Thổ Phồn

Thổ Phồn
Đại Phồn quốc
Tên bản ngữ
  • བོད་ཆེན་པོ།
    Bö chen po
618–842
Sư Tử kỳ Thổ Phồn
Sư Tử kỳ
Lãnh thổ Thổ Phồn thời cực thịnh.
Lãnh thổ Thổ Phồn thời cực thịnh.
Tổng quan
Vị thếĐế quốc
Thủ đôLhasa
Ngôn ngữ thông dụngHệ ngôn ngữ Tạng
Tôn giáo chính
Phật giáo Tây Tạng
Bön giáo
Chính trị
Chính phủChế độ quân chủ
Tán Phổ 
• 618–650
Songtsen Gampo
(đầu tiên)
• 676–704
Tridu Songtsen
• 755–794
Trisong Detsen
• 815–836
Ralpacan
• 838–842
Langdarma
(cuối cùng)
Lịch sử 
• Songtsen Gampo lên ngôi Tán Phổ.
618
• Langdarma bị ám sát, Thổ Phồn phân liệt.
842
Địa lý
Diện tích 
• ~800 [1][2]
4.600.000 km2
(1.776.070 mi2)
Tiền thân
Kế tục
Tượng Hùng
Sơ Lặc
Thổ Dục Hồn
Vu Điền
Thời kỳ phân liệt
Quy Nghĩa quân
Qocho
Vu Điền
Hiện nay là một phần của Trung Quốc
 Ấn Độ
 Bhutan
 Bangladesh
 Kazakhstan
 Pakistan
   Nepal
 Kyrgyzstan
 Tajikistan
 Myanmar


Lịch sử Tây Tạng
Cổ đại
Thời kỳ đồ đá mới
Tượng Hùng ~500 TCN–645
Thổ Phồn 618–842
Thời kỳ phân liệt 842–1253
Guge 1088–1630
Thời kỳ các giáo phái thống trị
Sakyapa 1253–1358
thuộc Nguyên 1271–1354
Phagmodrupa 1354–1618
Rinpungpa 1435–1565
Tsangpa 1565–1642
Hãn quốc Khoshut 1642–1717
Tây Tạng thuộc Thanh 1720–1912
Tây Tạng 1912–1951
Khu tự trị Tây Tạng 1965–nay


Lịch sử Tân Cương
Các hãn quốc Türk-Mông Cổ
Göktürk 552–744
Tây Türk 581–657
An Tây đô hộ phủ 640–790
Thổ Phồn 670–842
Uyghur 744–840
Kara-Khanid 840–1212
Qocho 843–1132
Tây Liêu 1124–1218
Đế quốc Mông Cổ 1218–1266
Hãn quốc Chagatai 1225–1705
Moghulistan 1347–1462
Hãn quốc Yarkent 1514–1705
Hãn quốc Dzungar 1634–1758
Tân Cương
Nhà Thanh 1759–1911
Yettishar 1865–1878
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949
Cộng hòa Đông Turkestan 1933–1934
Đệ nhị Cộng hòa Đông Turkestan 1944–1949
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1949–nay
     ∟ Khu tự trị Uyghur Tân Cương 1955–nay

Thổ Phồn (chữ Hán: 吐蕃, bính âm: Tǔbō, tiếng Tạng: བོད་ཆེན་པོ།, THL: Bö chen po), hoặc Đại Phồn quốc (chữ Hán: 大蕃国, bính âm: Dàbō guó), là một đế quốc của người Tạng tồn tại từ thế kỷ thứ 7 tới thế kỷ thứ 9, sau khi thống nhất các quốc gia cổ đại tại cao nguyên Thanh Tạng, lãnh thổ thời cực thịnh trải dài tại Đông Á, Trung ÁNam Á ngày nay.

