Thành phố Đông Triều nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 60 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 100 km, có vị trí địa lý:
Thành phố Đông Triều có một nền khí hậu đa dạng, pha trộn giữa khí hậu miền núi và khí hậu duyên hải. Đông Triều có nhiệt độ trung bình 22,2 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.856mm, độ ẩm trung bình 81%. Nhìn chung, khí hậu của thành phố Đông Triều thuận lợi cho phát triển kinh tế, bao gồm phát triển nông nghiệp, thuận lợi cho hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện sống của con người. Các khu vực tiểu khí hậu tạo bởi địa hình phức tạp của địa phương phù hợp để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và du lịch.
Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8°C, dao động từ 16,6°C đến 29,4°C. Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 16°C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-5°C. Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 đạt trên 29°C, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 40°C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1.444,0 mm (Quảng Hà 2.625 mm). Phân bố lượng mưa năm theo mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 – 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
Số giờ nắng trung bình 1.500 – 1.600 giờ. Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất trên 219 giờ (tháng 7). Số giờ nắng trung bình thấp nhất: 6 giờ (tháng 3).
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%. Độ ẩm không khí tương đối trung bình ở Đông Triều có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%.
Hướng gió: Hướng thịnh hành là: Bắc - Đông Bắc vào mùa đông và hướng Nam - Đông Nam vào mùa hạ. Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm: 3 m/s, tốc độ gió lớn nhất: 45 m/s.
Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 5 – 6 cơn bão, bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 – 40 m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100 – 200 mm, có nơi lên tới 500 mm.
Sương muối: Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung ở các vùng đồi núi An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, khi đó nhiệt độ có nơi xuống tới 3 °C.
Nhìn chung các yếu tố khí hậu tương đối thích hợp cho phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đa dạng chất lượng cao.
Tài nguyên thiên nhiên
Đông Triều, vùng đất có tài nguyên khoáng sản phong phú chủ yếu là than đá, đất sét, cát giúp tạo đà cho phát triển công nghiệp xi măng, gốm sứ, vật liệu xây dựng và sản xuất điện,... Địa hình bao gồm núi, đồi và đồng bằng với nhiều loại đất màu mỡ tạo không gian phát triển đa dạng các loại hình sản xuất: lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, lúa, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung.
Tài nguyên than: Khai thác than là ngành công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố Đông Triều với khoảng 3.606 nghìn tấn than được khai thác trong năm 2015, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trữ lượng than phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã, phường Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Hoàng Quế, Yên Thọ, Tràng Lương, Bình Khê, Mạo Khê; Vùng Đông Triều là một khu vực có trữ lượng than lớn (khoảng >600 triệu tấn) và cùng là một trong những trung tâm khai thác lớn của tỉnh Quảng Ninh. Các nguồn tài nguyên và khoáng sản khác Đông Triều có một nguồn lớn vật liệu xây dựng, như đất sét làm gạch, cát, đá xây dựng. Ngoài ra đất sét được sử dụng để sản xuất gốm, sành sứ và làm gạch phân bổ tập trung chủ yếu ở các xã, phường Bình Dương, Việt Dân, Tràng An, Yên Thọ, Bình Khê, Yên Đức, Kim Sơn, Hoàng Quế. Trữ lượng đá vôi được phân bố chủ yếu ở xã Hồng Thái Tây, phường Yên Đức và chủ yếu sử dụng để sản xuất xi măng. Mỏ đá vôi Tân Yên có trữ lượng lên đến 350 triệu m³.
Tài nguyên đất: Đông Triều có cảnh quan đẹp với toàn khu vực là địa hình đồi núi. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Đông Triều là 39.658 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 69,6% (27.653 ha), diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 23,2% (9.199 ha) và diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 7,2% (2.806 ha). Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 67,2%. Tiếp đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 34%. Diện tích đất chưa sử dụng hiện còn 2.806 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi núi không có rừng che phủ. Đông Triều có kế hoạch tăng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó sẽ sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, khoáng sản và du lịch. Để hỗ trợ sự gia tăng này, diện tích đất đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp sẽ giảm, đặc biệt đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản cũng như đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, Thành phố sẽ nỗ lực thực hiện tái trồng rừng nhằm tăng khoảng 2.000 ha diện tích đất lâm nghiệp, thúc đẩy sản xuất rừng và tăng độ che phủ rừng. Tính gộp hai xu hướng này, diện tích đất nông nghiệp sẽ tăng nhẹ, dự kiến tăng thêm 21,08 ha lên 27.674,08 ha vào năm 2020.
