Sử ký

Sử ký
太史公書
Một bản in cổ
Thông tin sách
Tác giảTư Mã Thiên
司馬遷
Quốc giaTrung Quốc
Ngôn ngữVăn ngôn

Sử ký (tiếng Trung: 史記/史记; bính âm: Shǐjì), hay Thái sử công thư (太史公書, nghĩa: Sách của quan Thái sử) là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Vì là văn bản lịch sử Trung Quốc có hệ thống đầu tiên, nó ảnh hưởng cực lớn tới việc chép sử và văn chương Trung Quốc sau này. Tư Mã Thiên được so sánh với Herodotus và Sử Ký với cuốn Lịch sử (Historiai) (theo quan điểm người phương Tây).

Cấu trúc tác phẩm

Sử ký có trên 526.500 chữ Hán (gồm 130 thiên), làm cho nó dài gấp bốn lần cuốn Lịch sử chiến tranh Peloponnese của Thucydides (mặc dù Lịch sử chiến tranh Peloponnese được viết vào ba thế kỷ trước Sử ký) và thậm chí còn dài hơn Cựu Ước [1][2].

Tư Mã Thiên hình thành và sáng tác tác phẩm của ông trong các đơn vị độc lập. Bản thảo của ông được viết trên phiếu tre mà sau đó được lắp ráp thành bó nên rất tốn nhiều nguyên vật liệu. Ngay cả sau khi bản thảo được phép lưu hành hoặc được sao chép, tác phẩm sẽ được lưu hành theo kiểu bó phiếu tre hoặc các nhóm nhỏ. Endymion Wilkinson tính toán rằng Sử ký có khoảng 30 phiếu mỗi bó, tổng cộng là 466 bó, nên sẽ có tổng trọng lượng sẽ là 88-132 pound (40–60 kg). Cho đến mãi sau này, khi Sử ký được sao chép vào lụa, tác phẩm sẽ do đó đã rất khó để đọc và vận chuyển. Những bản sao sẽ có được bản văn không đáng tin cậy cho tới khi được in trên giấy [3].

Tư Mã Thiên xếp các chương của Sử ký thành 5 phần khác nhau: Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện.

Bản kỷ (běnjì 本紀)

"Bản kỷ" bao gồm 12 quyển đầu tiên của Sử ký, và phần lớn là khá tương tự với các ghi nhận từ các truyền thống biên niên sử của triều đình Trung Hoa cổ đại, chẳng hạn như Xuân Thu (春秋). Năm quyển đầu tiên hoặc là mô tả những giai đoạn như Ngũ Đế hoặc là từng triều đại riêng, chẳng hạn như Hạ, ThươngChu [4]. Bảy quyển còn lại ghi lại tiểu sử của từng vị vua nổi tiếng, khởi đầu từ hoàng đế đầu tiên của nhà Tần cho đến những hoàng đế đầu tiên của nhà Hán [4]. Trong thiên này, Tư Mã Thiên cũng cho vào tiểu sử những người cai trị thực tế của Trung Quốc, chẳng hạn như Hạng VũLã hậu, cũng như các nhà cai trị chưa bao giờ nắm quyền lực thực sự, chẳng hạn như Sở Nghĩa Đế và Hán Huệ Đế [5]

Biểu (biǎo )

Quyển 13-22 là "Biểu", xây dựng bảng thời gian các sự kiện quan trọng [6]. Chúng cho cho thấy các triều đại, sự kiện quan trọng và bản phả hệ của dòng dõi hoàng gia, mà Tư Mã Thiên nói rằng ông đã viết chúng vì "biên niên sử rất khó để theo dõi khi có quá nhiều dòng phả hệ khác nhau tồn tại cùng một lúc [7]. Mỗi bảng trừ cái cuối cùng bắt đầu với một giới thiệu về giai đoạn mà nó mô tả [4].

Thư (shū )

"Thư" là phần ngắn nhất trong năm thiên của Sử ký, bao gồm tám quyển (23-30) nói về lịch sử phát triển của nghi lễ, âm nhạc, sáo, lịch, thiên văn học, hiến tế, sông ngòi và đường thủy, và quản trị tài chính [4].

Thế gia (shìjiā 世家)

"Thế gia" là phần dài lớn thứ hai trong năm thiên của Sử ký và bao gồm các quyển 31 đến 60, chiếm 23% tác phẩm. Trong phần này, các quyển trước là rất khác về nội dung so với các quyển sau [6]. Nhiều quyển đầu tiên là biên niên về những nước chư hầu nổi bật nhất của nhà Chu, chẳng hạn như TầnLỗ, và có đến hai quyển còn ghi xa đến tận thời nhà Thương [4]. Quyển cuối cùng, miêu tả thời nhà Hán, có tiểu sử [4].

Liệt truyện (lièzhuàn 列傳)

"Liệt truyện" là phần dài nhất trong năm thiên của Sử ký và bao gồm các quyển 61 đến 130, chiếm đến hơn 54% tác phẩm [4]. 70 thiên "Liệt truyện" chủ yếu chứa hồ sơ tiểu sử của khoảng 130 người Trung Quốc cổ đại nổi bật, từ Bá Di ở cuối cuối thời nhà Thương đến một số nhân vật sống cùng thời với Tư Mã Thiên [4]. Khoảng 40 quyển được dành riêng cho một nhân vật riêng, một số là về hai nhân vật có liên quan đến nhau, còn lại là những nhóm nhỏ các nhân vật chia sẻ những vai trò nhất định, chẳng hạn như sát thủ, quan lại hoặc các học giả Khổng giáo [4]. Không giống như hầu hết các tiểu sử hiện đại, các ghi chép trong "Liệt truyện" dùng giai thoại để miêu tả đạo đức và nhân cách, do đó "mô tả sống động nhiều loại người khác nhau và về thời đại mà họ đang sống [4]. "Liệt truyện" được phổ biến trong suốt lịch sử Trung Quốc, và đã cung cấp một số lượng lớn các khái niệm vẫn được sử dụng bởi người Trung Quốc hiện đại [4].

Một số khái niệm chủ yếu

  1. "Nhất tự thiên kim" (Một chữ ngàn vàng) - Sử Ký, liệt truyện Lã Bất Vi (呂不韋列傳): Lúc Lã Bất Vi viết xong tác phẩm Lã thị xuân thu, ông để một ngàn nén vàng ở cửa thành Hàm Dương, và nói rằng: Hữu năng tăng tổn nhất tự giả dữ thiên kim (有能增損一字者予千金), nghĩa là nếu ai thêm bớt được một chữ trong tác phẩm ấy, thì ông sẽ thưởng cho ngàn nén vàng.
  2. "Tứ hải thiên hạ" (Bốn biển dưới trời) - Sử Ký, bản kỷ Tần Thủy Hoàng (秦始皇本紀) có viết: Dĩ dưỡng tứ hải thiên hạ chi sĩ phỉ nhiên hương phong (以養四海天下之士斐然鄉風) nghĩa là "để dạy phong-tục văn vẻ cho học trò trong cả nước".
  3. "Danh thật nhất thể" (Tên và thật, cùng một bậc) - Trong Sử Ký, liệt truyện Trương Nghi (張儀列傳) viết: Thị ngã nhất cử nhi danh thật phụ dã (是我一舉而名實附也), nghĩa là "thế là ta làm một việc mà danh và thật tương hợp".
  4. "Tửu trì nhục lâm" (Ao rượu, rừng thịt): Chương Ân Bản Kỷ (殷本紀) của Sử Ký viết về Trụ Vương, nổi tiếng là một ông vua dâm đãng, thường thết nhiều tiệc lớn, làm đầy ao với rượu và treo thịt trên cây trong rừng (以酒為池、縣肉為林).

Đặc điểm

Tư Mã Thiên

Không giống các văn bản lịch sử chính thức thời gian sau này, vốn chấp nhận học thuyết Khổng giáo, tuyên bố quyền lực thần thánh của các vị Hoàng đế và loại trừ ra ngoài vòng pháp luật mọi âm mưu chiếm ngôi báu, phong cách viết sử tự do và có chủ đích của Tư Mã Thiên đã được nhiều nhà thơ và tiểu thuyết sau này học tập. Đa số các thiên Liệt truyện đều là những đoạn văn miêu tả sống động các nhân vật và sự kiện, vì Tư Mã Thiên đã sử dụng một cách chính xác các câu chuyện lịch sử trong quá khứ làm nguồn thông tin của mình, và có điều chỉnh lại cho đúng với thực tế. Ví dụ, ông viết truyện Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng trong thiên "Thích khách liệt truyện" dựa trên lời kể của ông cố của một người bạn của cha ông, vốn là một vị quan cấp thấp trong triều nhà Tần và vụ ám sát xảy ra khi vị quan đó đang có mặt tại đó.

Có thể thấy rằng Tư Mã Thiên làm nổi bật mặt tích cực của những người cầm quyền trong Bản kỷ, nhưng lại đưa mặt tiêu cực vào các quyển khác, và như vậy tác phẩm của ông cần phải được đọc toàn bộ để có được đầy đủ thông tin. Ví dụ, thông tin về việc Lưu Bang (sau này là Hán Cao Tổ), trong một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi sự truy đuổi của Hạng Vũ, đã đẩy con ông ra xe ngựa để làm xe nhẹ đi, đã không được chép lại trong tiểu sử của hoàng đế, nhưng lại được chép trong tiểu sử của Hạng Vũ. Ông cũng rất thận trọng trong việc cân bằng mặt tích cực với tiêu cực, ví dụ như tiểu sử của Lã hậu, vốn ghi chép về sự tàn ác của bà, ông đã chỉ ra ở cuối tiểu sử rằng, mặc cho cuộc sống cá nhân của bà có ra sao đi chăng nữa, Lã hậu vẫn mang lại hoà bình và thịnh vượng cho đất nước [8].

Bên cạnh tính xác thực của sự kiện, nói như lời Tư Mã Thiên, "tôi chỉ thuật lại chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có sáng tác đâu" (thiên Tam đại thế biểu), song tác giả không chỉ thuật lại chuyện xưa một cách lạnh lùng. Ảnh hưởng bút pháp của Xuân Thu, nhưng tính khuynh hướng của Sử ký thể hiện sự khác biệt nhất định. Nếu Xuân Thu xuất phát từ lập trường bảo thủ của quý tộc thì Sử ký lại xuất phát từ lập trường tiến bộ, có những nét phù hợp với tư tưởng và tình cảm của nhân dân[9] đương thời.

Sử ký lên án sự tàn bạo của tầng lớp thống trị (Tần Thủy Hoàng, Lưu BangVũ Đế), ca ngợi những nhà thơ yêu nước như Khuất Nguyên, đề cao các dũng sĩ khởi xướng khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc như Trần Thiệp. Tư Mã Thiên viết sử có dụng ý nhằm "xét qua việc làm, tóm tắt trước sau, xét việc hưng vong thành bại", "thấu hiểu sự biến đổi từ xưa đến nay", để "ký thác", để "hả điều căm giận" (trong thiên Báo Nhậm An thư). Điều đó phản ánh sự quan tâm của tác giả đến sự kiện không chỉ nằm ở bản thân sự kiện mà là cả tiến trình của chúng.[10].

