Thần thoại Bắc Âu bao gồm tôn giáo và tín ngưỡng thời kỳ tiền Kitô giáo, cùng với các truyền thuyết của cư dân vùng Scandinavia, kể cả những người định cư trên đảo Iceland - nơi tìm thấy nhiều tư liệu viết của thần thoại Bắc Âu. Dị bản nổi tiếng của thần thoại Bắc Âu là thần thoại các dân tộc German vốn hình thành từ thần thoại các dân tộc Ấn-Âu tồn tại trước đó.
Tôn giáo các dân tộc Bắc Âu không dựa trên một "sự thật" được truyền trực tiếp từ thần thánh đến con người (tuy cũng có những câu chuyện người trần được thần thánh viếng thăm) và không có những văn bản chính quy như Kinh Thánh của Kitô giáo hay kinh Qur'an của Hồi giáo. Thần thoại Bắc Âu được truyền miệng dưới dạng những bài thơ dài. Việc lưu truyền tôn giáo Bắc Âu diễn ra mạnh nhất vào thời Viking. Người ta tìm hiểu về thần thoại Bắc Âu chủ yếu qua các sử thi Edda và các văn bản ghi chép trong thời Kitô giáo mở rộng về khu vực Scandinavia. Thần thoại Bắc Âu có ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Thần thoại Bắc Âu tồn tại chủ yếu bằng con đường truyền miệng, do đó nó bị thất truyền một phần lớn. Tuy nhiên, không phải tất cả đều bị mất đi nhờ vào các ghi chép của các học giả Ki-tô giáo, đặc biệt là các Edda và tác phẩm Heimskringla của Snorri Sturluson - người tin rằng các vị thần thời kỳ tiền Ki-tô giáo không phải là quỷ dữ. Một tác phẩm đáng chú ý khác là Gesta Danorum của Saxo Grammaticus. Do đa phần các tư liệu còn sót lại về tôn giáo của người Bắc Âu cổ là do những người theo Kitô giáo viết, các vị thần Bắc Âu trong tác phẩm này bị sửa đổi nhiều, và biến thành "người" chứ không phải là "thần". Đặc biệt Saxo Grammaticus viết về các vị thần Bắc Âu như "bọn lừa đảo và mọi rợ". Ông ta viết bằng tiếng Latin, chối bỏ ngôn ngữ của cha ông mình, "Grammaticus" là tên Latin do ông tự đặt cho mình. Saxo cho Odin và Thor là những kẻ đã "mượn hơi" các vị thần trong thần thoại La Mã như Jupiter và Mercury để được nổi tiếng.
Edda bằng văn xuôi được viết vào đầu thế kỷ 13 bởi Snorri Sturluson, một nhà thơ, nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao ở Iceland. Nó chủ yếu được coi là sổ tay cho các nhà thơ mới vào nghề. Edda bằng văn xuôi bao gồm những chú giải về các hình tượng truyền thống thường được dùng trong thơ ca. Nhờ tác phẩm này, những mẫu chuyện rời rạc trong thần thoại Bắc Âu được kể lại một cách hệ thống và liên tục.
Edda bằng thơ được cho là xuất hiện 50 năm sau Edda bằng văn xuôi. Nó gồm 29 bài thơ dài, trong đó 11 bài nói về các vị thần, số còn lại là về các anh hùng trong thần thoại như Sigurd của dòng họ Volsung (Siegfried trong trường ca Nibelungenlied của Đức). Dù các học giả thường cho rằng nó được sáng tác sau Edda bằng văn xuôi, văn phong và thể thơ của tác phẩm chứng tỏ các bài thơ trong đó đã được sáng tác khá lâu trước khi bản viết tay của chúng ra đời.
Ngoài các tài liệu trên còn có các bản khắc chữ Rune như các bản khắc trên bảng đá ở Rök và tấm bùa Kvinneby cũng là nguồn khảo cứu quý giá. Ngoài ra còn có các bản khắc và hình vẽ thể hiện các cảnh trong thần thoại Bắc Âu như chuyến đi câu của Thor, các cảnh từ trường ca Volsunga, Odin và Sleipnir, Odin bị Fenrir nuốt chửng, Hyrrokkin đến dự đám tang của Balder.
Thần thoại Bắc Âu có thể tạm chia thành hai phần là thần thoại các vị thần và trường ca anh hùng.
Số phận của toàn vũ trụ được mô tả trong Völuspá (Lời tiên tri) - một trong những bài thơ đáng chú ý nhất trong Edda bằng thơ. Trong Völuspá, Odin gọi hồn của một Volva (nữ tiên tri) để hỏi về quá khứ và tương lai của thế giới. Vị nữ tiên tri hỏi lại Odin liệu ông có thật sự muốn biết điều đó không. Odin nhấn mạnh rằng với vai trò vua của các vị thần, ông cần có những hiểu biết đó. Cuối cùng, vị nữ tiên tri cho Odin biết những bí mật của quá khứ và tương lai rồi chìm trở lại vào bóng tối.
Quá trình hình thành thế giới
Trong thần thoại Bắc Âu tồn tại một cái vực thẳm (tương tự như Chaos trong thần thoại Hy Lạp) vô hạn được gọi là Ginnungagap. Ginnungagap tồn tại giữa hai khu vực trái ngược nhau, ở phương Bắc thì lạnh lẽo bao phủ có tên gọi là Niflheim hay vùng đất băng giá. Từ Niflheim có một cái giếng được gọi là Hvergelmir từ đó chảy ra 11 dòng sông là Svöl, Gunnthrá, Fjörn, Fimbulthul, Slid, Hrid, Sylgr, Ylgr, Vid, Leiptr và Gjoll (dòng sông chảy gần nhất với Hel và có cây cầu Gjallarbru bắc qua), các con sông ấy được gọi chung là Élivágar (sông băng). Còn ở phương Nam lại là vùng lúc nào cũng rực lửa gọi là Muspellsheim hay là vùng đất tiêu điều được cai trị bởi tộc người khổng lồ Surtr. Khi ngọn lửa của Múspellsheim làm tan chảy băng giá của Niflheim, dòng băng tan ấy chảy vào Ginnunga-gap hòa vào Élivágar tạo nên sinh vật đầu tiên của vũ trụ: người khổng lồ Ymir hay Aurgelmir. Từ mồ hôi dưới nách của Ymir lại sản sinh ra đôi nam nữ khổng lồ và từ đó sinh ra loài khổng lồ băng giá. Sương muối tiếp tục tan chảy tạo nên con bò khổng lồ Audhumla. Ymir uống sữa bò để tồn tại và phát triển nòi giống. Audhumla tiếp tục ăn bằng cách liếm tảng băng muối. Một hôm, khi con bò Auðhumla đang liếm băng thì tảng băng đó lộ ra mái tóc, ngày thứ hai lộ ra cái đầu còn ngày thứ ba sinh ra toàn vẹn cơ thể. Từ đó lại sản sinh ra thần Búri. Búri sinh ra người con trai tên là Borr. Borr kết hôn cùng với Bestla - con gái người khổng lồ Bolthorn và sinh ra ba người con là Odin, Vili và Ve.
Càng ngày Ymir càng to lớn và độc ác nên ba anh em Odin, Vili và Ve quyết định giết Ymir. Dòng máu chảy ra từ Ymir tạo ra đại hồng thủy nhấn chìm bọn khồng lồ chỉ trừ vợ chồng Bergelmir thoát nạn nhờ con thuyền. Con cháu của Bergelmir ngày càng thù ghét các vị thần Aesir. Người khổng lồ hay người Jotuns hay được biết dưới cái tên gọi: Thursar, Hrímthursar, Risar, Bergrisar hay Troll đều là những kẻ độc ác.
Từ xác của Ymir mọc ra cây tần bì Yggdrasill và các vị thần bắt đầu xây dựng thế giới: máu của Ymir tạo thành biển và hồ, sọ tạo thành vòm trời (được bốn người lùn Nordri, Sudri, Austri và Vestri chống giữ ở bốn phương), óc trở thành mây, xương tạo thành núi, những con giòi trong cái xác chết tạo thành người lùn (kẻ chuyên sống dưới mặt đất có quan hệ mật thiết với người khổng lồ). Thần Odin bắt đứa con trai của Bergelmir biến nó thành một con đại bàng và đặt nó tại nơi tận cùng của biển cả. Đôi cánh vỗ của con đại bàng này tạo ra gió và các con sóng biển.
