của lực lượng đặc biệt Triều Tiên được đào tạo về chính trị rất cao và được huấn luyện những nội dung đặc biệt giúp họ trở thành những người có bản lĩnh kiên cường, có kỹ năng quân sự đặc biệt.

Cấu trúc

Rút kinh nghiệm từ các cuộc chiến tranh Việt Nam, Israel-Ả rập, Bắc Triều Tiên tập trung phát triển các quân đoàn cơ động tại vùng biên giới với Hàn Quốc, đặc biệt là lực lượng đặc công.

Qua các cuộc chiến gần đây như Iraq, Nam Tư, CHDCND Triều Tiên cũng tăng cường xây dựng các hệ thống hầm ngầm kiên cố nhằm bảo vệ quân đội trước các cuộc tập kích có sức phá hủy lớn.

Quân hàm

Hệ thống cấp bậc quân hàm của Quân đội Nhân dân Triều Tiên được thành lập ngày 8 tháng 2 năm 1948, tham chiếu hầu như hoàn toàn hệ thống quân hàm của Hồng quân Liên Xô, có bổ sung thêm, gồm 5 nhóm với 18 bậc quân hàm nhưng không đặt quân hàm cấp soái. Đến tháng 2 năm 1953, đặt thêm 2 cấp quân hàm là Nguyên soái và Thứ soái (còn gọi là Phó nguyên soái). Cấp bậc Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Wonsu) phong cho Kim Nhật Thành với vị thế thống soái các lực lượng vũ trang giống như Đại Nguyên soái Stalin của Liên Xô. Cấp bậc Thứ soái (Chasu) phong cho Bộ trưởng Quốc phòng Choi Yong-kun, tương đương với cấp bậc Nguyên soái Liên Xô. Đặc thù hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Triều Tiên không có sự khác biệt về tên gọi giữa các nhánh Hải Lục Không quân.

Năm 1992, nhân dịp sinh nhật 80 tuổi của Kim Nhật Thành, một cấp bậc mới được đặt ra có tên gọi là Đại Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Dae Wonsu) để tôn phong cho ông. Đồng thời con trai ông, Kim Chính Nhật, cũng được tôn phong là Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Wonsu). Bộ trưởng Quốc phòng bấy giờ là O Jin-u cũng được tôn lên cấp bậc Nguyên soái, nhưng với tên gọi Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên (Chosŏn Inmin'gun Wonsu).

Hạng
cấp
Chữ
Triều Tiên
Hanja Phiên âm Hán Việt
Nghĩa Việt tương đương
Cấp hiệu Phân hạng
NATO
Thống lĩnh 대원수 大元帥 Dae Wonsu Đại Nguyên soái
Ngoại hạng
공화국원수 共和國元帥 Konghwaguk Wonsu Nguyên soái Cộng hòa
Cấp
soái
인민군원수 人民軍元帥 Inmin'gun Wonsu Nguyên soái Quân đội Nhân dân
OF-10
차수 次帥 Chasu Thứ soái
Quân hàm quân chủng Lục quân Hải quân Không quân
Cấp
tướng
대장 大將 Daejang Đại tướng OF-9
상장 上將 Sangjang Thượng tướng OF-8
중장 中將 Chungjang Trung tướng OF-7
소장 少將 Sojang Thiếu tướng OF-6
Cấp
대좌 大佐 Taejwa Đại tá OF-5
상좌 上佐 Sangjwa Thượng tá
중좌 中佐 Chungjwa Trung tá OF-4
소좌 少佐 Sojwa Thiếu tá OF-3
Cấp
úy
대위 大尉 Taewi Đại úy OF-2
상위 上尉 Sangwi Thượng úy
중위 中尉 Chungwi Trung úy OF-1
소위 少尉 Sowi Thiếu úy
Cấp sĩ 특무상사 特務上士 T'ŭngmu-sangsa Đặc sĩ OR-8
상사 上士 Sangsa Thượng sĩ OR-7
중사 中士 Chungsa Trung sĩ OR-6
하사 下士 Hasa Hạ sĩ OR-5
Cấp
binh
상급병사 上級兵士 Sanggŭp-pyŏngsa Thượng binh OR-4
중급병사 中級兵士 Chunggŭp-pyŏngsa Trung binh OR-3
하급병사 下級兵士 Hagŭp-pyŏngsa Hạ binh OR-2
전사 戰士 Chŏnsa Chuẩn binh OR-1

Trang thiết bị

Từ cuối năm 1970, Triều Tiên bắt đầu tổ chức lại quân đội và hiện đại hóa lục quân. Triều Tiên đã bắt đầu chế tạo các loại xe tăng T-62 trang bị pháo 115mm, đây là loại xe tăng chiến đấu chủ yếu của Quân đội Liên Xô trong những năm 1960. Dựa trên xu thế chung và các bức ảnh chụp được ở các cuộc diễu binh của lực lượng vũ trang cho thấy rõ ràng là Triều Tiên đã có những thay đổi đáng kể từ các thiết kế của Liên Xô hay Trung Quốc trong các mẫu xe tăng của họ.

Năm 1980, để quân đội cơ động hơn và hiện đại hơn, nhiều loại xe tăng mới, pháo tự hành, xe bọc thép, xe tải đã được đồng loạt đưa vào trang bị. Lục quân vẫn giữ các loại vũ khí trước đây và bảo quản một số lượng lớn trang thiết bị trong các kho niêm cất, giữ lại các trang bị đã cũ nhưng có sự cải tiến trong các lực lượng chính quy hay trong lực lượng dự bị.

Giữa những năm 1980 đến 1992, Triều Tiên đã tổ chức và trang bị lại, được triển khai chủ yếu cho lục quân. Từ giữa các năm 1984 đến 1992, quân đội đã trang bị thêm khoảng 1.000 xe tăng, hơn 2.500 xe APC/IFV, khoảng 6.000 pháo và dàn phóng rốc két. Năm 1992, Triều Tiên đã phát triển gấp đôi số lượng xe tăng và pháo binh.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (ngày 3 tháng 2 năm 2010). Hackett, James (biên tập). The Military Balance 2010. London: Routledge. ISBN 1857435575.
  2. ^ http://globalfirepower.com/country-military-strength-detail.asp?country_id=North-Korea
  3. ^ “World Wide Military Expenditures”. Truy cập 28 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ " Background Note: North Korea", US Department of State, October, 2006.
  5. ^ KN-01 Anti-Ship Cruise Missile, globalsecurity.org
  6. ^ North Korea test-fires short-range barrage, AP, ngày 2 tháng 7 năm 2009
  7. ^ North Korea fires four missiles, Jerusalem Post, ngày 2 tháng 7 năm 2009
  8. ^ North Korea Missile Chronology 2008/9 Lưu trữ 2008-10-14 tại Wayback Machine, NTI.org
  9. ^ North Korea to Deploy New Missile, U.S. Says Lưu trữ 2008-11-20 tại Wayback Machine, NTI.org, ngày 9 tháng 7 năm 2007
  10. ^ North Korea test-fires more missiles, says Seoul Lưu trữ 2011-10-11 tại Wayback Machine, CNN, ngày 4 tháng 7 năm 2009
  11. ^ In N. Korea, Missiles Herald A Defiant 4th, Washington Post, ngày 4 tháng 7 năm 2009
  12. ^ No-Dong The source provides information of the No-Dong (Rodong) program as a whole, although it points out, that total production of Nodong missiles amounts only to 50 units. Since it is known that the Rodong-1 only has been produced in a number, greater than 200, this source probably refers to the Rodong-2.
  13. ^ [1]
  14. ^ Взлет не разрешен Lưu trữ 2012-02-22 tại Wayback Machine, vzgliad.ru, ngày 27 tháng 3 năm 2009
  15. ^ FACTBOX: North Korea's Taepodong-2 long-range missile, Reuters, ngày 13 tháng 3 năm 2009
  16. ^ North Korea to launch 'satellite' on rocket, welt.de, ngày 24 tháng 2 năm 2009
  17. ^ North Korea's Missiles, Radio Free Asia, ngày 25 tháng 2 năm 2009

Liên kết ngoài

Read other articles:

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Januari 2023. Kabinet Venezuela (Spanyol: Gabinete de Ministros de Venezuelacode: es is deprecated adalah cabang pemerintahan eksekutif dari pemerintahan Venezuela. [1][2] Daftar anggota Kabinet saat ini Office Name Assumed office Party PresidenPresi...

 

 

Herman Prayitno Presiden Komisaris PT Jasa Angkasa Semesta Tbk (JAS Airport Services)PetahanaMulai menjabat 2017PresidenJoko WidodoWakil PresidenJusuf Kalla Ma'ruf Amin PendahuluNurhadijono NurjadinPenggantiPetahanaDuta Besar Indonesia untuk Malaysia ke-16Masa jabatan2012–2017PresidenSusilo Bambang YudhoyonoJoko WidodoWakil PresidenBoedionoJusuf Kalla PendahuluDa'i BachtiarPenggantiRusdi KiranaKepala Staf TNI Angkatan Udara ke-16Masa jabatan13 Februari 2006 – 28 Desem...

