Chương Mỹ là một huyện ngoại thành thuộc thành phốHà Nội, Việt Nam. Huyện cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây Nam.
Hiện nay, huyện là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố tập trung nhiều làng nghề truyền thống văn hóa, nhiều danh lam thắng cách nổi tiếng cùng với mật độ đô thị hóa cao. Ngoài ra, huyện còn nổi tiếng với trận Tốt Động - Chúc Động do Lê Lợi chỉ huy đánh tan quân xâm lược nhà Minh.
Địa lý
Huyện Chương Mỹ nằm giữa rìa phía tây nam thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:
Huyện nằm ở hướng Tây Nam thủ đô Hà Nội. Huyện lỵ của huyện là thị trấn Chúc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 15 km. Huyện có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn). Địa hình chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Trên địa bàn có 02 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 6A với chiều dài 18 km, quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh với dài 16,5 km. Tổng diện tích của toàn huyện là 23.240,92 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp là 14.032,65 ha; nhóm đất phi nông nghiệp là 8.081,23 ha; nhóm đất chưa sử dụng là 8.081,23 ha.
Khu Bắc Sơn, Khu Bình Sơn, Khu Hòa Sơn, Khu Yên Sơn, Khu Ninh Kiều, Khu Tiên Sơn, Khu Xá Núi (xóm Xá hay khu Đình Xá), Khu Tràng An, Khu Giáp Ngọ (thôn Giáp Ngọ), Khu Ninh Sơn, Khu An Phú (thôn An Phú), Khu Xóm Chùa (xóm Chùa), Khu xóm Nội (xóm Nội)
Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng.
Năm 1880, vua Tự Đức cho thành lập đạo Mỹ Đức, địa bàn gồm huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây và hai huyện Chương Đức, Hoài An thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), đạo Mỹ Đức giải thể và đổi thành phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Nội. Đồng thời, 4 tổng: Tuy Lai, Quảng Xá, Bột Xuyên, Vân Nội thuộc huyện Chương Đức và 4 tổng: Thái Bình, Phù Lưu Thượng, Phù Lưu Tế, Trinh Tiết thuộc huyện Hoài An hợp thành huyện Yên Đức, còn 3 tổng: Bài Trượng, Văn La, Quảng Bị thuộc huyện Chương Đức và 6 tổng: Lương Xá, Chúc Sơn, Cao Bộ, Dã Cát, Phương Hạnh và Yên Kiện thuộc huyện Mỹ Lương hợp thành huyện Chương Mỹ.[1]
Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương lại tách hai huyện Chương Mỹ và Yên Đức của tỉnh Hà Nội, phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Chợ Bờ (Hòa Bình) để tái lập đạo Mỹ Đức. Tuy nhiên, một năm sau, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định giải thể đạo Mỹ Đức, địa bàn nhập vào hai tỉnh Hà Nội và Hòa Bình như cũ.
Từ năm 1904, huyện Chương Mỹ và phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây[3] và ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[4], gồm 31 xã: Đại Yên, Đồng Lạc, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Ngọc Sơn, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Thanh Bình, Thượng Vực, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Tiên Phương, Tốt Động, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên và Văn Võ.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, sáp nhập 2 xã: Tiên Phương và Phụng Châu vào thành phố Hà Nội[5], đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 được đặt trực thuộc huyện Hoài Đức.[6]
Ngày 27 tháng 3 năm 1984, thành lập thị trấn Xuân Mai trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Thủy Xuân Tiên.[1]
Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Chúc Sơn (thị trấn huyện lỵ của huyện Chương Mỹ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 2 xã: Ngọc Sơn và Ngọc Hòa.[7]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây vừa tái lập.[8]
Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển 2 xã: Tiên Phương và Phụng Châu thuộc huyện Hoài Đức trở lại huyện Chương Mỹ quản lý.[9]
Huyện Chương Mỹ có 32 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn, Xuân Mai và 30 xã: Đông Phương Yên, Đông Sơn, Phú Nghĩa, Thuỷ Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Trung Hoà, Ngọc Hoà, Ngọc Sơn, Thuỵ Hương, Đại Yên, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Quảng Bị, Mỹ Lương, Hữu Văn, Trần Phú, Hồng Phong, Đồng Lạc, Thượng Vực, Đồng Phú, Văn Võ, Hoà Chính, Phú Nam An, Phụng Châu, Tiên Phương với 22.682 hécta diện tích tự nhiên và 242.574 nhân khẩu.