Tài nguyên nước: Thành phố Đông Triều có hệ thống tài nguyên nước mặt bao gồm hệ thống sông Cầm đổ vào sông Đá Bạc và 44 hồ chứa lớn nhỏ trong đó có 3 hồ lớn nhất gồm: hồ Khe Chè, hồ Bến Châu, và hồ Trại Lốc I. Ngoài ra, thành phố còn có các sông chảy qua: sông Đạm dài 5 km, sông Đá Vách dài 15 km, sông Vàng dài 3 km và sông Kinh Thầy ngăn cách Đông Triều và Kinh Môn (Hải Dương). Các sông trên địa bàn Thành phô không lớn song cũng góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố có trữ lượng lớn nước ngầm ở các phường Bình Khê, Tràng An, Đức Chính và xã Việt Dân có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân thành phố Đông Triều. Hiện nay, toàn Thị xã có 7 nguồn nước ngầm được sử dụng để cấp nước sinh hoạt cho khu vực Đông Triều, Mạo Khê và các xã, phường lân cận Đức Chính, Hưng Đạo, Xuân Sơn, Hồng Phong, Yên Thọ và Kim Sơn với tổng công suất 9.188 m³/ngày đêm. Thành phố Đông Triều có 44 hồ đập lớn nhỏ với tổng trữ lượng khoảng 500 triệu m³, trong đó khoảng 24 hồ được sử dụng để cung cấp nước cho sản xuất và đời sống dân sinh. Nước được cấp cho Mạo Khê và Yên Thọ cùng với cụm công nghiệp Kim Sơn. Có 2 công trình nhà máy cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, tập trung tại các phường Đức Chính, Mạo Khê. Tại khu vực Đông Triều: nguồn nước được khai thác từ 5 giếng khoan với tổng công suất là 4.288 m³/ngày đêm. Nước từ các giếng được cung cấp cho khu vực trung tâm các phường Đức Chính, Hồng Phong, Hưng Đạo, Xuân Sơn. Tại khu vực Mạo Khê: nguồn nước được khai thác từ 1 giếng khoan (giếng 12) và nguồn nước mặt sông Trung Lương xử lý qua nhà máy nước Miếu Hương.
Tài nguyên rừng: Từ năm 2013 đến năm 2015 diện tích và độ che phủ rừng của thành phố tăng từ 17.415,56 ha lên 19.892,5 ha.[6]
Tên cổ của vùng đất này là An Sinh, đời vua Trần Dụ Tông mới đổi thành Đông Triều. Xưa thành phố Đông Triều rất rộng, bao gồm cả một phần Kinh Môn và tổng Bí Giàng, năm 1896 tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng. Do vậy, trong sử sách vùng danh sơn Yên Tử thuộc Đông Triều.
Đây còn là vùng đất ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hoá. Là vùng đất cổ, thời Bắc thuộc thuộc châu Giao, thời NgôĐinh - Tiền Lê thuộc lộ Nam Sách Giang, thời Trần thuộc phủ Tân Hưng, thời Hậu Lê thuộc phủ Kinh Môn trấn Hải Dương. Do ở cửa ngõ ra Đông Bắc nên thời Trần thị xã Đông Triều là trung tâm của châu Đông Triều. Thời Pháp thống trị, toàn quyền Pháp đã cho lập Đạo Đông Triều (ngày 10 tháng 11 năm 1890) sau đó lại đưa Đông Triều vào khu quân sự Phả Lại (ngày 24 tháng 8 năm 1891) rồi lại đưa về tỉnh Hải Dương (ngày 10 tháng 10 năm 1895).
