Nhị thập tứ sử (chữ Hán: 二十四史; bính âm: Èrshísì Shǐ; Wade-Giles: Erhshihszu Shih) là tên gọi chung của 24 bộ sử thư do các triều đại phong kiến Trung Quốc biên soạn. Đây đều là các bộ sách sử chính thống do các sử quan của các triều đại biên soạn, nên còn được gọi chung là chính sử. Nhị Thập Tứ Sử ghi chép từ nhân vật Hoàng Đế trong truyền thuyết cho đến năm Sùng Trinh thứ 17 (1644) nhà Minh. Toàn bộ có 3213 quyển, ước tính 40 triệu chữ. Phương pháp biên soạn sử dụng thể kỷ truyện. Nó thường được coi là một nguồn dữ liệu chính xác về truyền thống lịch sử và văn hoá Trung Quốc, và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, quân sự, địa lý, dân tộc và nhiều chủ đề khác.
Các cuốn sách trong bộ Nhị thập tứ sử
Các công trình có tính kế tục
Nhị thập ngũ sử và Nhị thập lục sử
Trung Hoa Dân Quốc thời Viên Thế Khải đã biên soạn Tân Nguyên sử (sửa chữa những sai sót của Nguyên sử) và Thanh sử cảo (ghi chép lịch sử nhà Thanh). Hai mươi tư bộ sử nói trên cùng với Tân Nguyên sử được gọi là Nhị thập ngũ sử, cùng với cả hai bộ sử mới được gọi là Nhị thập lục sử.
Trước khi Tam quốc chí và Hậu Hán thư hoàn thành, ba bộ sử Sử ký, Hán thư và Đông Quán Hán ký đươc gọi là Tam sử.
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài