Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải có các tên gọi là Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải (1949 - 1955), Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải (1955 - 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Thượng Hải (1968 - 1979), và Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính Thượng Hải, tương ứng với Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.
Năm 1966, Đại Cách mạng Văn hóa bùng nổ, Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải mất kiểm soát. Đến tháng 2 năm 1967, Ủy ban Công xã tạm thời thành phố Thượng Hải được thành lập, thủ trưởng là Trương Xuân Kiều đóng vai trò xử lý. Cùng năm, Ủy ban Nhân dân thành phố giải thể, Ủy ban Cách mạng thành phố được thành lập. Chủ nhiệm tiếp tục là Trương Xuân Kiều. Trương Xuân Kiều (张春桥. 1917 – 2005)[9] kiêm nhiệm Bí thư Thượng Hải lãnh đạo Thượng Hải giai đoạn 1967 – 1976, suốt cuộc cách mạng. Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976), xã hội Thượng Hải đã bị tổn hại nặng nề, với 310.000 người bị kết án sai trái, hơn một triệu người có liên quan. Khoảng 11.500 người đã bị bức hại một cách bất công. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ hỗn loạn nhất của cuộc cách mạng, Thượng Hải vẫn duy trì sản xuất kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm tích cực.[3]Trương Xuân Kiều là Ủy viên Ban Thường vụ khóa X (1973 – 1976), Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Tổ trưởng Tiểu tổ Cách mạng văn hóa, Thường vụ Quân ủy. Ông là một trong Tứ nhân bang, Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tám (1973 – 1976), là một trong Tứ nhân bang, lãnh đạo của Đại Cách mạng Văn hóa vô sản. Năm 1976, ông bị thanh trừng, giam lỏng cho đến khi qua đời.
Cuối năm 1979, Ủy ban Cách mạng thành phố Thượng Hải được giải thể, Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải tái lập cho đến ngày nay. Bành Xung tiếp tục được bổ nhiệm làm Thị trưởng Thượng Hải (1919 – 1980) và Uông Đạo Hàm (汪道涵. 1915 – 2005)[12] giai đoạn 1981 – 1985. Các Thị trưởng từ đó cho đến 2020 là Giang Trạch Dân (1985 – 1988), Chu Dung Cơ (1988 – 1991), Hoàng Cúc (1991 – 1995), Từ Khuông Địch (1995 – 2001), Trần Lương Vũ (2002 – 2003), Hàn Chính (2003 – 2012), Dương Hùng (2012 – 2017) và Ứng Dũng (2017 – nay). Kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đóng góp tương đối nặng nề về ngân sách nhà nước cho Trung ương. Năm 1983, đóng góp ngân sách trung ương của thành phố lớn hơn đầu tư nhận được trong 33 năm (1950 – 1983) cộng lại làm cho phúc lợi của người dân Thượng Hải khó khăn, hạ sút tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư của Thượng Hải.[13] Tầm quan trọng của thành phố đối với tài chính kinh tế trung ương cũng khiến Thượng Hải khó khăn trong tự do hóa kinh tế bắt đầu vào năm 1978. Cuối năm 1990, Đặng Tiểu Bình đã cho phép Thượng Hải tiến hành cải cách kinh tế, hướng tới toàn cầu hóa. Nguồn thuế thu tại Thượng Hải vẫn đóng góp cho Trung ương giảm từ 70% xuống chỉ còn 20%. Các Thị trưởng Thượng Hải phụ trách kinh tế thành phố. Một trong những địa điểm quan trọng đối với sự phát triển được thành lập đó là quận Phố Đông, dẫn đến sự ra đời của khu vực Lục Gia Chủy.[14]
Lãnh đạo kinh tế
Năm Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia thực tế là Nguyên soáiTrần Nghị, Phó Tổng lýKha Khánh Thi, Thượng tướngTô Chấn Hoa, Bí thư Ban Bí thưBành Xung và Trần Lương Vũ (陈良宇. 1946)[15], Ủy viên Bộ Chính trị khóa XVI, Bí thư Thượng Hải. Trần Lương Vũ đã công tác cả đời ở Thượng Hải, góp sức phát triển Thượng Hải nhiều mặt đáng kể. Có thể kể tới ông xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt trên cao, đường ngầm và đường bộ phát triển, tăng số lượng xe cộ Thượng Hải 3,5 lần, tốc độ trung bình trong thành phố cũng tăng từ 10 km/h lên đến 25 km/h, nối kết Phố Đông và Phố Tây bằng bốn cây cầu bắc ngang sông Hoàng Phố, tăng diện tích nhà ở của người dân trung bình từ 6,6 mét vuông/người năm 1990 lên tới 12,1 mét vuông/người năm 2001. Ông đã đưa ra chính sách hợp tác với Đài Loan trong phát triển, trao đổi kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, chủ trì nhiều hội nghị lớn bàn về xây dựng các công trình quan trọng như hệ thống cảng biển, xây dựng ngành công nghệ thông tin, bảo hiểm xã hội, chính sách thu hút nhân tài hải ngoại, giành quyền cho Expo 2010 Thượng Hải Trung Quốc, tiến hành kế hoạch hiện đại hóa cuộc sống người dân Thượng Hải, thuyết phục công ty lớn như General Motors, Honeywell International chuyển trụ sở từ Singapore sang Thượng Hải. Tuy nhiên, ông cũng là người giữ vai trò chủ chốt trong việc gây ra tình trạng tham nhũng nghiêm trọng ở Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI. Năm 2006, ông bị bắt, phán quyết 18 năm tù.[16]
“
"Tôi thực sự xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân Thượng Hải, xin lỗi gia đình." "我对不起党,对不起上海人民,对不起我的家人。"
”
— Trần Lương Vũ xin lỗi tại phiên xét xử ở Tòa án Nhân dân Thiên Tân năm 2008.
Danh sách Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải
Kha Khánh Thi (1902 - 1965), Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Thị trưởng Thượng Hải 1958 - 1965.
Nguyên soáiTrần Nghị (1901 - 1972), Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Thị trưởng Thượng Hải đầu tiên 1949 - 1958.
Tên gọi khác của chức vụ Thị trưởng Chính phủ Nhân dân
Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải (1949 - 1955)
Trần Nghị, Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải (1949 - 1955).
Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải (1955 - 1967)
Trần Nghị, Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải (1955 - 1958).
Kha Khánh Thi, Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải (1958 - 1965).
Tào Địch Thu, Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Thượng Hải (1965 - 1967).
Chủ nhiệm Ủy ban Công xã tạm thời Thượng Hải (1967)
Trương Xuân Kiều, Chủ nhiệm Ủy ban Công xã tạm thời Thượng Hải 1967.
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Thượng Hải (1967 - 1979)
Trương Xuân Kiều, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Thượng Hải (1967 - 1976).
Tô Chấn Hoa, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Thượng Hải (1976 - 1979).
Bành Xung, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Thượng Hải (1979).
Các lãnh đạo quốc gia Trung Quốc từng là Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải
Thượng Hải là thành phố đặc biệt, thủ đô kinh tế cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên đánh giá chung. Từ năm 1949 đến 2020, Thượng Hải có 15 Thị trưởng, trong đó có một Nhà Lãnh đạo Quốc gia Tối cao từng giữ vị trí, đó là Giang Trạch Dân.[32]
^Richard McGregor (2010), The Party – The Secret World of China Communist Rulers. NXB. Penguin Books và Harpers Collins Publishers. ISBN 978-0-06-170876-3
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.