Lịch sử truyền thống của người Tạng bao gồm một danh sách dài các vị quân chủ nhưng do người Tạng thời kỳ này chưa có chữ viết nên không có đủ chứng cứ xác thực. Họ bắt đầu xuất hiện trong sử liệu bên ngoài từ thế kỷ thứ 7, khi vua thứ 32 là Namri Songtsen phái sứ giả tới nhà Tùy tại Trung Hoa. Kể từ thời Songtsen Gampo, các Tán phổ (Hoàng đế) Thổ Phồn đã thống nhất và mở rộng lãnh thổ đế quốc ra bên ngoài cao nguyên Thanh Tạng. Đến thời Ralpacan trị vì vào đầu thế kỷ thứ 9, lãnh Thổ Phồn đã trải dài từ bồn địa Tarim tới Himalaya, Bengal, Pamir và các khu vực tại Cam TúcVân Nam, Trung Quốc ngày nay.

Địa hình đa dạng của Thổ Phồn đã gây khó khăn cho vận tải, cùng với những hệ tư tưởng mới được du nhập vào khi lãnh thổ được mở rộng, đã tạo nên những căng thẳng và đấu đá nội bộ tại trung ương đế quốc. Có thể kể đến như các tín đồ Bön giáo và những người ủng hộ các quý tộc cũ phải cạnh tranh với Phật giáo mới được du nhập. Thổ Phồn bị phân liệt do cuộc nội chiến Hoàng tộc vào năm 842.

Nguồn gốc

Các truyền thuyết cổ tại Ü-Tsang kể rằng, người Tạng tại thung lũng Yarlung vốn có nguồn gốc từ phía đông tại Kham, sử liệu Thổ Phồn cũng có đề cập đến mối liên hệ giữa người Khương cổ đại và người Tạng, do đó có quan điểm cho rằng người Tạng có cùng nguồn gốc với một tộc người Khương, tiếng Hán gọi là Phát Khương. Theo các truyền thuyết Phật giáo Tây Tạng, người Tạng có nguồn gốc từ sau thị tộc lớn tại vùng lân cận núi Altai, núi KailashThiên Sơn, là hậu duệ của cha khỉ già từ bi và thạch yêu Ma Drag Sinmo.

Tương truyền rằng Nyatri Tsenpo là hậu duệ của một sinh vật một chân tên là Theurang, ngón tay của ông có màng và lưỡi lớn tới mức có thể che khuất khuôn mặt. Do ngoại hình kinh hồn này, ông đã bị Bön giáo trục xuất tới Ü-Tsang. Tại đây, ông được đón tiếp như một thực thể đáng sợ và được tôn làm vua vào năm 127 TCN [3], triều đại được gọi là Yarlung, theo tên thủ phủ của họ tại lưu vực sông Yarlung Tsangpo, khoảng 90 km về phía đông nam Lhasa ngày nay [4].

Các vị vua của thời đại này thường mang tính huyền thoại do không có đủ bằng chứng xác thực sự tồn tại của họ, tuy nhiên các sử gia hiện đại tin rằng từ vị vua thứ 27 là có thật. Vào đầu thế kỷ thứ 7, thời kỳ vua thứ 32 là Namri Songtsen trị vì, Yarlung đã thu phục phần lớn các bộ tộc người Tạng sau khi giành quyền kiểm soát khu vực Lhasa ngày nay và lấn át Tượng Hùng, vươn mình trở thành đế quốc [5]. Namri Songtsen từng hai lần cử sứ thần tới nhà Tùy ở Trung Hoa vào những năm 608 và 609, đây là lần đầu tiên người Tạng xuất hiện trong các tài liệu lịch sử [6][7], người Hán gọi đất nước của người Tạng khi ấy là Thổ Phồn. Năm thành lập của Thổ Phồn được xác định là 618, khi vua Songtsen Gampo lên ngôi.

Tên gọi

Người Tạng tại cao nguyên Thanh Tạng luôn tự gọi dân tộc, lãnh thổ và chính quyền của mình là "" (chữ Tạng: བོད་).

Người Hán khi xưa sử dụng chữ Phồn (chữ Hán: 蕃, bính âm: ) làm phiên âm, Thổ (chữ Hán: 吐, bính âm: ) nghĩa là đất, do đó Thổ Phồn có nghĩa là "đất của người Bö", hoặc "đất của người Tạng" theo thuật ngữ hiện đại. Ngoài ra các sử liệu Trung Hoa cũng gọi quốc gia này là Đại Phồn quốc.

