Biển Thước

Biển Thước
SinhChu An vương nguyên niên (401 TCN)
quận Bột Hải, nước Trịnh
MấtChu Noãn vương năm thứ 5 (310 TCN)
mặt Bắc của Ly Sơn, nước Tần
Tên khácLư Y (卢医)
Nghề nghiệpThầy thuốc

Biển Thước (chữ Hán: 扁鵲), tên thật là Tần Việt Nhân (秦越人)[1], lại có thuyết tên Tần Hoãn (秦緩), hiệu Lư Y (卢医), là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử Trung Quốc.

Tương truyền ông chính là người khai sinh ra phương pháp bắt mạch, là người đặt tiền đề quan trọng cho Đông y[2]. Do tiếng tăm và các điển tích thần kỳ, về sau Biển Thước cùng Hoa Đà, Trương Trọng CảnhLý Thời Trân được hậu thế xưng tụng Trung Quốc cổ đại Tứ đại danh y. Tác phẩm của ông còn có Biển Thước nội kinh, Biển Thước ngoại kinhNạn kinh.

Cuộc đời

Cơ duyên với nghề thầy thuốc

Biển Thước vốn người quận Bột Hải, Mạc châu (莫州; nay là huyện Nhâm Khâu, tỉnh Hà Bắc), thuộc nước Trịnh, sinh vào khoảng 401 TCN (đầu thời Chu An vương). Thời còn trai trẻ, Tần Việt Nhân vốn là chủ một quán trọ, và sống bằng nghề này.

Lúc đó, có một lương y biệt danh là Trường Tang Quân thường trọ tại quán của Việt Nhân. Việt Nhân rất kính trọng vị lương y này, nên đã phục vụ rất chu đáo và không lấy tiền. Để đáp lại, Trường Tang Quân nhận Việt Nhân làm học trò và truyền hết sở học cho ông.Khi tay nghề đã thành thạo, Việt Nhân chuyển hẳn sang nghề thầy thuốc này, dần dần trở nên nổi tiếng, vì ông chữa bệnh quá tài tình nên được dân chúng nước Triệu tặng cho biệt hiệu Biển Thước tiên sinh. Tương truyền, Biển Thước là tên 1 vị thần y sống vào thời Hoàng Đế.

Hành nghề cứu người

Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, thuật đồng bóng đang lan tràn, nghề y bị lạnh nhạt; nhiều người mắc bệnh không chịu uống thuốc mà cứ rước đồng bóng về để "đuổi quỷ, trừ tà". Thậm chí nhiều nước chư hầu còn đặt ra các chức quan "đại chức", "tư vu" để chuyên lo việc này.

Biển Thước rất ghét thói mê tín ấy, thường xuyên đấu tranh chống lại nó một cách kiên trì, và thông qua hoạt động chữa bệnh có hiệu quả của mình để vạch trần trò hề mê tín của đồng bóng. Căn cứ vào kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm nhiều năm làm nghề của mình, Biển Thước đúc kết thành "tứ chẩn" trong phép khám và điều trị là nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Ngoài việc vận dụng thành thạo "tứ chẩn" để đoán bệnh, Biển Thước sử dụng nhiều biện pháp trị liệu như châm kim đá, châm cứu, xoa nóng, xoa bóp, mổ xẻ, cho uống thuốc v.v...

Theo Hán thư ngoại truyện, có lần Biển Thước dẫn năm người học trò đến nước Quắc (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây) để làm thuốc, nghe nói Thế tử nước Quắc bị bệnh qua đời đột ngột, ông cảm thấy đáng ngờ, bèn xin được vào xem. Quan sát một hồi, thấy cánh mũi người chết còn động đậy, hai chân còn ấm, Biển Thước chẩn đoán kỹ rồi kết luận: "Thế tử mắc chứng "thi quyết" (chết giả), có thể cứu sống được". Ông bèn châm kim các huyệt chủ yếu, tiếp theo sai học trò Tử Minh làm ngải cứu, Cốc Tử đổ thuốc, Tử Dung xoa bóp không ngừng tay. Hồi lâu, quả nhiên "người chết "dần dần tỉnh lại. Biển Thước lại dùng thuốc dán dưới hai nách, bệnh nhân ngồi dậy được ngay.

