Hoa Lư

Hoa Lư
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Hoa Lư
Thung Nham, Ga Ninh Bình ở phía Nam thành phố Hoa Lư, Đảo chùa Vàng trong hồ núi chàng Lớ ở Hoa Lư, Trung tâm thành phố Hoa Lư
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Trụ sở UBND33 Lê Đại Hành, phường Vân Giang
Phân chia hành chính12 phường, 8 xã
Thành lập1/1/2025[1]
Loại đô thịLoại I
Năm công nhận2024[2]
Địa lý
Tọa độ: 20°15′14″B 105°58′30″Đ / 20,25389°B 105,975°Đ / 20.25389; 105.97500
MapBản đồ thành phố Hoa Lư
Hoa Lư trên bản đồ Việt Nam
Hoa Lư
Hoa Lư
Vị trí thành phố Hoa Lư trên bản đồ Việt Nam
Diện tích150,24 km²[3]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng319.125 người[3]
Mật độ2.124 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính369
Mã bưu chính08101
Biển số xe35-B1-B2-B3-AA
Số điện thoại0229.3.887.252
Số fax0229.3.887.252
Websitehoalu.ninhbinh.gov.vn

Hoa Lưthành phố tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Hoa Lư từng là kinh đô của Việt Nam giai đoạn (968–1010) với ba triều đại phong kiến liên tiếp ra đời là Nhà Đinh, Tiền LêNhà Lý. Thành phố Hoa Lư với đặc trưng "đô thị di sản thiên niên kỷ",[4] là thành phố du lịch có nhiều di sản tiêu biểu như Quần thể di sản thế giới Tràng An với cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Thung NhamĐộng Thiên Hà,... di tích quốc gia đặc biệt Núi Non Nước, phố cổ Hoa Lư, các làng nghề đá Ninh Vân, thêu Văn Lâm, hoa Ninh Phúc và cũng là nơi bảo tồn nhiều di sản văn hóa phi vật thể như chèo, xẩm, hát văn,...

Địa lý

Vị trí địa lý

Thành phố Hoa Lư nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, trên trục giao thông Bắc – Nam, cách thủ đô Hà Nội 80 km, có vị trí địa lý:

Thành phố Hoa Lư có diện tích 150,24 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2023 là 319.125 người,[3] mật độ dân số đạt 2.124 người/km².

Thành phố Hoa Lư là đầu mối giao thông của 3 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, Ninh Bình - Vinh và Ninh Bình - Hải Phòng - Hạ Long. Thành phố này cũng nằm ở vị trí giao điểm của Quốc lộ 1 với các Quốc lộ 10, quốc lộ 37C, Quốc lộ 21CQuốc lộ 38B đi qua các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ.[5] Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới 6 huyện, thành phố khác của tỉnh Ninh Bình đều dưới 30 km.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Hoa Lư thuộc vùng bán sơn địa, phía tây là Quần thể di sản thế giới Tràng An với khoảng 1/4 diện tích thành phố, là vùng núi ngập nước, còn lại là vùng đồng bằng có xen những núi nhỏ. Có 4 núi nằm tại trung tâm thành phố rất nổi tiếng, từng được xem là Tứ đại danh sơn của thành phố Ninh Bình trước đây là núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, núi Kỳ Lân, núi Lớ.

Trung tâm thành phố Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Ninh Bình. Thành phố Hoa Lư có độ cao trung bình 0,9 - 1,2 m so với mực nước biển và dốc đều từ Bắc xuống Nam.

Khí hậu

Khí hậu thành phố Hoa Lư mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều. Ngoài ra, thành phố Hoa Lư còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, đông nam và khí hậu ven biển.[6]

Dữ liệu khí hậu của Ninh Bình
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.4
(90.3)
33.3
(91.9)
36.6
(97.9)
38.8
(101.8)
40.4
(104.7)
40.1
(104.2)
39.3
(102.7)
38.2
(100.8)
36.6
(97.9)
34.1
(93.4)
33.4
(92.1)
33.0
(91.4)
40.4
(104.7)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 19.6
(67.3)
19.8
(67.6)
22.4
(72.3)
26.7
(80.1)
30.9
(87.6)
32.5
(90.5)
32.8
(91.0)
31.8
(89.2)
30.4
(86.7)
28.1
(82.6)
25.0
(77.0)
21.7
(71.1)
26.8
(80.2)
Trung bình ngày °C (°F) 16.6
(61.9)
17.1
(62.8)
19.7
(67.5)
23.6
(74.5)
27.2
(81.0)
28.8
(83.8)
29.3
(84.7)
28.5
(83.3)
27.3
(81.1)
24.8
(76.6)
21.6
(70.9)
18.3
(64.9)
23.5
(74.3)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 14.6
(58.3)
15.4
(59.7)
18.0
(64.4)
21.5
(70.7)
24.5
(76.1)
26.1
(79.0)
26.5
(79.7)
26.0
(78.8)
24.9
(76.8)
22.5
(72.5)
19.2
(66.6)
15.9
(60.6)
21.3
(70.3)
Thấp kỉ lục °C (°F) 5.7
(42.3)
5.7
(42.3)
7.5
(45.5)
12.6
(54.7)
17.7
(63.9)
19.1
(66.4)
21.6
(70.9)
21.9
(71.4)
16.8
(62.2)
13.4
(56.1)
10.6
(51.1)
5.8
(42.4)
5.7
(42.3)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 24
(0.9)
29
(1.1)
48
(1.9)
78
(3.1)
165
(6.5)
232
(9.1)
224
(8.8)
317
(12.5)
369
(14.5)
244
(9.6)
68
(2.7)
32
(1.3)
1.829
(72.0)
Số ngày giáng thủy trung bình 9.1 13.2 16.1 12.9 12.6 13.8 12.9 15.6 15.1 12.1 7.9 6.1 147.5
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 85.1 88.1 90.4 89.4 85.1 82.7 81.6 85.3 85.2 82.7 80.8 81.3 84.8
Số giờ nắng trung bình tháng 76 46 46 93 192 181 208 173 170 167 135 124 1.611
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[7]
Sông hồ