Không dừng tại đó, ba người con của Borr còn tạo ra mặt trời, mặt trăng và các vì sao từ tia lửa của Múspelheimr. Họ đặt mặt trời và mặt trăng lên hai cỗ xe riêng biệt. Cỗ xe mặt trời được hai con ngựa là Avrak và Alvsin kéo, phía trước mặt trời là tấm khiên Svalin (có nghĩa là khiên làm mát, giúp bảo vệ Trái Đất khỏi sức nóng của Mặt Trời). Đường đi của Mặt Trời vẫn thường được biết tới dưới cái tên Alfrodull (vinh quang của người Elf). Những đứa con của Mundifari đã đặt tên cho con gái là Sól (Sun) - vợ của Glenr - và con trai là Máni (Moon). Để trừng phạt sự bất kính ấy các Æsir đã bắt Sól lái cỗ xe mặt trời còn Máni cưỡi cỗ xe mặt trăng. Một hôm Máni bắt được hai đứa trẻ mặt đất đang trên đường mang nước giếng Byrgir trở về cùng với bình đất nung và cây sào của chúng. Tên của chúng là Bil và Hjuki, con của Vidfinn. Kể từ đó chúng luôn đi theo Máni trên suốt chuyến xe của chàng. Một mụ khổng lồ đã sinh ra một bầy ma sói trong đó có hai con tên là Skoll và Hati không ngừng truy đuổi anh em Sól và Máni hòng ăn thịt họ. Bởi thế anh em luôn hối hả trên bầu trời. Khi con sói đến gần mặt trăng thì nó gây nên hiện tượng nguyệt thực (tương tự như gấu ăn trăng) hoặc đến gần mặt trời thì gây ra hiện tượng nhật thực. Cuối cùng Skoll cũng đuổi kịp Sól và Hati cũng bắt được Máni. Cả hai anh em đều bị con sói ăn thịt.
Sự hình thành và phát triển của con người
Được chia thành hai niên đại: trước Ragnarok và sau Ragnarok.
Ngay sau khi Odin, Villi và Ve khai thiên lập địa, họ đã tạo ra con người đầu tiên từ những cây gỗ trên bãi biển: người nam Askr (từ cây thân bì) và người nữ Embla (từ thân cây du). Odin ban cho loài người hơi thở và linh hồn. Vili cho cảm xúc và nhận thức còn Ve cho giác quan và ngoại hình. Loài người sống ở vùng đất giữa đại nguyên mênh mông gọi là Midgard (Trung Địa). Tộc Jotnar thường xuyên quấy phá con người nên các vị thần dựng những ngọn núi khổng lồ từ lông mày của Ymir để ngăn cách giống khổng lồ với loài người. Heimdall kết hôn với Edda sinh ra Þæll. Þæll lấy Thir sinh ra con cháu,sau này mang thân phận nô lệ. Lấy Amma sinh ra Karl, Karl lớn lên rồi lấy Snor sinh ra hậu duệ là tầng lớp nông dân và thợ thủ công. Heimdall kết hôn với Móðir sinh ra Jarl. Jarl và Erna (con của Hersi) là thủy tổ của giai cấp quý tộc. Con người và thần thánh đã sống chung với nhau đến thời kỳ Ragnarok. Sau khi giết được Freyr, tên khổng lồ độc ác Sutr đã phóng hỏa đốt cháy thế giới. Con người bị giết sạch chỉ trừ cặp vợ chồng Lif và Lifþrasir đã sống sót qua ngày tận thế bằng cách trốn trong rừng Hoddmimis holt, ăn sương sớm để sống sót. Con cháu của Lif và Lifthrasir sinh sôi nảy nở trở lại và quay trở về Midgard. Con người và thần thánh sống chung với nhau, mở ra kỷ nguyên thứ hai hòa bình và tràn ngập hạnh phúc.
Trong thần thoại Bắc Âu, Trái Đất là một dĩa dẹt đặt trên cành của cây thế giới Yggdrasil. Asgard, nơi các vị thần sinh sống, nằm ở trung tâm đĩa. Con đường duy nhất dẫn đến Asgard là cầu vồngBifröst. Các người khổng lồ sống ở Jotunheim (nghĩa là "vùng đất của người khổng lồ"). Người chết đến một nơi lạnh lẽo và tối tăm gọi là Niflheim do Hel, con gái của Loki, cai trị. Đâu đó ở phương nam là vùng Muspelheim rực lửa, nơi các người khổng lồ lửa sinh sống. Các vùng đất siêu nhiên khác là Álfheim - vương quốc của người Elf trắng, Svartálfaheim (hay Nidavellir) - vương quốc của người lùn. Giữa Asgard và Niflheim là Midgard (hay Middle-earth), nơi con người sinh sống.Còn Valhalla là nơi các chiến binh đến sau khi tử trận.
Tính đối lập là một thành phần quan trọng trong quan điểm về vũ trụ của thần thoại Bắc Âu. Ví dụ thế giới được hình thành từ băng và lửa.
Nguồn gốc tên gọi
Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là Yggdrasil là từ ghép của ygg (khủng khiếp) và drasil (ngựa). Yggr là một trong các biệt danh của Odinnên nghĩa của Yggdrasil được cho là "con ngựa của Odin", ám chỉ chín ngày Odin tự treo mình lên cây này để đổi lấy chữ rune. Thơ ca cổ Bắc Âu đôi khi gọi giá treo cổ là "con ngựa của kẻ chết treo". Một giả thuyết khác cho rằng Yggdrasil có nghĩa là "con ngựa khủng khiếp", tức là không liên quan gì tới Odin.
Fjolsvinnsmál, một bài thơ trong Edda bằng thơ gọi cây thế giới là Mimameidr (cây của Mimir). Yggdrasil có thể coi là đồng nhất với Lérað, cái cây có cành lá vươn tận Valhalla và là nguồn thức ăn cho con dê Heiðrún và con hươu Eikþyrnir.
Theo Edda
Trong Edda, Yggdrasil được miêu tả là có ba rễ: một qua Asgard, một qua Jötunheim và một qua Hel. Phía dưới rễ qua Asgard là giếng nước Urd(Urðabrunnr - còn gọi là "Giếng số phận"). Ở đó có ba nữ thần số mệnh (còn gọi là các Norn), những người không chịu ảnh hưởng của bất kỳ ai kể cả các thần linh. Những nữ thần này hàng ngày lấy nước từ giếng Urd để tưới cho Yggdrasil giữ nó mãi xanh tươi. Dưới rễ qua Jötunheim là dòng suối (có nơi cho là giếng nước) của Mímir (Mímisbrunnr - còn gọi là "Suối, hay giếng, tri thức") và dưới rễ qua Hel là giếng Hvergelmir (có nghĩa là "cái chảo sôi"). Odin vì muốn uống được nước suối này mà phải đánh đổi bằng một con mắt của mình.
Một con gà trống khổng lồ (hoặc một con chim ưng) tên là Vidofnir đậu trên ngọn của Yggdrasil. Con rồng Níðhöggr gặm phần rễ đi qua Niflheim của nó. Con sóc Ratatosk di chuyển liên tục giữa Vidofnir và Nídhoggr để kể lại những lời xúc phạm lẫn nhau của chúng. Ngoài ra còn có bốn con hươu gặm vỏ của Yggdrasil tên là Duneyrr, Durathror, Dvalin và Dainn.
Cái tên Yggdrasil nếu được hiểu là "con ngựa của Odin" được cho là gắn với sự hy sinh của Odin được kể lại trong phần Hávamál của Edda bằng thơ (dù cái cây mà Odin tự treo mình không được nói rõ là Yggdrasil).
