Ngữ hệ Hán-Tạng

Ngữ hệ Hán-Tạng
Ngữ hệ Liên Himalaya
Phân bố
địa lý
Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á, Bắc Á
Tiền ngôn ngữHán-Tạng nguyên thủy
Ngữ ngành con
ISO 639-2 / 5:sit
Linguasphere:79- (phylozone)
Glottolog:sino1245
{{{mapalt}}}
Các phân nhóm của ngữ hệ Hán-Tạng (bằng tiếng Anh)

Ngữ hệ Hán-Tạng, trong một số tư liệu còn gọi là ngữ hệ Liên Himalaya, là một ngữ hệ gồm trên 400 ngôn ngữ. Ngữ hệ này đứng thứ hai sau ngữ hệ Ấn-Âu về số lượng người bản ngữ,[1] trong đó đại đa số (1,3 tỷ) là người bản ngữ các dạng tiếng Trung Quốc. Những ngôn ngữ khác với số người nói đáng kể là tiếng Miến (33 triệu) và cụm Tạng (6 triệu). Các ngôn ngữ còn lại nằm ở vùng Himalaya, khối núi Đông Nam Á cùng rìa đông cao nguyên Thanh Tạng. Phần lớn số này là ngôn ngữ cộng đồng nhỏ ở vùng sâu vùng xa hẻo lánh, nên ít khi được nghiên cứu.

Nhiều phân nhóm cấp thấp đã được phục dựng chắc chắn, song việc phục dựng ngôn ngữ nguyên thủy cho toàn hệ vẫn đang ở những bước đầu, nên cấu trúc cấp cao của ngữ hệ Hán-Tạng vẫn chưa rõ ràng. Theo quan niệm truyền thống, ngữ hệ này chia hai ra làm nhánh Hán (các dạng tiếng Trung) và nhánh Tạng-Miến (phần còn lại), song, sự tồn tại của nhánh Tạng-Miến như một nhóm ngôn ngữ cố kết là điều chưa bao giờ được chứng minh. Tuy các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc thường hay gộp hai nhóm Kra-Dai (Tai-Kadai) và H'Mông-Miền (Miêu-Dao) vào ngữ hệ Hán-Tạng, đa phần học giả đã bỏ hai ngữ hệ này ra ngoài ngữ hệ Hán-Tạng kể từ thập niên 1940. Đã có nhiều đề xuất về mối quan hệ giữa ngữ hệ Hán-Tạng với các ngữ hệ khác, song không có đề xuất này được chấp nhận rộng rãi.

Lịch sử

Mối quan hệ căn nguyên giữa tiếng Trung, tiếng Miến, tiếng Tạng và một số ngôn ngữ khác được đề xuất lần đầu vào thế kỷ XIX, ngày nay được chấp nhận rộng rãi. Từ đề xuất ban đầu với các ngôn ngữ có nền văn học lớn này, ngữ hệ Hán-Tạng đã mở rộng ra để bao gồm nhiều ngôn ngữ ít người nói hơn, đa phần số đó gần đây mới trở thành (hoặc chưa bao giờ là) ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, việc phân loại ngôn ngữ học ngữ hệ Hán-Tạng lại ít tiến triển hơn so với ngữ hệ Ấn-Âu hay ngữ hệ Nam Á. Khó khăn mà khác học giả phải đối mặt gồm: số lượng ngôn ngữ lớn, sự thiếu vắng biến tố ở nhiều ngôn ngữ, sự tiếp xúc lẫn nhau giữa các ngôn ngữ. Hơn nữa, nhiều ngôn ngữ nhỏ chỉ hiện diện ở vùng núi hẻo lánh khó tiếp cận mà cũng thường là vùng biến giới nhạy cảm.[2]

Nghiên cứu thời đầu

Vào thế kỷ XVIII, nhiều học giả đã nhận ra nét tương đồng giữa tiếng Tạng và tiếng Miến, hai ngôn ngữ với nền văn học lớn và lâu đời. Đến đầu thế kỷ XIX, Brian Houghton Hodgson cùng vài người nữa chỉ ra rằng nhiều ngôn ngữ phi văn học trên các cao nguyên miền đông bắc Ấn Độ và Đông Nam Á cũng liên quan đến chúng. Cụm từ "Tibeto-Burman" (Tạng-Miến) được James Richardson Logan, người đã thêm nhóm Karen vào, đặt ra cho nhóm này vào năm 1856.[3][4] Cuốn ba của bộ Linguistic Survey of India, do Sten Konow biên tập, được dành riêng cho các ngôn ngữ Tạng-Miến của Ấn Độ thuộc Anh.[5]