Vua nước Quắc hết sức vui mừng, không tiếc lời khen ngợi. Người xem Biển Thước như thần tiên, cho rằng ông có thuật "cải tử hoàn sinh ". Biển Thước khiêm tốn giải thích: "Không phải tôi cứu sống người chết, mà người bệnh vốn chưa chết, tôi chỉ cứu người bệnh khỏi cơn hấp hối mà thôi".

Giai thoại

Chẩn bệnh Tề Hoàn công

Về tài dùng mắt đoán được bệnh, có một giai thoại về Biển Thước sau đây đã được sử gia Tư Mã Thiên ghi lại trong bộ Sử Ký và người đời sau nhắc lại một lần nữa trong bộ truyện Đông Chu Liệt Quốc (ở hồi thứ 32). Chuyện như sau:

Về phương pháp bắt mạch của Biển Thước, cũng lưu truyền trong dân gian một giai thoại như sau:

Khoai mài và nước lã

Lại có một giai thoại khác nữa về vị thần y:

Một hôm có một phụ nữ khá đẹp đến gặp Biển Thước, xin một toa thuốc độc, có thể giết người mà không để lại dấu vết. Đối tượng mà người phụ nữ định đầu độc chính là chồng của chị ta, vì chị này vốn đã có tình ý với một người đàn ông khác. Biển Thước sợ nếu mình từ chối, sẽ có người khác giúp chị đàn bà hoàn thành tâm nguyện, nên giả vờ nhận lời. Ông dặn: về mua khoai mài (hoài sơn) gọt vỏ nấu với lươn cho chồng ăn, mỗi ngày một lần, ít lâu sẽ chết. Người đàn bà hớn hở về làm đúng như lời hướng dẫn.

Khoảng tháng sau, chị này mang lễ vật đến tạ ơn Biển Thước, báo tin chồng đã chết. Ông rất đỗi ngạc nhiên, chẳng hiểu sao khoai mài nấu cháo lươn là một món rất bổ dưỡng mà ăn vào lại chết. Biển Thước cảm thấy lương tâm cắn rứt, lại hoài nghi về kiến thức y học của chính mình, nên thề giải nghệ, không chữa cho bất kỳ ai. Ông còn lấy chìa khóa tủ sách thuốc nhà mình vứt xuống sông cạnh nhà.

Sau đó ít lâu, một hôm vừa thức dậy, Biển Thước thấy một chàng trai trẻ làm nghề đánh cá đến van xin ông làm phước cứu vợ anh ta đang bị sanh khó. Biển Thước nhớ lại lời thề dạo trước nên không thèm trả lời chàng trai, chỉ lớn tiếng bảo người nhà: "Lấy nước rửa mặt" (cho ông)!. Chàng ngư phủ lại ngỡ đó là lời vị danh y mách bảo cho mình, bèn ba chân bốn cẳng chạy về nhà làm đúng như thế. Quả nhiên vừa rửa mặt xong thì vợ anh ta đẻ được ngay.

Vài hôm sau, chàng trai đánh bắt được một con cá lớn, nhớ ơn thầy thuốc cứu vợ con mình, bèn kính cẩn đem con cá đến biếu. Một lần nữa, Biển Thước rất ngạc nhiên, mới hỏi: "Tôi có ơn huệ gì với anh đâu, mà anh đem cá tạ ơn?". Chàng trai đáp: "Nhờ ơn thầy dạy, tôi lấy nước rửa mặt cho vợ tôi thì vợ tôi sinh được ngay một thằng con trai rất cứng cáp, dễ thương, nên có chút quà này, mong thầy nhận cho". Biển Thước không sao lý giải được hai trường hợp hy hữu trên, cho là tại thời vận hên xui, nên cảm hứng thốt lên hai câu thơ:

Vận khứ, hoài sơn năng trí tử
Thời lai, thanh thủy khả thôi sinh
(nghĩa là: Hết thời, khoai mài có thể làm chết người; còn thời, nước lã có thể cứu sống người).