Tương truyền Lê Chân quê ở An Biên nay thuộc phường Thủy An. Năm 39, đang căm ghét bọn quan quân đô hộ nhà Hán, được tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, Lê Chân đã chiêu tập nam nữ thanh niên Đông Triều rồi cả vùng Kinh Môn, Thủy Nguyên ngày nay đứng lên đánh đuổi quân giặc và lập căn cứ bên sông Cửa Cấm. Lê Chân đã lập nhiều chiến công và trở thành nữ tướng tâm phúc của Hai Bà Trưng. Cùng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống giặc Đông Hán. Đông Triều còn có những tấm gương phụ nữ lẫm liệt khác như Thánh Thiên, Vĩnh Huy, chị em Nguyệt Thai - Nguyệt Độ. Đông Triều cũng góp nhiều chiến công ở thời Trần. Trong trận Bạch Đằng năm 1288 hai vua Trần đã phục binh ở vùng Yên Đức rồi khoá đuôi đánh dồn đoàn binh thuyền Nguyên Mông xuống trận địa cọc, dân Đông Triều đã phá các cầu chặn đứt đường hộ tống trên bộ của giặc. Nhờ địa thế hiểm yếu, Đông Triều là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân: Ngô Bệ (1344-1345), Trần Cao (1516-1527), Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ (1743). Đầu thế kỷ XIX, Đông Triều là nơi nóng bỏng phong trào Cần Vương chống Pháp. Các cuộc khởi nghĩa nối tiếp của Đốc Tít (1884-1889), Lưu Kỳ (1890-1892), Lãnh Pha (1892-1895), Đốc Thu (1893-1895) v.v. Tiếp đến là phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Mạo Khê. Năm 1926 đồng chí Hoàng Quốc Việt đã tổ chức trong công nhân tổ chức đoàn kết, tương trợ lẫn nhau đặt tên là Long Sương Đoàn. Tháng 3-1929, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập. Ngày ngày 23 tháng 2 năm 1930 chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê ra đời trước sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Xứ uỷ và Thành uỷ Hải Phòng công nhận. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh. Đông Triều là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (sau được gọi là Chiến khu thứ tư hoặc Chiến khu Trần Hưng Đạo).
Trong cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa, sau ba tháng xây dựng lực lượng, ngày ngày 8 tháng 6 năm 1945 Du kích quân Đông Triều từ căn cứ Hổ Lao, Bắc Mã đã tiến quân hạ đồn và chiếm huyện lỵ Đông Triều, hạ đồn Chí Linh, đồn Tràng Bạch, buộc đồn binh Nhật ở Mạo Khê đầu hàng và chính thức thành lập uỷ ban quân sự cách mạng của Chiến khu. Tướng Nguyễn Bình là người trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Đông Triều và nhận được sự ủng hộ, tiếp sức từ cụ Tổng Chiến, tức cụ Bùi Tố Chiến, ở làng Hà Lôi (cụ là chánh tổng của tổng Mễ Sơn, là một trong "tứ tổng" và là tổng lớn nhất của Đông Triều khi đó) và hoạt động nuôi quân của nhân dân làng Hổ Lao, trong đó có gia đình 5 anh em cụ Mạc Văn Nít (cụ Bá Nít) là gia đình khá giả ở địa phương cung cấp lương thảo để nuôi hơn 500 quân trong thời gian chờ ngày khởi nghĩa.
Ngày 8/6/1945 đánh dấu thắng lợi của khởi nghĩa Đông Triều với việc tướng Bình và nghĩa quân Đông Triều chiếm được đồn Đông Triều. Sau đó, Chiến khu Đông Triều đã nhanh chóng phát triển lực lượng, đầu tháng 7 giải phóng Uông Bí, cuối tháng 7 giải phóng tỉnh lỵ Quảng Yên rồi thừa thắng tiến quân giải phóng Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An, Hòn Gai, Cẩm Phả. Riêng ở Đông Triều, ngay cuối tháng 6, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời đã được thành lập.
Trong kháng chiến chống Pháp, Đông Triều là vùng chiến tranh du kích nổi tiếng, điển hình là chiến công và gương hy sinh của du kích Yên Đức. Sau trận chiến đấu quyết liệt 5 ngày 5 đêm làm địch thiệt hại nặng, du kích cố thủ ở hang núi Canh đã bị chúng hun lửa khói vào hang, 73 du kích hy sinh. Đông Triều nằm trong khu tập kết 100 ngày, ngày ngày 31 tháng 10 năm 1954 những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Đông Triều, Mạo Khê. Riêng 4 xã phía đông nằm trong khu tập kết 300 ngày nên ngày 14 tháng 4 năm 1955 mới được giải phóng.