Chín thế giới
Ở trung tâm vũ trụ là cây tần bì Yggdrasil có các rễ nối liền chín thế giới lại với nhau. Một rễ nối tới Múspellsheim, một rễ nối tới Niflheim, một rễ nối tới Vanaheimr (vùng đất của các vị thần Vanir), một rễ nối tới Ásgard (vùng đất của các vị thần Æsir). Ngoài ra còn có các thế giới Áflheim (vùng đất của yêu tinh ánh sáng), Svartálfaheimr (vùng đất của yêu tinh bóng tối), Nidavellir (thế giới của người lùn), Jotunheim (vùng đất của người khổng lồ). Giữa Asgard và Midgard được nối bởi cây cầu vồng lửa Bifröst.
Múspellsheim
Múspellsheimr là một trong chín thế giới của Yggdrasil, nơi đây lúc nào cũng rực lửa, nóng bức. Nơi đây là nơi trú ngụ của loài khổng lồ lửa được cầm đầu bởi tên Surtr. Vùng đất này nằm ở phía Nam ở tầng thứ hai đối lập với vùng đất Niflheim. Khi Ragnarok đến, Surtr làm gãy cây cầu Biforst và dùng lửa thiêu cháy thế giới. Tên Surtr giết chết thần Freyr nhưng lại bị tiêu diệt dưới tay thần Thor. Màu sắc biểu tượng cho Múspellsheim là màu đỏ.
Niflheim
Niflheimr là một trong chín thế giới, được biết đến với tên là vùng đất băng giá nguyên thủy.
Helheimr
Khi Hel sinh ra (con của Loki), Odin đã trục xuất nữ thần xuống vùng đất này để cai quản người chết vì tuổi già và bệnh tật. Helheimr có tên khác là Níflhel.
Các vong hồn sau khi rời bỏ cuộc sống sẽ băng qua Gjallarbrú ("cầu có vái che vàng") do Modgud canh giữ. Họ còn phải đi qua hang Gnipahellir phủ bởi máu, được canh giữ bởi con chó Garmr. Cuối cuộc hành trình, các vong hồn đến trình diện trước sảnh Eljudnir để nhận phán quyết từ Hel.
Vanaheim
Vanaheimr là một trong ba thế giới trên thiên đường, trong tiếng Bắc Âu cổ là "vùng đất của các vị thần Vanir". Vanir còn được gọi là Vindheimr (vùng đất của gió). Đây là nơi trú ngụ của các vị thần Vanir - thần bảo trợ cho sự phì nhiêu, giàu có, trí tuệ và tài tiên tri. Nơi này yên bình và sung túc. Thần Njörðr sẽ trở về sau Ragnarök bắt đầu.
Vanaheim tượng trưng cho thế giới của nước với biểu tượng là những cơn gió nhẹ mang lại sự sống từ phía Tây. Các thần Vanaheim còn được gọi là thần chết, do đó Vanaheimr - thủy giới nằm ở phái Tây có thể được liên tưởng tới chuyến viễn du cuối cùng. Màu sắc biểu tượng cho vùng đất này là xanh lục, xanh lam sẫm, nâu và vàng bóng pha sắc đỏ.
Chương I của Yngling Saga có nhắc đến Vananheimr nằm ở phía Đông sông Don nước Nga. Chương XV của cuốn sách này còn nhắc đến việc nhà vua Sveigðir đã kết hôn với người phụ nữ ở Vanaland, và họ có con trai là Vanalandi (người từ vùng đất của Vanir).
Trung tâm Asgard là cánh đồng Idavoll, nơi các Aesir họp bàn những việc quan trọng. Các nam thần họp ở điện Gladsheim và các nữ thần ở điện Vingólf. Họ cũng gặp nhau hàng ngày ở suối vận mệnh Urd bên dưới Yggdrasil. Ngai vàng Lidskjalf của thần Odin được đặt trên điện Valaskjalf Xung quanh Asgard là một bức tường vững chắc do một người khổng lồ tên là Hrimthurs xây dựng. Cách duy nhất để lên Asgard là đi qua cầu vồng Bifröst. Quầng đỏ của cầu vồng thật ra là lửa để ngăn những người khổng lồ băng vượt qua. Trách nhiệm gác lối vào Asgard được giao cho thần Heimdall. Ngoài hai điện chung là Gladsheim và Vingolf, mỗi vị thần có nơi ở riêng của mình. Mười hai toà cung điện được xây lên cho mỗi vị thần xuất chúng. Thần Heimdall sống trong một cung điện tên là Himinbiorg ở gần cây cầu Bifröst. Lãnh địa của thần Thor tên là Thrudvangar và tòa chính điện gọi là Bilskirnir. Thần Balder và vợ, nữ thần rừng Nanna xinh đẹp sống ở cung điện Breidablik trong khi thần Forseti có cung điện Glitnir, nơi thần làm nhiệm vụ phán xử những tranh chấp của cả thần linh và con người. Nữ thần Freyja sở hữu một cung điện lộng lẫy tên là Folkvang. Cha nữ thần là thần gió Njord, sống trong điện Noatun bên bờ biển và ngôi nhà của thần Freyr, anh của nữ thần Freyja, tên là Alfheim. Nữ thần Frigg, vợ thần Odin, có cung điện riêng tên là Fensalir. Riêng thần tối cao Odin sống trong điện Valaskjaff có mái bằng bạc. Tuy nhiên, nơi nổi tiếng nhất của Asgard là cung điện Valhalla thuộc sở hữu của Odin. Các vị anh hùng tử vong trong chiến trận được triệu tập về nơi này.
Valhalla (tiếng Bắc Âu cổ: Valhöll, nghĩa là "cung điện của những người tử trận") là một trong những lâu đài của Odin trong thần thoại Bắc Âu, nơi ở của những chiến sĩ hy sinh một cách anh dũng ngoài mặt trận (gọi là các Einherjar). Một nữa chiến sĩ tử trận được đưa về đây, số còn lại được chào đón ở vùng đất Folkvang của nữ thần Freyja. Họ được Bragi chào đón và được các Valkyrie đưa về Valhalla. Cổng chính của Valhalla có tên là Valgrind được miêu tả trong phần Grímnismál của sử thi Edda như là "cánh cổng thiêng" và "không ai biết nó được khóa như thế nào". Ngoài ra cung điện này còn có năm trăm bốn mươi cửa và có phòng đủ rộng để tám trăm chiến binh dàn hàng ngang. Tường của Valhalla kết bằng giáo, mái lợp bằng khiên và chỗ ngồi làm bằng những tấm giáp che ngực. Người ta nói rằng có đủ chỗ cho tất cả các chiến binh được chọn. Hằng ngày, những vị anh hùng tử trận, những người sẽ chiến đấu cạnh các vị thần trong trận chiến cuối cùng Ragnarök, tập trận trên các cánh đồng của Asgard. Tối đến họ yến tiệc ở Valhalla với lợn rừng quay và mead (một loại rượu làm từ mật ong). Những người không đến Valhalla phải về Hel, xứ sở của người chết thuộc âm cung Niflheim hoặc một số nơi khác. Ví dụ những người chết ở biển sẽ được đưa về lâu đài của Aesir dưới đáy biển.
Theo Grimnismál, Valhalla nằm ở vùng đất Gladsheim, từ đây tỏa ánh sáng vàng rực rỡ. Trên mái của cung điện có dê Heidrun và hươu đực Eikthyrnir đều gặm lá cây Laerad, từ sừng hươu Eikthyrnir, những những giọt nước xuống Hvergelmir, trở thành mọi nguồn của con suối. Còn từ bầu sữa của Heidrun chảy ra món rượu mật ong khác là thức uống ở Valhalla. Ngoài ra còn có gà trống Salgofinir, tiếng gáy của nó dùng để đánh thức các tử sĩ Einherjar. Trước cửa Valhalla có một cây khác là cây Glasir với tán lá bằng vàng. Một con sói treo ở cửa tây và một con đại bàng bay lượn trên thánh điện.
Ban ngày họ thức dậy để rèn luyện khả năng chiến trận của mình. Đêm đến họ mọi vết thương sẽ lành lại và các tử sĩ sẽ dùng bữa tối do các tiên nữ Valkyrie phục vụ. Món thứ nhất là rượu mật ong từ con dê Heidrun. Món thứ hai được Andhrimir - đầu bếp của các vị thần - làm trong chiếc vại Eldhrimnir từ thịt lợn rừng Saehrimnir. Con lợn ấy sẽ tự hồi sinh vào sáng hôm sau để chuẩn bị cho ngày kế tiếp. Odin không bao giờ ăn thức ăn dâng lên mình mà dành cho hai con sói của thần là Geri và Freki.