Thành phố Hoa Lư nằm bên hữu ngạn hạ lưu sông Hoàng Longsông Đáy với tổng chiều dài đê nối liền 25km là 2 con sông lớn nhất. Trên sông Đáy có cảng Ninh Phúc và cảng Ninh Bình nối thông ra cửa biển. Những sông nhỏ khác chảy xuyên qua thành phố có sông Chanh, sông Vạc, sông Bến Đang, sông Ngô Đồng, sông Sào Khê, sông Đền Vối, sông Tràng An và sông Vân.

Thành phố Hoa Lư có nhiều hồ sinh thái như hồ Máy Xay, hồ Biển Bạch, hồ Cánh Diều, hồ Lâm Sản, hồ Cá Voi, hồ Bạch Cừ, hồ Tràng An...[8]

Phía tây thành phố là quần thể danh thắng Tràng An với hệ thống hồ đầm, núi non xen kẽ.

Tài nguyên đất
  • Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích khoảng phân bố ở các dải hẹp ngoài đê dọc theo các đê sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Vạc. Đất có độ phì khá, thành phần cơ giới nhẹ.
  • Đất phù sa không được bồi (Ph) phân bố tập trung thành những vùng lớn trong đê có hàm lượng NPK tổng số dễ tiêu từ trung bình đến khá. Hàm lượng Cation trao đổi chất khá cao. Loại đất này phân bổ chủ yếu ở Ninh Tiến, Ninh Phúc, Ninh Phong, Ninh Khang, Ninh Giang...
  • Đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng sâu (Ps) hiện đang bố trí đất trồng 2 vụ lúa cho năng suất cao. Loại đất này phân bố chủ yếu ở Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc,...
  • Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng phân bố chủ yếu ở Trường Yên, Ninh Hải, Ninh Nhất, Ninh Phúc, Ninh Phong,...
Rừng đặc dụng Hoa Lư

Rừng đặc dụng Hoa Lư được thành lập ngày 19/05/1995 với diện tích 5.624 ha. Khu văn hóa lịch sử Hoa Lư khi thành lập gồm phần đất thuộc các xã Ninh Hải, Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Nhất. Hiện nay, khu vực này đã được mở rộng về phía Tây đến tận sông Bến Đang. Địa hình của khu văn hóa lịch sử này điển hình là một vùng cát-tơ đá vôi trồi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng của miền Bắc Việt Nam. Vùng đá vôi nổi lên này nằm xen kẽ với hàng loạt các khe suối có nước thường xuyên và các thung lũng ngập nước theo mùa. Độ cao so với mực nước biển của vùng từ 10 đến 281 m.[9]

Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình, tổng số có 577 loài thực vật bậc cao có mặt đã được ghi nhận. Có 10 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đã ghi nhận trong thời gian điều tra trong đó có Tuế đá vôi.

Khu văn hóa lịch sử Hoa Lư có hàng loạt các giá trị lịch sử, văn hoá và du lịch. Dưới triều đại nhà Đinh vào thế kỷ X, Hoa Lư đã được chọn là kinh đô của Việt Nam, khu vực này sau đó vẫn tiếp tục là kinh đô dưới thời Tiền Lê. Có rất nhiều đền chùa ở khu vực này, chủ yếu là thời các vua của Việt Nam trong giai đoạn này. Có khá nhiều hang động ở khu vực trong đó có Tràng An, Tam Cốc, Bích Động. Có những con sông chảy qua vùng Tam CốcTràng An để du khách có thể đi thăm khu vực này bằng thuyền. Trên thực tế, Tam Cốc, Tràng An và các di tích lịch sử khác là những tuyến du lịch nổi tiếng.

Hành chính

Thành phố Hoa Lư có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 12 phường: Bích Đào, Đông Thành, Nam Bình, Nam Thành, Ninh Giang, Ninh Khánh, Ninh Mỹ, Ninh Phong, Ninh Phúc, Ninh Sơn, Tân Thành, Vân Giang và 8 xã: Ninh An, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Vân, Trường Yên.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hoa Lư
Tên Diện tích năm 2023 (km²) Dân số năm 2023 (người) Mật độ (người/km²)
Phường (12)
Bích Đào 2,26 12.942 5.726
Đông Thành 1,81 12.455 6.881
Nam Bình 1,83 11.619 6.349
Nam Thành 1,91 12.034 6.300
Ninh Giang 6,47 8.045 1.243
Ninh Khánh 5,37 13.281 2.473
Ninh Mỹ 6,25 12.144 1.943
Ninh Phong 5,41 9.554 1.765
Ninh Phúc 6,30 11.153 1.770
Ninh Sơn 4,69 12.029 2.564
Tân Thành 1,75 10.861 6.206
Vân Giang 2,96 33.949 11.469
Xã (8)
Ninh An 5,50 7.056 1.282
Ninh Hải 26,13 11.981 458
Ninh Hòa 8,03 7.006 872
Ninh Khang 7,39 8.060 1.090
Ninh Nhất 17,01 12.082 710
Ninh Tiến 5,18 7.463 1.440
Ninh Vân 12,57 12.515 995
Trường Yên 21,40 11.980 559
Toàn thành phố 150,24 319.125 2.124
Dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án: “Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc”[10][3]

Lịch sử

Hoa Lư là một vùng đất cổ, những khai quật khảo cổ học ở Quần thể di sản thế giới Tràng An đã làm sáng tỏ một nền văn hóa Tràng An xuất hiện khá sớm ở đây. Đến thế kỷ X, người anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước đã đưa vùng đất này trở thành kinh đô Hoa Lư của nước Việt trong suốt 42 năm với ba triều đại liên tiếp nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý trước khi dời đô về Thăng Long - Hà Nội.

