Lâm Tế tông (zh. línjì-zōng/lin-chi tsung 臨濟宗, ja. rinzai-shū) là một dòng thiền được liệt vào Ngũ gia thất tông—tức là Thiền chính phái—do Thiền sưLâm Tế Nghĩa Huyền sáng lập. Đây là tông Thiền phát triển và hưng thịnh nhất trong Thiền tông. Cùng với tông Tào Động, tông Lâm Tế là một trong hai phái Thiền còn được truyền thừa liên tục cho đến ngày nay ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Khoảng vài mươi năm đến bây giờ, tông Lâm Tế được truyền bá rộng rãi đến phương Tây thông qua các Thiền sư Nhật Bản.[1]
Lịch sử
Sơ khai
Đời Đường, Thiền sưLâm Tế Nghĩa Huyền tham học với Thiền sư Hoàng Bá Hi Vận rồi ngộ đạo và được ấn chứng. Vào năm Đại trung thứ 8 (854) đời vua Tuyên Tông, sư đến trụ trì ở Viện Lâm Tế tại Trấn châu, Hà Bắc và đặt ra các cơ phong, Thiền lý như Tam huyền tam yếu, Tứ liệu giản,... để tiếp dẫn đồ chúng, tông phong hưng thịnh và từ thời Trung Đường về sau đã phát triển thành 1 tông phái lớn, gọi là tông Lâm Tế.[2]
Thời kỳ nhà Tống
Tông Lâm Tế truyền đến đời thứ 8 phân làm hai nhánh: Dương Kỳ phái do Thiền sư Dương Kỳ Phương Hội sáng lập và Hoàng Long Phái do Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam làm khai tổ. Lúc đầu cả hai nhánh này đều phát triển ngang bằng nhau, nhưng đến cuối đời Tống thì phái Hoàng Long thất truyền tại Trung Quốc và chỉ còn tồn tại ở Kiến Nhân tự và Thọ Phúc tự do Minh Am Vinh Tây sáng lập bên Nhật Bản. Từ đó, phái Dương Kỳ là chủ lưu của truyền thừa tông Lâm Tế ở Trung Quốc.[3][4]
Thời kỳ nhà Nguyên, tông Lâm Tế tiếp tục được kế thừa và phát triển mạnh mẽ. Tông Lâm Tế mạnh đến mức mà vua nhà Nguyên đã sai Triệu Mạnh Phủ lập bia "Lâm Tế Chính Tông" ở Lâm Tế Viện (Hà Bắc, Trung Quốc) là tổ đình gốc của tông này để tuyên bố về tính chính thống, "chính tông" của truyền thừa Lâm Tế. Bia này nói rằng trong Ngũ gia của Thiền tông chỉ có tông Lâm Tế là được gọi là chính tông, điều đó cho thấy ảnh hưởng của tông Lâm Tế lan rộng đến cả nhà cầm quyền đương thời và nhận được sự ủng hộ, tôn sùng của họ. Những vị Thiền sư nổi danh thời kỳ này thì có Trung Phong Minh Bản (thuộc phái Phá Am), Cổ Lâm Thanh Mậu (zh. 古林清茂, 1262-1329, thuộc phái Tùng Nguyên), Tiểu Ấn Đại Hân (zh. 笑隱大訢, 1284-1344, thuộc phái Đại Huệ).[3][5]
Nếu như Thiền Lâm Tế từ đời Nam Tống trở về trước chủ trương "Thiền duy nhất" thì đến thời kỳ này bắt đầu có sự pha trộn với tư tưởng của Tịnh Độ tông, ví dụ điển hình là chủ trương Thiền-Tịnh song tu của Thiền sư Trung Phong Minh Bản.[3]
Thời kỳ Minh - Thanh
Ba trong "Tứ đại cao tăng đời Minh mạt" là thuộc về tông Lâm Tế, đó là các vị Thiền sư Vân Thê Châu Hoằng, Tử Bách Chân Khả (1543-1603) và Hám Sơn Đức Thanh. Điều đó chứng tỏ tông Lâm Tế là Thiền phái phát triển bậc nhất thời kỳ này. Thêm vào đó, Thiền sư Vân Thê Châu Hoằng và Hám Sơn Đức Thanh là hai nhân vật tiêu biểu cho khuynh hướng Thiền-Tịnh song tu dưới đời Minh và khuynh hướng này có lẽ đã bao quát khắp các tùng lâm Thiền tông Trung Quốc đương thời.