Có ba "thị tộc" thần thánh trong thần thoại Bắc Âu là Aesir (Æsir), Vanir và Jotunheim (trong bài viết này gọi là người khổng lồ). Sự khác biệt giữa hai thị tộc Æsir và Vanir (được gọi chung là thần) chỉ là tương đối. Giữa hai thị tộc thần thánh này từng xảy ra chiến tranh mà phần thắng thuộc về phe Æsir. Nhưng họ đã chấp nhận dàn hòa để cùng nhau cai trị thế giới và để giữ hòa bình, hai bên trao đổi con tin và đã có những cuộc hôn nhân giữa các thành viên của hai thị tộc. Một số vị thần thuộc về cả hai nơi. Một số học giả suy đoán rằng câu chuyện này phản ánh quá trình các thần linh của người Ấn-Âu xâm lăng chiếm ưu thế so với các thần linh của người bản địa. Tuy nhiên đây chỉ là một giả thuyết. Có những người cho rằng sự phân biệt Æsir/Vanir chỉ là phiên bản Bắc Âu của hệ thống thần thánh của các dân tộc Ấn-Âu, giống như sự phân biệt giữa các vị thần trên đỉnh Olympus với các Titan trong thần thoại Hy Lạp.
Aesir
Æsir thường là các vị thần chiến tranh (Sigtívar) hay thần chiến trận(Valtívar). Các Aesir sống ở Asgard. Các nam thần Aesir là
Thần bị mù nên giết nhầm Balder. Bị Vali giết chết để trả thù cho Balder
10
Vali
Chiến binh, cung thủ
Lâu đài Valaskjálf
Odin
Rind
11
Vidar
Thần mạnh mẽ, kiệm lời
Lâu đài ở vùng đất Vidi
Odin
Cô gái khổng lồ Grid
12
Ull
Thần xạ thủ
Lâu đài Ydalir
Skadi
Thor
Sif
Là con kế của Thor. Skadi kết hôn với Ullr sau khi bỏ Njord.
13
Hoenir
Ban linh hồn cho Ask và Embla (theo một số truyền thuyết)
Borr
Bestla
Thủ lĩnh vùng đất Vaneheim, ban đầu là thần Aesir.
14
Lodur
Ban máu và sắc thái cho Ask và Embla (theo một số truyền thuyết)
Borr
Bestla
15
Forseti
Thần công lý
Balder
Nanna
17
Mimir
Thần trí tuệ
Ban đầu là thần Aesir nhưng bị bắt làm con tin cho tộc Vanir. Bị thị tộc Vanir chém đầu.
18
Ve
Ban linh hồn và trí tuệ cho Ask và Embla (theo Edda)
Borr
Bestla
Hoenir là tên gọi khác của Ve
19
Vili
Ban cơ thể và giác quan cho Ask và Embla (theo Edda)
Borr
Bestla
Lodur là tên gọi khác của Vili
20
Hermod
Thần đưa tin, sứ giả
Odin
Frigg
Đã xuống địa ngục để yêu cầu Hel thả Balder trở về dương thế.
21
Skirnir
Người hầu của Freyr
22
Loki
Thần gian xảo, ác thần
Sigyn
Farbauti
Laufey
Là tên khổng lồ được Odin nhận kết nghĩa
23
Meili
Thần của giao thông
Odin
Jord
24
Kvasir
Thần thông minh
Con tin từ tộc Vanir
25
Máni
Thần mặt trăng
Mundilfari
Glaut
Các nữ thần Æsir là
STT
Thần
Quyền năng
Lãnh địa
Phối ngẫu
Cha
Mẹ
Chú thích
Hình ảnh
1
Frigg
Thần hôn nhân, sinh nở, tình mẫu tử, gia đình và tiên tri. Nữ hoàng của các vị thần.
Lâu đài Fensalir
Odin
Fjörgynn
2
Freyja
Thần tình yêu, chiến tranh
Lâu đài Sessrymnir, vùng đất Folkvang
Od
Njord
Nerthus
Lúc đâu là thần Vanir nhưng bị làm con tin cho tộc Aesir. Có hai người con là Noss và Gersemi.
3
Saga
Thần lịch sử, thông thái
Lâu đài Sœkkvabek
4
Eir
Thần chữa bệnh
5
Gefjon
Nữ thần trinh tiết, che chở cho thiếu nữ đồng trinh sau khi chết đồng thời là thần cày đất.
Đảo Zealand
Scyld
6
Var
Minh chứng cho lời thề của cặp vợ chồng mới cưới, trừng phạt những người ngoại tình
7
Vor
Thần cẩn thận
8
Syn
Ngăn cho kẻ không có tư cách, lời chứng giả dối vào tòa xét xử
9
Snotra
Thần thông minh và khuôn phép
10
Idun
Giữ những quả táo phục hồi tuổi thanh xuân
Vùng đất Brunnaker
Bragi
11
Nanna
Lãnh địa Breidablik
Balder
Nep
Nàng chết trong đau khổ khi Balder bị Hod giết chết
12
Sif
Bảo vệ gia đình
Lâu Bilskirnir, Thrudvang
Thor
13
Sjofn
Thần nhen nhóm tình yêu
14
Lofn
Giúp đỡ những cặp đôi yêu nhau nhưng không đến được với nhau
15
Lin
Bảo vệ người mà Frigg muốn che chở
16
Gná
Truyền lệnh của Frigg
Cưỡi ngựa biết bay Hofvarpnir
17
Fulla
Fulla mang theo tráp nhỏ của và chăm sóc, phục vụ Frigg
18
Jörð
Nữ thần đất
Odin
Anar
Nótt
Con trai là thần Thor
19
Skadi
Nữ thần trượt tuyết
Thrymheim
Njord
Thjazi
Cuối cùng Skadi và Njord cũng sống tách biệt nhau.
20
Gerd
Freyr
Gymir
Người khổng lồ
21
Þrúðr
Thor
Sif
22
Rindr
Odin
Mẹ của Vali
23
Sigyn
Loki
24
Sól
Thần mặt trời
Glenr
Mundilfari
Glaut
Vanir
Vanir là thần tộc tượng trưng cho sự phì nhiêu và hòa bình. Các Vanir thường là các thần của mùa màng, biển và sự sung túc. Bên cạnh các Aesir đại diện cho sức mạnh và chiến tranh, các Vanir được coi là những vị thần đem lại của cải, bảo hộ cho hòa bình và hạnh phúc và cùng với các Aesir, duy trì trật tự và ổn định. Họ có hiểu biết sâu rộng về pháp thuật nên có thể tiên đoán tương lai. Freyja được coi là người dạy pháp thuật cho các Aesir. Cộng đồng Vanir cho phép người cùng gia đình, thậm chí anh chị em ruột kết hôn với nhau - điều mà thị tộc Aesir ngăn cấm. Freyr và Freyja là con của Njord (Njǫrðr) với em ruột mình. Có thể là các sử thi Edda coi các Vanir đồng nhất với người Elf (tiếng Bắc Âu cổ gọi là Alfar) khi trong các Edda hai cụm từ "Aesir và Vanir" và "Aesir và Alfar" được dùng thay thế lẫn nhau để chỉ "tất cả các vị thần". Cả Vanir và Alfar đều đem lại sự sung túc. Sự khác nhau trong tên gọi có thể chỉ địa vị khác nhau giữa họ. Người Elf chỉ là những phúc thần có vai trò nhỏ bé trong khi Vanir là một thị tộc lớn có nhiều ảnh hưởng. Thần Freyr được coi là thủ lĩnh của người Elf (tòa điện nơi Freyr sinh sống có tên là Álfheim nghĩa là "ngôi nhà của người Elf"). Người Bắc Âu cổ tin rằng các Vanir ban cho họ những hiểu biết về thiên văn học. Thần gió Njord đã đem kiến thức về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao (thể hiện trong các bản khắc chữ rune và những hình vẽ trong hang động) lưu truyền khắp vùng Scandinavia. Dù còn nhiều tranh cãi, người ta tin rằng những hiểu biết này giúp người đi biển và các người Viking sau này vượt qua những vùng biển rộng. Ngoài ra các Vanir còn am tường nghề y và ma thuật.