Sau khi chàng đánh cá về, người nhà đem cá ra mổ làm món nhắm cho nhà danh y uống rượu. Lại một sự không ngờ thứ ba xảy đến: khi mổ bụng cá, thấy chùm chìa khóa, lại chính là chìa khóa tủ sách thuốc mà Biển Thước đã ném xuống sông lúc trước. Ông tự nghiệm rằng: Thiên mệnh đã đặt cho mình nghề làm thuốc để cứu người, không thể chối bỏ. Từ đó ông ra sức nghiên cứu sâu thêm về y thuật, cứu được rất nhiều bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên ông vẫn chưa hiểu do đâu có tác dụng ngược lại của củ mài và nước lạnh.

Một hôm có người đem lươn lại bán. Một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu. Biển Thước bảo người bán lươn đổ cả giỏ lươn xuống đất, thấy trong đám lươn chỉ có một con ngóc đầu lên cao, còn lại đầu rạp sát đất. Biển Thước mua con lươn ngóc đầu ấy đem làm thịt nấu cho chó ăn thì chó chết. Bấy giờ Biển Thước mới hiểu cái chết oan uổng của chàng trai có vợ lăng loàn là do ăn phải thứ lươn ngóc đầu lên chứ không phải tại khoai mài. Còn nước lã giúp vợ chàng đánh cá đẻ mau, vì chị ấy quá mệt, không còn sức rặn. Khi đem nước lạnh rửa mặt, sản phụ cảm thấy sảng khoái, sức mạnh tăng thêm nên sinh được dễ dàng chứ không có gì bí hiểm cả.

Bắt mạch, chẩn đoán chính xác bệnh tình là một cống hiến lớn của Biển Thước đối với y học Trung Quốc nói riêng, ngành Đông y nói chung. Trong "Sử ký", Tư Mã Thiên tán tụng: "Đến nay thiên hạ nói đến mạch là do Biển Thước vậy". Thật ra nói thế có phần nào hơi phóng đại, nhưng đúng là Biển Thước rất tinh thông phép bắt mạch, chẩn đoán bệnh chính xác và trị bệnh giỏi như thần. Chính vì vậy nên dân gian có rất nhiều giai thoại truyền tụng về Biển Thước mà ở trên là một vài ví dụ.

Tuy nhiên, đã là giai thoại thì tính chính xác hạn chế. Ví dụ như giai thoại "khoai mài, nước lã"; có người cho là của một danh y Việt Nam chứ không phải của Biển Thước.

Qua đời

Đến cuối đời, danh tiếng Biển Thước ngày càng lớn, càng khiến cho nhiều người ganh ghét, trong đó có một viên quan Thái y nước Tần tên Lý Ê (李醯). Hắn vốn là kẻ bất tài, thấy y thuật Biển Thước hơn người, sợ một ngày nào đó có thể thay vị trí của hắn nên đang tâm âm mưu giết Thước.

Năm Chu Noãn vương thứ 5 (310 TCN), Biển Thước diện kiến Tần Vũ vương. Sau khi nghe vua Tần kể bệnh Biển Thước xin được điều trị. Một số người can ngăn vua Tần: "Đại vương đau ở phía trước tai, phía dưới mắt. Trị chưa chắc đã hết, không khéo tai lại hóa điếc, mắt hóa mờ mất". Tần Vũ vương vốn nhát, nghe vậy bèn thôi, không cho Biển Thước trị bệnh. Biển Thước giận dữ, liệng cục đá đồ nghề xuống đất, mắng vua Tần: "Đại vương vấn kế bậc trí giả mà lại nghe lời kẻ ngu để hỏng việc. Điều đó cho tôi thấy chính trị của nước Tần như thế nào, nước Tần có thể mất vì đại vương đấy".[3].