Nghiên cứu về các ngôn ngữ "Indo-Chinese" ("Ấn-Trung" hay "Đông Dương") của Logan từ giữa thế kỷ XIX cho thấy rằng vùng này có bốn nhóm ngôn ngữ: Tạng-Miến, Thái, Môn–KhmerMã Lai-Đa Đảo. Julius Klaproth (1823) ghi nhận rằng tiếng Miến, tiếng Tạng và tiếng Trung có chung khối từ vựng cơ bản mà ở tiếng Thái, tiếng Môntiếng Việt thì khá khác biệt.[6][7] Còn dưới góc nhìn của Ernst Kuhn, nhóm ngôn ngữ này gồm hai nhánh: Hán-Xiêm và Tạng-Miến.[a] August Conrady gọi nhóm này là "Indo-Chinese" trong phân loại năm 1896, dù ông nghi ngờ việc xếp nhóm Karen vào đây. Các thuật ngữ của Conrady được tiếp nhận, dù đương thời từng có nghi ngờ về việc ông loại tiếng Việt ra. Franz Nikolaus Finck (1909) đặt Karen làm nhánh thứ ba trong nhóm Hán-Xiêm.[8][9]

Jean Przyluski là người đặt ra thuật ngữ tiếng Pháp sino-tibétain (Hán-Tạng) và lấy nó làm nhan đề cho một chương trong cuốn Les langues du monde (1924) do MeilletCohen biên tập.[10][11] Ông chia ngữ hệ ra làm ba nhánh: Tạng-Miến, Hán và Thái,[10] đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ về mối quan hệ với nhóm Karen và H'Mông-Miền.[12] Dịch ngữ tiếng Anh "Sino-Tibetan" xuất hiện lần đầu trong một ghi chú ngắn của Przyluski và Luce năm 1931.[13]

Shafer và Benedict

Năm 1935, nhà nhân loại học Alfred Kroeber khởi động Sino-Tibetan Philology Project, được Works Project Administration tài trợ với trụ sở nằm ở Đại học California, Berkeley. Dự án này nằm dưới sự giám sát của Robert Shafer cho đến năm 1938, rồi được giao cho Paul K. Benedict. Dưới sự chỉ đạo của họ, một ê-kíp gồm 30 nhà phi ngôn ngữ học ra sức so sánh tất cả tư liệu đương có về các ngôn ngữ Hán-Tạng. Kết cả của công trình trên là một bộ sách gồm 15 cuốn, nhan đề Sino-Tibetan Linguistics.[5][b] Tác phẩm này chưa bao giờ được xuất bản chính thức, song đã giúp cung cấp tư liệu cho một loạt bài viết và bộ sách Introduction to Sino-Tibetan gồm năm cuốn của Shafer, cũng như Sino-Tibetan, a Conspectus của Benedict.[15]

Benedict hoàn thành bản thảo năm 1941, song đến năm 1972 nó mới được xuất bản.[16] Thay vì dựng lên một cây phả hệ, ông quyết định phục dựng ngôn ngữ Tạng-Miến nguyên thủy bằng cách so sánh 5 ngôn ngữ lớn, thỉnh thoảng viện dẫn đến các ngôn ngữ khác.[17] Ông phục dựng sự phân biệt hữu thanh-vô thanh ở phụ âm đầu, với tính bật hơi phụ thuộc cấu trúc từ.[18] Kết quả, Benedict phục dựng các phụ âm đầu sau:[19]