Sau Cách mạng, đến 9 tháng 7 năm 1947, Đông Triều mới nhập về tỉnh Quảng Hồng. Ngày 28 tháng 1 năm 1959, Đông Triều sáp nhập trở lại tỉnh Hải Dương.[7] Từ ngày 27 tháng 10 năm 1961, Đông Triều lại nhập vào khu Hồng Quảng [8] (từ 30 tháng 10 năm 1963, Hồng Quảng hợp nhất với Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh[9]). Huyện Đông Triều khi đó bao gồm 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo Khê và 18 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hưng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Phạm Hồng Thái, Tân Việt, Thủy An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ.
Ngày 18 tháng 5 năm 2011, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 479/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Mạo Khê là đô thị loại IV.[11]
Ngày 7 tháng 7 năm 2014, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 775/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Đông Triều mở rộng là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.[12]
Cuối năm 2014, huyện Đông Triều bao gồm 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo Khê và 19 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Hưng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Tân Việt, Thủy An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ.
Thành lập thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Triều.
Chuyển 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo Khê và 4 xã: Đức Chính, Hưng Đạo, Kim Sơn, Xuân Sơn thành 6 phường có tên tương ứng.
Sau khi thành lập, thị xã Đông Triều có 39.721,55 ha diện tích tự nhiên và 173.141 người với 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường và 15 xã.
Ngày 1 tháng 11 năm 2019, chuyển 4 xã: Hoàng Quế, Hồng Phong, Tràng An, Yên Thọ thành 4 phường có tên tương ứng.[14] Thị xã Đông Triều có 10 phường và 11 xã.
Ngày 20 tháng 10 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1359/QĐ-BXD[2] về việc công nhận thị xã Đông Triều là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 29 tháng 12 năm 2023, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1462/QĐ-BXD[15] về việc công nhận khu vực dự kiến thành lập các phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị loại III.
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[1] Theo đó:
Sáp nhập xã Tân Việt vào xã Việt Dân.
Sáp nhập phường Đông Triều vào phường Đức Chính.
Thành lập 4 phường: Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức thuộc thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 xã có tên tương ứng.
Thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Đông Triều.
Sau khi thành lập, thành phố Đông Triều có diện tích 395,950 km², quy mô dân số là 248.896 người, có 13 phường và 6 xã.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông Triều đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, giúp thành phố trở thành một trong những địa phương phát triển nhanh nhất ở Quảng Ninh. Giai đoạn 2016 – 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,6%/năm, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng, theo hướng tăng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm dần sản xuất nông nghiệp.
Năm 2019, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 62,93%, dịch vụ 30,03% và nông lâm nghiệp chiếm 7,03%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 2.220 USD tăng 12,3% so với năm 2014. Mức tăng trưởng này được thúc đẩy bởi cả hai lĩnh vực đang được mở rộng nhanh chóng là công nghiệp và xây dựng (bao gồm khai thác mỏ) cũng như lĩnh vực dịch vụ đang được đẩy mạnh.
Công nghiệp
Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 63,5% giá trị sản xuất của thành phố Đông Triều và góp phần rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế gần đây của thành phố với giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (theo giá cố định năm 1994) đạt 2.912 tỷ đồng, bằng 101,4% mục tiêu Nghị quyết của HĐND thành phố, tăng 17,7% cùng kỳ. Động lực của tốc độ tăng trưởng này chính là sự phát triển của các tiểu ngành khai thác than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Ngành dịch vụ Ngành dịch vụ chiếm 27,3% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16%. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chủ yếu có được từ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và vật liệu khai thác mỏ. Ngành du lịch cũng đang được tích cực đầu tư nhằm tăng chất lượng dịch vụ, loại hình du lịch, lượng khách cả trong và ngoài nước đến với Đông Triều.
Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp mặc dù chỉ đóng góp 9,2% vào tổng giá trị sản xuất, một con số khá thấp so với các ngành khác, ngành nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thành phố Đông Triều trên khía cạnh tạo công ăn việc làm và giữ tỷ lệ lao động có việc làm ở mức ổn định.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh Quảng Ninh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thành phố, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung đã được triển khai, đã mang lại những hiệu quả rõ rệt về kinh tế - xã hội.
Làng nghề
Đông Triều là một thành phố vùng bán sơn địa. Nằm xa các trung tâm dân cư đông đúc (cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km) nên ít có thế mạnh phát triển về làng nghề, ngành nghề hay địa phương có nghề tập trung. Tuy nhiên ở đây có nghề làm gốm ở hai thị trấn cũ với khá nhiều hộ kinh doanh, sản xuất. Khu vực An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương nhiều hộ phát triển ngành trồng trọt, trồng cây ăn quả như vải, nhãn, mít, bưởi,... tạo việc làm thu nhập cho người dân.
Giáo dục
Thành phố Đông Triều có 86 cơ sở giáo dục ở tất cả các cấp học, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và trung học cơ sở mức độ 3 với mỗi xã có tối thiểu một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở hoặc một trường kết hợp. 80/86 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 93% số trường, đạt chuẩn quốc gia. 100% số trường học có kết nối Internet.
Các trường Đại học và phổ thông trên địa bàn thành phố:
Các trường Trung học cơ sở và tiểu học trên địa bàn thành phố:
Trường Trung học cơ sở Yên Thọ
Trường Trung học cơ sở Yên Đức
Trường Trung học cơ sở Xuân Sơn
Trường Trung học cơ sở Việt Dân
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du
Trường Trung học cơ sở Tràng Lương
Trường Trung học cơ sở Tràng An
Trường Trung học cơ sở Thủy An
Trường Trung học cơ sở Tân Việt
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đức Cảnh
Trường Trung học cơ sở Mạo Khê II
Trường Trung học cơ sở Mạo Khê I
Trường Trung học cơ sở Lê Hồng Phong
Trường Trung học cơ sở Kim Sơn
Trường Trung học cơ sở Hưng Đạo
Trường Trung học cơ sở Hồng Thái Tây
Trường Trung học cơ sở Hồng Thái Đông
Trường Trung học cơ sở Hoàng Quế
Trường Trung học cơ sở Đức Chính
Trường Trung học cơ sở Bình Khê
Trường Trung học cơ sở Bình Dương
Trường Trung học cơ sở An Sinh
Trường Tiểu học Yên Thọ
Trường Tiểu học Yên Đức
Trường Tiểu học Xuân Sơn
Trường Tiểu học Vĩnh Khê
Trường Tiểu học Việt Dân
Trường Tiểu học Kim Đồng
Trường Tiểu học Tràng Lương
Trường Tiểu học Tràng An
Trường Tiểu học Thủy An
Trường Tiểu học Tân Việt
Trường Tiểu học Quyết Thắng
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ
Trường Tiểu học Nguyễn Huệ
Trường Tiểu học Mạo Khê B
Trường Tiểu học Mạo Khê A
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Trường Tiểu học Kim Sơn
Trường Tiểu học Hưng Đạo
Trường Tiểu học Hông Thái Tây
Trường Tiểu học Hông Thái Đông
Trường Tiểu học Hoàng Quế
Trường Tiểu học Đức Chính
Trường Tiểu học Bình Khê II
Trường Tiểu học Bình Khê I
Trường Tiểu học Bình Dương
Trường Tiểu học An Sinh B
Trường Tiểu học An Sinh A.
Dân số
Thành phố Đông Triều có diện tích 396,58 km², dân số năm 2019 là 171.673 người.
Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm của thành phố Đông Triều là 1%, trong đó 50,2% là nam và 49,8% là nữ. Thành phố Đông Triều có cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động khá cao, đây là nguồn cung cấp một lực lượng lao động dồi dào cho các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, thành phố Đông Triều có tổng diện tích tự nhiên là 395,95 km² và dân số là 246.290 người, trong đó: dân số thường trú 186.112 người và dân số tạm trú đã quy đổi 60.178 người.[3] Mật độ dân số đạt 622 người/km².