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2005/NĐ-CP[10]. Theo đó:
Sáp nhập toàn bộ 339,09 ha diện tích tự nhiên và 5.036 nhân khẩu của xã Ngọc Sơn vào thị trấn Chúc Sơn.
Điều chỉnh 131 ha diện tích tự nhiên và 1.517 nhân khẩu của xã Phụng Châu, 2,97 ha diện tích tự nhiên và 140 nhân khẩu của xã Tiên Phương về thị trấn Chúc Sơn quản lý.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây bị giải thể theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29 tháng 5 năm 2008. Theo đó, huyện Chương Mỹ thuộc Hà Nội.[11]
Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập hai xã Hòa Chính và Phú Nam An thành xã Hòa Phú; sáp nhập hai xã Đồng Phú và Hồng Phong thành xã Hồng Phú.[12]
Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn và 28 xã như hiện nay.
Tôn giáo trên địa bàn huyện đa dạng nhưng chủ yếu tập trung là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Thống kê năm 1999, có đến 8% dân số theo Thiên Chúa giáo.
Các chùa lớn:
Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu... phong cảnh tuyệt đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Yên Khê, chùa Nghiêm Kính Tự, chùa Trấn Bắc Phương (thuộc thôn Yên Khê, xã Đại Yên), đình Yên Duyệt, đình Tốt Động, đình Nội, đình Xá, đình Ninh Sơn, đình Ba (thôn Lễ Khê), chùa Khâu Lăng (xã Hồng Phú), chùa Thiên Sơn Tự (thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình). Đình Trung Tiến, đình Nghè, đình Thướp, đình Hồng Thái, đình Kỳ Viên, chùa Trung Tiến (thuộc xã Trần Phú)... hầu hết đều tập trung quanh thị trấn Chúc Sơn.
Các đình, chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân (tháng 1, tháng 2 âm lịch).
Kinh tế
Nền kinh tế của Chương Mỹ đang từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như: KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân, Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen... thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, cũng như một số khu đô thị sinh thái đang được đầu tư xây dựng như Lộc Ninh Singashine (Chúc Sơn), khu đô thị Làng Thời Đại (Xuân Mai)... Bên cạnh đó các khu nghỉ dưỡng, sân Goft,... cũng mọc lên từ đó thu hút một lượng lớn các khách du lịch từ khắp các tỉnh thành trên cả nước về đây hứa hẹn một tiềm năng phát triển ngành du lịch lớn cho huyện nói riêng và Hà Nội nói chung.
Đình Phương Bản ở Phụng Châu, Chương Mỹ Hà Nội Thờ 2 vị tướng nhà Đinh là Uy Sơn đại vương và Ngọ Tân đại vương. Hai ông là người làng Phương Bản từng chiêu mộ binh sĩ theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.
Chùa Trăm Gian (Hà Nội): là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tôngnhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối.
Đình Tiến Ân ở Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ[13]Hà Nội.Đình Tiến Ân thờ Đặng Đống Thính và em trai Đặng Chiêu Pháp có công đánh dẹp 12 sứ quân, đặc biệt là trận đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở đồn Bảo Đà.
Đình Yên Nhân ở Hòa Phú, Chương Mỹ Hà Nội Thờ Hồ Thông là người văn võ toàn tài, thông minh, trí tuệ được phong làm chỉ huy phó sứ thời vua Đinh Tiên Hoàng.
Chùa Vô Vi ở Phụng Châu, Chương Mỹ: Vào thế kỷ thứ X, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích tại núi Trầm rồi dựng lên ngôi chùa Vô Vi. Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi có tên gọi là Phúc Trù tự. Thời Trần chùa được xây dựng ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự.
Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thay đổi diện mạo của Chương Mỹ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làng nghề tại huyện Chương Mỹ chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất thành phố Hà Nội. Huyện có 27 làng nghề làm mây tre đan và mây tre giang đan xuất khẩu, trong tổng số 36 làng nghề đã được công nhận làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng chậm lũ và 97 làng có nghề, làng nghề mới. Trong số đó có rất nhiều làng nghề, làng có nghề nhóm mây tre giang đan đã bị mai một hoàn toàn và dần mai một. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nghề nón lá có 5 làng có nghề tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh trong đó có 1 làng được công nhận làng nghề; nghề mộc, điêu khắc có 4 làng; nghề thêu 1 làng; chế biến nông sản 1 làng, điêu khắc đá 1 làng.