 

 

Museum Padepokan Sumber Karahayon. Museum Padepokan Sumber Karahayon atau Museum Sumber Karahayon (Jawa: ꦩꦸꦱꦶꦪꦸꦩ꧀ꦥꦣꦺꦥꦺꦴꦏꦤ꧀ꦱꦸꦩ꧀ꦧꦼꦂꦏꦫꦲꦪꦺꦴꦤ꧀, translit. Musiyum Padhépokan Sumber Karahayon) adalah museum yang terletak di Padukuhan Tegal, Kalurahan Jambidan, Kapanéwon Banguntapan, Kabupaten Bantul, Provinsi Daerah Istimewa Yogyakarta. Museum tersebut didirikan oleh Ki Wiryodikarso atau Mbah Pleret dan awalnya dikenal sebaga...

United States government official (1770–1830) George GrahamCommissioner of the General Land OfficeIn officeJune 26, 1823 – September 30, 1830PresidentJames MonroeJohn Quincy AdamsAndrew JacksonPreceded byJohn McLeanSucceeded byElijah HaywardUnited States Secretary of WarActingIn officeOctober 22, 1816 – December 8, 1817PresidentJames MadisonJames MonroePreceded byWilliam H. CrawfordSucceeded byJohn C. CalhounMember of the Virginia House of Delegatesfrom the...

 

 

Traditional bull racing festival in Indonesia Karapan sapi Kerrabhân sapèKarapan sapi festivities on Madura, 1932First playedIndonesia (Madura)CharacteristicsTeam members1-2 playersTypeOutdoorPresenceOlympicNone A race in 1999 Karapan sapi (Madurese: Kerrabhân sapè) is a traditional bull racing festival on the Indonesian island of Madura.[1] Every year from about July through October, local bulls are yoked to wooden skids and raced for 130 meters (430 ft), similar to a chario...

 

 

Questa voce o sezione sull'argomento politica non cita le fonti necessarie o quelle presenti sono insufficienti. Puoi migliorare questa voce aggiungendo citazioni da fonti attendibili secondo le linee guida sull'uso delle fonti. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Per capi di Stato della Francia, a seconda del periodo storico, si possono intendere re, imperatori, consoli, presidenti: durante la sua storia, infatti, la Francia è passata spesso dalla forma di governo monarc...

1986–87 European Cup Winners' CupTournament detailsDates17 September 1986 – 13 May 1987Teams32Final positionsChampions Ajax (1st title)Runners-up Lokomotive LeipzigTournament statisticsMatches played61Goals scored172 (2.82 per match)Attendance1,174,667 (19,257 per match)Top scorer(s)John Bosman (Ajax)8 goals← 1985–86 1987–88 → International football competition The 1986–87 season of the European Cup Winners' Cup was won by Ajax in the final against Lokomot...

 

 

Bilateral relationsLibya–North Korea relations North Korea Libya Libya–North Korea relations (Korean: 리비아-조선민주주의인민공화국 관계, Arabic: العلاقات بين ليبيا وكوريا الشمالية) are relations between North Korea and Libya. North Korea established formal diplomatic relations with Muammar Gaddafi regime in Libya in 1974. The North Korean government maintains an embassy in Tripoli. In the 1970s and 1980s, the Libyan government under Muammar ...

 

 

Islam menurut negara Afrika Aljazair Angola Benin Botswana Burkina Faso Burundi Kamerun Tanjung Verde Republik Afrika Tengah Chad Komoro Republik Demokratik Kongo Republik Kongo Djibouti Mesir Guinea Khatulistiwa Eritrea Eswatini Etiopia Gabon Gambia Ghana Guinea Guinea-Bissau Pantai Gading Kenya Lesotho Liberia Libya Madagaskar Malawi Mali Mauritania Mauritius Maroko Mozambik Namibia Niger Nigeria Rwanda Sao Tome dan Principe Senegal Seychelles Sierra Leone Somalia Somaliland Afrika Selatan ...

Distrik di Afrika Selatan adalah wilayah administratif tingkat dua yang berada di bawah provinsi. Dari 9 provinsi di Afrika Selatan, terdapat 52 wilayah administratif tingkat dua yang terdiri atas 44 distrik dan 8 metropolitan. Empat puluh empat distrik selanjutnya dibagi lagi menjadi 205 munisipalitas. Peta berikut menggambarkan provinsi, distrik, dan metropolitan di Afrika Selatan. Peta Distrik Jenis Kode Provinsi Ibu kota Luas (km²) Populasi 1 West Coast Distrik DC1 Western Cape Moorreesb...