Thế kỷ 15, nơi đây trở thành thủ phủ của trấn Sơn Nam với trung tâm lỵ sở đặt tại Vân Sàng, tức vùng đất gần chợ Rồng bây giờ. Xứ Sơn Nam rộng lớn khi ấy gồm 11 phủ, 42 huyện[11], thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và Ninh Bình ngày nay.

Từ xa xưa, ngã ba sông Vân hợp vào sông Đáy đã hình thành những chợ Cá và bến Nứa. Cùng với ưu thế giao thông thuận lợi do vị trí án ngữ giao điểm của những trục đường chính, các chợ Cá này đã phát triển thành một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá lớn ở phía nam vùng châu thổ sông Hồng.[12]. Vị trí địa lý đặc biệt của vùng đất tiếp giáp với 3 vùng miền cũng ảnh hưởng đến đặc trưng văn hóa của thành phố, đó là nền văn hóa hợp lưu, hội tụ nhưng vẫn mang bản sắc đặc trưng riêng.

Năm 1873, Pháp chiếm Ninh Bình, nơi đây được xây dựng trở thành một đô thị ở vùng cửa ngõ miền Bắc với nhiều công trình kiến trúc như thành Ninh Bình, cầu Lim, phố Nhà thờ, chợ Rồng.

Chợ Rồng, sông Vân

Thành phố Hoa Lư là vùng đất văn hiến với nhiều huyền thoại. Sông Vân còn gọi là Vân Sàng, gắn với truyền thuyết về Lê Hoàn khi thắng Tống trở về, Dương Vân Nga đã đem một đoàn cung nữ ra đón và mở tiệc giao hoan với nhà vua ở trên dòng sông.[13] Cái tên Vân Sàng (giường mây) đã ra đời từ đó. Ngày nay, tên tuổi của hai danh nhân được đặt cho hai đường phố ven sông này. Ở cửa ngõ phía đông thành phố có núi Non Nước, về đời Trần, Trương Hán Siêu thường lên chơi núi này, mới đổi thành Dục Thúy Sơn. Đây là một thắng cảnh, xưa gần cửa biển, có sông Vân, sông Đáy uốn quanh, là cảnh đẹp nên thơ, rất hữu tình. Núi Thuý còn là đề tài của các thi nhân xưa và nay gắn với lịch sử hình thành vùng đất Ninh Bình, núi Thúy -sông Vân từng là hình ảnh biểu tượng độc đáo đặc trưng của thành phố Ninh Bình trước đây.

Sau năm 1975

Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 125-CP về việc:

  • Thành lập huyện Hoa Lư trên cơ sở huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình.
  • Thị xã Ninh Bình được chuyển thành thị trấn huyện lỵ Ninh Bình – thị trấn huyện lỵ của huyện Hoa Lư.

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 151-CP về việc thành lập thị xã Ninh Bình trên cơ sở tách thị trấn Ninh Bình của huyện Hoa Lư.

Thị xã Ninh Bình có 4 phường: Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung, Lương Văn Tuỵ, Văn Giang và xã Ninh Thành.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Lúc này, thị xã Ninh Bình trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Bình.

Ngày 2 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 69-CP về việc chuyển 5 xã: Ninh Khánh, Ninh Tiến, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc của huyện Hoa Lư vào thị xã Ninh Bình quản lý.

Thị xã Ninh Bình được điều chỉnh địa giới hành chính thành 8 phường: Tân Thành, Đông Thành, Nam Thành, Phúc Thành, Nam Bình, Bích Đào, Đinh Tiên Hoàng.

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2004/NĐ-CP về việc chuyển 6 xã: Ninh Khánh, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc thuộc huyện Hoa Lư về thị xã Ninh Bình quản lý.

Thị xã Ninh Bình có 4.674,80 ha diện tích tự nhiên và 102.539 nhân khẩu với 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm gồm 8 phường: Tân Thành, Phúc Thành, Đông Thành, Nam Thành, Thanh Bình, Nam Bình, Vân Giang, Bích Đào và 6 xã: Ninh Khánh, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc.

Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh các phường và thành lập phường Ninh Khánh, phường Ninh Phong.

Ngày 2 tháng 12 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 2241/2005/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Ninh Bình là đô thị loại III.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên với dân số và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc của thị xã Ninh Bình.

Thành phố Ninh Bình có 4.836,49 ha diện tích tự nhiên và 130.517 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10 phường: Vân Giang, Thanh Bình, Phúc Thành, Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, Bích Đào, Nam Thành, Ninh Phong, Ninh Khánh và 4 xã: Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Sơn, Ninh Phúc.

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 177/2007/NĐ-CP về việc thành lập phường Ninh Sơn trên cơ sở toàn bộ 466,43 ha diện tích tự nhiên và 8.615 nhân khẩu của xã Ninh Sơn.

Thành phố Ninh Bình có 4.836,49 ha diện tích tự nhiên và 130.517 nhân khẩu với 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Ninh Khánh, Đông Thành, Tân Thành, Vân Giang, Phúc Thành, Nam Thành, Thanh Bình, Nam Bình, Bích Đào, Ninh Phong, Ninh Sơn và 3 xã: Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phúc.

