/b/ và /d, l̆/ lần lượt là tha âm của /p/ và /ɾ/. Có năm nguyên âm miệng /a, ɛ, i, ɔ, u/ và năm nguyên âm mũi /ã, ẽ, ĩ, õ, ũ/. /u/ khi đứng sau /k/ ở đầu từ thì trở thành /ɨ/.[6]
Phân loại
Tiếng Warao hiện được coi là một ngôn ngữ tách biệt, không liên quan đến ngôn ngữ nào cả.[7] Terrence Kaufman (1994) xếp nó vào hệ ngôn ngữ giả thuyết Đại Paez, nhưng chưa có bằng chứng nào ủng hộ cho sự tồn tại của hệ này.[8] Julian Granberry liên đới nhiều ngữ vị ngữ pháp, như hậu tố danh và động từ, của tiếng Warao với của tiếng Timucua miền Bắc Florida, mà cũng hiện được coi là ngôn ngữ tách biệt.[9] Tuy vậy, ông cũng kết nối hình vị tiếng Timucua với của hệ Muskogee, Chibcha, Paez, Arawak, và nhiều ngôn ngữ vùng Amazon khác. Những liên kết và phỏng đoán này nhận sự hoài nghi và Lyle Campbell cho rằng chúng "chẳng thể nào có sức thuyết phục".[10]
Granberry cũng ghi nhận từ vựng gốc gác tiếng Warao trong tiếng Guajiro (từ nghiên cứu địa danh, nhiều khả năng người Warao hoặc một tộc liên quan từ sống ở xứ Guajiro) và trong tiếng Taino (ví dụ nuçay/nozay [nosái] "kim loại vàng" — so sánh naséi símo "kim loại vàng" (nghĩa đen "sỏi vàng") tiếng Warao — và duho "công cụ làm lễ" — duhu "ngồi, công cụ" tiếng Warao). Granberry & Vescelius (2004), từ bằng chứng địa danh, gợi ý rằng tiếng Macorix ở Hispaniola và tiếng Guanahatabey ở Cuba có quan hệ với tiếng Warao.
Chú thích
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Warao”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^“Warao”. www.jorojokowarao.de. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2013.
^Osborn Jr., Henry A. (1966). Warao I: Phonology and Morphophonemics. International Journal of American Linguistics.
^Campbell & Grondona, 2012, The Indigenous Languages of South America: A Comprehensive Guide
^Campbell, Lyle. (1997). American Indian languages: The historical linguistics of Native America. New York: Oxford University Press. ISBN0-19-509427-1.
^Julian Granberry, A Grammar and Dictionary of the Timucua Language, pp. 15-32
Campbell, Lyle. 1997. American Indian languages: The historical linguistics of Native America. New York: Oxford University Press. ISBN0-19-509427-1.
Granberry Julian. 1993. A Grammar and Dictionary of the Timucua Language. University of Alabama Press. ISBN0817307044
Osborn Jr, Henry A. (1966). “Warao I: Phonology and Morphophonemics”. International Journal of American Linguistics Vol. 32 (2): 108–123.
Osborn Jr, Henry A. (1966b). “Warao II: Nouns, Relationals, and Demonstratives”. International Journal of American Linguistics. 32: 253–261.
Barral, Basilio de. 1979. Diccionario Warao-Castellano, Castellano-Warao. Caracas: UCAB
Figeroa, Andrés Romero. 1997. A Reference Grammar of Warao. München, Newcastle: Lincom
Vaquero, Antonio. 1965. Idioma Warao. Morfología, sintaxis, literatura. Estudios Venezolanos Indígenas. Caracas.
Wilbert, Johannes. 1964. Warao Oral Litrerature. Instituto Caribe de Antropología y Sociología. Fundación La Salle de Ciencias Naturales. Monograph no 9 Caracas: Editorial Sucre.
Wilbert, Johannes. 1969. Textos Folklóricos de los Indios Warao. Los Angeles: Latin American Center. University of California. Latin American Studies Vol.12