Đền Hùng

Đền Hùng
Di tích quốc gia đặc biệt
Thờ phụng
Vua Hùng & các nhân vật huyền sử
(Danh sách chi tiết)
Thông tin đền
Địa chỉViệt Nam thôn Cổ Tích, phường Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú ThọViệt Nam
Tọa độ21°22′06″B 105°19′17″Đ / 21,3682242°B 105,3214424°Đ / 21.3682242; 105.3214424
Lễ hộiGiỗ Tổ Hùng Vương
Quản lýBan Quản lý Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng
Websitedenhung.phutho.gov.vn
Map
Di tích quốc gia đặc biệt
Đền Hùng
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận12 tháng 8 năm 2009
Quyết định1272/QĐ-TTg[1]
Di tích quốc gia
Đền Hùng
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận28 tháng 4 năm 1962
Quyết định313-VH/VP[2]

Đền Hùng (Tên chữ: Hùng Vương miếu) là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Phú Thọ), xưa thuộc xã Hy Cương, huyện Sơn Vi, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất).

Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.[3][4][5][6]

Vị trí

Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi này từng có những tên gọi như Hùng Vương sơn, Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km.

Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Quá trình phát triển

Trung tâm lễ hội đền Hùng 18-09-2015

Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích[7].

Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP[8], quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 âm lịch trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương[7][9].

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng phát triển, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa được đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015[7].

Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh[7].

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Đặc điểm

Các di tích chính

  1. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con.
  2. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với sáu mái. Trong đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
  3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
  4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
  5. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của người Việt phương Nam). Tấm văn bia Hùng Vương từ khảo được tạc bằng đá xanh, gắn trên tường quan cư ở bên trái đền Thượng, vốn đã bị đánh cắp vào khoảng 10 năm sau khi xuất hiện, chỉ còn lại chân bia. Vào năm 2010, bia được khôi phục.
  6. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ sáu. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, niên hiệu Tự Đức năm thứ 27 (1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
  7. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dungcông chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ mười tám) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ 18.
  8. Đền Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004, được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).
  9. Đền thờ Lạc Long Quân: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương VươngThần Long, cháu ngoại của Động Đình Quân. Lạc Long Quân được xem là vị vua nước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu Lạc. Lạc Long QuânÂu Cơ được xem như là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc trăm trứng". Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất. Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng 1 km về phía Đông Nam.

Hành trình của du khách

Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, rồi bước qua một cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ sáu.

Lễ hội đền Hùng

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh,nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa…" Văn học dân gian Việt Nam nói về lễ hội đền Hùng như sau: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng

TRỐNG ĐỒNG Ở ĐỀN HÙNG

Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990[10] khi một gia đình người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á[11].

Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa đức độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao mười hai cánh đường kính đến 20 cm, tám con chim lạc dài 15 cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra[12], nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

Chú thích

  1. ^ “Quyết định 1272/QĐ-TTg xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt”. Thư viện pháp luật.
  2. ^ “Quyết định 313-VH/VP xếp hạng những di tích, danh thắng cảnh toàn miền Bắc”. Thư viện pháp luật.
  3. ^ http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/khu-di-tich-den-hung/2009/2/120646A65B7/ Lưu trữ 2009-04-15 tại Wayback Machine Ngày hội lớn của dân tộc
  4. ^ Đền Quốc Tổ Hùng Vương
  5. ^ Cuốn Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê còn có đoạn viết: "Từ thời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Cổ Tích). ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa…"
  6. ^ Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó. Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng. Thông tư 20/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Phú Thọ. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 20/09/2018.
  7. ^ a b c d “Giỗ tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ trong tâm thức người Việt”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2013.
  8. ^ NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 82/2001/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ NGHI LỄ NHÀ NƯỚC VÀ ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2020.
  9. ^ “NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 82/2001/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ NGHI LỄ NHÀ NƯỚC VÀ ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI”. Ngày 6 tháng 11 năm 2001. Lưu trữ bản gốc Ngày 19 tháng 3 năm 2020. Truy cập Ngày 19 tháng 3 năm 2020. line feed character trong |tựa đề= tại ký tự số 10 (trợ giúp)
  10. ^ Phạm Bá Khiêm, Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 6 năm 1991
  11. ^ TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trống đồng vùng đất Tổ, Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Phú Thọ, 2001, trang 103
  12. ^ Thực tế cho đến nay nhìn trên bản đồ khảo cổ học, trong số gần 1000 trống đồng Đông Sơn đã được phát hiện thì thì đây là chiếc trống đồng loại I duy nhất tìm được quanh khu vực đền Hùng nói riêng, và suốt tả ngạn sông Thao (từ Lào Cai về đến Việt Trì) nói chung. Dẫn lại theo [1].