Nguồn tư liệu

Gia đình Tư Mã là những người viết sử cho hoàng đế nhà Hán. Cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm giữ chức "Thái sử lệnh" và Tư Mã Thiên là người nối nghiệp. Vì thế, ông có thể xem được những lưu trữ, sắc lệnh và hồ sơ trong những năm đầu của nhà Hán. Tư Mã Thiên là một nhà sử học hoài nghi, có phương pháp và biết rất nhiều sách cổ, được viết trên phiếu tre và gỗ từ trước thời nhà Hán. Nhiều tư liệu mà ông sử dụng đã không còn tồn tại. Ông không chỉ sử dụng tài liệu lưu trữ và hồ sơ của triều đình, mà còn phỏng vấn người dân và đi khắp Trung Quốc để xác minh thông tin. Trong quyển đầu tiên của Sử ký, "Ngũ Đế bản kỉ", ông viết:

Bản thân tôi đã đi về phía tây xa đến tận núi Không Động, phía bắc qua Trác Lộc, phía đông đến biển, và ở phía nam tôi đã đi thuyền theo Hoàng HàHoài Hà. Những trưởng lão và người già ở những vùng đất khác nhau thường xuyên chỉ ra cho tôi những nơi mà Hoàng Đế, NghiêuThuấn đã sống, và ở những nơi này các phong tục tập quán có vẻ khá khác nhau. Nói chung những lời kể của họ không khác gì mấy so với các bản văn cổ xưa dường như là gần với sự thật.

— Tư Mã Thiên.[11]
Một bản in cổ năm 1598 của Sử ký

Sử ký dùng "Ngũ Đế hệ điệp" (五帝系諜) và Kinh Thư là nguồn tư liệu để làm gia phả từ thời Hoàng Đế cho đến Chu Triệu cộng hòa (841 TCN-828 TCN). Tư Mã Thiên thường trích dẫn các nguồn tư liệu của ông. Ví dụ:

  • Quyển đầu tiên, "Ngũ Đế bản kỉ", ông viết, "Tôi đã đọc Kinh Xuân ThuQuốc ngữ."
  • Trong quyển 13, "Bảng phả hệ của Ba thời đại", Tư Mã Thiên viết: "Tôi đã đọc tất cả các gia phả của các vị vua (谍记 dieji) tồn tại từ thời Hoàng Đế."
  • Trong quyển thứ 14, "Biên niện sử của các vương", ông viết: "Tôi đã đọc tất cả các biên niên sử của hoàng gia (春秋曆譜諜 chunqiu li pudie) cho đến thời của Chu Lệ vương.".
  • Trong quyển thứ 15, "Biên niên sử của sáu nước", ông viết: "Tôi đã đọc biên niên sử của Tần (秦記 qin ji), và sách nói rằng Khuyển Nhung [một bộ lạc man rợ] đánh bại Chu U Vương [khoảng năm 771 TCN]."
  • Trong quyển thứ 19, ông viết: "Tôi có dịp đọc qua hồ sơ của việc cấp thái ấp và biết đến trường hợp của Ngô Thần, Cấp hầu.... " (Cha của Cấp hầu, Ngô Nhuế, được phong làm vương của Trường SaHồ Nam do lòng trung thành của ông với Hán Cao Tổ.)
  • Trong quyển về nhà chính trị gia, nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên, Tư Mã Thiên viết: "Tôi đã đọc [tác phẩm của Khuất Nguyên] Ly tao, Thiên Vấn (Hỏi trời), Chiêu hồn (Gọi hồn), và Sở từ."

Tư Mã Thiên cũng viết về vấn đề liên quan với những nguồn tư liệu không đầy đủ, rời rạc và mâu thuẫn. Ví dụ, ông đã đề cập trong lời mở đầu của quyển 15 rằng các sổ ghi chép của các nước chư hầu được ​​giữ trong kho lưu trữ của nhà Chu đã bị Tần Thủy Hoàng cho đem đốt bởi vì chúng chứa những lời chỉ trích và chế nhạo nhà Tần và rằng các biên niên sử của nhà Tần thì quá ngắn ngủi và không đầy đủ [12]. Trong quyển 13, ông cũng đề cập việc các biên niên và phả hệ của các văn bản cổ khác nhau "không đồng tình và mâu thuẫn với nhau". Trong quyển thứ 18 của Sử ký, Tư Mã Thiên viết: "Tôi đã chỉ những gì nhất định, và trong trường hợp nghi ngờ sẽ để lại một khoảng trống" [13].

Độ tin cậy và chính xác

Các học giả đã đặt câu hỏi về tính xác thực của các vị vua huyền thoại trong thời kỳ cổ đại được đưa ra bởi Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên bắt đầu Sử ký với những miêu tả về Ngũ Đế, vốn được nhiều học giả hiện đại, chẳng hạn như những người từ Nghi Cổ Phái, cho là những vị thần địa phương của Trung Quốc cổ đại [14]. Tư Mã Thiên loại bỏ các yếu tố siêu nhiên và thần bí vốn mâu thuẫn với sự tồn tại của họ như những nhà cai trị có thật, và do đó bị chỉ trích vì đã biến huyền thoại và văn hóa dân gian thành lịch sử [14].

Tuy nhiên, vào năm 1954, theo Joseph Needham, người dựa trên mô tả của Tư Mã Thiên về các vị vua của nhà Thương đã viết như sau:

Có một niềm tin phổ biến cho rằng Tư Mã Thiên chẳng thế nào có đủ tư liệu lịch sử để tường thuật về những sự kiện đã diễn ra từ cả ngàn năm trước. Do đó, dễ phán đoán được sự ngạc nhiên của nhiều người khi mà ít nhất 23 trên 30 cái tên của các vị vua nhà Thương mà Tư Mã Thiên liệt kê, đều xuất hiện rõ ràng trên các bản giáp cốt văn ở An Dương. Hẳn là Tư Mã Thiên đã sở hữu những tư liệu khá đáng tin cậy để sử dụng—điều nhấn mạnh một lần nữa tư tưởng trọng lịch sử của người Trung Quốc—và rằng sự tồn tại của nhà Thương là hoàn toàn có thể xác thực.