Cách gọi Tǔbō của người Hán cũng có thể là nguồn gốc của cái tên Tibet trong phiên âm chữ Latin. Giới sử gia Tây phương thì gọi Thổ Phồn là Đế quốc Tây Tạng (Tibetan Empire).

Lịch sử

Bốn Như (đơn vị hành chính) của Thổ Phồn vào thế kỷ thứ 7.
Thổ Phồn vào năm 700.

Trong thời kỳ trị vì của mình, Songtsen Gampo từng gửi 16 người trẻ tài năng tới Ấn Độ học tập, trong đó có Thonmi Sambhota, người đã sáng tạo ra chữ Tạng dựa trên chữ Phạn. Sau khi thống nhất cao nguyên Thanh-Tạng, Songtsen Gampo lại phái Gar Tongtsen Yulsung tới Vương quốc Licchavi tại Nepal dùng vũ lực để ép vua Amsuvarman phải gả công chúa Bhrikuti cho mình. Công chúa Bhrikuti chính là người đã mang bức tượng Phật đầu tiên đến Thổ Phồn và cho xây dựng Jokhang (Chùa Đại Chiêu) tại Lhasa [8].

Năm 634, Songtsen Gampo sai sứ tới Trung Hoa, đây là lần đầu tiên Thổ Phồn chính thức tiếp xúc với nhà Đường. Khi biết được cả GöktürkThổ Dục Hồn đều có hôn nhân với nhà Đường, Songtsen Gampo cũng hỏi cưới một công chúa Trung Hoa nhưng bị từ chối nên rất tức giận. Năm 637, lấy cớ Thổ Dục Hồn cậy thế ở giữa Thổ Phồn và nhà Đường gây khó dễ, Songtsen Gampo mang quân đánh Thổ Dục Hồn, thuận đường tiến sát đến đất Tùng Châu (Tùng Phan, Tứ Xuyên ngày nay) nhà Đường, ý định bức hôn. Đô đốc Tùng Châu là Hàn Uy dẫn quân nghênh chiến nhưng bị đánh bại [9]. Nhà Đường lại phái Hầu Quân Tập, Chấp Thất Tư LựcNgưu Tiến Đạt ra đánh, các sử gia đồng tình rằng người Tạng đã giành thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch này, như trong Tân Hồng Sử của Panchen Sonam Dragpa có viết rằng Đường Thái Tông ban đầu không muốn ước hôn, nhưng bị ép buộc phải đồng ý bằng vũ lực [10]. Năm 640, Công chúa Văn Thành kết hôn với Songtsen Gampo, khi đến Thổ Phồn đã mang theo một bức tượng Thích Ca Mâu Ni và cho xây dựng chùa Ramoche (Chùa Tiểu Chiêu) tại Lhasa. Ba người thiếp khác của Songtsen Gampo cũng đều cho xây dựng đền chùa, tương truyền rằng có tới 108 ngôi chùa Phật giáo tại Thổ Phồn khi ấy.

Em gái Songtsen Gampo là Sämakar khi ấy đã được gả cho vua của Tượng Hùng ở phía tây. Tuy nhiên cuộc hôn nhân này không hạnh phúc, nên Sämakar sau đó đã giúp Songtsen Gampo chinh phạt Tượng Hùng, sáp nhập vào lãnh thổ Thổ Phồn, chính thức thống nhất cao nguyên Thanh Tạng vào năm 645.

Trong thời kỳ Songtsen Gampo trị vì, quan hệ giữa Thổ Phồn và nhà Đường tiếp tục hòa hảo. Năm 650, Songtsen Gampo qua đời, cháu trai ông là Mangsong Mangtsen kế vị, do còn nhỏ tuổi nên đại tướng Gar Tongtsen Yulsung đứng ra nhiếp chính. Tongtsen kế thừa phương châm của Songtsen Gampo, hoàn thiện pháp luật, thanh tra hộ tịch, xác định thuế phụ, ổn định nội bộ Thổ Phồn. Một đại thần Thổ Dục Hồn chạy tới Thổ Phồn, đem hết chuyện trong nước nói cho Tongtsen, Tongtsen nhân cơ hội đánh chiếm Thổ Dục Hồn vào năm 663, đổi tên thành Azha. Khả hãn Thổ Dục Hồn là Mộ Dung Nặc Hạt Bát phải bỏ trốn, Thổ Phồn lập nên một hãn mới bù nhìn, Longtsen tự mình tới đóng tại Azha để giám sát nội chính.