Từ cuối đời Minh cho đến đầu đời Thanh, nội bộ Thiền tông Trung Quốc bắt đầu có sự cải cách và phục hưng tông phái. Nhiều vị Thiền sư như Mật Vân Viên Ngộ, Thiên Ẩn Viên Tu (zh. 天隱圓修, 1575-1635), Ngọc Lâm Thông Tú, Ngưỡng Khê Hành Sâm (1614-1677)... đã nỗ lực khôi phục lại tông Lâm Tế. Ấn tượng nhất trong số này là Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ, ông là người đã trùng hưng ngôi đại tùng lâm Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự ở Ninh Ba, Triết Giang là biến nơi đây thành "truyền pháp tùng lâm" của phái mình. Ông nổi tiếng với việc ứng dụng lại các cơ phong tiếp dẫn đệ tử của Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền như đánh, hét và khuynh hướng này được các đệ tử của ông như Phí Ẩn Thông Dung (zh. 費隱通容, 1593-1661), Mộc Trần Đạo Mân (zh. 木陳道忞, 1596-1674)... kế thừa.
Thời kỳ này cũng diễn ra các cuộc tranh luận rất sôi nổi và kịch liệt giữa các Thiền sư của hai phái Lâm Tế và Tào Động về lịch sử, truyền thừa và pháp tu của Thiền tông. Một trong hai cuộc tranh cãi điển hình nhất là là cuộc tranh cãi về tác phẩm Ngũ Đăng Nghiêm Thống của Thiền sư Phí Ẩn Thông Dung mà trong đó Phí Ẩn cho rằng Thiên Hoàng Đạo Ngộ là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất chứ không phải Thạch Đầu Hi Thiên nên Vân Môn tông và Pháp Nhãn tông phải thuộc về nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng, còn nhánh Thanh Nguyên Hành Tư chỉ có duy nhất tông Tào Động. Cuộc tranh cãi này đã dẫn tới một vụ kiện pháp lý vào năm 1654.[3]
Thời kỳ cận - hiện đại
Cận đại, tông Lâm Tế được tiếp tục duy trì thông qua hoạt động của hai vị Thiền sư là Hư Vân và Lai Quả. Về Thiền sư Hư Vân, ông là người có công lao khôi phục lại hàng chục ngôi Thiền viện của Thiền tông Trung Quốc cũng như đào tạo ra thế hệ tăng tài tiếp nối mạng mạch của Ngũ Gia, trong đó có tông Lâm Tế. Pháp môn chính mà Thiền sư Hư Vân truyền bá là Thiền Khán Thoại xuất phát từ tông Lâm Tế.
Thiền sư Lai Quả (zh. Laiguo, 1881-1953) là vị Thiền sư Lâm Tế nổi danh thứ hai xếp sau Tổ Hư Vân trong thời cận đại của Trung Quốc. Ông trước tu niệm Phật, sau chuyển sang tham thiền và ngộ đạo khi tham cứu câu thoại "Niệm Phật là ai?". Sau khi trở thành trụ trì chùa Cao Mân ở Dương Châu, Giang Tô, ông đã thực hiện đường lối Thiền rất quy củ và nghiêm ngặt. Ông từ chối thực hiện bất cứ hoạt động nào trong chùa mà không liên quan đến tham thiền, kể cả tụng kinh, trì chú, niệm Phật. Vì điều kiện chùa rất thiếu thốn, các vị sư thường chỉ ăn cám gạo. Một lần, vào ngày Phật Đản, vì không có đồ cúng dâng lên Phật, các vị sư chùa Cao Mân đã nấu nước sôi bưng lên cúng dường Phật rồi sau đó uống để qua cơn đói và tiếp tục tham thiền. Thiền sư Lai Quả cũng thường dùng Thiền bản để đánh cảnh sách đệ tử khi họ không tập trung hay lơ đãng. Có một bà thí chủ dâng cúng 7 thỏi vàng với yêu cầu là ông phải dùng Thiền bản đánh bà để giúp bà tiêu trừ nghiệp chướng nhưng Thiền sư Lai Quả từ chối nói: "Hương bản này chỉ dùng để đánh những người có khả năng thành tổ sư!" Thiền sư Lai Quả đã để lại rất nhiều hướng dẫn về phương pháp Khán thoại đầu và được lưu lại trong Ngữ Lục. Pháp ngữ của ông đã được Hòa thượng Thích Duy Lực dịch sang tiếng Việt với các bộ là Tham Thiền Phổ Thuyết, Thiền Thất Khai Thị Lục (Quyển Thượng& Quyển Hạ).[6]
Ảnh hưởng
Nhật Bản
Cuối thời kỳ Nam Tống, Thiền Lâm Tế được truyền bá ồ ạt từ Trung Quốc sang Nhật Bản thông qua các vị du tăng người gốc Nhật như Duệ Sơn Giác A[7] (zh. 叡山覺阿), Minh Am Vinh Tây, Viên Nhĩ Biện Viên, Tâm Địa Giác Tâm, Nam Phổ Thiệu Minh... hay các Thiền sư Lâm Tế Trung Quốc được giới cầm quyền Nhật Bản thỉnh sang Nhật hoằng pháp như Lan Khuê Đạo Long, Vô Học Tổ Nguyên, Ngột Am Phổ Ninh, Nhất Sơn Nhất Ninh... Vì lý do đó, tông Lâm Tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Thiền đời Tống (Thiền đốn ngộ, Thiền công án) và khuynh hướng văn học Thiền (thư pháp, thi kệ) cũng như nghệ thuật Thiền (vẽ tranh, vườn Thiền, kiến trúc).[3][4] Nhiều người thường nhầm lẫn Minh Am Vinh Tây là người Nhật Bản đầu tiên truyền Thiền Lâm Tế vào Nhật Bản, nhưng thực chất phải là Duệ Sơn Giác A, môn đệ nối pháp của Thiền sư Hạt Đường Huệ Viễn. Ông đến Trung Quốc cầu đạo và đắc pháp sớm hơn Vinh Tây. Tuy nhiên sau khi về nước, ông chủ yếu tu ẩn dật chứ không truyền đạo rộng rãi như Minh Am nên ít người biết đến ông.
Tới thế kỷ 17, tông Lâm Tế theo khuynh hướng Thiền nhà Minh (Thiền-Tịnh song tu kết hợp tụng kinh, trì chú) được truyền vào Nhật Bản bởi Thiền sư Ẩn Nguyên Long Kì. Phái của Ẩn Nguyên Long Kỳ (phái Hoàng Bá) ban đầu cũng được xếp vào trong hệ thống tông Lâm Tế Nhật Bản nhưng vì sự đối lập giữa hai bên về tư tưởng, đường lối, pháp tu khó có thể điều hoà được nên sau đó phái Hoàng Bá đã tách ra và thành một tông riêng gọi là tông Hoàng Bá, hoạt động độc lập với tông Lâm Tế Nhật Bản. Ngoài ra giai đoạn này cũng có một Thiền sư Lâm Tế tông khác là Đạo Khả Siêu Nguyên (zh. 道者超元, 1602-1662), là đồng môn với Ẩn Nguyên Long Kì (cách Ẩn Nguyên một đời) sang Nhật truyền đạo, vị tăng Bàn Khuê Vĩnh Trác - người về sau trở thành một Thiền sư nổi danh với chủ trương "Thiền bất sinh" từng có đến tham học với ông và được ông ấn khả. Tuy nhiên, do sự chèn ép và bành trướng của phái Hoàng Bá, Siêu Nguyên và các môn đệ buộc phải quay lại Trung Quốc sau vài năm hoằng pháp ở Nhật.[4]