— Joseph Needham[15]

Một số khía cạnh lịch sử của nhà Thương do Tư Mã Thiên cung cấp đều được xác minh qua các dòng chữ trên xương bói toán. Một số nhà khảo cổ học người Trung Quốc cho rằng văn hóa Nhị Lý Đầu là nơi nhà Hạ từng tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn gây tranh cãi do thiếu bằng chứng mạnh ví dụ như văn tự thời nhà Hạ.[16][17][18]

Ngoài ra còn có sự khác biệt trong thực tế chẳng hạn như ngày tháng giữa các phần khác nhau của tác phẩm. Đây có thể là một kết quả của việc Tư Mã Thiên sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau [19].

Bổ sung và chỉnh lý bởi các tác giả khác

Sau khi hoàn thành Sử ký vào khoảng năm 91 TCN, bản thảo gần như hoàn thành của tác phẩm được cất giấu trong nơi ở của con gái Tư Mã Thiên là Tư Mã Anh (司馬英), để tránh cho nó không bị phá hủy dưới thời của Hán Vũ Đế và người kế nhiệm là Hán Chiêu Đế. Sử ký cuối cùng cũng đã được phổ biến trong thời cai trị của Hán Tuyên Đế của cháu Tư Mã Thiên (thông qua con gái của ông) là Dương Uẩn (杨惲), sau một thời gian khoảng 20 năm.

Những thay đổi trong bản thảo của Sử ký trong thời gian gián đoạn này đã luôn luôn gây ra tranh cãi giữa các học giả. Đó là việc văn bản ít nhiều gì được hoàn toàn vào khoảng năm 91 TCN trong thư gửi Nhâm An, và Tư Mã Thiên đã nêu rõ con số chính xác của các quyển cho từng thiên của Sử ký [20]. Sau khi ông qua đời (có lẽ chỉ một vài năm sau đó), vài người đã có cơ hội để xem toàn bộ công trình. Tuy nhiên, nhiều bổ sung khác nhau cho Sử ký vẫn được làm. Nhà sử học Lưu Tri Kỷ (劉知幾, 661-721) nêu lên tên của tổng cộng mười lăm học giả được cho là đã bổ sung cho Sử ký trong thời kỳ sau cái chết của Tư Mã Thiên. Chỉ có những bổ sung bởi Trử Thiểu Tôn (褚少孫, khoảng năm 105 TCN - khoảng năm 30 TCN) được chỉ rõ bằng cách thêm câu "Ông Trử nói" (Chu xiansheng yue, 褚先生曰).

Ngay trong thế kỷ thứ nhất, Ban BưuBan Cố tuyên bố rằng mười thiên trong Sử Ký Tư Mã Thiên bị thiếu. Một số lượng lớn các chương nói về thế kỷ đầu tiên của nhà Hán (tức là thế kỷ thứ II TCN) tương ứng chính xác với các chương liên quan từ Hán thư (Hanshu). Hiện chưa rõ liệu những chương đầu là đến từ Sử ký hoặc từ Hán thư. Nhà nghiên cứu Yves Hervouet (1921-1999) và A.F.P. Hulsewé lập luận rằng bản gốc của 10 thiên nói trên của Sử ký đã bị thất lạc và sau đó được tái tạo lại bằng các thiên tương ứng từ Hán thư [21]

Đánh giá

Theo lời bàn của Ban Bưu thì Sử ký:

Lục Giả thời Hán làm sách Hán Sở xuân thu có nói:

Tuy nhiên theo lời của Mao Khôn thì:

Ngoài ra theo như Hán Thư đã nói rằng, tuy là một tác phẩm đồ sộ, độc đáo nhưng Sử ký vẫn có chỗ khuyết, nên người viết tiếp nổi lên như bời, các văn nhân đời sau như Giả tiên sinh, Phùng Thương, Lưu Hâm tiếp tục bổ sung, chỉnh lý những chỗ sai sót, nhầm lẫn của Tư Mã Thiên, Hán thư cũng có chỗ từ Lưu Hâm mà ra, cho nên Thôi Thích cho rằng văn Sử ký so với toàn bộ có chỗ trái, so với Hán Thư có chỗ hợp, đó là những chỗ Lưu Hâm viết tiếp thêm vậy. Còn nhiều niên đại xa cách khác nhau chương cú cắt xé ra thì chắc là do những kẻ càn quấy đời sau thêm vào và những người đời sau sao chép viết sai đi một nửa.[22]

Bản in

Sử Ký có khá nhiều bản in khác nhau, bản in sớm nhất hiện tại là bản sao từ những bản bị thất lạc và được lưu hành trong thời Nam Bắc triều (420 – 589). Bản khắc sớm nhất và còn sót lại là bản "Sử Ký Tập Giải" (史記集解) thời Bắc Tống. Bản in của Hoàng Thiện Phu thời Nam Tống có lẽ là bản khắc sớm nhất tập hợp chú giải của ba nhà hiện là bản được Trung Hoa thư cục phát hành phổ biến, gồm bản giản thểphồn thể, ngoài ra còn có bản "Tam Gia Chú" (ba nhà chú thích) được ấn bản lần hai và được coi là bản tốt nhất hiện nay.

Bản văn Bạch Thoại làm theo có "Tân Bạch Thoại Sử Ký" do Hàn Triệu Kỳ chú thích. (bản giản thể tự do Trung Hoa thư cục xuất bản, bản phồn thể hay chính thể tự do Đài Bắc Đài Loan Cổ Tịch xuất bản), và "Sử Ký" do Trương Liệt chú thích (Bản giản thể tự do nhà xuất bản Quý Châu Cổ Tịch xuất bản, chính thể tự do Đài Bắc Đài Loan Cổ Tịch xuất bản).