Ngày 20 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 729/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Ninh Bình là đô thị loại II.

Ngày 5 tháng 12 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1516/QĐ-TTg[2] về việc công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư, trực thuộc tỉnh Ninh Bình đạt tiêu chí đô thị loại I.

Ngày 10 tháng 12 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15[1] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó:

  • Thành lập thành phố Hoa Lư trên cơ sở toàn bộ 46,75 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 154.596 người của thành phố Ninh Bình và toàn bộ 103,49 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 83.613 người của huyện Hoa Lư.
  • Thành lập phường Ninh Giang và phường Ninh Phúc trên cơ sở các xã có tên tương ứng.
  • Sáp nhập phường Phúc Thành và phường Thanh Bình vào phường Vân Giang.
  • Thành lập phường Ninh Mỹ trên cơ sở thị trấn Thiên Tôn và xã Ninh Mỹ.
  • Sáp nhập xã Ninh Xuân vào xã Ninh Nhất.
  • Sáp nhập xã Ninh Thắng vào xã Ninh Hải.

Thành phố Hoa Lư có 150,24 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 238.209 người; có 12 phường và 8 xã như hiện nay.

Kinh tế

Bến cảng Ninh Phúc
Bệnh viện đa khoa 700 giường

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2020 đạt 14,1%; giá trị sản xuất tăng từ 23.500,8 tỷ đồng năm 2015 lên 45.425 tỷ đồng năm 2020. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 23.600 tỷ đồng (tăng 188% so với năm 2015); tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn từ 1.002 doanh nghiệp (năm 2015) lên 1.575 doanh nghiệp (tăng 57%); số hộ kinh doanh cá thể tăng từ 10.467 lên 11.980, đóng góp thuế của các hộ kinh doanh tăng 31,7%. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 111 triệu đồng năm 2015 lên 130 triệu đồng năm 2020; Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 38 triệu đồng/năm năm 2015 lên 65 triệu đồng/người/năm năm 2020.

Cơ cấu kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2020 của Thành phố là: Công nghiệp, xây dựng 65,16% - Dịch vụ 34,45% - Nông nghiệp 0,39%.[14]

Công nghiệp

Thành phố Hoa Lư nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy, đường sắt và đường bộ. Nơi đây có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp lâu dài. Hiện thành phố có 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Ninh Phúc - Khánh Phú và khu công nghiệp Phúc Sơn với tỷ lệ lấp đầy khoảng 100%. Một số doanh nghiệp mức sản xuất lớn và có tốc độ tăng khá so với năm trước như: Công ty TNHH Sejung Việt Nam; Công ty TNHH Daewon Auto Vina; Công ty TNHH Mcnex Vina,...

  • Khu công nghiệp Khánh Phú[15]: nằm giáp đông nam thành phố và huyện Yên Khánh. Tổng diện tích đất phát triển 334 ha, trong đó đất xây dựng nhà máy là 231,54ha. Các loại hình sản xuất chủ yếu: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, than (sàng tuyển) 300,000/năm; Bốc hàng hoá 1,1 tr tấn/năm; Đóng, sửa chữa tàu thuyền.
  • Khu công nghiệp Phúc Sơn nằm ở phía nam thành phố. Tổng diện tích 145 ha, là khu công nghiệp sạch với sản phẩm may mặc, lắp ráp điện tử, dụng cụ đo lường và sản xuất phần mềm.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có cụm công nghiệp Ninh Phong và cụm công nghiệp Cầu Yên với tổng diện tích 62,30 ha với tổng số vốn đăng ký đầu tư 880 tỷ đồng có tỷ lệ lấp đầy 100%:

  • Cụm công nghiệp và làng nghề Ninh Phong được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2008, đã thu hút 50 dự án đầu tư, tạo việc làm cho khoảng 615 lao động thường xuyên.
  • Cụm công nghiệp Cầu Yên hiện có 7 dự án đầu tư với tổng lao động 733 lao động.

Cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng với các ngành nghề thu hút như: Các dự án sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử; các dự án thủ công mỹ nghệ, thêu ren, may mặc.

Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ngày càng đa dạng, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.[14]

Một số doanh nghiệp và nhà máy công nghiệp đem lại nguồn thu lớn là Tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Ninh Bình, Doanh nghiệp tư nhân Nam Phương, Công ty TNHH Hoàng Hà, Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bìnhnhà máy đạm Ninh Bình.

Dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, đúng định hướng đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 77,8% so với năm 2015. Dịch vụ vận tải, dịch vụ thương mại, du lịch phát triển nhanh, thành phố hiện có 18 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách, 08 công ty du lịch lữ hành, 191 khách sạn, nhà nghỉ, gần 1.900 nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống, tổng số cơ sở lưu trú, ăn uống tăng 35% so với năm 2015; có 16 chợ, trong đó 15 chợ hạng 3 và 01 chợ hạng 2. Hình thành tuyến phố thương mại như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Vân Giang.... Số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng nhanh. Đến nay đã có 1.110 doanh nghiệp, tăng 64,2% so với năm 2015; tốc độ tăng doanh thu bình quân năm đạt 20,8%.[14]

Ninh Bình cũng là đô thị giàu tiềm năng du lịch văn hoá, giải trí, ẩm thực, hội nghị và thể thao,... Nhà thi đấu thể thao tỉnh và sân vận động Ninh Bình thường diễn ra những sự kiện của tỉnh và khu vực. Thành phố Ninh Bình được Chính phủ chọn là nơi đặt trụ sở của Cục Hải quan Hà Nam Ninh, là cơ quan quản lý nhà nước liên vùng, có địa bàn kiểm soát trên phạm vi 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Một cơ quan liên vùng khác đóng trên địa bàn thành phố là Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình thuộc Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu trên địa bàn Ninh Bình và các tỉnh khu vực Hà Nam Ninh.