TB Tạng Jingpho Miến Garo Mizo Karen S'gaw Hán thượng cổ[c]
*k k(h) k(h) ~ g k(h) k(h) ~ g k(h) k(h) *k(h)
*g g g ~ k(h) k g ~ k(h) k k(h) *gh
ŋ ŋ ŋ ŋ ŋ y
*t t(h) t(h) ~ d t(h) t(h) ~ d t(h) t(h) *t(h)
*d d d ~ t(h) t d ~ t(h) d d *dh
*n n n n n n n *n ~ *ń
*p p(h) p(h) ~ b p(h) p(h) ~ b p(h) p(h) *p(h)
*b b b ~ p(h) p b ~ p(h) b b *bh
*m m m m m m m *m
*ts ts(h) ts ~ dz ts(h) s ~ tś(h) s s(h) *ts(h)
*dz dz dz ~ ts ~ ś ts tś(h) f s(h) ?
*s s s s th th θ *s
*z z z ~ ś s s f θ ?
*r r r r r r γ *l
*l l l l l l l *l
*h h h h h *x
*w w w w w w *gjw
*y y y y tś ~ dź z y *dj ~ *zj

Dù phụ âm đầu trong từ cùng gốc thường có chung vị trícách thức phát âm, tính vô-hữu thanh và tính bật hơi lại thường khó đoán biết.[20] Sự thiếu quy tắc này hứng chịu chỉ trích từ Roy Andrew Miller,[21] dù người ủng hộ Benedict cho rằng điều này là do ảnh hưởng của phụ tố đã biến mất.[22] Vấn đề này đến nay vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn.[20] Điều này, cùng với khó khăn đương thời trong phục dựng đặc điểm hình thái học, cùng bằng chứng rằng một phần từ vựng trong các ngôn ngữ Tạng-Miến vay mượn từ tiếng Trung, làm Christopher Beckwith cho rằng tiếng Trung không có liên hệ phả hệ với các ngôn ngữ Hán-Tạng khác.[23][24]

Benedict phục dựng cho "ngôn ngữ Tạng-Miến nguyên thủy" của ông tiền tố gây khiến s-, tiền tố nội động từ hoá m-, bốn tiền tố r-, b-, g-, d- với chức năng không rõ, cũng như ba hậu tố -s, -t, -n.[25]

Nghiên cứu các ngôn ngữ văn học

Tiếng Hán viết trên thẻ tre.

Tiếng Hán thượng cổ là ngôn ngữ Hán-Tạng cổ nhất được ghi chép, với văn liệu có niên đại từ 1200 TCN và một khối văn học đồ sộ từ thiên niên kỷ 1 TCN, song chữ Hán không phải một bảng chữ cái (alphabet). Các học giả đã ra sức phục dựng âm vị học tiếng Hán thượng cổ bằng cách so sánh, đối chiếu thông tin của tiếng Hán trung cổ trong vận thư, cách gieo vần trong các bài thơ cổ cùng thông tin ngữ âm trong chữ Hán. Công trình phục dựng đầu tiên, Grammata Serica Recensa của Bernard Karlgren, được Benedict và Shafer tiếp nhận.[26]

Phục dựng của Karlgren có phần bất hợp lý, do nhiều âm trong đó có phân bố hết sức không đồng đều. Các học giả về sau cải thiện nó bằng cách lấy thông tin từ một số nguồn khác.[27] Một số đề xuất dựa trên từ đồng nguyên trong các ngôn ngữ Hán-Tạng khác, số khác chỉ dựa trên thông tin nội tại của tiếng Trung.[28] Ví dụ, các phục dựng tiếng Hán thượng cổ gần đây đều có hệ thống 6 nguyên âm (như được Nicholas Bodman gợi ý đầu tiên) thay vì 15 nguyên âm như của Karlgren.[29] Tương tự, *l của Karlgren ứng với *r trong cách nhìn ngày nay, với một phụ âm khác được xác định là *l, với bằng chứng củng cố từ cả từ đồng nguyên trong ngôn ngữ khác lẫn trong cách phiên âm danh từ riêng của trí thức người Hán.[30] Đa phần học giả ngày nay đồng thuận rằng tiếng Hán thượng cổ không có thanh điệu, thanh điệu trong tiếng Hán trung cổ bắt nguồn từ một số phụ âm cuối. Một phụ âm phát sinh thanh điệu, *-s, được cho là một hậu tố (chí ít trong một số trường hợp), với yếu tố đối ứng trong các ngôn ngữ khác.[31]