Thổ Phồn càng lúc càng lớn mạnh, bắt đầu tranh đoạt bá quyền tại Tây Vực, liên tục đánh phá An Tây đô hộ phủ, kích động Sơ Lặc, Quy Từ, Tây Göktürk chống lại nhà Đường. Lại đánh chiếm Baloristan (Pakistan ngày nay), lập làm tiểu quốc, thiết lập một cứ điểm tại Tây Vực. Năm 667, Gar Tungtsen qua đời, con trai là Gar Trinring Tsendro cùng các anh em nắm giữ triều chính. Năm 670, nhà Đường cử 10 vạn quân hộ tống Nặc Hạt Bát trở về Thanh Hải, Trining nghe tin liền đem 20 vạn quân nghênh chiến, thắng lớn tại phía nam hồ Thanh Hải. Kể từ đó Thổ Phồn khống chế vững chắc khu vực hồ Thanh Hải, tiến thêm một bước nữa đến việc tranh đoạt Lũng Hữu và hành lang Hà Tây, nhắm vào con đường tơ lụa để đẩy mạnh kinh tế.

Mangsong Mangsen qua đời năm 676, con trai là Tridu Songtsen kế vị Tán Phổ, Gar Trinring tiếp tục quản chuyện triều chính. Giai đoạn này Thổ Phồn yếu thế ở Tây Vực nên chuyển hướng sang phía tây nam, chiếm được một số trọng điểm quân sự dọc theo Mân Giang. Họ Gar chuyên quyền đã lâu, sinh mâu thuẫn với giới quý tộc và lấn át Tán Phổ nên khi trưởng thành, Tridu Songtsen đã tìm cách loại trừ họ. Năm 695, ông lấy cớ bại trận tại Tây Vực để giết một em trai của Gar Trinring. Tuy nhiên qua năm sau đó một em trai khác là Gar Tsenba đại phá quân Đường của Vương Hiếu Kiệt tại phụ cận Thao châu, củng cố địa vị của họ Gar. Tridu Songtsen ngày càng nghi kị, tới năm 698 thì bắt giết vây cánh họ Gar hơn hai ngàn người. Trinring tại Azha không chống được, hội binh cùng tự sát, em trai Tsenba và con trai Gar Mangpoje đầu hàng nhà Đường, được bố trí ở Hồng Nguyên cốc tại Lương Châu để phòng bị Thổ Phồn. Sau khi họ Gar bị tiêu diệt, Thổ Phồn thiếu tướng tài, chiến sự ở nhiều nơi gặp bất lợi. Tridu Songtsen phái Khu Mangpoje Lhasung tấn công Tsenba nhưng đại bại. Năm 704, Tridu Tsongtsen thân chinh đi đánh Nam Chiếu tử trận, con thơ là Tridé Tsuktsen mới vài tháng tuổi phải kế vị Tán Phổ, mẹ của Tridu Songtsen là Thrimalö nhiếp chính.

Sau đó, quan hệ giữa Thổ Phồn và nhà Đường khi căng thẳng, khi hòa hữu. Năm 714, Thổ Phồn và Đường nghị hòa, lấy Hà Nguyên làm biên giới. Xung đột lại nhanh chóng nổ ra nên vào năm 730, một hội nghị tiếp theo lại định ra biên giới tại Xích Lĩnh. Trong Đôn Hoàng văn tuyểnĐạt Trát Nhạc cung thạch bi có ghi: "Đường Túc Tông đồng ý cống nạp cho Thổ Phồn năm vạn xấp lụa, vì đó là lụa cũ từ thời nhà Tùy".

Hưng thịnh

Thổ Phồn vào năm 820.
Bia tưởng niệm Đường-Phồn hội minh.
Tượng Tán Phổ Songtsen Gampo.

Sau khi kế vị, Đường Đại Tông không cống lụa nữa [11]. Tán phổ Thổ Phồn khi ấy là Trisong Detsen rất tức giận. Năm 762, nhân khi nhà Đường vẫn chưa dẹp yên loạn An Sử, ông đem quân tấn công kinh đô Trường An và thu về thêm những hiệp ước có lợi. Thời Trisong Detsen trị vì, Thổ Phồn cực thịnh, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, cương thổ mở rộng cực đại, phía tây làm chủ bồn địa Tarim, phía đông mở rộng ảnh hưởng đến Nam Chiếu [8].

Tuy đã du nhập vào Thổ Phồn từ thời Songtsen Gampo, nhưng Phật giáo chưa bao giờ trở thành tôn giáo chính. Dưới thời Trisong Detsen, người Tạng đã kết hợp Phật giáo Mật Tông cùng Bön giáo bản địa để tạo nên Phật giáo Tây Tạng. Phật giáo Tây Tạng được Trisong Detsen công nhận và dần trở thành quốc giáo của Thổ Phồn. Giáo lý giảng về vũ trụ đại kiếp, vạn sự vô thường, nhân quả báo ứng, sinh tử luân hồi và tu hành giải thoát. Đây được gọi là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Tây Tạng [12].

Trải qua 2 thế kỷ chiến tranh, cả Thổ Phồn và nhà Đường đều mệt mỏi. Năm 821, hai lần hội minh lần lượt diễn ra tại kinh đô Trường An nhà Đường và thủ phủ Lhasa của Thổ Phồn, lập nên "Đường-Phồn sinh cữu hòa minh". Có 3 bia tưởng niệm đã được dựng lên để ghi lại những hiệp ước của hội minh, một trong số đó được dựng bên ngoài chùa Đại Chiêu [8].

Suy tàn

Thổ Phồn phân liệt hậu đế quốc
Bích họa kỷ niêm chiến thắng của Trương Nghĩa Triều trước Thổ Phồn vào năm 848 tại hang Mạc Cao.

Tại Thổ Phồn Phật giáo và Bön giáo vẫn luôn là hai thế lực đối địch. Vào những năm cuối thời Thổ Phồn thống nhất, Bön giáo lại chiếm ưu thế. Sau khi Tán Phổ Ralpacan bị một đại thần phản đối Phật giáo ám sát, người anh trai là Langdarma, một đại diện của phe chống Phật, lên ngôi Tán Phổ. Năm 841, Langdarma hạ lệnh cấm Phật giáo, sát hại các đại sư, ép tăng lữ hoàn tục, đóng cửa tu viện, phá hủy tượng Phật, kinh Phật, sử gọi là Langdarma diệt Phật.

Năm 841 (hoặc 842), Langdarma bị tăng lữ Lhalung Pelgyi Dorje ám sát, hai người con là Yumtän và Ösung lao vào một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, bắt đầu thời kỳ phân liệt tại đất Tạng [8]. Trên khía cạnh phát triển tôn giáo, đây cũng là sự kết thúc của thời kỳ hoàng kim Phật giáo Tây Tạng.

Xã hội

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng mạ vàng tại Thổ Phồn.
Các hiện vật được khai quật của Thổ Phồn
Đồ gốm 1500 năm tuổi, chai vàng tìm thấy trong lăng mộ tại Amdo
Cốc dài làm từ đá mã não vàng
Tấm thiếc được sơn vẽ với những nhân vật màu vàng
Chén vàng

Những người Tạng ban đầu thờ một chiến thần được gọi là "Nguyên Đế" theo cách gọi tiếng Hán trong Cựu Đường thư [13]. Cũng trong sách này có nói:

"Họ không trông lúa gạo nhưng có lúa mạch, mạch đen, mạch đỏ, và kiều mạch. Chăn nuôi gia súc chủ yếu là bò Tạng, lợn, chó, cừu và ngựa. Có loài sóc bay có hình dáng giống với loài ở trung nguyên nhưng lớn như mèo, lông được dùng để làm quần áo. Họ có rất nhiều vàng, bạc, đồng và thiếc. Những người bản địa thường đi theo đàn gia súc trên những đồng cỏ mà không có nơi ở cố định. Tuy nhiên họ cũng có những thành thị có tường thành. Thủ phủ được gọi là thành Lohsieh. Các ngôi nhà thường được lợp mái bằng và cao vài thước. Những người đàn ông có địa vị thường sống trong những căn lều bằng dạ. Phòng ốc nơi họ sống rất bẩn thỉu, họ không bao giờ chải tóc hay gọi đầu. Họ dùng tay giữ rượu, làm đĩa bằng dạ, nhào bột thành cốc, họ đổ lẫn canh và kem vào cốc và ăn tất cả [14]".

Quân sự

Khí giới

Quân lính Tạng mặc áo giáp bằng xích, giỏi dùng kiếm và giáo nhưng dùng cung lại kém. Theo Đỗ Hựu (735-812) trong bộ bách khoa Thông điển của mình viết rằng người Tạng chiến đấu theo cách sau:

Người và ngựa đều trùm giáp bằng xích, chỉ để lộ hai mắt, cung và kiếm không thể làm họ bị thương. Kĩ năng chiến đấu của họ rất tốt. Khi chiến đấu, họ phải xuống ngựa và tuân theo đội ngũ. Khi một người chết, một người khác sẽ thế vào chỗ đó. Họ luôn chiến đấu đến cùng mà không rút lui. Giáo của họ dài và mảnh hơn của Trung Hoa. Tên của họ yếu nhưng giáp lại mạnh. Đàn ông luôn mang kiếm bên mình, kể cả khi không phải ra trận hay khi không có chiến tranh [15].

— Đỗ Hựu

Người Tạng có thể đã bán áo giáp của mình cho những người hàng xóm du mục ở khu vực thảo nguyên lân cận. Khi quân Turgesh tấn công Ả Rập, khả hãn Suluk của họ được cho là đã mặc giáp Thổ Phồn, cứu ông khỏi hai mũi tên trước khi trúng phải một mũi tên thứ ba vào ngực. Sau đó ông sống sót qua cơn nguy kịch với di chứng trên một cánh tay [16].

Tổ chức

Các tướng lĩnh của Thổ Phồn không phải toàn thời gian mà chỉ được triệu tập khi cần thiết. Những chiến binh này được chỉ định bằng một mũi tên vàng bảy thước biểu thị cho địa vị của họ. Các tướng lĩnh tụ họp mỗi năm một lần để tuyên thệ chung thành, và ba năm một lần để tham gia một buổi cúng tế [17].

Khi ra trận, quân đội Thổ Phồn thường không có lương thực mà sống bằng cách cướp bóc [14].

Các Tán phổ Thổ Phồn

Tên tiếng Tạng
Phiên âm giản thể THL
Tiếng Hán
Bính âm
Hán Việt
Sinh mất
Trị vì
སྲོང་བཙན་སྒམ་པོ། Songtsen Gampo
松赞干布
Sōngzàn Gānbù Tùng Tán Cán Bố
569 – 649
618 – 649
གུང་རི་གུང་བཙན། Gungri Gungtsen
共日共赞
Gòngrì Gòngzàn Cung Nhật Cung Tán
? – ?
638 – 655
མང་སྲོང་མང་བཙན། Mangsong Mangtsen
芒松芒赞
Mángsōng Mángzàn Mang Tùng Mang Tán
? – 676
650 – 676
ཁྲི་འདུས་སྲོང་བཙན། Tridu Songtsen
赤都松赞
Chìdōu Sōngzàn Xích Đô Tùng Tán
670 – 704
676 – 704
ཁྲི་ལྡེ་གཙུག་བརྟན། Tridé Tsuktsen
赤德祖赞
Chìdé Zǔzàn Xích Đức Tổ Tán
704 – 755
705 – 755
ཁྲི་སྲོང་ལྡེ་བཙན། Trisong Detsen
赤松德赞
Chìsōng Dézàn Xích Tùng Đức Tán
742 – 797
755 – 794
མུ་ནེ་བཙན་པོ། Muné Tsenpo
木奈赞普
Mùnài Zànpǔ Mộc Nại Tán Phổ
762 – 799
797 - 799
སད་ན་ལེགས། Séna Lek
塞纳勒
Sāinà Lēi Tái Nạp Lặc
761 – 815
800 – 815
རལ་པ་ཅན། Ralpacan
日巴坚
Rìbājiān Nhật Ba Kiên
802 – 836
815 – 836
གླང་དར་མ། Langdarma
朗達瑪
Lǎngdámǎ Lãng Đạt Mã
799 – 841
838 – 841