Một số vị thần Vanir
STT
Thần
Quyền năng
Lãnh địa
Phối ngẫu
Cha
Mẹ
Ghi chú
Hình ảnh
1
Njord
Thần biển, gió, đánh cá, giàu có và sự phì nhiêu
Lâu đài Noatun
Skadi
Là con tin từ tộc Vanir
2
Freyr
Thần thời tiết và sự sinh sôi, nảy nở, ánh sáng và mặt trời
Alfheim
Freya (lúc đầu)
Gerd
Njord
Nerthus
Là con tin từ tộc Vanir
3
Freya
Thần tình yêu, phù thủy và chiến tranh
Lâu đài Sessrymnir, vùng đất Folkvang
Freyr (lúc đầu)
Od (bỏ đi)
Njord
Nerthus
Là con tin từ tộc Vanir
4
Gullveig
Thần chữa bệnh
5
Heidr
Là một Volva
Heidr được sinh ra khi Gullveig bị thiêu.
6
Kvasir
Thần thông minh
Sinh ra từ trong bình chứa nước bọt của Aesir và Vanir. Kvasir là con tin từ tộc Vanir
9
Hoenir
Ban linh hồn cho Ask và Embla (theo một số truyền thuyết)
Là con tin từ tộc Aesir
10
Mimir
Thần trí tuệ
Bị tộc Vanir chém đầu, gửi đầu lại cho Odin
Chiến tranh giữa thị tộc Aesir và Vanir
Nguyên nhân
Mọi việc bắt nguồn từ Gullveig đến thăm Asgard, nàng ta rất thích vàng và suốt ngày chỉ nói về vàng khiến cho các thần Aesir cảm thấy rất phiền phức. Để khỏi phải nghe, họ đưa nàng tới cung điện của Odin rồi trói nàng lại rồi đâm lại nhiều nhát bằng giáo. Họ thiêu nàng ta ba lần mà Gullveig vẫn hồi sinh. Các thần Vanir hết sức tức giận khi nghe cách thị tộc Aesir đối xử với Gullveig, họ đòi thần tộc Aesir phải cho họ địa vị ngang bằng với nhóm thần Aesir. Các vị thần Aesir không những không đồng ý mà còn gây chiến.
Kết quả
Cả hai bên đánh nhau trong vòng mười năm không phân thắng bại nên đành phải giảng hòa, các thần Aesir chấp nhận yêu cầu từ thần tộc Vanir. Cả hai giảng hòa bằng cách nhổ nước bọt vào một cái bình. Từ cái bình đó sinh ra thần Kvasir. Cuối cùng là họ trao đổi con tin với nhau để đảm bảo hai bên giữ hòa bình.
Các vị thần khác
Ngoài các vị thần chủ yếu ở trên còn có thần phụ (hay tiểu thần) cũng góp phần vào công việc cai quản thế giới cũng như có liên hệ với con người. Một số còn được thờ phượng và xem như là thần bảo hộ.
Búri và Borr
Búri là vị thần được sinh ra từ con bò Audhumla khi nó liếm băng. Thần lấy người khổng lồ sinh ra Borr. Borr kết hôn với người khổng lồ Bestla (con gái của Bothorn) sinh ra ba người con là Odin, Vé và Vili.
Một số vị tiểu thần
Người có năng lực nhất trong đám tiểu thần Fornjot và dòng dõi của ông ta. Theo Edda, Fornjot có ba người con trai là Ler, Logi cai quản lửa và Kari cai quản gió. Kari sinh ra đứa con trai tên là Jokul - thần băng - hay Frosti - thần sương. Snjo - thần tuyết - là con trai của Kari. Mặt khác Snjo sinh ra bốn người con là Thorri (sương đen), Fonn (núi băng vĩnh cửu), Drifa (ụ tuyết) và Mjoll (bão tuyết).
Ægir
Thần Ler (được biết đến với tên Aegir, còn có tên khác là Hlér hoặc Gymir) là vị thần biển. Snorri cho rằng thần sinh sống lâu đài dưới biển gần đảo Læsø ở vùng biển Kattegat. Lúc đầu thần không có thiện cảm với tộc Aesir. Tuy nhiên bằng tính tình nóng nảy và hung dữ của Thor, Aegir buộc phải mở tiệc chiêu đãi các vị thần Aesir vào mùa đông mỗi năm, đổi lại ông cũng nhận được sự tiếp đón nồng hậu và hiếu khách khi đến vùng đất Asgard.
Tuy khi nỗi hận thù thần Thor dâng lên vì đã vênh váo ra lệnh cho mình, thần ấp ủ kế hoạch trả thù đó là bắt Thor phải tìm chiếc vại đủ lớn để ủ rượu về cho mọi người. Và thần chỉ rõ chỉ có tên khổng lồ Hymir (tức cha dượng của Tyr) mới có. Thần Thor phải vượt qua bao nhiêu thử thách nguy hiểm mới mang được về được. Người hầu của Aegir là Fimafeng (bị Loki giết) và Eldir.
Ran
Ran là nữ thần bão biển và vợ của Aegir, thần thường làm đắm thuyền bè gom những thủy thủ chết đuối (do chỉ có những người nào bị giết bởi gươm giáo mới được về Valhalla còn Hellheim thì chỉ nhận những người chết do tuổi tác và bệnh tật) và đem họ về lâu đài và chăm sóc.
Aegir và Rán sinh ra chín người con gái, họ được gọi chung là sóng biển, luôn mặc váy trắng và mang khăn che mặt. Tên của họ lần lượt là
Bára hay Dröfn: "sóng lớn cuộn" hoặc "biển nổi bọt"
Blóðughadda "mái tóc máu, màu của sóng sau trận hải chiến"
Nótt là nữ thần khổng lồ, thần là con gái của người khổng lồ Norvi. Nước da của Nótt đen nhẻm như dòng tộc của mình. Nàng kết hôn với Naglfari sinh ra đứa con trai tên là Aud. Sau đó lấy Anar và sinh ra Jord. Cuối cùng nàng lấy Delling của thị tộc Æsir sinh ra Dagr, kế thừa nét đẹp và tỏa sáng của thị tộc cha mình.Odin ban cho nàng chiếc xe ngựa của đêm do con ngựa có tên là Rimfaxi hay Fjorsvartnir. Sương sớm phủ trên mặt đất lúc ban mai do chính giọt nước từ bờm nó chảy ra.
Dagr là con trai của Nótt và Delling, cai quản ban ngày. Thần cưỡi con ngựa là Skinfaxi, cả ánh sáng từ khắp nơi được tỏa ra từ chiếc bớm của nó. Hai mẹ con Nótt và Dagr luân phiên cưỡi cỗ xe của mình đi vòng quanh thế giới.
Norn là các nữ thần vận mệnh, cai quản số mệnh của con người và thần thánh. Có rất nhiều Norn nhưng chỉ có ba vị thần thường được đề cập đến là Urd, Verdandi và Skuld. Họ sống dưới gốc cây Yggdrasil.
Nhiệm vụ của họ là hàng ngày trông nom và dùng nước từ giếng Urd, nơi có hai con thiên nga thường xuyên lui tới để tưới cho cây Yggdrasil xanh tươi. Theo Gylfaginning, Snorri cho rằng các nữ thần sống trong cung điện gần giếng nước Urd, nơi những nhánh cây Yggdrasil nhỏ nước xuống trong lành và là nơi các vị thần thường tụ họp. Thần nắm giữ quyền năng to lớn: cai quản những quy luật bất biến của vũ trụ.