Văn bản tiếng Tạng cổ tìm thấy ở Turfan

Tiếng Tạng có một nền văn học đồ sộ kể từ khi vương quốc Thổ Phồn tiếp nhận chữ viết vào giữa thế kỷ VII. Những văn liệu cổ nhất của tiếng Miến (như bản khắc Myazedi thế kỷ XII) khá là ít ỏi, song nền văn học nở rộ sau đó. Cả hai có hệ chữ viết bắt nguồn từ chữ Brahmi của Ấn Độ cổ. Đa phần công trình so sánh đều sử dụng dạng viết của những ngôn ngữ này.[32]

Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu tiếng Tangut, ngôn ngữ của nhà nước Tây Hạ (1038–1227). Tiếng Tangut được viết bằng một hệ chữ ảnh hưởng từ chữ Hán, gây nên nhiều khó khăn trong nghiên cứu dù người ta đã tìm được nhiều từ điển đa ngữ.[33]

Cung Hoàng Thành đã so sánh tiếng Hán thượng cổ, tiếng Tạng, tiếng Miến và tiếng Tangut để xác định sự đối ứng âm vị giữa các ngôn ngữ này.[17][34] Ông thấy rằng nguyên âm /a/ trong tiếng Tạng và tiếng Miến ứng với hai nguyên âm tiếng Hán thượng cổ là *a và *ə.[35] Điều này được đem ra làm bằng chứng cho sự tồn tại của nhóm Tạng-Miến, song, Hill (2014) cho thấy rằng có sự đối ứng -ay: *-aj và -i: *-əj giữa tiếng Miến và tiếng Hán thượng cổ, và do vậy xác định rằng *ə > *a xảy ra độc lập ở tiếng Miến và tiếng Tạng (chứ không phải thừa hưởng chung từ một ngôn ngữ tiền thân).[36]

Nghiên cứu thực địa

Những mô tả về ngôn ngữ không có văn liệu mà Shafer và Benedict sử dụng thường là từ các nhà truyền giáo hay của nhà cầm quyền thực dân với trình độ ngôn ngữ học không đồng đều.[37][38] Hầu hết các ngôn ngữ Hán-Tạng thiểu số được nói ở vùng đồi núi hẻo lánh, trong đó có những vùng chính trị, quân sự nhạy cảm. Cho tới thập niên 1980, hai khu vực thường được nghiên cứu là Nepal và miền bắc Thái Lan.[39] Vào thập niên 1980-90, những công trình mới cho ngôn ngữ vùng Himalaya và Tây Nam Trung Quốc được xuất bản. Đáng chú ý là những nghiên cứu về nhóm ngôn ngữ Khương ở miền tây Tứ Xuyên và vùng lân cận.[40][41]

Phân loại

Phân loại:[42][43]

Số đếm

Số đếm trong một số ngôn ngữ Hán-Tạng
Số Hán thượng cổ[44] Tạng cổ[45] Miến cổ[45] Jingpho[46] Garo[46] Limbu[47] Kanaur[48]
"một" *ʔjit ac id
*tjek "đơn chiếc" gcig tac thik
"hai" *njijs gnyis nhac gin-i nɛtchi niš
"ba" *sum gsum sumḥ mə̀sūm git-tam sumsi sum
"bốn" *sjijs bzhi liy mə̀lī bri lisi pə:
"năm" *ŋaʔ lnga ṅāḥ mə̀ŋā boŋ-a nasi ṅa
"sáu" *C-rjuk drug khrok krúʔ dok tuksi țuk
"bảy" *tsʰjit khu-nac sə̀nìt sin-i nusi štiš
"tám" *pret brgyad rhac mə̀tshát cet yɛtchi rəy
"chín" *kjuʔ dgu kuiḥ cə̀khù sku sgui
"mười" *gjəp kip[49] gip
bcu chay shī ci-kuŋ səy

Ghi chú

  1. ^ Kuhn (1889), tr. 189: "wir das Tibetisch-Barmanische einerseits, das Chinesisch-Siamesische anderseits als deutlich geschiedene und doch wieder verwandte Gruppen einer einheitlichen Sprachfamilie anzuerkennen haben." (also quoted in van Driem (2001), tr. 264.)
  2. ^ 15 cuốn này là: 1. Introduction and bibliography, 2. Bhotish, 3. West Himalayish, 4. West Central Himalayish, 5. East Himalayish, 6. Digarish, 7. Nungish, 8. Dzorgaish, 9. Hruso, 10. Dhimalish, 11. Baric, 12. Burmish–Lolish, 13. Kachinish, 14. Kukish, 15. Mruish.[14]
  3. ^ Phục dựng của Karlgren, với 'h' là sự bật hơi và 'j' là 'i̯' để hỗ trợ so sánh.