Nông nghiệp

Trong giai đoạn vừa qua, thành phố đã triển khai 7 mô hình trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ cao bước đầu đem lại hiệu quả nhất định. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nông nghiệp đã có bƣớc phát triển mạnh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Đất nông nghiệp Ninh Bình chủ yếu phục vụ cho quá trình đô thị hoá thành phố. Ngoài ra, các vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá được quy hoạch như vùng rau sạch Ninh Sơn, làng hoa Ninh Phúc. Thành phố cũng phát triển mạnh nghề thủ công truyền thống ở các xã ven đô như: nghề mộc Phúc Lộc, thêu ren Văn Lâm, trồng cây cảnh và đá mỹ nghệ Ninh Vân,...

Văn hóa

Công trình kiến trúc

Đảo núi Kỳ Lân trên sông Tràng An
Một công trình kiến trúc ở TP. Ninh Bình
Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở Hoa Lư
Một góc Sân vận động Ninh Bình ở Hoa Lư

Du lịch

Thành phố Hoa Lư là một trong 10 trung tâm du lịch quốc gia, là một cực tăng trưởng của tam giác du lịch Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh.

Di tích, danh thắng

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động
Quảng trường cổng vào Tràng An
Cổng Đông dẫn vào cố đô Hoa Lư

Thành phố Hoa Lư có nhiều danh thắng và di tích nổi tiếng, đặc biệt Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2014. Hoa Lư có 3 di tích quốc gia đặc biệt là: Tràng An - Tam Cốc – Bích Động, Quần thể di tích Cố đô Hoa Lưnúi Non Nước.

Làng nghề

  • Làng nghề đá Ninh Vân được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ninh Vân có 3 làng nghề là Xuân Vũ, Dưỡng Thượng và Dưỡng Hạ được công nhận là làng nghề chế tác đá mỹ nghệ truyền thống.
  • Làng nghề theo Văn Lâm có tuổi đời trên 700 năm, từ thời nhà Trần, do quốc mẫu Trần Thị Dung đã cho các cung nữ truyền dạy cho người dân làng Văn Lâm nghề thêu ren cung đình.
  • Làng hoa Ninh Phúc nằm ở phía nam thành phố, là nơi cung cấp các loài hoa tươi cho thị trường khu vực Nam Bắc Bộ. Những loài hoa áp đảo về số lượng ở Ninh Phúc là các giống hoa ly, cúc, dơn, hồng. Nhiều loài hoa khác cũng có mặt ở làng hoa Ninh Phúc như: huệ, violet, lan, tulip, đồng tiền, cẩm tú,...
  • Làng nghề trồng rau sạch Ninh Sơn với mô hình trồng rau an toàn từ diện tích 21 ha được nhân rộng ra toàn vùng đất màu. Ngoài các loại rau chủ yếu như rau muống, xà lách, cải thảo, cà tím rau thơm, một số loại rau củ cho hiệu quả kinh tế cao như su hào, tỏi... cũng được đưa vào trồng. Các hộ gia đình còn trồng hoa, cây cảnh, trồng đào, quất phục vụ thị trường.
  • Làng mộc Phúc Lộc nằm ở phía đông nam thành phố Ninh Bình. Làng có 5 xóm: Xóm Trại, Xóm Ngoài, Xóm Giữa, xóm Trong và xóm Mơ. Làng nghề mộc Phúc Lộc hiện có tới 400 người làm nghề sản xuất đồ mộc và khoảng 200 người lao động phụ. Sản phẩm làng nghề Phúc Lộc đa dạng các loại đồ gỗ cao cấp, cầu kỳ, sang trọng như: tủ chè, sập gụ, sập lim, tạc tượng, chạm trổ hoa văn các loại…

Ẩm thực

Khu du lịch Tràng An

Thành phố Hoa Lư là nơi hội tụ, phát triển mạnh các đặc sản Ninh Bình, tiêu biểu là loại hình ẩm thực phố đi bộ, phố đêm với các đặc sản đặc trưng như cơm cháy Ninh Bình, các đặc sản từ thịt Dê núi Ninh Bình, Cá tràu tiến vua, Cá rô Tổng Trường, rượu Kim Sơn, dứa Đồng Giao, bún mọc, miến lươn, gỏi nhệch,...

4 câu thơ khi nhắc tới du lịch Ninh Bình:

Rượu ngon cơm cháy thịt dê
Ninh Bình chào đón khách về tham quan
Đẹp thay non nước Tràng An
Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương

Kết nối du lịch

Ngoài vị trí hội tụ giao thông và giàu tài nguyên du lịch, thành phố Hoa Lư còn có lợi thế nằm ở vị trí gần các khu, tuyến, cụm điểm du lịch khác như:

Giao thông

Đường Lương Văn Thăng ở TP. Ninh Bình là đoạn trùng của quốc lộ 10 và quốc lộ 38B

Nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam miền Bắc, thành phố Ninh Bình đồng thời là một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống đường thủy, đường bộ và đường sắt phát triển:

Giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Ninh Bình là đầu mối của các tuyến đường cao tốc Việt Nam:

  • Đường cao tốc Cao Bồ – Mai SơnĐường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45;
  • Dự án đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng
  • Quốc lộ 1 đi qua thành phố Ninh Bình chạy xuyên suốt từ Bắc xuống Nam, đảm nhận vai trò chính về giao thông. Chiều dài đoạn tuyến qua thành phố Ninh Bình có 9,4 km, chiều rộng nền đường từ 15 - 30 m, rộng mặt đường từ 12 - 15 m, mặt đường đã trải nhựa chất lượng tốt.
  • Quốc lộ 10 đi qua thành phố Ninh Bình (nối từ tỉnh Nam Định đi huyện Kim Sơn) với chiều dài tuyến 5,55km, chiều rộng nền đường từ 9 - 12 m, rộng mặt đường từ 7 - 9 m, mặt đường được trải nhựa chất lượng tốt.
  • Quốc lộ 38B (đường Lương Văn Thăng đoạn từ ngã tư giao với đường Đinh Tiên Hoàng đến ngã tư giao với đường Trần Hưng Đạo).
  • Đường tỉnh ĐT.478B từ giao QL.1 tại ngã tư Ba Vuông vào Tam Cốc - Bích Động qua địa bàn phường Ninh Phong dài 0,5km, rộng 40 m, mặt đường trải nhựa chất lượng tốt.
  • Tuyến giao thông nội thị: Trong những năm qua Thành phố đang hoàn thiện dần hệ thống giao thông nội thị. Hiện đường chính đô thị có tổng chiều dài khoảng 120 km; đường khu vực đô thị có tổng chiều dài 70 km có chất lượng tốt.

Ngoài ra, có các tuyến đường nối Quốc lộ 1 với cảng Ninh Phúc, đường Quốc lộ 1 tránh thành phố Ninh Bình.[16]

Thành phố còn là điểm tụ của 3 Quốc lộ sau:

Có 2 tuyến Quốc lộ nữa trên địa bàn thành phố là đường nối cảng Ninh Phúc (đường Trần Nhân Tông) và đường Quốc lộ 1 mới (đường Nguyễn Minh Không). Ga Ninh Bình và bến xe khách Ninh Bình đều nằm ở phường Thanh Bình thuộc trung tâm thành phố.

Giao thông đường thủy

Thành phố có cảng Ninh Phúc hiện là cảng sông có quy mô lớn ở miền Bắc đồng thời là một trong những cảng nội địa lớn nhất Việt Nam. Cảng đảm bảo nhận tàu cỡ 3000 DWT cập bến, công suất đạt 2,5 triệu tấn/năm. Cảng nằm dọc bờ hữu sông Đáy thuộc các xã Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình) và Khánh Phú, Khánh Hòa (Yên Khánh, Ninh Bình). Cảng Ninh Phúc nằm ở bờ trái sông Đáy, đảm bảo công tác vận tải đường thủy các tuyến giao thông đường thủy Cửa Đáy - Ninh Bình, Ninh Bình - Hà Nội, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Bình - Thanh Hóa.

Gần Cảng Ninh Phúc là cảng Ninh Bình có công suất đạt 1,6 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu biển trên 3.000 DWT và 1.000 DWT ra vào thuận lợi. 2 cảng sông này đều nằm trong danh sách cảng sông được ưu tiên đầu tư xây dựng.

Đường phố

Hầm vượt quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế

Đường giao thông đô thị ở thành phố Hoa Lư được đặt tên gọi là đường hoặc phố. Những tuyến giao thông nhỏ, ngắn của thành phố được gọi là phố, ví dụ như phố Vạn Thắng, phố Bắc Thành, phố 7, phố Ngọc Xuân, phố Chiến Thắng, phố ẩm thực, phố Phong Sơn, phố Bạch Đằng… Phần lớn tên đường được đặt theo tên danh nhân, một số đường đặt tên địa danh văn hóa như: Vân Giang, Tràng An, Nam Thành, Phúc Thành, Tây Thành, Xuân Thành, Kênh Đô Thiên; một số đường đặt tên sự kiện như đường 30 tháng 6, Đông Phương Hồng, Chiến Thắng, Thành Công.

Các đường phố lớn của thành phố là đại lộ Đinh Tiên Hoàng, đường 30/6, Lê Đại Hành, Tràng An, Nguyễn Minh Không, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Công Trứ. Trục đường đại lộ Đinh Tiên Hoàng và đường Vạn Hạnh được quy hoạch là trục cảnh quan chính của thành phố.

Đường Đinh Tiên Hoàng đi qua trục trung tâm thành phố, một phần phía nam của nó cùng với các đường Lương Văn Thăng, Lê Đại Hành và đường Nguyễn Công Trứ thực chất là Quốc lộ 10 hướng về vùng đất mở Kim Sơn; Đường Lương Văn Thăng còn là quốc lộ 38B đoạn qua trung tâm thành phố.

Đường Tràng An dẫn vào cố đô Hoa Lư; đường Trần Hưng Đạo, đường 30 tháng 6 và đường Nguyễn Huệ là đoạn Quốc lộ 1; có hai đường vành đai của thành phố là Nguyễn Minh Không và Trần Nhân Tông đều được nâng cấp thành Quốc lộ.

Với vị trí nằm gần các tuyến điểm du lịch, giao thông tương đối thuận tiện đồng thời việc hình thành nhiều công trình du lịch và khu dịch vụ mới, thành phố Ninh Bình mang đặc trưng của một thành phố du lịch.