Ngoài ra còn có rất nhiều bản chú giải về Sử Ký trong thời Trung Quốc hiện đại như "Sử Ký cập Chú thích Tổng hợp dẫn đắc"do nhà xuất bản Đại học Harvard Yên Kinh biên soạn, "Sử Ký Tác Dẫn" do Hoàng Phúc Loan biên soạn, "Sử Ký Tác Dẫn" do Lý Hiểu Quang, Lý Ba biên tập, "Sử Ký Nhân danh Tác dẫn" do Chung Hoa biên tập, "Sử Ký Tam gia Chú dẫn thư Tác dẫn" do Đoạn Thư An biên tập, và cuốn "Sử Ký Từ điển" do Thương Tu Lương chủ biên.

Hiện có rất nhiều bản Sử Ký được tìm thấy rất quý hiếm, có tầm quan trọng như một số bản được liệt kê ở dưới.

Năm Nhà xuất bản Kỹ thuật in Ghi chú
Nam Tống (1127 – 1279) Hoàng Thiện Phu Bản khắc Viết tắt là Hoàng Thiện Phu bản (黄善夫本)
Minh, giữa thời Gia TĩnhVạn Lịch (giữa năm 1521 và 1620) Quốc Tử GiámNam KinhBắc Kinh Bản khắc Xuất bản trong Nhị Thập nhất Sử. Viết tắt là Giám bản (監本)
Minh Xuất bản bởi Mao Thị (毛晋), 1599 – 1659) và Cấp Cổ Các (汲古閣) Bản khắc Xuất bản trong Nhị Thất Sử. Viết tắt là Mao Khắc bản (毛刻本) hoặc Cấp Cổ Các bản (汲古閣本)
Thanh, trong thời của Càn Long (1711 – 1799) Điện Vũ Anh Bản khắc Xuất bản trong Nhị thập tứ sử, viết tắt là Vũ Anh điện bản (武英殿本) hoặc Điện bản (殿本)
Thanh, trong thời của Đồng Trị (1856 – 1875) Kim Lăng Thư Cục (ở Nam Kinh) Bản khắc Chỉnh lý bởi Trương Văn Hổ. Xuất bản thành 130 quyển [bản khắc tổng hợp "Sử Ký Tập Giải Tác Ẩn Chính Nghĩa"] trang 3). Viết tắt là Kim Lăng cục bản (金陵局本)

Chú dẫn

Việc chú thích, bình luận niên đại trong Sử Ký chủ yếu có ba nhà, một là bản "Sử Ký Tập Giải" của Bùi Nhân thời Lưu Tống, hai là "Sử Ký Tác Ẩn" của Tư Mã Trinh và "Sử Ký Chính Nghĩa" của Trương Thủ Tiết đời Đường, toàn bộ lời bình luận, chú giải đều được cả ba nhà tổng kết từ Sử Ký. "Sử Ký Chí Nghi" của Lương Học Thằng đời Thanh được coi là một trước tác tập hợp các nghiên cứu về Sử Ký. Ở thời Cận đại có cuốn "Sử Ký Hội Chú Khảo Chứng" của học giả Nhật BảnTakigawa Sukekoto biên soạn được coi là một tác phẩm trứ danh. Đương thời còn có cuốn "Sử Ký Tiên Chứng" của Hàn Triệu Kỳ, nhưng tất cả vẫn lấy trước tác của ba nhà xưa chú thích và quyển "Sử Ký Hội Chú Khảo Chứng" làm cơ sở, là tác phẩm chú giải tường tận và chi tiết nhất về Sử Ký. Sau đây là danh sách liệt kê các tác giả chú thích và tác phẩm của họ trong từng triều đại, từng thời kỳ lịch sử.