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Turchin, Peter; Adams, Jonathan M.; Hall, Thomas D (tháng 12 năm 2006). “East-West Orientation of Historical Empires”. Journal of World-systems Research. 12 (2): 222. ISSN 1076-156X. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ Rein Taagepera (tháng 9 năm 1997). “Expansion and Contraction Patterns of Large Polities: Context for Russia”. International Studies Quarterly. 41 (3): 500. doi:10.1111/0020-8833.00053. JSTOR 2600793.
  3. ^ Norbu 1989, pp. 127–128
  4. ^ Powers 2007, tr. 141.
  5. ^ Powers 2007, tr. 142.
  6. ^ Beckwith 1987, tr. 17.
  7. ^ Forbes, Andrew; Henley, David (2011). 'The First Tibetan Empire' in: China's Ancient Tea Horse Road. Chiang Mai: Cognoscenti Books. ASIN: B005DQV7Q2
  8. ^ a b c d “藏族:歷史,見村寨網:二十六個少數民族”. 中央研究院歷史語言研究所. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2008.
  9. ^ Tác phẩm liên quan đến 《新唐书·吐蕃上》 tại Wikisource
  10. ^ John Powers (ngày 14 tháng 10 năm 2004). History As Propaganda: Tibetan Exiles Versus the People's Republic of China. United States: Oxford University Press. tr. 168–169. ISBN 978-0-19-517426-7.
  11. ^ Tsepon Wangchuk Deden Shakabpa, Tr. Derek F. Maher (2009), "One Hundred Thousand Moons" pg.136-7. Leiden: Brill Publishers. ISBN 978-90-04-17732-1.
  12. ^ 牟鍾鑑. “第五章 中國歷史上的宗教”. 城鄉台灣. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2005.
  13. ^ Walter 2009, tr. 26.
  14. ^ a b Bushell 1880, tr. 442.
  15. ^ Beckwith 1987, tr. 110.
  16. ^ Beckwith 1987, tr. 109.
  17. ^ Bushell 1880, tr. 410-411.

Tham khảo

  • Beckwith, Christopher I. The Tibetan Empire in Central Asia: A History of the Struggle for Great Power among Tibetans, Turks, Arabs, and Chinese during the Early Middle Ages' (1987) Princeton University Press. ISBN 0-691-02469-3
  • Bushell, S. W. (1880), The Early History of Tibet. From Chinese Sources, Cambridge University Press
  • Lee, Don Y. The History of Early Relations between China and Tibet: From Chiu t'ang-shu, a documentary survey (1981) Eastern Press, Bloomington, Indiana. ISBN 0-939758-00-8
  • Pelliot, Paul. Histoire ancienne du Tibet (1961) Librairie d'Amérique et d'orient, Paris
  • Powers, John. History as Propaganda: Tibetan Exiles versus the People's Republic of China (2004) Oxford University Press. ISBN 978-0-19-517426-7
  • Schaik, Sam van. Galambos, Imre. Manuscripts and Travellers: The Sino-Tibetan Documents of a Tenth-Century Buddhist Pilgrim (2011) Walter de Gruyter ISBN 978-3-11-022565-5
  • Stein, Rolf Alfred. Tibetan Civilization (1972) Stanford University Press. ISBN 0-8047-0901-7
  • Walter, Michael L. (2009), Buddhism and Empire The Political and Religious Culture of Early Tibet, Brill
  • Yamaguchi, Zuiho. (1996). "The Fiction of King Dar-ma’s persecution of Buddhism" De Dunhuang au Japon: Etudes chinoises et bouddhiques offertes à Michel Soymié. Genève: Librarie Droz S.A.