Sau khi chẩn bệnh cho Tần Vũ vương xong, Biển Thước rời đi. Khi đến mặt bắc của Ly Sơn, Lý Ê đã sai người lén phục kích bên hông đường nhỏ chờ Biển Thước đến và giết chết ông. Tương truyền khi ấy ông đã khoảng 90 tuổi. Nhân dân ở nhiều địa phương rất thương tiếc, đã cho dựng mộ, bia và thờ Biển Thước ở Thiểm Tây, Sơn Đông, Hà Bắc,...

Di sản

Theo sách sử ghi chép, Biển Thước khi còn sống đã có sách Biển Thước nội kinh (扁䳍内经), Biển Thước ngoại kinh (扁䳍外经), đáng tiếc đều đã mất. Hiện còn quyển Nạn kinh (難經), có giá trị tham khảo khá cao về kinh mạch, tuy có người cho rằng sách này do người đời sau làm, lấy tên Biển Thước.

Sử gia Tư Mã Thiên đánh giá Biển Thước rất cao: "Biển Thước hành nghề y làm kẻ đứng đắn tôn trọng, giữ mực thước tinh tế trong sáng, đời sau học theo không phải dễ". Thiết tưởng sự đánh giá của Tư Mã Thiên về thần y Biển Thước như trên không có gì là quá đáng.

Chú thích

  1. ^ Sử ký: "扁鹊者,勃海郡郑人也,姓秦氏,名越人。"
  2. ^ Sử ký: "至今天下言脈者,由扁鵲也。"
  3. ^ Chiến quốc sách, chương "Tần sách"

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tứ đại danh y Trung Hoa
Biển Thước • Hoa Đà • Trương Trọng Cảnh • Lý Thời Trân

Read other articles:

Ludwig Andreas von FeuerbachLudwig Andreas von FeuerbachLahir(1804-07-28)28 Juli 1804Landshut, BavariaMeninggal13 September 1872(1872-09-13) (umur 68)Rechenberg dekat Nürnberg, Kekaisaran JermanEraFilsafat abad ke-19KawasanFilsafat BaratAliranMaterialisme, HumanismeMinat utamaAgama, KekristenanGagasan pentingAgama sebagai proyeksi luar dari sifat batin manusia Dipengaruhi Hegel Memengaruhi Leconte de Lisle, Karl Marx, Friedrich Engels, Mikhail Bakunin, Max Stirner, Joseph Die...

 

Nama ini menggunakan cara penamaan Portugis. Nama keluarga pertama atau maternalnya adalah dos Santos Gato Alves dan nama keluarga kedua atau paternalnya adalah Dias. Rúben Dias Informasi pribadiNama lengkap Rúben dos Santos Gato Alves Dias[1]Tanggal lahir 14 Mei 1997 (umur 26)[2]Tempat lahir Amadora, PortugalTinggi 187 cm (6 ft 2 in)[3]Posisi bermain Bek tengah[4]Informasi klubKlub saat ini Manchester CityNomor 3Karier junior2006–20...

 

Pour les articles homonymes, voir Poperen (homonymie). Jean Poperen Fonctions Ministre chargé des Relations avec le Parlement 10 mai 1988 – 2 avril 1992 (3 ans, 10 mois et 23 jours) Président François Mitterrand Premier ministre Michel RocardÉdith Cresson Gouvernement Michel Rocard I et IIÉdith Cresson Prédécesseur André Rossinot Successeur Martin Malvy Député français 23 juin 1988 – 28 juillet 1988(1 mois et 4 jours) Élection 12 juin 1988 Circonscrip...