Tham khảo

  1. ^ Handel (2008), tr. 422.
  2. ^ Handel (2008), tr. 422, 434–436.
  3. ^ Logan (1856), tr. 31.
  4. ^ Logan (1858).
  5. ^ a b Hale (1982), tr. 4.
  6. ^ van Driem (2001), tr. 334.
  7. ^ Klaproth (1823), tr. 346, 363–365.
  8. ^ van Driem (2001), tr. 344.
  9. ^ Finck (1909), tr. 57.
  10. ^ a b Przyluski (1924), tr. 361.
  11. ^ Sapir (1925), tr. 373.
  12. ^ Przyluski (1924), tr. 380.
  13. ^ Przyluski & Luce (1931).
  14. ^ Miller (1974), tr. 195.
  15. ^ Miller (1974), tr. 195–196.
  16. ^ Matisoff (1991), tr. 473.
  17. ^ a b Handel (2008), tr. 434.
  18. ^ Benedict (1972), tr. 20–21.
  19. ^ Benedict (1972), tr. 17–18, 133–139, 164–171.
  20. ^ a b Handel (2008), tr. 425–426.
  21. ^ Miller (1974), tr. 197.
  22. ^ Matisoff (2003), tr. 16.
  23. ^ Beckwith (1996).
  24. ^ Beckwith (2002b).
  25. ^ Benedict (1972), tr. 98–123.
  26. ^ Matisoff (1991), tr. 471–472.
  27. ^ Norman (1988), tr. 45.
  28. ^ Baxter (1992), tr. 25–26.
  29. ^ Bodman (1980), tr. 47.
  30. ^ Baxter (1992), tr. 197, 199–202.
  31. ^ Baxter (1992), tr. 315–317.
  32. ^ Beckwith (2002a), tr. xiii–xiv.
  33. ^ Thurgood (2003), tr. 17.
  34. ^ Gong (1980).
  35. ^ Handel (2008), tr. 431.
  36. ^ Hill (2014), tr. 97–104.
  37. ^ Matisoff (1991), tr. 472–473.
  38. ^ Hale (1982), tr. 4–5.
  39. ^ Matisoff (1991), tr. 470, 476–478.
  40. ^ Handel (2008), tr. 435.
  41. ^ Matisoff (1991), tr. 482.
  42. ^ van Driem, George. 2014. "Trans-Himalayan Lưu trữ 2020-12-06 tại Wayback Machine". Owen-Smith, Thomas; Hill, Nathan W. (eds.), Trans-Himalayan Linguistics: Historical and Descriptive Linguistics of the Himalayan Area, 11–40. Berlin: de Gruyter. ISBN 978-3-11-031083-2.
  43. ^ Sino-Tibetan Branches Project (STBP).
  44. ^ Baxter (1992).
  45. ^ a b Hill (2012).
  46. ^ a b Burling (1983), tr. 28.
  47. ^ van Driem (1987), tr. 32–33.
  48. ^ Sharma (1988), tr. 116.
  49. ^ Yanson (2006), tr. 106.

Nguồn tham khảo

Liên kết ngoài

Read other articles:

У Вікіпедії є статті про інші значення цього терміна: Старе Село. Музей архітектури і побуту«Старе село» Музей «Державної народної школи» 48°26′01″ пн. ш. 23°43′45″ сх. д. / 48.433730000027772178° пн. ш. 23.72940000002777694° сх. д. / 48.433730000027772178; 23.72940000002777694Координ�...

 

Emoji terong yang tampil di Twitter. 🍆 Emoji terong, juga dikenal dengan nama Unicode Aubergine, adalah sebuah emoji yang menampilkan terong ungu. Emoji tersebut adalah salah satu emoji yang paling banyak dipakai di situs-situs web media sosial seperti Facebook, Twitter, dan Instagram. Para pengguna media sosial menggunakan penampilan phallik dari emoji tersebut dan sering memakainya sebagai ikon eufemistik atau sugestif pada perbincangan sexting.[1] Popularitas di media sosial dan...