Phố cổ Hoa Lư và phố đi bộ đã tạo nên không gian du lịch như khu vui chơi, khu ẩm thực, khu nhạc nước, tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật như: ca nhạc đường phố, lễ hội âm nhạc, chèo, xẩm.[17]

Kết nghĩa

Hình ảnh

Đường vào Tràng An
Khách sạn Non Nước
Đường bắc hồ Kỳ Lân
Cầu Ninh Bình trên sông Đáy
Sân vận động Ninh Bình
Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình

Chú thích

  1. ^ a b “Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 10 tháng 12 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2024.
  2. ^ a b “Quyết định số 1516/QĐ-TTg về việc công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư, trực thuộc tỉnh Ninh Bình đạt tiêu chí đô thị loại I” (PDF). Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 5 tháng 12 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2024.
  3. ^ a b c d “Đề án phân loại đô thị thành phố Hoa Lư trực thuộc tỉnh Ninh Bình đạt tiêu chí đô thị loại I” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
  4. ^ "Diện mạo" thành phố Hoa Lư mới
  5. ^ “BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH”. Cổng thông tin điện tử thành phố Ninh Bình. 17 tháng 1 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ “BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH”. Cổng thông tin điện tử thành phố Ninh Bình. 17 tháng 1 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ “BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH”. Cổng thông tin điện tử thành phố Ninh Bình. 17 tháng 1 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2010.
  10. ^ “Dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án: "Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc" (PDF). 11 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ Việt sử thông giám cương mục tập 11, trang 47.
  12. ^ Ninh Bình - dấu ấn một vùng văn hóa
  13. ^ “Ninh Bình - một miền văn hóa dân gian”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2011.
  14. ^ a b c “BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH”. Cổng thông tin điện tử thành phố Ninh Bình. 17 tháng 1 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  15. ^ “Khu công nghiệp Khánh Phú”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Bản gốc lưu trữ 27 tháng 12 năm 2013.
  16. ^ “BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH”. Cổng thông tin điện tử thành phố Ninh Bình. 17 tháng 1 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
  17. ^ Phố đi bộ: Điểm nhấn của không gian đô thị Ninh Bình

Tham khảo

Read other articles:

2004 studio album by ZaoThe Funeral of GodStudio album by ZaoReleasedJuly 13, 2004RecordedTrax East, New JerseyGenreMetalcoreLength47:18LabelFerret, RoadrunnerProducerEric Rachel and ZaoZao chronology All Else Failed(2003) The Funeral of God(2004) The Fear Is What Keeps Us Here(2006) Zao studio album chronology Parade of Chaos(2002) The Funeral of God(2004) The Fear Is What Keeps Us Here(2006) Professional ratingsReview scoresSourceRatingAbsolutePunk82%[1]AllMusic(not rated)&#...

 

Lihat entri 𒀭# di kamus bebas Wiktionary. Dingir (biasanya dialihaksarakan diĝir, dilafalkan /diŋir/) adalah suatu karakter aksara paku, yang umumnya digunakan untuk menandakan dewa meskipun ada makna-makna terkait lainnya. Sebagai suatu determinativus, tampaknya tidak dibaca keras, dan secara konvensional dialihaksarakan sebagai superskrip D misalnya pada DInanna. Secara generik, dingir dapat diterjemahkan dewa atau dewi.[1] Karakter aksara paku (DIĜIR, 𒀭)[2] sendir...

 

Bud Fisher , nama panggilan Harry Conway Fisher , (lahir 3 April 1884/85, Chicago , Illinois , AS—meninggal 7 September 1954, New York , New York), kartunis Amerika dan pencipta komik strip Mutt and Jeff [1]. Bud FisherFisher in 1915LahirHarry Conway Fisher(1885-04-03)3 April 1885Chicago, IllinoisMeninggal7 September 1954(1954-09-07) (umur 69)New York CityNegaraAmericanKarya terkenalMutt and JeffPasanganPauline Margaret Welch ​ ​(m. 1912; c....

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Stand Up Comedy Indonesia musim 10 – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Stand Up Comedy IndonesiaMusim X (10)Penayangan5 Agustus 2022 (2022-08-05) – 18 November 2022 (2022...

 

Рыболовный ярус в собранном виде Я́русный лов — метод промышленного рыболовства, при котором для лова рыбы используются крючки с наживкой, прикреплённые к крючковому орудию лова — пелагическому или донному ярусу. Таким способом чаще всего ловят меч-рыбу, тунца, па...

 

Type of French pancake PachadeTypePancakePlace of originFranceRegion or stateAuvergneMain ingredientsEgg, wheat flour, fruits A pachade, also known as a farinette, is a thick and crispy pancake which is traditionally eaten in the French region of Auvergne.[1] Recipe Pachade is prepared like a pancake. The recipe includes eggs, several tablespoons of wheat flour, salt and milk, mixed into a paste thicker than a typical pancake batter.[2] Pachade may be sweet or savoury.[3&#...

Dewan Perwakilan Rakyat Daerah Kabupaten KarangasemDewan Perwakilan RakyatKabupaten Karangasem2019-2024JenisJenisUnikameral Jangka waktu5 tahunSejarahSesi baru dimulai15 Agustus 2019PimpinanKetuaI Wayan Suastika (PDI-P) sejak 11 Februari 2021 Wakil Ketua II Nengah Sumardi (Golkar) sejak 11 September 2019 Wakil Ketua III Made Agus Kertiana (NasDem) sejak 11 September 2019 Wakil Ketua IIII Wayan Parka (Gerindra) sejak 11 September 2019 KomposisiAnggota45Partai & kursi &...

 

Mésanguevillecomune Mésangueville – Veduta LocalizzazioneStato Francia Regione Normandia Dipartimento Senna Marittima ArrondissementDieppe CantoneGournay-en-Bray TerritorioCoordinate49°33′N 1°34′E / 49.55°N 1.566667°E49.55; 1.566667 (Mésangueville)Coordinate: 49°33′N 1°34′E / 49.55°N 1.566667°E49.55; 1.566667 (Mésangueville) Superficie10,54 km² Abitanti169[1] (2009) Densità16,03 ab./km² Altre informazioniC...

