Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang (tiếng Trung: 黑龙江省人民政府省长, bính âm: Hēilóngjiāng xǐng Rénmín Zhèngfǔ Shěng zhǎng), gọi tắt là Tỉnh trưởng Hắc Long Giang, là chức vụ lãnh đạo hành chính toàn bộ tỉnh Hắc Long Giang, thủ trưởng của Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang, được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang, bổ nhiệm bởi Tổng lý Quốc vụ viện, lãnh đạo bởi Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Công vụ viên lãnh đạo, là Tỉnh trưởngHắc Long Giang có cấp bậc chính tỉnh – chính bộ, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa. Tỉnh trưởng là lãnh đạo thứ hai của tỉnh, đứng sau Bí thư Tỉnh ủy. Tỉnh trưởngHắc Long Giang đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủyHắc Long Giang.
Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang (1949 – 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang (1955 – 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Hắc Long Giang (1967 – 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Hắc Long Giang (1968 – 1979), và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang (từ 1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính tỉnh Hắc Long Giang, tức nghĩa Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang hiện nay.
Vào tháng 11 năm 1955, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân của tỉnh Hắc Long Giang. Giai đoạn 1955 – 1967 có Âu Dương Khâm (欧阳钦. 1900 – 1978)[6] giai đoạn (1956 – 1968), Lý Phạm Ngũ (李范五. 1912 – 1986)[7] giai đoạn (1958 – 1967). Tháng 3 năm 1967, Ủy ban Cách mạng tỉnh Hắc Long Giang được thành lập. Có bốn Chủ nhiệm là Phan Phúc Sinh (潘复生. 1908 – 1980)[8] giai đoạn (1967 – 1971), Uông Gia Đạo (汪家道. 1916 – 1992)[9] giai đoạn (1971 – 1977), Lưu Quang Đào (刘光涛. 1920 – 2011)[10] thời gian năm 1977, Dương Dịch Thần (杨易辰. 1914 – 1997)[11] giai đoạn (1977 – 1979). Trong thập niên 1960, quan hệ Trung Quốc – Liên Xô xấu đi, với Chia rẽ Trung – Xô và tiêu điểm Xung đột biên giới Trung – Xô năm 1969 tại sông Ussuri đi qua Viễn Đông Nga và Hắc Long Giang. Các Thủ trưởng Hắc Long Giang được giao thêm nhiệm vụ tại biên giới. Vào tháng 5 năm 1967, Phan Phúc Sinh kiêm nhiệm Chính ủy Quân khu Thẩm Dương, tham gia thi hành trong cuộc xung đột. Rồi sau đó, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, ông được bầu làm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Phan Phúc Sinh trong những năm nay có ý thức hệ khác, ông đã triển khai và phát động các cuộc xung đột cũ và mới, tạo ra xung đột phe phái trong tỉnh. Ông tuyên bố trả thù giai cấp, thanh trừ tư sản.[12] Tuy nhiên, trên thực tế, một số cán bộ và quần chúng đã bị bức hại, dẫn đến một số lượng lớn các trường hợp bất công, sai trái ở Hắc Long Giang. Ông đã gây ra chiến tranh phe phái liên tục và tranh chấp phức tạp, khiến tình hình Hắc Long Giang bất ổn định trong một thời gian dài. Tháng 9 năm 1971, ông bị cách chức để xem xét, bị điều tra rồi giam lỏng tại Hắc Long Giang cho đến khi ông qua đời.[12] Vào tháng 4 năm 1982, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra kết luận về các vấn đề chính trị của Phan Phúc Sinh và đồng ý với kết luận cuộc điều tra vi phạm của ông. Cùng vì hành động gây bạo loạn ở Hắc Long Giang của ông, Trung ương phải điều Thiếu tướngUông Gia Đạo, Thiếu tướngLưu Quang Đào là Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh giai đoạn 1971 – 1977 góp phần quản lý. Bên cạnh đó có Dương Dịch Thần, về sau ông là Viện trưởng Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chức vụ cấp Phó Quốc gia.
Ở Hắc Long Giang năm 1998 đã xuất Lũ lụt Trung Quốc năm 1998, khiến 4.150 người tử vong, thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 255 tỷ nhân dân tệ.[22] Trục tiếp chỉ đạo giải quyết thiên tai Hắc Long Giang thời điểm này Điền Phượng Sơn. Ông đã có các nỗ lực cứu trợ lũ lụt ở Nộn Giang và sông Tùng Hoa, quyết tâm chỉ huy giải cứu ở tiền tuyến, và được đánh giá cao bởi Trung ương. Sau đó ông được chuyển làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc[23]. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, ông bị điều tra lội nhận hối lỗi nghiêm trọng, bị khai trừ khỏi Đảng năm 2004, kết án chung thân năm 2005.[24]
^“胡昌升同志简历” [Giản lịch đồng chí Hồ Xương Thăng]. Hắc Long Giang. ngày 2 tháng 2 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
^“Tiểu sử đồng chí Vu Nghị Phu”. Archive Today. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2012. Truy cập Ngày 31 tháng 10 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^“Tiểu sử đồng chí Vu Nghị Phu”. Archive Today. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2012. Truy cập Ngày 31 tháng 10 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.