Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong trên đường về tiếp quản thủ đô tại đền Giếng, Đền Hùng, Phú Thọ, ngày 19-9-1954.
Sư đoàn 308 hay Đại đoàn Quân Tiên phong trực thuộc Quân đoàn 12 là Sư đoàn bộ binh chủ lực được thành lập đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1949 tại thị trấn Đồn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên( từ ngày 24-10-1973 đến ngày 21-11-2023 sư đoàn nằm trong đội hình quân đoàn 1 ).[1][2]
Lịch sử
Bộ chỉ huy đầu tiên của Đại đoàn bao gồm Trung tướng Vương Thừa Vũ là Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy và Cao Văn Khánh là Đại đoàn phó. Tổ chức sư đoàn gồm: Trung đoàn 102 với tên truyền thống là Trung đoàn Thủ Đô; Trung đoàn 36 với tên truyền thống là Trung đoàn Bắc-Bắc; Trung đoàn 88 với tên truyền thống là Trung đoàn Tu Vũ.
Trong Chiến tranh Đông Dương, F308 đã tham gia 13 chiến dịch. Tiêu biểu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: Mở đầu là trận tiêu diệt địch ở đồi Độc Lập, rồi bức hàng quân Pháp ở đồi Bản Kéo góp phần đập tan tấm lá chắn phía Bắc. Tiếp đó, với trận chiến đấu quyết liệt trên đồi A1, đại đoàn tham gia cùng các đơn vị bạn phá vỡ khu phòng ngự phía Đông của tập đoàn cứ điểm địch, vừa đánh vừa phản kích, phụ trách cánh quân phía Tây.
Sư đoàn này huấn luyện quân chính quy cho các trung đoàn hoàn chỉnh và lần lượt gửi quân đến từng mặt trận. Các đơn vị đầu tiên của Sư đoàn hành quân rời miền Bắc Việt Nam vào chiến trường miền Nam Việt Nam chiến đấu từ cuối tháng 12 năm 1965.
Đầu năm 1968, F308 hành quân vào chiến trường Quảng Trị, tham gia đợt 4 trong chiến dịch Đường 9–Khe Sanh. Hơn một tháng, đã đánh hàng chục trận, quy mô từ đại đội đến tiểu đoàn, nhiều trận chủ động đánh địch ban ngày, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 thủy quân lục chiến Mỹ, bắn rơi 39 máy bay, phá hủy 11 khẩu pháo, súng cối các loại cùng nhiều vũ khí, khí tài của quân Mỹ.
Năm 1972, Quân đội nhân dân Việt Nam mở Chiến dịch Xuân – Hè, sư đoàn tham gia hướng Trị–Thiên, đã tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Hà–Lai Phước, được coi là điểm mốc của cuộc tiến công, một trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam tính đến lúc đó. Trong đợt 2 chiến dịch, F308 cùng các đơn vị tăng cường, trong thế tiến công chung của chiến dịch, đã giữ chân Quân lực Việt Nam Cộng hoà (khi đó QLVNCH được không quân và tàu chiến Mỹ chi viện): Hạ 3.500 binh sĩ, bắt 322, phá hủy 110 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 45 máy bay, thu 5 pháo lớn và nhiều xe quân sự, làm tan rã 3 trung đoàn bộ binh, 2 thiết đoàn xe tăng thiết giáp. Tổng cộng, sau gần một năm chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị với nhiều đợt kế tiếp, Sư đoàn đã đánh gần 800 trận lớn nhỏ từ một tổ, một tiểu đội đến tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn tăng cường, loại bỏ hơn 10.000 binh sĩ đối phương, phá hủy và thu 151 xe tăng thiết giáp, 17 khẩu pháo từ 105 mm đến 155 mm, bắn rơi 23 máy bay các loại.
Tuy nhiên, tại Quảng Trị, đơn vị cũng chịu tổn thất lớn về sinh mạng với thương vong trên 70% lực lượng. Nhiều cấp đại đội, tiểu đoàn phải thay thế cán bộ chỉ huy 6–7 lần, Những đại đội tiền tiêu đều bị xóa sổ và thay mới quân số (trong hồi ký, có trận "không còn ai là cán bộ, chiến sĩ có mặt từ đầu"). Đầu năm 1973, quân ủy trung ương rút sư đoàn 308 về miền Bắc Việt Nam tổ chức đội hình.
Ngày 24 tháng 10 năm 1973, Bộ Chính trị chủ trương thành lập quân đoàn 1 Quân đội nhân dân Việt Nam (Binh đoàn Quyết Thắng). Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 308 được phân công ở lại miền Bắc Việt Nam, trong khi toàn bộ Quân đoàn 1 được chở thẳng đến tỉnh Sông Bé. Theo chiến thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, Sư đoàn 308 làm nhiệm vụ "cận vệ" và nghi binh, cũng là lực lượng dự bị chiến lược. Trên thực tế, Sư đoàn 308 đang công tác đê điều khắc phục bão lụt nên chưa di chuyển kịp tình hình, được thống nhất "phân công ở lại".
Ngày 28 tháng 8 năm 1979, sư đoàn được chuyển thành sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (Quyết định số 705/QĐ-TM do Thượng tướngLê Trọng Tấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ký). Tổ chức biên chế của sư đoàn lúc này gồm 3 trung đoàn bộ binh cơ giới: 36, 88, 102; trung đoàn pháo binh 58, trung đoàn phòng không 216; tiểu đoàn 13 pháo phản lực, tiểu đoàn 1036 xe tăng, tiểu đoàn 17 công binh, tiểu đoàn 18 thông tin, tiểu đoàn 20 trinh sát, tiểu đoàn 24 quân y, tiểu đoàn 25 vận tải và một số đại đội trực thuộc.
Nhiệm vụ chính trị trung tâm hiện nay của Sư đoàn là: Huấn luyện SSCĐ, huấn luyện chiến sĩ mới, huấn luyện dự bị động viên, làm nhiệm vụ đối ngoại quân sự, tổ chức quản lý, khai thác, bảo quản, giữ gìn một khối lượng lớn VKTBKT với nhiều chủng loại bảo đảm sức chiến đấu thường xuyên và lâu dài của Sư đoàn. Truyền thống Quân Tiên phong được đúc kết trong 14 chữ vàng: "Tiên phong, Anh dũng, Đoàn kết, Kỷ luật, Thần tốc, Quyết chiến, Quyết thắng.".
Tiểu đoàn 11 Phủ Thông. Sau này, khi Sư đoàn 312 được thành lập, Tiểu đoàn này chuyển sang làm chủ công cho Trung đoàn 141 Ba Vì của sư đoàn 312(Tiểu đoàn 1).
Trung đoàn 36 Bộ binh (Trung đoàn Bắc Bắc) gồm: Tiểu đoàn 1; Tiểu đoàn 2; Tiểu đoàn 3.
Trung đoàn 88 Bộ binh (Trung đoàn Tu Vũ) gồm: Tiểu đoàn 4; Tiểu đoàn 5; Tiểu đoàn 6.
Trung đoàn 102 Bộ binh cơ giới (Trung đoàn Thủ Đô) gồm: Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 9
Trung đoàn 58 Pháo binh gồm: Tiểu đoàn 10, Tiểu đoàn 11, Tiểu đoàn 12.
Tiểu đoàn 14 Cối 100
Tiểu đoàn 15 Spg-9
Tiểu đoàn 16 Phòng không
Tiểu đoàn 17 Công binh
Tiểu đoàn 18 Thông tin
Tiểu đoàn 24 Quân y
Tiểu đoàn 25 Vận tải
Đại đội 20 Trinh sát
Đại đội 26 Sửa chữa
Đại đội 29 Kho
Trung đội 23 Vệ binh
Sư trưởng qua các thời kỳ
Các Tư lệnh (Sư đoàn trưởng) Sư đoàn qua các thời kỳ.
Chức danh Tư lệnh Sư đoàn được dùng trên cơ sở quy định tại sắc lệnh 14-SL ngày 12 tháng 3 năm 1949 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến trước 1980.
Trong Chiến tranh Đông Dương, sư đoàn tổng cộng đã đánh 102 trận đáng kể, gồm:
49 trận tiêu diệt cứ điểm.
46 trận vận động.
5 trận phục kích giao thông.
2 trận tập kích diệt tàu chiến và trận địa pháo binh.
Thông tin khác
Ngày 12/12/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4100, xếp hạng Di tích Quốc gia di tích lịch sử nơi thành lập Đại đoàn quân Tiên phong, Sư đoàn 308 thuộc thị trấn Đồn Đu, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên). Ngày 13/5/2015, tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Lễ đón Bằng di tích cấp Quốc gia nơi thành lập Đại đoàn Quân Tiên phong (Sư đoàn 308).
Tính đến hiện nay, sư đoàn 308 là sư đoàn có lực chiến mạnh nhất quốc phòng Việt Nam.