 

American animated science fiction television series from 1973 to 1974 This article is about the 1970s animated cartoon TV show. For other animated Star Trek series, see List of Star Trek television series. Star Trek: The Animated SeriesGenre Animation Adventure Science fiction Created byGene RoddenberryDirected by Hal Sutherland (season 1) Bill Reed (season 2) Voices of William Shatner Leonard Nimoy DeForest Kelley James Doohan Nichelle Nichols George Takei Majel Barrett Composers Yvette Blai...

You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Spanish. (November 2017) Click [show] for important translation instructions. View a machine-translated version of the Spanish article. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wik...

 

Carex careyana Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Plantae (tanpa takson): Tracheophyta (tanpa takson): Angiospermae (tanpa takson): Monokotil (tanpa takson): Commelinids Ordo: Poales Famili: Cyperaceae Genus: Carex Spesies: Carex careyana Nama binomial Carex careyanaTorr. ex Dewey Carex careyana adalah spesies tumbuhan seperti rumput yang tergolong ke dalam famili Cyperaceae. Spesies ini juga merupakan bagian dari ordo Poales. Spesies Carex careyana sendiri merupakan bagian dari genus Carex.[1...

 

Political movement Part of a series onAnarchism History Outline Schools of thought Feminist Green Primitivist Social ecology Total liberation Individualist Egoist Free-market Naturist Philosophical Mutualism Postcolonial African Black Queer Religious Christian Jewish Social Collectivist Parecon Communist Magonism Without adjectives Methodology Agorism Illegalism Insurrectionary Communization Expropriative Pacifist Platformism Especifismo Relationship Syndicalist Synthesis Theory Practice Anar...

567th Strategic Missile SquadronSquadron SM-65E Atlas at Site 567-1Active1943–1945; 1947–1949; 1959–1965Country United StatesBranch United States Air ForceTypeSquadronRoleIntercontinental ballistic missileMotto(s)Sentinels for Peace (1961-1965)[1]EngagementsEuropean Theater of OperationsDecorationsDistinguished Unit CitationAir Force Outstanding Unit AwardInsignia567th Strategic Missile Squadron emblem[a][1]567th Bombardment Squadron emblem[2]W...

 

この記事は検証可能な参考文献や出典が全く示されていないか、不十分です。出典を追加して記事の信頼性向上にご協力ください。(このテンプレートの使い方)出典検索?: コルク – ニュース · 書籍 · スカラー · CiNii · J-STAGE · NDL · dlib.jp · ジャパンサーチ · TWL(2017年4月) コルクを打ち抜いて作った瓶の栓 コルク(木栓、�...

 

2016年美國總統選舉 ← 2012 2016年11月8日 2020 → 538個選舉人團席位獲勝需270票民意調查投票率55.7%[1][2] ▲ 0.8 %   获提名人 唐納·川普 希拉莉·克林頓 政党 共和黨 民主党 家鄉州 紐約州 紐約州 竞选搭档 迈克·彭斯 蒂姆·凱恩 选举人票 304[3][4][註 1] 227[5] 胜出州/省 30 + 緬-2 20 + DC 民選得票 62,984,828[6] 65,853,514[6]...

2020年夏季奥林匹克运动会波兰代表團波兰国旗IOC編碼POLNOC波蘭奧林匹克委員會網站olimpijski.pl(英文)(波兰文)2020年夏季奥林匹克运动会(東京)2021年7月23日至8月8日(受2019冠状病毒病疫情影响推迟,但仍保留原定名称)運動員206參賽項目24个大项旗手开幕式:帕维尔·科热尼奥夫斯基(游泳)和马娅·沃什乔夫斯卡(自行车)[1]闭幕式:卡罗利娜·纳亚(皮划艇)&#...

 

You can help expand this article with text translated from the corresponding article in French. (February 2019) Click [show] for important translation instructions. View a machine-translated version of the French article. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikip...