Thế kỷ 18, tông Lâm Tế được phục hưng thông qua hoạt động của Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc, ông nỗ lực hoằng dương Thiền công án và đã để lại một công án nổi danh: "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" Đa số các môn hạ của tông Lâm Tế Nhật Bản từ sau thời kỳ ông cho đến hiện đại đều thuộc truyền thừa từ Bạch Ẩn.[8]
Hiện nay, mặc dù tông Lâm Tế Nhật Bản vẫn đang trên đà phát triển và được truyền bá rộng rãi sang phương Tây, cũng tồn tại một số tệ đoan như việc giải đáp công án trong một số Thiền viện. Theo đó, khi một người Thiền sinh đến tham học với một vị Thiền sư, vị Thiền sư sẽ giao một công án Thiền cho người Thiền sinh đó suy nghĩ, tìm hiểu. Trong buổi tham vấn tiếp theo, nếu người Thiền sinh đưa ra được câu trả lời thông minh, phù hợp với suy nghĩ của người thầy thì công án đó sẽ được thông qua. Người thầy sẽ tiếp tục giao các công án khác cho Thiền sinh suy nghĩ, giải đáp, theo mức độ từ khó đến dễ. Sau khi đã giải hết số công án mà người thầy giao (ví dụ như 100, 200 công án), vị Thiền sinh được công nhận là đã đạt được triệt ngộ và được vị thầy ấn khả, truyền pháp, trở thành một vị Thiền sư. Kiểu tu hành này bị nhiều vị Thiền sư, điển hình như Thiền sư Tính Triệt (ko. 성철 Seongcheo, 1912-1993, Tào Khê tông Hàn Quốc) chỉ trích, vì mục đích chính của việc tham công án là để cắt đứt hoàn toàn tâm ý thức phân biệt chấp trước vốn là nguồn gốc của đau khổ, vô minh, sinh tử luân hồi. Việc giải đáp công án không chỉ ngăn cản sự giác ngộ của thiền sinh mà còn làm tăng thêm tri giải, kiến chấp. Điều này còn tạo thêm sự ngụy biện, giả dối vì sự giác ngộ, trình độ (Thiền sư) được đánh giá dựa trên số công án, câu hỏi khó mà một người trả lời được chứ không phải là trải nghiệm khai ngộ xảy ra trong tâm người đó.
Tông Lâm Tế được truyền sang Triều Tiên vào giữa thế kỷ 14 này thông qua các vị tăng người Triều Tiên sang Trung Quốc tham học là Thiền sư Thái Cổ Phổ Ngu và Bạch Vân Cảnh Nhàn (đồng nối pháp Thiền sư Thạch Ốc Thanh Củng), và Thiền sư Lãn Ông Huệ Cần (nối pháp Thiền sư Bình Sơn Sử Lâm, huynh đệ đồng môn của Thiền sư Thạch Ốc Thanh Củng). Dòng truyền thừa của Thiền sư Lãn Ông Huệ Cần và Bạch Vân Cảnh Nhàn tồn tại ở Triều Tiên một thời gian và sau đó thất truyền. Phía Thiền sư Thái Cổ Phổ Ngu, ông là người đồng sáng lập Tào Khê tông - một Thiền phái bản địa của người Triều Tiên và tồn tại cho đến ngày nay. Những vị Thiền sư thuộc Tào Khê tông hiện nay đều mang pháp hệ truyền thừa từ dòng Lâm Tế của ông.
