Người Salar có tinh thần thị tộc khá đặc biệt. Họ theo chế độ phụ hệ và ngoại hôn; các thành viên trong thị tộc chỉ được kết hôn với các thành viên của thị tộc khác[1]. Người Salar hiện là một dân tộc buôn bán, đi sâu vào nhiều ngành kinh doanh và các ngành công nghiệp.[2] Trang phục điển hình của người Salar rất giống với những người Hồi giáo khác trong vùng. Những người đàn ông thường để râu và mặc áo sơ mi trắng đội mũ Tubeteika màu trắng hoặc đen. Các phụ nữ trẻ độc thân thường mặc trang phục như của người Hán với màu sắc tươi sáng. Các phụ nữ có chồng sử dụng mạng che mặt truyền thống màu trắng hoặc đen. Mã và Hán là hai họ phổ biến nhất của người Salar. Mã là họ thay thế cho từ Muhammad.[3][4] Bốn thị tộc hạ Salar nhận họ Hán và sống ở phía tây Tuần Hóa.[5]
Ngôn ngữ
Tiếng Salar có hai nhóm phương ngữ lớn. Sự khác nhau giữa hai phương ngữ này là do một nhánh chịu ảnh hưởng của tiếng Hán và tiếng Tạng và một nhánh chịu ảnh hưởng của tiếng Uyghur và tiếng Kazakh. Cuối thập kỷ 1990, ước tính trong số 89.000 người Salar, khoảng 60.000 nói được tiếng Salar.[6] Ngoài tiếng Hán, nhiều người Salar có thể nói tiếng Tạng. Tiếng Salar được ghi nhận là có sự tương đồng với tiếng Turkmen.
Ma Wei, Ma Jianzhong, and Kevin Stuart, editors. 2001. Folklore of China’s Islamic ` Nationality. Lewiston, Edwin Mellen.
Ma Quanlin, Ma Wanxiang, and Ma Zhicheng (Kevin Stuart, editor). 1993. Salar Language Materials. Sino-Platonic Papers. Number 43.
Ma Wei, Ma Jianzhong, and Kevin Stuart. 1999. The Xunhua Salar Wedding. Asian Folklore Studies 58:31-76.
Ma Jianzhong and Kevin Stuart. 1996. ‘Stone Camels and Clear Springs’: The Salar’s Samarkand Origins. Asian Folklore Studies. 55:2, 287-298.
Han Deyan (translated by Ma Jianzhong and Kevin Stuart). 1999. The Salar Khazui System. Central Asiatic Journal 43 (2): 204-214.
Feng Lide and Kevin Stuart. 1991. Ma Xueyi and Ma Chengjun. Salazu Fengsuzhi [Records of Salar Customs]; Han Fude, general editor. Salazu Minjian Gushi [Salar Folktales]; Han Fude, general editor. Minjian Geyao [Folk Songs]; and Han Fude, general editor. Minjian Yanyu [Folk Proverbs]. Asian Folklore Studies. 50:2, 371-373.