Mỗi khi đứa trẻ sinh ra thì sẽ có các Norn quy định vận mệnh của nó, không một ai có thể sống lâu hơn thời gian mà các Norn quy định. Thần thường xe sợi chỉ vàng, quyết định vận mệnh của con người từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến khi chết đi. Chiều dài của sợi chỉ sau khi kết thúc một lượt quay cũng là "chiều dài" cuộc đời của một con người. Trong khi hai cô chị ngồi cuộn chỉ vào trục quay thì cô em Skuld lại tháo tung cuộn chỉ của mình ra, vì thế loài người không ai có thể biết trước vận mệnh của mình. Con người tuyệt đối không chết trước ngày mà ba nữ thần đã định sẵn. Thần Odin và các vị thần ở Asgard thường đến hỏi ba chị em họ về tương lai của mình cũng như tương lai của thế giới.
Vì ngoại hình thì ba chị em Norn được miêu tả giống với ba giai đoạn phát triển của con người. Verdandi là một thiếu nữ trẻ và xinh đẹp nhất trong ba người, Skuld là một người phụ nữ trưởng thành và Urd là một bà lão già nua.
Hel
Hel là nữ thần chết, cai quản âm phủHelheim. Ả ta là con gái của Loki với nữ khổng lồ Angrboða., chị của sói Fenrir và đại mãng xà Midgard là Jörmungandr. Hel là một mụ phù thủy kinh tởm. Lúc nhỏ ả ta được nuôi tại lâu đài của Angrboda ở Jotunheimr. Nhưng nhận thấy được hậu quả khủng khiếp khi để Hel sống chung với thị tộc man rợ của mình, Odin đã trục xuất mụ về Niflheim. Niflheim chỉ tiếp nhận những người chết do tuổi tác và bệnh tật.
Theo Snorri miêu tả, thì Hel có nửa thân màu đen, nửa còn lại bình thường. Còn thần thoại Bắc Âu tả Hel nửa thân trên là phụ nữ với đôi mắt lạnh lùng giống như người chết, nửa thân dưới thì lở loét ghê rợn đến nỗi ngay cả những vị thần cũng không dám nhìn vào mặt Hel, còn người bình thường vô phúc nhìn thấy ả thì ngay lập tức máu đông lại và chết ngay lập tức. Trong thế giới người chết, Hel ngồi trên một chiếc ngai đáng sợ được trang trí bằng đầu lâu, xương cốt và rắn rết. Phía trước mặt ả là "quyển sổ thiên mệnh" hay "quyển sổ của thế giới người chết", mỗi khi có một người trần hay một vị thần nào lìa bỏ cõi đời xuống địa ngục, quyển sổ sẽ hiện lên tên cũng như lai lịch, việc làm cũng như tội trạng của họ khi còn sống. Nhờ quyển sổ ấy mà Hel có thể cai quản được vô số linh hồn cũng như giao việc làm thích đáng cho họ ở chốn địa ngục lạnh lẽo, buồn thảm này. "Quyển sổ thiên mệnh" không có số trang cố định, khi hết trang nó sẽ tự động thêm một trang mới vào khi có một linh hồn rời bỏ chốn dương gian. Trước khi Ragnarok nổ ra, người trần sẽ bước vào thời đại suy tàn, chiến tranh xảy ra liên miên, đạo đức con người trở nên đồi bại, nhân luân không còn và lúc ấy thế giới người chết của Hel bỗng trở nên sinh động và đông đúc lạ thường, "quyển sổ thiên mệnh" với số trang dày chưa từng có tiếp nhận liên tục các linh hồn tội lỗi nơi trần thế. Lúc ấy, Hel, nữ hoàng của địa phủ, ngồi sau tấm màn "bất hạnh" của mình (chỉ mở để Hel gặp và phán xử các oan hồn người chết) đang nở một nụ cười man rợ ghê người. Ả cười cho sự phồn vinh của vương quốc mà ả cai trị cũng như để mở đầu cho một cuộc chiến khủng khiếp sắp sửa xảy ra, cuộc chiến Ragnarok.
Cổng vào Niflheim nằm ở tít trên phương Bắc lạnh giá được canh gác bởi chó săn Garmr xiềng xích trong hang Gnipahellir.Hel sống ở Helheim mà cụ thể là trong cung điện tên là Eljudnir. Hel có một chiếc đĩa gọi là "đói", con dao là "khan hiếm" và cái giường là "bệnh".Hel có người hầu cận là Ganglati và người hầu gái là Ganglot. Thỉnh thoảng, mụ ta thăm dương thế bằng con ngựa ba chân của mình. Đi đến đâu, Hel cũng gieo rắc bệnh tật, điềm bất hạnh đến đó.
Sumarr và Vetr
Sumarr và Vetr là hình tượng thần thánh hóa của mùa hè và mùa đông, mùa hè trong thần thoại Bắc Âu. Trong Edda thơ, họ xuất hiện trong Vafþrúðnismál và trong Edda văn xuôi thì phần Gylfaginning.
Theo Edda, Sumarr là con của Svásudr còn Vetr là con của Vindsvalr hoặc Vindjóni, cả hai sẽ tồn tại cho đến hoàng hôn của chư thần.
Tộc Iotnar
Các Æsir và Vanir thường rất thù địch với bộ tộc Iotnar (số ít là Iotunn hay Jotuns, trong tiếng Anh cổ là Eotenas hay Entas). Bộ tộc này giống như các Titan và Gigantos trong thần thoại Hy Lạp và thường được gọi là người khổng lồ tuy cũng có người gọi họ là quỷ. Tuy nhiên, các Aesir có tổ tiên là người của Iotnar và có thành viên của cả Aesir lẫn Vanir kết hôn với họ. Tên một số người khổng lồ được nhắc đến trong sử thi Edda. Người khổng lồ thường được coi như hiện thân của các sức mạnh tự nhiên. Có hai loại người khổng lồ là người khổng lồ băng và người khổng lồ lửa. Ngoài ra còn có người Elf và người lùn. Vai trò của họ trong thần thoại Bắc Âu không rõ. Họ thường được cho là đồng minh của các vị thần Aesir-Vanir.
Tiên nữ Valkyrie là những nữ thần (nữ thiên thần) là những nữ thần phục vụ Odin trong việc đưa các chiến binh tử trận (Einherjar) hoặc những ai chết anh dũng dưới lưỡi giáo mác. Họ có chút tương đồng như nữ thần Kères[1] trong thần thoại Hy Lạp nhưng không kinh khủng như vậy. Nữ thần Valkyrie như người quyết định sống chết trong chiến trường, được quyền chọn chiến sĩ nào làm Einherjar. Nếu ai được chọn làm Einherjar thì chắc chắn họ sẽ chết trong chiến trận. Trong Gylfaginning, Snorri có đề cập
Họ là những Valkyrie:
họ được Odin phái tới chiến trường
họ định trước kẻ tử trận và người chiến thắng trong vinh quang.
Gunnr và Róta cũng Norn trẻ tuổi nhất
cô ấy được gọi là Skuld
đến bất cứ nơi đâu và rước kẻ tử trận và phân định cuộc chiến.
Tại điện Valhalla, họ sẽ hầu rượu cho các Einherjar mỗi buổi tối. Bất kì người thiếu nữ nào đã trở thành Valkyrie sẽ mãi mãi có được sự bất tử và không bao giờ bị tổn thương nếu họ tuân theo mệnh lệnh của các vị thần và luôn là một trinh nữ.
Valkyrie thường mặc áo giáp, đội mũ sắt có trang trí sừng hoặc cánh, cưỡi ngựa và cầm theo khiên giáo. Các Valkyrie còn có tên gọi khác là trinh nữ chiến trận, trinh nữ hầu rượu... Họ còn có tên là trinh nữ thiên nga bởi vì họ mặc những bộ áo làm từ lông thiên nga và mang các chiến sĩ bay lên trời. Khi xuống trần gian Midgard, các Valkyrie hóa thân thành những con thiên nga, tìm những ngọn suối đẹp để tắm. Truyền thuyết kể rằng những giọt nước rơi ra từ bờm ngựa của Valkyrie sẽ làm cho đất đai màu mỡ, tươi tốt còn ánh sáng phát ra từ thanh kiếm hay áo giáp đã tạo nên ánh sáng huyền ảo trên bầu trời đêm. Và ánh sáng đó chính là cực quang.