 

 

这是马来族人名,“阿都沙末”是父名,不是姓氏,提及此人时应以其自身的名“卡立”为主。 卡立·阿都沙末Khalid bin Abdul Samad2019年8月15日,卡立阿都沙末与美国驻马大使雷荷花(英语:Kamala Shirin Lakhdhir)会面 马来西亚联邦直辖区部长任期2018年5月21日—2020年2月24日君主最高元首端姑莫哈末五世最高元首苏丹阿都拉首相马哈迪·莫哈末副职沙鲁丁前任东姑安南继任安努...

 

 

国民阵线Barisan NasionalNational Frontباريسن ناسيونلபாரிசான் நேசனல்国民阵线标志简称国阵,BN主席阿末扎希总秘书赞比里署理主席莫哈末哈山总财政希山慕丁副主席魏家祥维纳斯瓦兰佐瑟古律创始人阿都拉萨成立1973年1月1日 (1973-01-01)[1]设立1974年7月1日 (1974-07-01)前身 联盟总部 马来西亚  吉隆坡 50480 秋傑区敦依斯迈路太子世贸中心(英�...

British rolling stock company Angel TrainsPredecessorBritish RailFoundedMarch 1994HeadquartersLondon, England[1]Area servedUnited KingdomProductsRolling stock leasingParentAMP Capital Investors (55%)PSP Investments (30%)International Public Partnerships (5%)Websitewww.angeltrains.co.uk Angel Trains is a British rolling stock company (ROSCO). Together with Eversholt Rail Group and Porterbrook, it is one of the three original ROSCOs. Angel Trains was established in March 1994 as part of...

 

 

Current United States federal appellate court United States Court of Appeals for the Federal Circuit(Fed. Cir.)LocationHoward T. Markey National Courts Building(717 Madison Place, NWWashington, D.C.)EstablishedOctober 1, 1982Judges12Circuit JusticeJohn RobertsChief JudgeKimberly A. Moorecafc.uscourts.gov The United States Court of Appeals for the Federal Circuit (in case citations, Fed. Cir. or C.A.F.C.) is one of the 13 United States courts of appeals. It has special appellate juri...

 

 

Maoist insurgency in Nepal (1996–2006) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Nepalese Civil War – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2015) (Learn how and when to remove this message) Nepali Civil WarA Maoist rebel speaks to villagers in the area around PiskarDate13 February 1996 –...

Japanese baseball player and coach (born 1981) Baseball player Kazunari SanematsuSanematsu with the Yomiuri GiantsYomiuri Giants – No. 88Catcher / CoachBorn: (1981-01-18) January 18, 1981 (age 43)Saga, JapanBats: RightThrows: RightNPB debutMay 20, 2000, for the Nippon Ham FightersNPB statistics (through 2016 season)Batting average.168Hits137RBIs58 TeamsAs player Nippon Ham Fighters/Hokkaido Nippon Ham Fighters (2000 – 2005, 2018 – 2019) Yomiuri Giants (2006–2017) A...

 

 

Programs and organizations connected to Transcendental Meditation Maharishi Mahesh Yogi, founder of the Transcendental Meditation movement, 1967 The Transcendental Meditation movement (TM) are programs and organizations that promote the Transcendental Meditation technique founded by Maharishi Mahesh Yogi in India in the 1950s. The organization was estimated to have 900,000 participants in 1977,[1] a million by the 1980s,[2][3][4] and 5 million in more recent ye...

 

 

American software developer, engineering manager, and author Jessica McKellarBorn1987 (age 36–37)NationalityAmericanAlma materMassachusetts Institute of TechnologyOccupation(s)Founder and CTO of Pilot.com, Inc., authorSpouseAdam Fletcher[1]Websiteweb.mit.edu/jesstess/www/ Jessica Tess McKellar is an American software developer, engineering manager, and author. Education McKellar attended the Massachusetts Institute of Technology[2] and studied computer science&...

18th century British politician For other people with the same name, see George Selwyn (disambiguation). George Augustus Selwyn (standing); Richard Edgcumbe, 2nd Baron Edgcumbe (writing at desk); George James Williams (looking over his shoulder). Engraving by James Scott after a painting by Sir Joshua Reynolds George Augustus Selwyn (11 August 1719 – 25 January 1791) of Matson House in Gloucestershire, England, was a Member of Parliament. A renowned eccentric and necrophiliac, gay transvest...

 

 

日本 > 九州地方 > 福岡県 > 福岡市 > 早良区 > 板屋 板屋 大字 脊振山上宮(佐賀県にある)近傍の山頂は早良区板屋に属する)国 日本都道府県 福岡県市町村 福岡市区 早良区標高 555 m人口(2012年(平成24年)1月31日現在) • 合計 76人等時帯 UTC+9 (JST)郵便番号 811-1113 板屋(いたや)は、福岡県福岡市早良区の大字。2012年1月31日現�...