 

Державний комітет телебачення і радіомовлення України (Держкомтелерадіо) Приміщення комітетуЗагальна інформаціяКраїна  УкраїнаДата створення 2003Керівне відомство Кабінет Міністрів УкраїниРічний бюджет 1 964 898 500 ₴[1]Голова Олег НаливайкоПідвідомчі ор...

American military drama television series For other uses, see Last Resort (disambiguation) § Television. Last ResortGenre Drama Military Action Adventure Created by Shawn Ryan Karl Gajdusek Starring Andre Braugher Scott Speedman Daisy Betts Camille De Pazzis Dichen Lachman Daniel Lissing Sahr Ngaujah Autumn Reeser Jessy Schram Robert Patrick ComposerRobert DuncanCountry of originUnited StatesOriginal languageEnglishNo. of seasons1No. of episodes13ProductionExecutive producers Karl Gajdu...

 

Major League Baseball season American Association (19th century)|American Association team season 1885 St. Louis BrownsAmerican Association ChampionsLeagueAmerican AssociationBallparkSportsman's ParkCitySt. Louis, MissouriRecord79–33 (.705)League place1stOwnerChris von der AheManagerCharlie ComiskeyStatsESPN.comBB-reference ← 1884 Seasons 1886 → The 1885 St. Louis Browns season was the team's fourth season in St. Louis, Missouri, and the fourth season in the Ameri...

 

Legal traditions of Western culture For the law school at the University of Western Ontario, see University of Western Ontario Faculty of Law. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Western law – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (June 2012) (Learn how and when to remove this message) Part...

Este artículo o sección necesita referencias que aparezcan en una publicación acreditada. Busca fuentes: «Puerto» – noticias · libros · académico · imágenesEste aviso fue puesto el 7 de marzo de 2015. Para otros usos de este término, véase Puerto (desambiguación). Puerto de Durban ubicado en Durban, Sudáfrica. Un puerto es un lugar en la costa que, por sus características naturales o artificiales,[1]​ resulta resguardada de gran oleaje,[2]​ y d...

 

Educational testing and assessment organization Educational Testing ServiceETS logo used since 2024Company type501(c)(3)Founded1947Headquarters660 Rosedale Road, Princeton, New Jersey, U.S.Key peopleRobert S. Murley (Chairman)[1]Amit Sevak (president and CEO)[2]ProductsTOEFL and TOEIC tests, GRE General and Subject Tests, CET1 Exam by Certtia tests and Praxis Series assessmentsServicesTesting, assessments and research for educational useSubsidiariesEdusoft Ltd.ETS CanadaETS Gl...

 

Basketball leagueNational Basketball LeagueOrganising bodyFUBAFounded1995First season1995CountryUgandaConfederationFIBA AfricaNumber of teams12Level on pyramid1Relegation toDivision 1International cup(s)Africa Champions CupCurrent championsCity Oilers (9th title) (2023)Most championshipsCity Oilers (9 titles)WebsiteOfficial website 2024 NBL Uganda season The National Basketball League is a semi-professional basketball league in Uganda that is the highest division of men's basketball in the c...

OrnithologieExamen des caractéristiques d'une Huppe fasciée (Upupa epops) baguée au Portugal.Partie de Zoologie des vertébrés (en)Pratiqué par OrnithologueObjet Oiseaumodifier - modifier le code - modifier Wikidata Étude de tête d'oiseau (1867) - les premiers pas vers l'ornithologie... (peinture de William Bouguereau - XIXe siècle) L'ornithologie (du grec ancien ὄρνις, ὄρνιθος / órnis, órnithos, « oiseau » et λόγος / lógos, « ...

 

الأنظمة المعقدة المواضيع تولدتولد التنظيم الذاتيالضمير الجمعي السلوك الجماعيSocial dynamics ذكاء جماعي عمل جماعي Self-organized criticality عقلية القطيع تحول طوري Agent-based modelling Synchronization خوارزمية قرية النمل استمثال عناصر السرب سلوك السرب NetworksScale-free networks تحليل الشبكات الاجتماعية شبكات العالم...

 

Opération Saturne Avancée soviétique durant les opérations Uranus, Mars et Saturne. Informations générales Date du 16 décembre 1942 à février 1943 Lieu Front de l'Est (URSS) Issue Victoire soviétique Belligérants Union soviétique  Reich allemand Italie Royaume de Hongrie Royaume de Roumanie Seconde Guerre mondialeBatailles Front de l’Est Prémices : Campagne de Pologne Guerre d’Hiver Guerre germano-soviétique : 1941 : L'invasion de l'URSS Opération Barba...

1972 live album by The Miracles1957-1972Live album by The MiraclesReleasedDecember 8, 1972Recorded1972GenreSoulLength57:32LabelTamlaTS-320ProducerSmokey RobinsonThe Miracles chronology Flying High Together(1972) 1957-1972(1972) Renaissance(1973) Professional ratingsReview scoresSourceRatingAllmusic linkChristgau's Record GuideB+[1] 1957–1972 is a 1972 double album by The Miracles on Motown Records' Tamla label. This two-record set is noted as the group's final series of live...

 

Catholic monastic order This article is about monastic order of the Catholic Church. For similar monastic orders of the Eastern Orthodox Church, see Order of Saint Benedict (Orthodox). For similar monastic orders of the Anglican Communion, see Order of St. Benedict (Anglican). For other uses, see Benedictine (disambiguation). O.S.B. redirects here. For other uses, see OSB. Black Monks redirects here. For the Black Friars, see Dominican Order. Not to be confused with OSBM, the Order of St Basi...