Theo khổ thơ XXX trong Völuspá, một volva kể với Odin
Sá hon valkyrjur
vítt um komnar,
görvar at ríða
til Goðþjóðar.
Skuld helt skildi,
en Skögul önnur,
Gunnr, Hildr, Göndul
ok Geirskögul.
tạm dịch là
Cô ta thấy các valkyrie
đến từ một nơi xa và rộng
sẵn sàng để đi đến
tới Goðþjóðar.
Skuld cầm khiên
và người khác là Skogul
Gunr, Hildr, Gondul
và Geirskogul.
Trong bài thơ Grímnismál, khi Odin (đang cải trang thành Grímnir) đang bị bị tra tấn, đói cồn cào và khát cháy cổ họng, nói rằng Agnar thần mong ước các Valkyrie là Hrist và Mist "mang cho thần một cốc nước". Trong đoạn khác, Odin nói ra thêm mười một valkyrie nữa: "hãy mang bia rượu tới einherjar"; đó là Skeggjöld, Skögul, Hildr, Þrúðr, Hlökk, Herfjötur, Göll, Geirahöð, Randgríð, Ráðgríð và Reginleif.
Trong Skáldskaparmál, đã liệt kê thêm 29 tiên nữ Valkyrie: Hrist, Mist, Herja, Hlokk, Geiravor, Goll, Hjorthrimul, Gudr, Herfjotra, Skuld, Geronul, Skogul, Randgnid, Rádgrídr, Gondul, Svipul, Geirskogul, Hildr, Skeggold, Hrund, Geirdriful, Randgridr, Thrúdr, Reginleif, Sveid, Thogn, Hjalmthimul, Thrima và Skalmold. Nổi tiếng nhất trong số đó là Brynhild xuất hiện trong bài thơ Sigrdrifumál.
Einherjar hay tử sĩ là những linh hồn của những chiến sĩ hi sinh anh dũng trong các chiến trận, được các tiên nữ Valkyrie lựa chọn mang về Asgard. Một nửa trong số đó được mang tới sống tại thánh điện Valhalla của thiên đế Odin, số còn lại được chuyển về vùng đất Folkvang, lãnh địa của nữ thần Freyja. Chỉ có những kẻ xuất sắc nhất, mới được chọn để trở thành Einherjar. Theo truyền thuyết, các chiến binh được chọn trở thành Einherjar sẽ tỏa ra trên mình một ánh sáng hoàng kim mà chỉ có Valkyrie mới thấy được.
Einherjar sẽ tụ họp hàng ngày ở điện Valhalla. Ban ngày họ được đánh thức dậy nhờ tiếng gáy của gà trống Salgofinir và rèn luyện khả năng chiến trận của mình. Đêm đến họ mọi vết thương sẽ lành lại và các tử sĩ sẽ dùng bữa tối do các tiên nữ Valkyrie phục vụ. Món thứ nhất là rượu mật ong từ con dê Heidrun. Trong Grímnismál thì, món thứ hai được Andhrimir - đầu bếp của các vị thần - làm trong chiếc vại Eldhrimnir từ thịt lợn rừng Saehrimnir. Con lợn ấy sẽ tự hồi sinh vào sáng hôm sau để chuẩn bị cho ngày kế tiếp. Odin thường xuyên dự tiệc cùng họ.
Đôi khi một vài Einherjar cừ khôi được thần Heimdallr cử xuống Midgard hoặc Jotunheimr để chiến đấu với bọn khổng lồ, nhưng họ không được phép tiếp xúc với người sống. Trong bài thơ Vafþrúðnismál, khi Odin tranh tài cùng với tên khổng lồ thông thái Vafþrúðnir bằng tên khác là Gagnráðr, ngài đã hỏi "những kẻ nào đã chiến đấu trong cung điện hàng ngày?". Bằng sự khôn ngoan của mình,Vafþrúðnir đã đối đáp
Những Einheriar chiến đấu trong thánh điện của Odin hàng ngày;
họ chọn chết trận và trở về từ chiến trường,
họ ngồi gần nhau hơn trong sự hòa bình, đoàn kết.
Trong chương XX thuộc tập Gylfaginning, Odin còn có tên gọi khác là Valföðr (Bắc Âu cổ nghĩa là "Cha của kẻ tử trận"),
Những ai kể từ khi ngã xuống dưới thanh gươm giáo, sẽ trở thành người con nuôi của đấng Odin.
Do đó trong chiến trận, người ta thường hay ném giáo về phía quân thù và hô lớn: "Hãy về với Odin đi." tức là tế những chiến binh cho thần Odin. Việc tuyển quân cứ thế tiếp diễn đến ngày mạt thế, khi nghe tiếng tù và Gjarllarhorn vang lên, báo hiệu Ragnarok bắt đầu. Họ sẽ cầm gươm đao và sát cánh chiến đấu cùng các vị thần tại cánh đồng Vígríðr chống lại khổng lồ.
Một số sử gia còn cho rằng những kẻ chết trong chiến tranh xâm lược sẽ đi đến Valhalla còn những ai hi sinh trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ quê hương mình thì sẽ được rước về lãnh địa Folkvang.
Vǫlva (völva, số nhiều vǫlvur hay völur) là tên gọi dành cho phù thủy, ngôn sứ hay tiên tri của người Bắc Âu cổ. Volva còn có tên gọi khác là fjölkunning hiểu biết nhiều) vì họ biết sử dụng cả seiðr, spá và galdr. Seidr là loại phép thuật được nữ thần Freyja mang từ Vanaheimr truyền bá cho các vị thần Æsir. Nguồn gốc và bản chất seidr khá mơ hồ đó có thể là thần chú hoặc khiêu vũ theo vòng tròn. Seidr được cho là liên hệ với tình dục. Cả nam (seidmadr) và nữ (seidkona) đều có thể thực hiện được, nhưng hầu hết loại phép thuật thường được nữ giới sử dụng. Odin là nam thần duy nhất thực hiện loại ma thuật này và bị Loki gán cho là thiếu nam tính (ergi). Eiriks saga rauða có đề cập đến cách thức vận dụng của seidr do Thorbjǫrg thực hiện, bao gồm tụng niệm và cầu nguyện để kết nối với thế giới linh hồn. Theo Yngling saga của Snorri thì seidr bao gồm cả tiên tri và phép điều khiển. Truyện dân gian (Saga) về người anh hùng huyền thoại cho biết seidkona mang áo choàng màu đen trên tay cầm một con quay sợi. Người nào bị con quay chạm vào má ba lần thì mất trí nhớ. Hai phép thuật còn lại là spá (tiên tri/ dự ngôn) và galdr (thần chú hoặc chú ngữ).
Freyja có thể được coi là "nữ hoàng" volva, là vì Freia thành thạo về phép thuật nhất trong số các chư thần. Ngoài là thần tình yêu, sắc đẹp và sự phì nhiêu, Freyja còn là nữ thần chiến trận do đó các volva muốn lặp lại những gì mà Freyja đã làm với Asgard lên chiến tranh của người trần ở thế giới Trung Địa. Nhiều nữ quý tộc muốn đại diện cho Freyja tại Midgard cũng sử dụng một số công cụ để điều khiển chiến trận lúc các cuộc xung đột nổ ra.
Một trong những nữ volva nổi tiếng nhất là Heidr - tái sinh sau khi nữ thần Gullveig thuộc thần tộc Vanir bị thị tộc Asgard giết.
Elf
Quái vật
Các sinh vật khác
Dís
Dís ("nữ thần" trong tiếng Bắc Âu cổ, số nhiều là disir) là tên gọi các tiểu nữ thần, linh hồn và hồn ma trong thần thoại Bắc Âu. Disir thường liên quan tới số phận con người, ban cho điều lành hoặc gây ra điềm dữ cho con người. Các disir có quyền năng bảo vệ mái ấm gia đình, mùa màng hoặc có thể trợ giúp người thai phụ lúc lâm bồn. Disir có thể phù trợ cho một người, nhóm người hoặc một địa danh nào đó. Vai trò của disir trong các saga cổ không khác mấy Norn, Fylgja và Valkyrie.