Indonesian politician (born 1965) Ratna Ani LestariRegent of BanyuwangiIn office20 October 2005 – 20 October 2010Preceded bySamsul HadiSucceeded byAbdullah Azwar AnasMember of Jembrana Regency CouncilIn office2004–2005 Personal detailsBorn (1965-12-06) 6 December 1965 (age 58)Banten, IndonesiaSpouseI Gede Winasa (divorced) Ratna Ani Lestari (born 6 December 1965) is an Indonesian former politician who was the regent of Banyuwangi Regency. Serving between 2005 and 2010, she w...

 

此條目可参照英語維基百科相應條目来扩充。 (2021年5月6日)若您熟悉来源语言和主题,请协助参考外语维基百科扩充条目。请勿直接提交机械翻译,也不要翻译不可靠、低品质内容。依版权协议,译文需在编辑摘要注明来源,或于讨论页顶部标记{{Translated page}}标签。 约翰斯顿环礁Kalama Atoll 美國本土外小島嶼 Johnston Atoll 旗幟颂歌:《星條旗》The Star-Spangled Banner約翰斯頓環礁�...

 

Louisiana dish Crawfish pieCrawfish pie, gumbo, and crawfish etouffe at Père Antoine in New Orleans (2007)TypeSavoury piePlace of originUnited StatesRegion or stateLouisianaMain ingredientsCrawfish  Media: Crawfish pie Crawfish pie is a type of baked savory pie common in the Cajun and Creole cuisine of Louisiana. It is similar in appearance to a pot pie and contains crawfish.[1][2] The dish is typically served as a hand pie but it can also be made into larger 9-inch ...

2020年夏季奥林匹克运动会波兰代表團波兰国旗IOC編碼POLNOC波蘭奧林匹克委員會網站olimpijski.pl(英文)(波兰文)2020年夏季奥林匹克运动会(東京)2021年7月23日至8月8日(受2019冠状病毒病疫情影响推迟,但仍保留原定名称)運動員206參賽項目24个大项旗手开幕式:帕维尔·科热尼奥夫斯基(游泳)和马娅·沃什乔夫斯卡(自行车)[1]闭幕式:卡罗利娜·纳亚(皮划艇)&#...

 

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Visakhi – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Visakhi atau Vaisakhi (Punjabi: ਵਿਸਾਖੀ) visākhī), juga dikenal sebagai Baisakhi, Vaishakhi, atau Vasakhi adalah festival yang dir...

 

Suvarnabhumi Airport is, as of 2011, the fifth busiest airport in Asia. Don Mueang Airport is the country's second busiest airport. Statistical sources Thailand has 38 commercial airports.[1]: 3  Airports of Thailand PLC (AOT) manages Thailand's six international airports and generates their statistics.[2] Suvarnabhumi Airport (BKK) Don Mueang International Airport (DMK) Chiang Mai International Airport (CNX) Phuket International Airport (HKT) Hat Yai Internat...

乔冠华 中华人民共和国外交部部长 中国人民对外友好协会顾问 任期1974年11月—1976年12月总理周恩来 → 华国锋前任姬鹏飞继任黄华 个人资料性别男出生(1913-03-28)1913年3月28日 中華民國江蘇省盐城县逝世1983年9月22日(1983歲—09—22)(70歲) 中华人民共和国北京市籍贯江蘇鹽城国籍 中华人民共和国政党 中国共产党配偶明仁(1940年病逝) 龚澎(1970年病逝) 章含�...

 

خارطة الهلال الخصيب خارطة امتداد المشرق العربي بشكل عام المشرق أو المشرق العربي هو مصطلح جغرافي يُطلق على جزء من منطقة الشرق الأوسط، الذي يمتد من البحر الأبيض المتوسط غربا حتى الهضبة الإيرانية شرقا.[1] وهو اسم يشير إلى الجزء الشرقي من الوطن العربي في مقابل المغرب العرب�...