Xem thêm

Liên kết ngoài


Read other articles:

İstinye ParkLokasiIstanbul, TurkiKoordinat41°06′37.58″N 29°01′58.51″E / 41.1104389°N 29.0329194°E / 41.1104389; 29.0329194Koordinat: 41°06′37.58″N 29°01′58.51″E / 41.1104389°N 29.0329194°E / 41.1104389; 29.0329194Tanggal dibuka21 September 2007PengembangOrta Gayrımenkul Yatırım Yönetimi Turizm A.Ş.PemilikOrjin Group, Doğuş GroupArsitekTom Kelley, Saad Irishad, Development Design Group, Inc.Jumlah toko dan jasa291J...

 

Strada statale 646di UcceaDenominazioni precedentiStrada provinciale Tarcento-Vedronza-Uccea-Confine con la Jugoslavia Denominazioni successiveStrada regionale 646 di Uccea LocalizzazioneStato Italia Regioni Friuli-Venezia Giulia DatiClassificazioneStrada statale InizioTarcento FineConfine di Stato con la Slovenia presso Uccea Lunghezza25,300[1] km Provvedimento di istituzioneD.M. 8/06/1977 - G.U. 175 del 29/06/1977[2]D.M. 10/08/1978 - G.U. 245 dell'1/09/1978[3&#...

 

Institut Teknologi dan Bisnis Kristen Bukit PengharapanNama lainITBK BPJenisPerguruan Tinggi SwastaDidirikan18 Oktober 2019AlamatKalisoro, Tawangmangu, Kabupaten Karanganyar, Jawa Tengah, 57792, IndonesiaBahasaBahasa IndonesiaSitus webbukitpengharapan.ac.id Institut Teknologi dan Bisnis Kristen Bukit Pengharapan (disingkat ITBK Bukit Pengharapan atau ITBK BP) adalah salah satu perguruan tinggi swasta berbasis Kristen di Indonesia yang berlokasi di Kabupaten Karanganyar, Jawa Tengah. Perguruan...

1990 studio album by Energy OrchardEnergy OrchardStudio album by Energy OrchardReleased1990StudioRidge Farm Studios, Capel, Surrey; The Town House, London; Eden Studios, Chiswick, LondonGenreRock / CelticLabelMCAProducerMick GlossopEnergy Orchard chronology Energy Orchard(1990) Stop the Machine(1992) Professional ratingsReview scoresSourceRatingAllmusic link Energy Orchard was the self-titled, debut album from Northern Ireland-based rock band, Energy Orchard, and was released in 1990...

 

Disambiguazione – Se stai cercando altri significati, vedi Florida (disambigua). Floridastato federato(EN) State of Florida (dettagli) (dettagli) LocalizzazioneStato Stati Uniti AmministrazioneCapoluogoTallahassee GovernatoreRon DeSantis (R) dal 2019 Lingue ufficialiinglese, spagnolo Data di istituzione3 marzo 1845 TerritorioCoordinatedel capoluogo30°27′06″N 84°16′06″W / 30.451667°N 84.268334°W30.451667; -84.268334 (Florida)Coordinate: 30°27...