Tác phẩm Tác giả Triều đại Trung Quốc Nguồn gốc
Sử Ký Tập Giải Bùi Nhân Nam Bắc triều, Lưu Tống
Sử Ký Tác Ẩn Tư Mã Trinh Đường
Sử Ký Chính Nghĩa Trương Tiết Thủ Đường
Hán Thư Chú Nhan Sư Cổ Đường
Sử Thông Lưu Tri Kỷ Đường
Cổ Sử Tô Triệt Bắc Tống
Học Lâm Vương Quan Quốc Bắc Tống
Dung Trai Tùy Bút Hồng Mại Nam Tống
Đông Lai Tập Lữ Tổ khiêm  Nam Tống
Ban Mã Tự Loại Lâu Ky Nam Tống
Ban Mã Dị Đồng Nghê Tư Nam Tống
Tập Học Ký Ngôn Diệp Thích Nam Tống
Hoàng Thị Nhật Sao Hoàng Chấn Nam Tống
Khốn Học Kỉ Vấn Vương Ứng Lân Nam Tống
Hô Nam Di Lão Tập Vương Nhược Hư Nam Tống
Tư Trị Thông Giám Âm Chú Hồ Tam Tỉnh Nam Tống
Nhân Sơn Văn Tập Kim Lý Tường Nam Tống
Đan Duyên Tổng Lục Dương Thận Minh
Sử Ký Khảo Yếu Kha Duy Kỳ Minh
Sử Thuyên Trình Nhất Chi Minh
Chấn Xuyên Tập Quy Hữu Quang Minh
Sử Ký Sao Mao Khôn Minh
Bí Viên Tập Đổng Phân Minh
Sử Ký Bình Lâm Lăng Trĩ Long Minh
Sử Ký Trắc Nghĩa Trần Tử Long Minh
Sử Ký Khảo Trần Nhân Tích Minh
Độn Ngâm Tập Phùng Ban Minh
Tương Phàm Đường Tập Phó Chiêm Hành Minh
Nhật Tri Lục Cố Viêm Vũ Minh
Đắc Thụ Lâu Tạp Sao Tra Thận Hành Thanh
Sử Ký Chú Bổ ChínhVọng Khê Văn Tập Phương Bao Thanh
Nghĩa Môn Độc Thư ký Hà Trác Thanh
Xuân Thu Đại Sự Biểu Cố Đống Cao Thanh
Độc Sử Ký Thập Biểu Uông Việt Thanh
Bạch Thiên Sơn Phòng Tạp Trứ Vương Mậu Hoành Thanh
Điện Bản Sử Ký Khảo Chứng Trương Chiếu Thanh
Sử Ký Vấn Đáp Hàng Thế Tuấn Thanh
Sử Ký Công Thần Hầu Biểu Khảo Chứng Tề Triệu Nam Thanh
Kinh Sử Vấn Đáp Toàn Tổ Vọng Thanh
Sử Ký Chí Nghi Lương Ngọc Thằng Thanh
Thập Thất Sử Thương Các Vương Minh Thịnh Thanh
Nhị Thập Nhị Sử Tráp Ký Triệu Dực Thanh
Chấp Nhị Sử Khảo dị Tiễn Đại Hân Thanh
Hán Thư Biện Nghi Tiễn Đại Chiêu Thanh
Tam Thư Chính NgoaNguyệt Biểu Chính Ngoa Vương Nguyên Khải Thanh
Kim Thạch Tụy Biên Vương Sưởng Thanh
Sử Ký Tả Truyện Điêu Đề Trung Tỉnh Tích Đức Thanh
Long Thành Trát KýChung Sơn Trát Ký Lư Văn Siêu Thanh
Tích Bão Hiên Bút Ký Diêu Nãi Thanh
Khảo Tín Lục Thôi Thuật Thanh
Độc Thư Tạp chí Vương Niệm Tôn Thanh
Kinh Truyện Thích TừKinh Nghĩa Thuật Vấn Vương Dẫn Chi Thanh
Tứ Sử Phát Phục Hồng Lượng Cát Thanh
Độc Thư Tùng Lục Hồng Di Huyên Thanh
Hán Thư Sơ Chứng Thẩm Khâm Hàn Thanh
Sử Ký Lễ Trắc Lâm Bá Đồng Thanh
Đồng Uất Đẩu Hiên Tùy Bút Thẩm Đào Thanh
Cảnh Cư Tập Hoàng Thức Tam Thanh
Bộc Thư Tạp Ký Tiễn Thái Cát Thanh
Giáo San Sử Ký Trát KýThư Nghệ Thất Tùy Bút Trương Văn Hổ Thanh
Cầu Khuyến Trai Độc Thư Lục Tăng Quốc Phiên Thanh
Sử Ký Trát Ký Quách Tung Đảo Thanh
Hán Thư Chú Bổ Chính Chu Thọ Xương Thanh
Hồ Lâu Bút Đàm Du Việt Thanh
Việt Man Đường Nhật Ký Lý Từ Minh Thanh
Sử Ký Hán Thư Tỏa Ngôn Thẩm Gia Bản Thanh
Hán Thư Bổ Chú Vương Tiên Khiêm Thanh
Sử Ký Tham Nguyên Thôi Thích Thanh
Sử Ký Hội Chú Khảo Chứng Takigawa Sukekoto Minh Trị
Quan Đường Tập Lâm Vương Quốc Duy Thanh
Sử Ký Đính Bổ Lý Lạp Trung Hoa Dân Quốc
Sử Lâm Tạp Thức Cố Hiệt Cương Trung Hoa Dân Quốc
Sử Ký Tân ChứngHán Thư Tân Chứng Trần Trực Trung Hoa Dân Quốc

Các bản dịch

Tiếng Việt

Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Đến nay, Sử ký vẫn chưa được dịch trọn bộ ra tiếng Việt. Có các bản dịch phổ biến sau:

  • Bản dịch của Nhượng Tống (Hà Nội, Nhà xuất bản Tân Việt, 1944; in lần thứ hai: Sài Gòn, Tân Việt, 1964), có 49 chương dịch từ 36 thiên của nguyên bản, hầu hết là trích dịch. Một số thiên có kèm "Lời bàn của Lâm Tây Trọng" và "Lời bàn của kẻ dịch".
    • Nhà xuất bản Văn học và Công ty cổ phần Sách Bách Việt tái bản, 2021, Nguyễn Duy Long hiệu khảo (hiệu đính và khảo chú), in kèm nguyên bản Hán văn mà Nhượng Tống đã sử dụng (Cổ văn tích nghĩa của Lâm Tây Trọng).
  • Bản dịch của Nhữ Thành (tức Phan Ngọc), được tái bản nhiều lần từ những năm 1960 tới năm 1988 (Nhà xuất bản Văn học), có lời giới thiệu công phu. Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 1999, ghi tên thật Phan Ngọc. Bản của Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây liên kết với Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (2003), Phan Ngọc dịch bổ sung thêm một số thiên như Hiếu Văn bản kỷ, Tấn Thế gia, Ngô Thái Bá thế gia, Triệu Thế gia, Tề thế gia, một số liệt truyện: Hung Nô, Cam Mậu - Sư Lý Tử, Mạnh Tử - Tuân Khanh, Lỗ Trọng Liên, Ninh Hạnh, Lưu Kính - Thúc Tôn Thông, Viên Áng - Triều Thố. Tái bản: Nhà xuất bản Lao động (2005, 2007, 2009). Nhiều đơn vị khác cũng tái bản bản dịch Phan Ngọc nhưng in từ bản năm 1988 hoặc 1999, không có các thiên dịch bổ sung.
  • Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi (Sài Gòn, Nhà xuất bản Lá Bối, 1970; in lần thứ hai: Lá Bối, 1972; nhiều lần tái bản sau 1975). Bản dịch có lời giới thiệu công phu, so với bản Phan Ngọc thì dịch ít thiên hơn, một số thiên trích dịch.
  • Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn - Việt Anh (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2005): Thực chất là bản bổ sung cho bản của Phan Ngọc vì hai dịch giả này dịch thêm các bản kỷ: Ngũ Đế, Hạ, Thương, Chu, Tần [23]. Các dịch giả lấy tên gọi của bản dịch theo tinh thần đó: "Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết", tức là dụng ý cung cấp cho người đọc một số thiên Sử ký trước đây chưa được dịch.
  • Bản dịch do Công ty cổ phần Văn hóa Truyền thông Nhã Nam tổ chức, là dự án dịch trọn bộ Sử ký, đang được tiến hành.
    • Sử ký tập I: "Bản kỷ" (Nhà xuất bản Văn học, 2014) Trần Quang Đức dịch, dịch đủ 12 bản kỷ[24].
    • Sử ký tập II "Liệt truyện thượng" (Nhà xuất bản Văn học, 2016) và tập II "Liệt truyện hạ" (Văn học, 2017), Phạm Văn Ánh dịch, dịch đủ 70 liệt truyện.
    • Sử ký tập III: "Thế gia" (Nhà xuất bản Văn học, 2020), Phạm Văn Ánh dịch, dịch đủ 30 thế gia.
  • Bản dịch của Phạm Hồng (Nhà xuất bản Văn học, 2016), là bản trích dịch. Văn bản nguồn là Sử ký tinh giải, Vương Thần chủ biên.
  • Một dự án dịch trọn bộ khác do nhóm Cổ Thư Lâu thực hiện.
    • Sử ký, Bản kỷ - Biểu, Nguyễn Đức Vịnh dịch, Nhà xuất bản Văn học và Công ty TNHH TM & Dịch vụ văn hóa Đinh Tị, 2022. Đây là lần đầu tiên phần Biểu gồm 10 thiên được dịch trọn vẹn ra tiếng Việt.