Trong một số bài thơ trong Edda thơ như Hamðísmal hoặc Grimnísmál, disir được dùng để chỉ các Norns. Cũng như Norns và Valkyrie, dís thường xuất hiện ở dạng số nhiều. Theo bài thơ Guðrúnarkviða I trong Edda thơ, 19 nữ Valkyrie được gọi bằng tên chung là Herjans Disir (những disir của Oðin). Tuy mang danh hiệu "nữ thần" nhưng địa vị lại thấp hơn các nữ Ásynjur. Nữ thần Freyja còn có một cái tên khác là Vanadis (dis của thần Vanir). Ngoài Freia, Snorri còn kể ra Öndurdis (dis giày tuyết), để chỉ tới Skadi.
Các disir được thờ phục bằng các phong tục hiến tế đặc biệt (disablot), do các tín nữ cử hành. Dísblót được cử hành vào cuối thu, đầu mùa đông.
Hamingjur và Fylgja
Hamingjur
Hamingjur (hay còn gọi là thần hộ mệnh) có sức mạnh siêu thường và thường xuất hiện với hình tượng những nàng tiên vô hình luôn theo sát theo con người và dẫn dắt họ. Mỗi người có một thần hộ mệnh riêng đem lại may mắn của mình, người ta có thể cho người khác mượn thần hộ mệnh khi muốn chấp nhận một điều bất hạnh, rủi ro nào đó.
Fylgja
Fylgja (số nhiều là Fylgjur; hay còn gọi là ngân tùy) là một sinh vật, tạo vật siêu nhiên trong thần thoại Bắc Âu cổ, được trao nhiệm vụ là đi theo cùng với mỗi người từ lúc lọt lòng đến khi giã từ ánh sáng mặt trời. Fylgja gắn liền với vận mệnh, số phận của mỗi người, có thể coi chúng là bản sao của mỗi người. Chúng có thể được coi là linh vật hộ mệnh, mỗi người có một hoặc nhiều linh vật hộ mệnh.
Fylgja có hình dạng là một con vật, thường là con cái. Hình dạng của chúng thường ứng với tính cách của chủ nhân: đấng anh hùng có gấu, bò tót làm linh vật, còn kẻ tiểu nhân, xảo trá có cáo đại diện...
Fylgja thường vô hình với con người hoặc chỉ xuất hiện trong những giấc mơ. Chúng có thể giúp tự vệ hoặc tấn công kẻ thù. Vì là linh vật hộ mệnh nên có ích và mang lại may mắn, đồng thời chúng còn đại diện cho cái chết. Nếu fylgja hiện hình trước mặt chủ nhân thì cảnh báo người đó đang gặp hiểm nguy hoặc đang cận kề cái chết, đặc biệt là khi fylgja cưỡi một con ngựa xám hoặc được nó mời về nhà. Khi người đó chết thì nó sẽ được chuyển qua phù hộ cho các thành viên khác trong gia đình của kẻ đó.
Draugr và Haugbui
Draugr (số nhiều draugar) là một trong những sinh vật khủng khiếp nhất ở thần thoại Bắc Âu. Về bản chất chúng đã chết, nhưng không phải mà hồn ma mà là những xác thịt có khả năng di chuyển (hay xác sống, tương đương với thuật ngữ trong tiếng Anh là Zombie). Không giống như Fylgja, chúng gieo rắc nỗi sợ hại cho loài người.
Ngoại hình của draugr thường ở trạng thái phân hủy nên có mùi hôi thối đặc trưng. Một số người cho rằng đôi mắt của chúng lóe ra những ta sáng kinh rợn. Ngoài khả năng di chuyển và sức khỏe phi thường, chúng còn có thể sử dụng các loại ma thuật như biến hình, thay đổi thời tiết, tiên tri... Tương tự như ma cà rồng, draugr thường hoạt động về đêm nhưng nguy hiểm hơn là ánh sáng mặt trời không gây tổn thương cho draugr.
Bất cứ người nào sống hà tiện, tham lam hoặc xấu tính có thể trở thành draugr. Đặc điểm nhận biết một người sẽ biến thành dragur là xác thế không nằm mà đứng hoặc ngồi. Sự hiện diện của chúng có thể được phát hiện nhờ ánh sáng mạnh như lân quang phát ra từ ngôi mô của chúng, tạo thành ranh giới ngăn cách giữa nơi dương thế với cõi âm gian.
Draugr có khi vô hại hoặc có khi có hại. Chúng vô hại ở chỗ chỉ nằm yên dưới mộ, và canh giữ tài sản, của cải được mai táng cùng với chúng. Draugr trở thành sinh vật khủng bố loài người và sinh vật khi rời khỏi mộ của mình mà tấn công sinh vật sống hoặc quay về nhà cũ để đòi lại tài sản mà chúng cho là thuộc quyền sở hữu của nó. Draugr có thể biến hóa thành đám khói rồi luồn lách qua khe đá rời khỏi mặt đất mà hiện về dương thế. Chúng tấn công con người và động vật bằng cách giết chết sinh vật đó hoặc tra tấn tâm hồn họ.
Vũ khí chẳng thể giết chết được chúng nên việc tiêu diệt draugr vô cùng khó khăn. Để diệt chết chúng chỉ có cách lôi draugr trở về ngôi mộ của nó và chặt đầu nó rồi đặt cái đầu lên mông của chúng rồi hỏa thiêu, cuối cùng lấy tro tàn rắc xuống biển.
Trong văn hóa Bắc Âu cổ, có một sinh vật tương tự như draugr là haugbui - xác chết sống dưới mộ. Tuy nhiên haugbui không thể tự rời khỏi ngôi mộ của nó và chỉ tấn công những kẻ xâm phạm lãnh thổ của nó.
Các truyền thuyết
Ragnarok
Tương lai trong tín ngưỡng Bắc Âu khá u tối. Lực lượng bóng tối và hỗn loạn sẽ vượt qua các vị thần đại diện cho trật tự.
Loki và các con sẽ vượt ra khỏi xiềng xích. Người chết từ Niflheim trở lại dương thế tấn công người sống. Heimdall, vị thần đứng gác ở cổng Asgard sẽ triệu tập lực lượng nhà trời bằng một hồi tù và. Sau đó nổ ra cuộc chiến giữa hỗn độn và trật tự (vẫn được biết tới với cái tên Ragnarok). Định mệnh của các vị thần là thất bại trong trận chiến này. Họ biết rõ điều đó nên sẽ tập hợp những chiến binh giỏi nhất, các Einherjar, để chiến đấu bên cạnh mình. Nhưng cuối cùng họ cũng phải bất lực nhìn thế giới chìm trở lại vào bóng tối. Các vị thần và trật tự do họ tạo ra sẽ bị tiêu diệt. Bản thân Odin sẽ bị Fenrir nuốt chửng.
Tuy nhiên, sẽ còn một vài vị thần và con người sống sót để xây dựng một thế giới mới. Các học giả vẫn đang tranh cãi xem đây có phải là dấu hiệu của những ảnh hưởng từ Ki-tô giáo hay không. Nếu không, quan điểm ngày tận thế của Voluspa có thể phản ánh thế giới quan Ấn-Âu cổ.
Trường ca anh hùng
Bên cạnh những câu chuyện về các vị thần linh, thần thoại Bắc Âu cũng kể về các vị vua và anh hùng người trần thế. Những câu chuyện này phản ánh quá trình hình thành các bộ tộc và quốc gia Bắc Âu. Một số học giả cho rằng những câu chuyện này dựa trên những sự kiện có thật và có thể coi chúng như một nguồn nghiên cứu lịch sử vùng Scandinavia.
Wayland
Wayland là một trong ba con trai (Slagfinn, Egil) là con trai của vua xứ Phần Lan.
Tham khảo
^Kères là những nữ thần là con gái của nữ thần đêm tối Nyx có họ hàng với 3 chị em nữ thần số phận Moires. Họ luôn có mặt ở bãi chiến trường. Bằng đôi cánh đen nhẻm của mình rời khỏi âm phủ của thần Hades, họ uống máu của những chiến sĩ tử trận và kéo linh hồn ra khỏi thân xác (như Thanatos).