Văn hóa
Hơn sáu mươi năm trước, với thế đất hiểm yếu, Đông Triều được chọn làm căn cứ địa của Đệ tứ Chiến khu. Và từ đây, những chiến công lừng lẫy của quân và dân ta đã được ghi dấu tại mảnh đất này. Với những làng nghề truyền thống từ cha ông để lại, Đông triều có rất nhiều làng nghề được phục vụ nhân dân và thị trường như: Làng nghề Gốm Sứ Đông triều, như xay xát gạo, mộc gia dụng, thợ nề, sản xuất vật liệu xây dựng, nấm ăn và nguyên liệu, dệt thổ cẩm, đan lát mây tre làm thúng, mủng, rèn, cơ khí nhỏ, sửa chữa, dệt may, thêu ren, điêu khắc than đá,...
Du lịch
Đông Triều hiện có 4 tuyến, 14 điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó nhiều tuyến, điểm đã và đang được khai thác khá hiệu quả với 4 tuyến du lịch là:
Tuyến du lịch tâm linh di tích nhà Trần.
Tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh thái.
Tuyến du lịch khám phá miền quê Đông Triều.
Tuyến du lịch Đệ tứ Chiến khu Đông Triều.
Các điểm du lịch gồm:
Điểm du lịch đền An Sinh.
Điểm du lịch đền Thái (xã An Sinh).
Điểm du lịch chùa Quỳnh Lâm (phường Tràng An).
Điểm du lịch chùa, am Ngọa Vân.
Điểm du lịch chùa Hồ Thiên (phường Bình Khê).
Điểm du lịch địa điểm lịch sử Trung tâm chiến khu Đông Triều (chùa Bắc Mã), (phường Bình Dương).
Điểm du lịch Cụm di tích lịch sử cách mạng khu mỏ Mạo Khê (phường Mạo Khê).
Điểm du lịch Làng quê Yên Đức (phường Yên Đức).
Điểm du lịch hồ Khe Chè (xã An Sinh).
Điểm du lịch Công viên Hà Lan (phường Mạo Khê).
Điểm du lịch Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh (phường Mạo Khê).
Điểm du lịch Công ty Cổ phần Thành Đồng (phường Bình Dương).
Điểm du lịch Công ty Cổ phần Thái Sơn 88 (phường Yên Thọ).
Điểm du lịch Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh (phường Mạo Khê).
Các khu vui chơi giải trí
Công viên nước – Thể thao – Văn hóa Hà Lan.
Khu du lịch Quảng Ninh Gate.
Điểm dừng chân du lịch Quảng Ninh Gate.
Trung tâm TDTT Thành phố Đông Triều.
Du lịch làng quê Yên Đức.
Trung tâm VHTT phường Xuân Sơn.
Cung thiếu nhi thành phố Đông Triều.
Trung tâm thể thao và vui chơi giải trí Tân Việt Bắc.
Di tích lịch sử
Ngày 11 tháng 12 năm 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 4) đối với 14 di tích, trong đó có Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là Khu di tích Nhà Trần tại thành phố Đông Triều.
Chùa Hà Giang (Hà Nguyên Tự): Khu Hà Lôi, phường Tràng An.
Giao thông
Hạ tầng: Thành phố Đông Triều nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có điều kiện thuận lợi trong việc chào đón các nhà đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh. Thời gian vừa qua, được sự quan tâm của Trung ương, UBND tỉnh Quảng Ninh, thành phố Đông Triều đã được quan tâm đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, như: Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 18, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ (tỉnh lộ 345: đang được đầu tư; tỉnh lộ 332, 333 đang được nghiên cứu đầu tư); nghiên cứu đầu tư xây dựng một số tuyến đường mới phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội (tuyến đường trung tâm thành phố, tuyến đường nối từ Quốc lộ 18 qua xã Thủy An, Nguyễn Huệ nối sang tỉnh Hải Dương bằng cầu Đông Mai bắc qua sông Vàng), tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tuyến đường liên xã, phường của thành phố (tuyến Tràng An - Bình Khê, tuyến Xuân Sơn - Bình Khê vào nhà máy nhiệt điện). Ngoài hệ thống đường giao thông, thành phố Đông Triều còn được quan tâm đầu tư hệ thống lưới điện trung hạ thế (như dự án chống quá tải, dự án nâng cấp đường dây trung thế 22kV) đảm bảo cấp điện liên tục cho phát triển kinh tế xã hội; mở rộng mạng lưới cấp nước sạch, đầu tư mới các trạm xử lý nước trên địa bàn (trạm xử lý nước Khe Chè, các trạm xử lý nước tại phường Thủy An và các xã: Nguyễn Huệ, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây).
Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy gồm có:
Từ đường Nguyễn Bình đến khu La Dương, phường Hưng Đạo
2.450
3,5
Tên của làng và chùa Mỹ Cụ, có nghĩa là "Cỗ ngon dâng vua"
Ngô Gia Tự
Từ đường Nguyễn Văn Đài đến Ngã 3 Suối Cạn
1.900
8
Nguyễn Bình
Từ Ngã 3 tượng đài đến Cầu Cầm
3.650
12
Trung tướng, tư lệnh Chiến khu Đông Triều
Nguyễn Đức Cảnh
Từ đường Hoàng Hoa Thám đến Cầu Đá Vách
1.230
12
Nguyễn Hải Thanh
Từ Ngã 3 tượng đài đến đường Nguyễn Bình
3.650
12
Bí thư đầu tiên của Đệ tứ chiến khu Đông Triều
Nguyễn Văn Cừ
Từ Cầu Hoàng Thạch đến Ngã 3 Chùa Non Đông
3.700
7-12
Bí thư đặc khu Hồng Gai – Uông Bí, tham gia Vô sản hóa ở mỏ Vàng Danh
Nguyễn Văn Đài
Từ Nhà sáng 56 mỏ than Mạo Khê đến Cảng Bến Cân
2.990
8
Bí thư đầu tiên của huyện bộ Việt Minh Đông Triều
Nguyễn Văn Phùng
Từ đường Trần Hưng Đạo đến Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê
4.285
4
Quê ở khu Xuân Viên, phường Xuân Sơn; ông tham gia cách mạng tại huyện bộ Việt Minh Đông Triều
Trần Hưng Đạo
Từ Cầu Cầm đến Cầu Chạ
4.660
12
Vị tướng tài năng triều Trần, được thờ ở đến An Sinh, Đông Triều
Trần Nhân Tông
Từ đường Nguyễn Bình đến Ngã 4 đền An Sinh
4.554
8
Vị vua thứ 3 nhà Trần, năm 1308 ông về Ngọa Vân, Đông Triều và viên tịch tại đây
Trần Quang Triều
Từ Ngã 6 Đức Chính đến Ga Đông Triều
1.900
8
Vị quan triều Trần, sau ông về ở ẩn tại am Bích Động, gần chùa Quỳnh Lâm, phường Tràng An
Lê Chân
(Các phường Hồng Phong, Thủy An, Bình Dương và xã Việt Dân). Điểm đầu: Giáp cầu Vàng Chua, tại km 46+300, Quốc lộ 18; điểm cuối: Giáp ngã 3 khu vực Tượng đài văn hóa Đông Triều.
5.500
15
Trần Quốc Nghiễn
Điểm đầu: Giáp Huyện lộ 186 tại Km 1+780, đường Trần Quang Triều; điểm cuối: Giáp Huyện lộ 186 tại km 6+280.
4.500
8
Hoàng Văn Thụ
(Các hường Yên Thọ, Hoàng Quế). Điểm đầu: Giáp đường Hoàng Hoa Thám; điểm cuối: Giáp Km 68+000, Quốc lộ 18 (đoạn ngã 4 cổng chợ Lầm).
4.300
15
Trần Quang Khải
(Các phường Yên Thọ, Mạo Khê, Kim Sơn). Điểm đầu: Giáp đường Trần Hưng Đạo; điểm cuối: Giáp đường Trần Khắc Chung.
6.200
11
Trần Khắc Chung
(Các hường Yên Thọ, Hoàng Quế, Yên Đức). Điểm đầu: Giáp đường Hoàng Văn Thụ; điểm cuối: Giáp Bến Đụn, xã Yên Đức.
3.700
11
Bùi Tố Quyên
(Phường Tràng An). Điểm đầu: Giáp đường Trần Quốc Nghiễn; điểm cuối: Giáp Kho KV4 - Cục Quân khí.