Tiếng Anh

  • Watson, Burton, trans. (1961). Records of the Grand Historian of China. New York: Columbia University Press.
    • In lại lần 2, 1993 (Records of the Grand Historian). Dịch 90 trên 130 thiên. ISBN 0231081693
  • Dương Hiến ÍchGladys Dương (1974), Records of the Historians. Hong Kong: Commercial Press.
  • Raymond Stanley Dawson (1994). Historical records. New York: Oxford University Press.
    • In lại, 2007 (The first emperor: selections from the Historical records). Chỉ dịch tài liệu liên quan đến nhà Tần. ISBN 9780199574391
  • Nienhauser, William J., ed. (1994– ). The Grand Scribe's Records, 9 vols. Bloomington: Indiana University Press. ISBN 978-0-253-34021-4 etc.
    • Vẫn đang tiếp diễn và dịch không theo trình tự.

Khác

  • (tiếng Pháp) Chavannes, Édouard dịch. (1895–1905). Les Mémoires historiques de Se-ma Ts'ien [The Historical Memoirs of Sima Qian], 6 vols.; rpt. (1967–1969) 7 vols., Paris: Adrien Maisonneuve. Vẫn chưa hoàn thành do cái chết của Chavannes. William Nienhauser gọi nó là "cộc mốc" và là "tiêu chuẩn mà tất cả các bản in tiếp theo... phải noi theo" [25].
  • (tiếng Pháp) Chavannes, Édouard, Maxime Kaltenmark Jacques Pimpaneau dịch (2015) Les Mémoires historiques de Se-Ma Ts'ien [The Historical Memoirs of Sima Qian], 9 vols.; Éditions You Feng, Paris. Đây là bản dịch đầy đủ của Sử ký
  • (tiếng Nga) Vyatkin, Rudolf V., trans. (1972–1996). Istoricheskie Zapiski (Si-czi) [Исторические записки (Ши-цзи)], 8 quyển. Moscow: Nauka.
  • (tiếng Quan thoại) Yang, Zhongxian 杨钟贤; Hao, Zhida 郝志达, eds. (1997). Quanjiao quanzhu quanyi quanping Shiji 全校全注全译全评史记 [Shiji: Fully Collated, Annotated, Translated, and Evaluated], 6 vols. Tianjin: Tianjin guji chubanshe.
  • (tiếng Nhật) Mizusawa, Toshitada 水澤利忠; Yoshida, Kenkō 吉田賢抗 dịch. (1996–1998). Sử ký 史記 [Sử ký], 12 vols. Tokyo: Kyūko.
  • (tiếng Đan Mạch) Svane, Gunnar O., trans. (2007). Historiske Optegnelser: Kapitlerne 61-130, Biografier 1-70. Aarhus: Aarhus Universitetsforlag.

Tác phẩm phái sinh

Văn học

Vì là bộ sách ghi chép sử đầy đủ đầu tiên còn lưu truyền lại, Sử ký Tư Mã Thiên là tư liệu cho rất nhiều người sau này sử dụng, đặc biệt nở rộ các tác phẩm dựa lịch sử viết vào thời nhà Minh-Thanh.