 

مخطط صندوقمعلومات عامةالطبيعة تصوير بيانات فرع من مخطط المخترع جون تاكيMary Eleanor Spear (en) تاريخ الاختراع عقد 1970 تعديل - تعديل مصدري - تعديل ويكي بيانات في علم الإحصاء الوصفي مخطط الصندوق وطرفيه أو مخطط الصندوق أو الرسم الصندوقي (بالإنكليزية Box plot أو Box and Whisker plot) هو طريقة للتمثيل �...

Russian existentialist philosopher (1866–1938) Lev ShestovBorn(1866-01-31)January 31, 1866[1]Kiev, Kiev Governorate, Russian Empire(now Kyiv, Ukraine)DiedNovember 19, 1938(1938-11-19) (aged 72)Paris, FranceEra19th-century philosophyRegionRussian philosophyWestern philosophySchoolChristian existentialismMain interestsTheology, nihilismNotable ideasPhilosophy of despair Lev Isaakovich Shestov (Russian: Лев Исаакович Шестов; 31 January [O.S. 13 February][1 ...

 

Resistance movements within German-occupied Czechoslovakia during WWII You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Czech. (June 2018) Click [show] for important translation instructions. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the Engl...

 

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: 1997 in the United States – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2016) (Learn how and when to remove this message) List of events ← 1996 1995 1994 1997 in the United States → 1998 1999 2000 Decades: 1970s 1980s 1990s 2000s 2010s See al...

Jennifer TolhurstTolhurst (left) with the then Prince of Wales in March 2022Lord Lieutenant of EssexIncumbentAssumed office 5 August 2017MonarchsElizabeth IICharles IIIPreceded byJohn Petre, 18th Baron PetreHigh Sheriff of EssexIn office2005–2006MonarchElizabeth II Personal detailsBornJennifer Mary Tolhurst1951 (age 72–73)Northern IrelandSpouse Philip Tolhurst ​ ​(m. 1972)​Children3 Jennifer Mary Tolhurst (born 1951) is the current Lord-Lie...

 

Air Terjun ShivanasamudraAir Terjun Gaganachukki dan BarachukkiAir terjun Shivanasamudra KaveriLokasiDistrik Chamarajanagar, Karnataka, IndiaKoordinat12°17′38″N 77°10′05″E / 12.294°N 77.168°E / 12.294; 77.168Tinggi total90 meter (300 ft)Jumlah titik2: Gaganachukki, BarachukkiAnak sungaiSungai KaveriRata-rata laju aliran934 meter kubik/detik (33.000 kaki kubik/detik)Shivanasamudra adalah sebuah kota kecil di Distrik Chamarajanagar di negara bagian Karna...

 

Ouen Toro La baie de Sainte-Marie vue depuis le Ouen Toro, vers le sud-est. Géographie Altitude 132 m[1] Coordonnées 22° 18′ 19″ sud, 166° 27′ 17″ est[1] Administration Pays France Collectivité d'outre-mer Nouvelle-Calédonie Province Sud Géologie Roches Schiste, calcaire, grès Type Colline Géolocalisation sur la carte : Nouvelle-Calédonie Ouen Toro Géolocalisation sur la carte : Nouméa Ouen Toro modifier  Le Ouen Toro est ...

Sodium ferrioxalate Names IUPAC name Sodium iron(III) oxalate, sodium oxalatoferrate, sodium trisoxalatoferrate Other names Sodium ferrioxalate Sodium ferric oxalate Sodium trisoxalatoferrate (III) Sodium oxalatoferrate Identifiers CAS Number 5936-14-1 Y555-34-0 3D model (JSmol) Interactive image ChemSpider 147755 ECHA InfoCard 100.008.267 EC Number 209-092-9 PubChem CID 131855679 CompTox Dashboard (EPA) DTXSID60890505 InChI InChI=1S/3C2H2O4.Fe.3Na/c3*3-1(4)2(5)6;;;;/h3*(H,3,4)(H,5,6);;...

 

Plastic film material used in low and high-temperature applications Not to be confused with Captan. Structure of poly-oxydiphenylene-pyromellitimide Kapton insulating pads for mounting electronic parts on a heat sink Kapton is a polyimide film used in flexible printed circuits (flexible electronics) and space blankets, which are used on spacecraft, satellites, and various space instruments. Invented by the DuPont Corporation in the 1960s, Kapton remains stable across a wide range of temperatu...