Mây tre đan
Làng nghề mây tre đan điển hình nhất trong số nhiều làng nghề mây tre đan của huyện là thôn Phú Nghĩa và các khu vực lân cận nghề mây tre đan rất phát triển. Hàng tháng, lượng xuất khẩu các sản phẩm từ mây tre đan xuất khẩu đi nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc đã đóng góp con số lớn cho ngành thủ công nghiệp của huyện. Hiện nay huyện có 27 làng nghề mây tre giang đan truyền thống đã được thành phố công nhận phân bố tại 12 xã là Phú Nghĩa, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hồng Phú, Tiên Phương, Trường Yên, Hòa Phú, Hoàng Diệu, Nam Phương Tiến, Lam Điền, Hợp Đồng và Trung Hòa. Ngoài ra, còn có nhiều làng có nghề mây tre giang đan khác.
Hiện nay, Chương Mỹ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn, trong đó đã có nhiều dự án lớn xuất hiện, các khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm mua sắm, khu nghỉ dưỡng, sân Golf, các trường Đại học...
Khu đô thị
Khu đô thị The Spring Town Xuân Mai, Xuân Mai
Khu đô thị thông minh Xuân Mai (Xuan Mai Smart City)
Khu đô thị Lộc Ninh Singashine, Chúc Sơn
Khu đô thị Dreamhouse Phụng Châu 8
Khu đô thị Dreamhouse Phụng Châu 12
Khu đô thị sinh thái Chúc Sơn (Chuc Son Eco Town)
Khu đô thị khu đô thị Làng Thời Đại, Xuân Mai
Đường bộ
Chương Mỹ có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21A, quốc lộ 6 với 8 làn đường riêng biệt, mỗi làn rộng 4m, nhiều đường đô thị trong toàn thể hệ thống đô thị. Bên cạnh đó, các dự án đường bộ kết nối Chương Mỹ với các vùng trung tâm Hà Nội đang được triển khai như đường Tố Hữu kéo dài, đường Tôn Thất Tùng kéo dài [14].
Hiện nay, huyện Chương Mỹ đang được triển khai xây dựng các tuyến đường như Hà Đông - Xuân Mai (đoạn ngoài đường Vành đai 4), khu đô thị sinh thái Chúc Sơn (Chuc Son Eco Town), khu đô thị nhân tạo Xuân Mai.
Trong tương lai, về định hướng phát triển vận tải đường sắt, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch kéo dài tuyến đường sắt đô thị 2A Hà Nội (tuyến Cát Linh - Hà Đông) đến Xuân Mai với chiều dài khoảng 20 km.
Hệ thống xe buýt
Các tuyến xe buýt đi qua và đi từ địa bàn huyện Chương Mỹ: 37 (Bến xe Giáp Bát - Chương Mỹ), 57 (Nam Thăng Long - Phú Nghĩa), 72 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai), 87 (Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai), 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai), 102 (Bến xe Yên Nghĩa - Vân Đình), 114 (Bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn), 115 (Vân Đình - Xuân Mai), 116 (Yên Trung (Thạch Thất) - Phú Nghĩa), 124 (Bến xe Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Kim Bài), 163 (Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức).
Chương Mỹ cách BX Yên Nghĩa 5 km về phía Tây.
Mật độ các xã được tiếp cận hệ thống xe buýt công cộng cao. Đến năm 2021 đã có hơn 13 tuyến xe buýt hoạt động đi ngang qua. Trên địa bàn có nhiều tuyến phương tiện trong đó có mạng lưới xe buýt dày đặc phục vụ di chuyển của người dân đến các khu di tích, danh lam thắng cảnh lớn.