Kịch nghệ

Điện ảnh

Chú thích

  1. ^ Hardy, Grant (1994). “Can an Ancient Chinese Historian Contribute to Modern Western Theory? The Multiple Narratives of Ssu-Ma Ch'ien”. History and Theory. 33 (1): 20–38. doi:10.2307/2505650. templatestyles stripmarker trong |volume= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  2. ^ Wilkinson (2013), tr. 708.
  3. ^ Wilkinson (2012), tr. 708.
  4. ^ a b c d e f g h i j k Wilkinson (2012), tr. 706.
  5. ^ Burton Watson (1958). “The Form of the Shih chi”. Ssu Ma Ch'ien Grand Historian Of China. Columbia University Press. tr. 111–112.
  6. ^ a b Wilkinson (2013), tr. 706.
  7. ^ Sử ký 130: 3319, cited in Wilkinson (2013), tr. 706
  8. ^ Burton Watson (1958). “Beginning of Chinese Historiography”. Ssu Ma Ch'ien Grand Historian Of China. Columbia University Press. tr. 95–98.
  9. ^ Từ điển văn học (bộ mới), trang 1571, Nhà xuất bản Thế giới, 2005.
  10. ^ Từ điển văn học (bộ mới), đã dẫn.
  11. ^ Burton Watson (1958). “Selected Translation From the Shih Chi”. Ssu Ma Ch'ien Grand Historian Of China. Columbia University Press. tr. 183.
  12. ^ Chronological table of the six kingdoms Original text: 秦既得意,燒天下詩書,諸侯史記尤甚,為其有所刺譏也。詩書所以復見者,多藏人家,而史記獨藏周室,以故滅。惜哉,惜哉!獨有秦記,又不載日月,其文略不具。
  13. ^ Records of the Grand Historian, vol. Han Dynasty I, translated by Burton Watson (Columbia University, Revised Edition, 1993)
  14. ^ a b Burton Watson (1958). “The World of Ssu-ma Ch'ien”. Ssu Ma Ch'ien Grand Historian Of China. Columbia University Press. tr. 16–17.
  15. ^ Needham, Joseph. (1954). Science and Civilization in China: Volume 1, Introductory Orientations. Cambridge University Press. tr. 88. ISBN 0-521-05799-X.
  16. ^ Allan 2007, tr. 489–490.
  17. ^ Liu 2004, tr. 238.
  18. ^ Liu & Xu 2007, tr. 897–899.
  19. ^ Burton Watson (1958). “The Form of the Shih chi”. Ssu Ma Ch'ien Grand Historian Of China. Columbia University Press. tr. 113.
  20. ^ Burton Watson (1958). “The Biography of Ssu Ma Ch'ien”. Ssu Ma Ch'ien Grand Historian Of China. Columbia University Press. tr. 56–67. ISBN 1179483472.
  21. ^ Hulsewé, A. F. P. (1979). China in Central Asia: The Early Stage 125 BC – AD 23: an annotated translation of chapters 61 and 96 of the History of the Former Han Dynasty. E. Brill, Leiden. tr. 8–25. ISBN 90-04-05884-2.
  22. ^ Hán văn học sử cương yếu, trích trong Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn, trang 416, 417, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
  23. ^ Phần nước Tần từ lập quốc cho tới trước Thủy Hoàng là một bản kỷ riêng, thiên Tần Thủy Hoàng bản kỷ là thiên riêng và dịch đủ. Tần Thủy Hoàng bản kỷ trong bản dịch Phan Ngọc lược bỏ đoạn Tần Thủy Hoàng đánh sáu nước thống nhất thiên hạ.
  24. ^ Lam Thu (29 tháng 9 năm 2014). “Nhà nghiên cứu 8X dịch trọn bộ 'Sử ký' của Tư Mã Thiên”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2014.
  25. ^ Encyclopedia of Literary Translation into English p. 1282

Tham khảo

  • Durrant, Stephen (1986). “Shih-chi 史記”. Trong William H. Nienhauser Jr. (biên tập). The Indiana Companion to Traditional Chinese Literature, Vol. 1. Bloomington: Indiana University Press. ISBN 9780253329837. OCLC 11841260.
  • Hulsewé, A. F. P. (1993). “Shih chi 史記”. Trong Loewe, Michael (biên tập). Early Chinese Texts: A Bibliographical Guide. Berkeley: Society for the Study of Early China; University of California, Berkeley. tr. 405–414. ISBN 1-55729-043-1.
  • Hardy, Grant (1999). Worlds of Bronze and Bamboo: Sima Qian's Conquest of History. New York: Columbia University Press. ISBN 0231113048.
  • Knechtges, David R. (2014). “Shi ji 史記”. Trong Knechtges, David R.; Chang, Tai-ping (biên tập). Ancient and Early Medieval Chinese Literature, A Reference Guide: Part Two. Leiden: Brill. tr. 897–904. ISBN 978-90-04-19240-9.
  • Nienhauser, William (2011), “Sima Qian and the Shiji”, trong Feldherr, Andrew and Grant Hardy (biên tập), The Oxford History of Historical Writing: Volume 1: Beginnings to Ad 600, Oxford University Press, tr. 463–484, ISBN 0191036781
  • Tư Mã Thiên (1993), Records of the Grand Historian of China. Chin Dynasty. Dịch bởi Burton Watson (New York, Columbia University Press). ISBN 0-231-08168-5 (hbk); ISBN 0-231-08169-3 (pbk)
  • Tư Mã Thiên (1993), Records of the Grand Historian of China. Han Dynasty II. (Revised Edition). Dịch bởi Burton Watson (New York, Columbia University Press). ISBN 0-231-08168-5 (hbk); ISBN 0-231-08167-7 (pbk)
  • Tư Mã Thiên (1961), Records of the grand historian of China, Dịch từ Shih chi of Ssu-ma Ch'ien bởi Burton Watson (New York: Columbia University Press). ISBN 0-231-08165-0
  • Tư Mã Thiên (1994), The Grand Scribe’s Records I: the basic annals of pre-Han China (editor—Nienhauser W.H. Jr.) (Bloomington: Đại học Indiana Press). (An annotated translation.)
  • Tư Mã Thiên (1994), The Grand Scribe’s Records VII: the memoirs of pre-Han China (editor—Nienhauser W.H. Jr.) (Bloomington: Đại học Indiana Press). (An annotated translation.)
  • Hulsewé A.F.P. (1993), "Shih chi", Early Chinese Texts: a bibliographical guide (editor—Loewe M.) p. 405–414 (Berkeley: Society for the Study of Early China).
  • Wilkinson, Endymion (2013). Chinese History: A New Manual. Harvard-Yenching Institute Monograph Series 84. Cambridge, MA: Harvard-Yenching Institute; Harvard University Asia Center. ISBN 978-0-674-06715-8.

Xem thêm

Liên kết ngoài