 

Timeline of notable events in the history of Nigeria Part of a series on theHistory of Nigeria Timeline Early history pre-1500 Nok culture 1500-1 BC Pre-colonial period 1500–1800 British period 1800–1960 First Republic 1960–1979 Civil War 1967–1970 Second Republic 1979–1983 Third Republic 1993–1999 Fourth Republic 1999–present Topics Economic Igbo people Yoruba people Hausa people By state Abia Adamawa Akwa Ibom Anambra Bauchi Bayelsa Benue Borno Cross River Delta Ebonyi Edo Eki...

Object of ongoing debate North American Free Trade Agreement's impact on United States employment has been the object of ongoing debate since the 1994 inception of the North American Free Trade Agreement (NAFTA) with Canada and Mexico. NAFTA's proponents believe that more jobs were ultimately created in the USA. Opponents see the agreements as having been costly to well-paying American jobs. Overview The economic impacts of NAFTA have been modest. In a 2015 report, the Congressional Research ...

 

Methods to identify locations on the Sun Heliographic redirects here. For other uses, see Heliograph (disambiguation). In solar observation and imaging, coordinate systems are used to identify and communicate locations on and around the Sun. The Sun is made of plasma, so there are no permanent demarcated points that can be referenced. Background Further information: Solar rotation The Sun is a rotating sphere of plasma at the center of the Solar System. It lacks a solid or liquid surface, so ...

 

Sage in Hinduism ShaunakaShaunaka recites the Mahabharata, a Mughal paintingAffiliationRishiTextsRigveda, Mahabharata Shaunaka (Sanskrit: शौनक, IAST: śaunaka) is the name applied to teachers, and to a Shakha of the Atharvaveda. It is especially the name of a celebrated Sanskrit grammarian, author of the Ṛgveda-Prātiśākhya, the Bṛhaddevatā, the Caraṇa-vyūha and six Anukramaṇīs (indices) to the Rigveda. He is claimed as the teacher of Katyayana and especially of Ashvalaya...

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (ديسمبر 2020) تشارلز بينز معلومات شخصية تاريخ الميلاد سنة 1786   تاريخ الوفاة سنة 1847 (60–61 سنة)  مواطنة كندا  الحياة العملية المهنة سياسي  اللغات الإنجليزية  ت...

 

Pour les articles homonymes, voir Klarsfeld. Serge KlarsfeldSerge Klarsfeld en 2015.FonctionPrésidentFils et filles de déportés juifs de Francedepuis 1979BiographieNaissance 17 septembre 1935 (88 ans)BucarestNationalités israélienneroumainefrançaiseFormation Institut d'études politiques de ParisActivités Historien, écrivain, chasseur de nazisConjoint Beate KlarsfeldEnfants Arno KlarsfeldLida Klarsfeld (d)Autres informationsMembre de Fils et filles de déportés juifs de FranceD...

 

この記事の主題はウィキペディアにおける音楽の特筆性の基準を満たしていないおそれがあります。 基準に適合することを証明するために、記事の主題についての信頼できる二次資料を求めています。なお、適合することが証明できない場合には、記事は統合されるか、リダイレクトに置き換えられるか、さもなくば削除される可能性があります。出典検索?: 山口�...

Spanish labour system in its colonies Francisco Hernández Girón was a Spanish encomendero in the Viceroyalty of Peru who protested the New Laws in 1553. These laws, passed in 1542, gave certain rights to indigenous peoples and protected them against abuses. Drawing by Felipe Guamán Poma de Ayala. Part of a series onForced labour and slavery Contemporary Child Labour Child soldiers Conscription Debt Forced marriage Bride buying Child marriage Wife selling Forced prostitution Human trafficki...

 

حزب المحافظين الكولومبي   البلد كولومبيا  تاريخ التأسيس 4 أكتوبر 1849    حركة الخلاص الوطني  المقر الرئيسي بوغوتا  الأيديولوجيا سياسة محافظة  الموقع الرسمي الموقع الرسمي  تعديل مصدري - تعديل   مؤيدون للحزب المحافظ الكولومبي جزء من سلسلة مقالات سياسة كو�...