Điểm đầu cuối và trung chuyển:
Chương Mỹ (37)
KCN Phú Nghĩa (57)
Xuân Mai (87, 88, 115)
Các tuyến xe buýt hoạt động:
Tuyến xe buýt
Ghi chú
Lộ trình
37(Bến xe Giáp Bát - Chương Mỹ)
Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - quay đầu tại phố Kim Đồng - Giải Phóng - đường Hoàng Liệt - KĐT Linh Đàm - Nguyễn Duy Trinh - Nguyễn Hữu Thọ - Cầu Dậu - Kim Giang - Đường Cầu Bươu - Viện 103 - Phùng Hưng (Hà Đông) - Cầu Đen - Tô Hiệu - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc Lộ 6 - Yên Nghĩa - Đồng Mai - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang - Chương Mỹ Chiều về: Chương Mỹ - Biên Giang - Cầu Mai Lĩnh - Đồng Mai - Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Tô Hiệu - Cầu Đen - Phùng Hưng (Hà Đông) - Viện 103 - Đường Cầu Bươu - Kim Giang - Cầu Dậu - Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Duy Trinh - Khu đô thị Linh Đàm - đường Hoàng Liệt - Ngọc Hồi - Quay đầu tại cty ABB - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát
57(Nam Thăng Long - KCN Phú Nghĩa)
Chiều đi: Khu đô thị Mỹ Đình II - Nguyễn Cơ Thạch - Hồ Tùng Mậu - Quốc lộ 32 - Ngã tư Xuân Phương - Cầu vượt TL 70 - Tây Mỗ - Ngọc Trục(Đường 70) -Vạn Phúc - Chu Văn An (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc Lộ 6 - Yên Nghĩa - Đồng Mai - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang - Chúc Sơn - Khu công nghiệp Phú Nghĩa Chiều về: Khu công nghiệp Phú Nghĩa (đường nội bộ KCN Phú Nghĩa) - Chúc Sơn - Biên Giang - Cầu Mai Lĩnh - Đồng Mai - Quốc Lộ 6 -Yên Nghĩa - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Vạn Phúc - Đại Mỗ - Tây Mỗ -Xuân Phương - Ngã tư Xuân Phương - Quốc lộ 32 - Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Cơ Thạch - Khu đô thị Mỹ Đình II
72(Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai)
Chiều đi: Yên Nghĩa - Biên Giang - Quốc Lộ 6 Chiều về: Quốc Lộ 6 - Biên Giang - Yên Nghĩa
87(Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai)
Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Cầu vượt Hoàng Xá (thị trấn Quốc Oai) - Quốc Oai - Thạch Thán - Tỉnh lộ 421B - Quốc lộ 6 - Xuân Mai Chiều về: Xuân Mai - Quốc lộ 6 - Tỉnh lộ 421B - Thạch Thán - Quốc Oai - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Phạm Hùng - Quay đầu tại ngã 4 Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình
88(Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai)
Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Mễ Trì - Lê Quang Đạo - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Khu CNC Hòa Lạc - Khu GD&ĐT Hòa Lạc - Quốc lộ 21B - đường Hồ Chí Minh - Xuân Mai Chiều về: Xuân Mai - đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 21B - Khu GD&ĐT Hòa Lạc - Khu CNC Hòa Lac - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Lê Quang Đạo - Mễ Trì - Phạm Hùng - Quay đầu tại ngã 4 Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình
102(Bến xe Yên Nghĩa - Vân Đình)
Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung (Hà Đông) - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang (Hà Đông) - Quốc lộ 6 - Thị Trấn Chúc Sơn - Bắc Sơn - Hòa Sơn - Yên Sơn - Tỉnh lộ 419 - Cầu Hạ Dục - Đường Phúc Lâm, Hạ Dục - Tỉnh lộ 429 - Cầu Ba Thá - Tỉnh lộ 429B - Cầu Lão - Quốc lộ 21B - Lê Lợi (Vân Đình) - Vân Đình Chiều về: Vân Đình - Lê Lợi (Vân Đình) - Quốc lộ 21B - Cầu Lão - Tỉnh lộ 429B - Tỉnh lộ 429 - Cầu Ba Thá - Tỉnh lộ 429 - Đường Phúc Lâm, Hạ Dục - Cầu Hạ Dục - Tỉnh lộ 419 - Thị trấn Chúc Sơn - Yên Sơn - Hòa Sơn - Bắc Sơn - Quốc lộ 6 - Biên Giang (Hà Đông) - Cầu Mai Lĩnh - Quang Trung (Hà Đông) - Bến xe Yên Nghĩa