 

Ice hockey team in Villingen-SchwenningenSchwenninger Wild WingsCityVillingen-SchwenningenLeagueDELFounded1904Home arenaHelios Arena(capacity: 6,193)ColorsDark blue, white   Owner(s)Thomas Burger, Michael WernerGeneral managerStefan WagnerHead coachSteve WalkerCaptainThomas LarkinWebsiteschwenninger-wildwings.deFranchise history1904–1950SEC Schwenningen1950–1994Schwenninger ERC1994–2013SERC Wild Wings2013—Schwenninger Wild Wings Current season The Schwenninger Wild Win...

This article is written like a story. Please help rewrite this article to introduce an encyclopedic style and a neutral point of view. (December 2008) In this Chinese name, the family name is Yang. Yang LuchanBorn1799 (1799)Guangping, Yongnian County, ChinaDied1872 (aged 72–73)Native name杨露禅Other namesYang FukuiYang WudiNationalityChineseStyleYang-style tai chiTeacher(s)Chen ChangxingRankFounder of Yang-style tai chiNotable studentsYang BanhouYang JianhouWu YuxiangWu Qua...

 

Marquesans performing a Haka dance The Marquesas Islands were colonized by seafaring Polynesians as early as 300 AD, thought to originate from Tonga and the Samoan Islands. The dense population was concentrated in the narrow valleys and consisted of warring tribes. Much of Polynesia, including the original settlers of Hawaii, Tahiti, Rapa Iti and Easter Island, was settled by Marquesans, believed to have departed from the Marquesas as a result more frequently of overpopulation and drought-rel...

 

Anggrek larat Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Plantae (tanpa takson): Tracheophyta (tanpa takson): Angiospermae (tanpa takson): Monokotil Ordo: Asparagales Famili: Orchidaceae Genus: Dendrobium Spesies: Dendrobium bigibbum Anggrek larat (Dendrobium bigibbum var. schoederianum (Rchb.f. ex W.Watson) Peter B.Adams) adalah jenis anggrek (suku Orchidaceae[1]) asli dari Pulau Larat di Kepulauan Tanimbar[2]. Nama dalam bahasa setempat (bahasa Fordata) adalah lelemuku.[3] Bungan...

Coral reef located within the Florida Keys National Marine Sanctuary This article is about the reef near Key Largo, Florida. For other uses, see Molasses Reef (disambiguation). Molasses ReefThe winch from the Slobadana sank on Molasses Reef in 1887Show map of FloridaShow map of CaribbeanLocationFlorida, USAWaterbodyFlorida Keys National Marine SanctuaryNearest landKey LargoCoordinates25°00′50″N 80°22′15″W / 25.01389°N 80.37083°W / 25.01389; -80.37083Dive ty...

 

Professional honorary art organization in Manhattan, New York National Academy of DesignThe academy's previous building at 1083 Fifth AvenueFormation1863; 161 years ago (1863)TypeHonorary organization, museum, and schoolPurposeTo promote the fine arts in America through instruction and exhibitionHeadquartersManhattan, New York City, U.S.Location14-15 Gramercy Park SouthCoordinates40°44′15.7″N 73°59′12.3″W / 40.737694°N 73.986750°W / 40.737...

 

Halaman ini berisi artikel tentang intoleransi oleh atau antar komunitas agama atau oleh komunitas dengan praktik tertentu. Untuk intoleransi oleh agama itu sendiri, lihat Antiagama dan Tidak beragama. Artikel ini perlu dikembangkan dari artikel terkait di Wikipedia bahasa Inggris. (Juli 2023) klik [tampil] untuk melihat petunjuk sebelum menerjemahkan. Lihat versi terjemahan mesin dari artikel bahasa Inggris. Terjemahan mesin Google adalah titik awal yang berguna untuk terjemahan, tapi p...

Міністерство Російської Федерації у справах Криму — російське окупаційне «федеральне міністерство», яке займалося розробкою проектів державних програм з розвитку тимчасово окупованого Росією під час російсько-української війни 2014–2016 рр Криму. Існувало з 31 березн�...

 

Staves carried by Moses's brother, Aaron, in the Torah For other uses, see Aaron's rod (disambiguation). Aaron's rod budding Aaron's rod refers to any of the walking sticks carried by Moses' brother, Aaron, in the Torah. The Bible tells how, along with Moses's rod, Aaron's rod was endowed with miraculous power during the Plagues of Egypt that preceded the Exodus. Later, his rod miraculously sprouted blossoms and almonds to symbolize God's choice of Aaron and his tribe for holy service. Biblic...

 

此條目没有列出任何参考或来源。 (2023年12月30日)維基百科所有的內容都應該可供查證。请协助補充可靠来源以改善这篇条目。无法查证的內容可能會因為異議提出而被移除。 葡文書局Livraria Portuguesa概要类型書店坐标22°11′40″N 113°32′30″E / 22.19434°N 113.54157°E / 22.19434; 113.54157位置图 葡文書局(葡萄牙語:Livraria Portuguesa),是澳門僅有三處出售葡文出版�...

Protein-coding gene in the species Homo sapiens KCNE3IdentifiersAliasesKCNE3, HOKPP, HYPP, MiRP2, potassium voltage-gated channel subfamily E regulatory subunit 3, BRGDA6External IDsOMIM: 604433; MGI: 1891124; HomoloGene: 3994; GeneCards: KCNE3; OMA:KCNE3 - orthologsGene location (Human)Chr.Chromosome 11 (human)[1]Band11q13.4Start74,454,841 bp[1]End74,467,729 bp[1]Gene location (Mouse)Chr.Chromosome 7 (mouse)[2]Band7|7 E2Start99,825,709 bp[2]End99,...

 

Paris Jackson Información personalNombre de nacimiento Paris-Michael Katherine JacksonNacimiento 3 de abril de 1998 (26 años)Beverly Hills, California, Estados UnidosNacionalidad EstadounidenseLengua materna Inglés Características físicasOjos Azul Cabello Rubio FamiliaFamilia Familia Jackson Padres Michael Jackson Deborah Rowe EducaciónEducada en Escuela Buckley (California) Información profesionalOcupación Modelo, cantante, actrizAños activa 2010–presenteGénero Música de ba...

 

Prasasti Wurare, tampak samping kiri. Prasasti Wurare, tampak belakang. Prasasti Wurare, tampak samping kanan. Prasasti Wurare adalah sebuah prasasti yang isinya memperingati penobatan arca Mahaksobhya di sebuah tempat bernama Wurare (sehingga prasastinya disebut Prasasti Wurare). Prasasti Wurare memperingati pentasbihan arca Mahaksobhya di pekuburan Wurara, melambangkan raja Kertanagara yang telah mencapai Jina, pada tanggal 21 Nopember 1289 M. Pada bagian permulaan prasasti ini disebutkan p...

Chronologie de l'Italie ◄◄ 1961 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 ►► Chronologies Données clés 1962 1963 1964  1965  1966 1967 1968Décennies :1930 1940 1950  1960  1970 1980 1990Siècles :XVIIIe XIXe  XXe  XXIe XXIIeMillénaires :-Ier Ier  IIe  IIIe Chronologies géographiques Afrique Afrique du Sud, Algérie, Angola, Bénin, Botswana, Burkina Faso, Burundi, Cameroun, Cap-Vert, République centrafricaine, Comores, Répub...

 

Lycée school in Rouen, FranceLycée Pierre-CorneilleAddress4 rue du Maulévrier76000 RouenFranceCoordinates49°26′43″N 1°06′02″E / 49.445250°N 1.100477°E / 49.445250; 1.100477InformationTypeLycéeEstablished1593; 431 years ago (1593)FounderArchbishop of Rouen, Charles, Cardinal de BourbonHead teacherGérard Thiébaud (Since 2011)Staffcirca 160Enrollmentcirca 1600[1] The Lycée Pierre-Corneille (also known as the Lycée Corneille) i...