114(Bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn)
Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung (Hà Đông) - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang (Hà Đông) - Quốc lộ 6 - Thị Trấn Chúc Sơn - Bắc Sơn - Hòa Sơn - Yên Sơn - ... - Miếu Môn Chiều về: Miếu Môn - ... - Thị trấn Chúc Sơn - Yên Sơn - Hòa Sơn - Bắc Sơn - Quốc lộ 6 - Biên Giang (Hà Đông) - Cầu Mai Lĩnh - Quang Trung (Hà Đông) - Bến xe Yên Nghĩa
115(Thị trấn Vân Đình - Xuân Mai)
Chiều đi: Xuân Mai (Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây) - Đường Hồ Chí Minh - Miếu Môn - Tỉnh lộ 429 - Cầu Ba Thá - Tỉnh lộ 419 - Tỉnh lộ 429B - Ngã 4 phố Vác - Quốc lộ 21B - Lê Lợi (Vân Đình) - Vân Đình (Trung tâm Thương mại thị trấn Vân Đình)
Chiều về: Vân Đình (Trung tâm Thương mại thị trấn Vân Đình) - Lê Lợi (Vân Đình) - Quốc lộ 21B - Ngã 4 phố Vác - Tỉnh lộ 429B - Tỉnh lộ 419 - Cầu Ba Thá - Tỉnh lộ 429 - Miếu Môn - Đường Hồ Chí Minh - Xuân Mai (Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây)
116 Thị trấn Chúc Sơn - Yên Trung (Thạch Thất)
Chiều đi: Yên Trung (UBND xã Yên Trung - Thạch Thất) - Tỉnh lộ 446 - Ngã 4 Vai Réo - Vai Réo - Nông Lâm - Phú Cát - Tuyết Nghĩa - Trại Ro - Cấn Hữu - Ngã 4 Cấn Thượng (giao với Tỉnh lộ 421B) - Đông Sơn - Ngã 3 Yên Kiện - Quốc lộ 6 - KCN Phú Nghĩa (Ngã 4 đường Thanh Niên, Hạnh Phúc - KCN Phú Nghĩa)
Chiều về: KCN Phú Nghĩa (Ngã 4 đường Thanh Niên, Hạnh Phúc - KCN Phú Nghĩa) - Quốc lộ 6 - Ngã 3 Yên Kiện - Đông Sơn - Ngã 4 Cấn Thượng (giao với Tỉnh lộ 421B) - Cấn Hữu - Trại Ro - Tuyết Nghĩa - Phú Cát - Nông Lâm - Vai Réo - Ngã 4 Vai Réo - Tỉnh lộ 446 - Yên Trung (UBND xã Yên Trung - Thạch Thất)
124(BX Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Thị trấn Kim Bài)
Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Thị trân Chúc Sơn - đường đê (đi qua các xã Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn Võ, (Chương Mỹ); các xã Phương Trung, Kim Thư (Thanh Oai) - Kim Bài (phía trước Bách hóa tổng hợp thị trấn Kim Bài).
Chiều về: Thị trấn Kim Bài (phía trước Bách hóa tổng hợp thị trấn Kim Bài) - đường đê (đi qua các xã Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn Võ (Chương Mỹ); các xã Phương Trung, Kim Thư (Thanh Oai) - Thị trấn Chúc Sơn - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa
163(Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức)
Dịp hội chùa Trăm Gian sẽ đi đường tránh vòng qua Phượng Nghĩa
Chiều đi: Quốc lộ 6 - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang - Phượng Bãi - Chùa Trầm - Tỉnh lộ 419 - Chùa Trăm Gian - Tỉnh lộ 419 - Thị trấn Quốc Oai - Cầu vượt Hoàng Xá - Đường ven Khu Đô thị Sunny Garden - Đường nội bộ Khu Du lịch Tuần Châu Ecopark - Đường vành đai Khu Di tích chùa Thầy - Tỉnh lộ 421B - Đê Song Phương - Tỉnh lộ 422 - Ngã tư Sơn Đồng - Tỉnh lộ 422 - Quốc lộ 32 Chiều về: Hoài Đức (Bến xe Hoài Đức) - Quốc lộ 32 - Tỉnh lộ 422 - Ngã tư Sơn Đồng - Tỉnh lộ 422 - Đê Song Phương - Tỉnh lộ 421B - Đường vành đai KDT chùa Thầy - Đường nội bộ KDL Tuần Châu Ecopark - Đường ven KĐT Sunny Garden - Cầu vượt Hoàng Xá - Thị trấn Quốc Oai - Tỉnh lộ 419 - Chùa Trăm Gian - Tỉnh lộ 419 - Chùa Trầm - Phượng Bãi - Biên Giang - Cầu Mai Lĩnh - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa
213(TP. Hòa Bình - Bến xe Yên Nghĩa)
Đây là tuyến buýt không trợ giá
Bến xe khách Bình An (thành phố Hoà Bình) – Cầu Hòa Bình – Đường Cù Chính Lan – Đường An Dương Vương – Đường Trần Hưng Đạo – Bến xe khách Trung tâm Hòa Bình – Đường Trần Hưng Đạo – Quốc lộ 6 – Khu Công nghiệp Lương Sơn – Quốc lộ 6 – Xuân Mai – Chúc Sơn – Bến xe Yên Nghĩa