Việt Nam
Tư tưởng của Tông Lâm tế đầu tiên được truyền đến Việt Nam vào thời nhà Trần, một số bộ ngữ lục quan trọng của tông Lâm Tế như Lâm Tế Lục, Đại Huệ Ngữ Lục đã được đem sang Việt Nam thông qua một số vị Thiền sư Trung Quốc như Cư sĩ Thiên Phong. Một số vị vương tôn, tăng sĩ triều Trần đã tiếp nhận và chịu ảnh hưởng tư tưởng của Tông Lâm Tế như Vua Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Quốc sư Đại Đăng, Trần Nhân Tông. Ví dụ Vua Trần Thái Tông từng tham công án và sử dụng các giáo lý của tông Lâm Tế như "Tam huyền, Tam yếu", "Vô vị chân nhân"... vào việc giảng dạy Thiền cho tăng sĩ. Vua cũng có bình giảng, làm kệ tụng về 43 công án Thiền. Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng ảnh hưởng nhiều từ bộ Đại Huệ Ngữ lục và từng nhiều lần giảng bộ ngữ lục này cho tăng chúng.
Đến thế kỷ 17, tông Lâm Tế được truyền vào miền bắc bởi các vị tăng người Trung Quốc là Viên Văn Chuyết Chuyết (1590 - 1644) và môn đệ là Minh Hành Tại Tại (1596-1659). Dòng phái này có Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng là người có công khôi phục lại các tác phẩm Thiền và các di tích, tự viện của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Ở miền trung, tông Lâm Tế được truyền vào Việt Nam thông qua các vị tăng gốc Trung Quốc được chúa Nguyễn thỉnh sang Việt Nam truyền giới luật, tổ chức giới đàn. Đó là các vị Hòa thượng như Nguyên Thiều Siêu Bạch, Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Minh Lượng Thành Đẳng (1626-1709). Tuy nhiên, những tư tưởng mà các vị như Viên Văn Chuyết Chuyết, Nguyên Thiều Siêu Bạch, Minh Hải Pháp Bảo, Minh Lượng Thành Đẳng, Minh Hành Tại Tại truyền dạy cho các đệ tử chỉ mang tính chất của Phật giáo căn bản mà đều có ở các tông phái Bắc tông khác như: trì giới, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, ngồi thiền. Tuyệt nhiên, pháp tham công án, thoại đầu là phương pháp tu hành để cầu khai ngộ vốn rất được chú trọng trong tông Lâm Tế không hề được các vị này nhắc đến hay truyền dạy cho đệ tử.
Duy có một trường hợp ngoại lệ là Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, ông là vị Thiền sư người Trung Quốc ngộ đạo và đã chỉ dạy lại phương pháp tham thoại đầu cho đệ tử người Việt là sư Liễu Quán Thiệt Diệu. Vị sư này sau đó khai ngộ và được ông công nhận và ấn chứng. Sau Thiền sư Liễu Quán thì cũng không thấy trong lịch sử tông Lâm Tế Việt Nam ghi chép lại về một vị sư nào ngộ Thiền.
Đa số ở các môn phái Lâm Tế Việt Nam từ Bắc tới Nam chỉ mang tính chất truyền thừa dựa trên việc đặt pháp danh theo bài kệ truyền pháp của vị tổ sư phái và nối tiếp truyền thừa đời thứ giữa thầy trò với nhau mà được ghi lại trong phổ hệ hay pháp quyển truyền thừa. Chứ không có kinh nghiệm giác ngộ cá nhân (kiến tính, đại ngộ, triệt ngộ) của người đệ tử hay ấn chứng kinh nghiệm giác ngộ (dĩ tâm truyền tâm) từ vị thầy cho người đệ tử. Hình thức truyền thừa (truyền pháp) như vậy chỉ mang tính chất giống như sự tiếp nối của thế hệ gia đình thế tục, cha truyền con nối, tình cảm cá nhân chứ không mang bất kỳ ý nghĩa thể hiện nào về mặt kinh nghiệm giác ngộ trong Thiền tông. Điều này là thiếu sót, sai lệch vì thông thường các vị Tổ sư Thiền (đã kiến tính) chỉ ấn khả và truyền pháp cho những đệ tử xuất gia đã khai ngộ (kiến tính), còn những người đệ tử tuy xuất gia hay theo học với vị tổ sư đó nhưng nếu chưa khai ngộ thì không được ấn khả hay nối pháp vị Tổ sư. Bởi vì mục đích của việc truyền thừa này là để xác nhận vị đệ tử đó đã đạt được kiến tính và đủ khả năng tiếp nối, hoằng dương Thiền tông. Những người nếu như chưa ngộ hoặc không biết gì về yếu chỉ, phương pháp của Thiền tông thì sẽ không có đủ năng lực để kế thừa chư tổ, và như vậy việc họ nối pháp là không xứng đáng. Những người như vậy nếu có tuyên xưng mình là Thiền sư thì cũng chỉ là người giả mạo, bắt chước, chứ không phải là Thiền sư thứ thiệt. Ví dụ, Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (tông Lâm Tế) đã bị Thiền sư Giác Lãng Đạo Thịnh (tông Tào Động) chỉ trích vì truyền pháp một cách hào phóng, vô tội vạ cho những người không đủ phẩm chất. Trong khi 12 người nối pháp Thiền sư Mật Vân ít nhất đều là người tu Thiền và đã đạt được khai ngộ mà còn bị Thiền sư Giác Lãng quở trách là không đủ phẩm chất để nối pháp, những người chưa kiến tính, không biết gì về yếu chỉ Thiền tông thì lấy tư cách gì để nối pháp hay truyền pháp cho người khác? Hiện nay có nhiều chùa ở Việt nam tự xưng là thuộc Lâm Tế Chính Tông và mỗi khi có một vị sư nào nó đó viên tịch thì trong hành trạng, tiểu sử, trên bia tháp đều ghi là nối dòng Lâm Tế đời thứ mấy, nhưng thực chất đa số họ chỉ là người tu theo Tịnh độ tông, Mật tông hoặc giáo lý căn bản... chứ không tu Thiền tông hay hiểu gì về yếu chỉ cốt tủy của Thiền tông cả.
Vào cuối thế kỷ 20, có vị Thiền sư nổi danh là Hòa thượng Thích Duy Lực (thuộc tông Tào Động, người Hoa) đã thuyết giảng và hướng dẫn tăng ni, phật tử tu tập theo đúng phương pháp Thiền khán thoại của tông Lâm Tế và thu hút được hàng nghìn người đến tu tập với các Thiền đường, tự viện khắp vùng Đông Nam Bộ và cả ở California, Mỹ. Những tác phẩm ngữ lục do ông dịch và các bài giảng về tham thiền là nguồn tư liệu đáng tin cậy cho những ai có ý định tìm hiểu hay thực hành tham thiền.[9]
Phương Tây
Tông Lâm Tế được giới thiệu sang Mỹ đầu tiên vào năm 1905 bởi Thiền sư Hồng Nhạc Tông Diễn (ja. Shaku Soyen, 1860-1919) cùng với đệ tử là học giả Suzuki Daisetsu Teitarō. Bộ Thiền Luận gồm 3 tập của Suzuki đã cung cấp cho người phương Tây rất nhiều tri kiến về Thiền tông, thông qua đó đã tạo động lực cho nhiều người phương Tây tìm hiểu, tu tập Thiền tông hoặc đến Nhật Bản để tầm sư học đạo cũng như mở đầu cho sự truyền bá của Thiền tông ra khắp thế giới...[4]
16/ Thiền sư Vô Minh Huệ Tính (zh. 無明慧性, 1162-1237)
17/ Thiền sư Lan Khê Đạo Long (zh. 蘭谿道隆, 1213/1214-1278), truyền tông Lâm Tế sang Nhật Bản.
16/ Thiền sư Vân Am Phổ Nham (zh. 運庵普巖, 1156/1157-1226)
17/ Thiền sư Hư Đường Trí Ngu (zh. 虗堂智愚, 1185-1269)
18/ Thiền sư Nam Phố Thiệu Minh (zh. 南浦紹明, 1235-1308/1309), truyền tông Lâm Tế vào Nhật Bản, đây là dòng truyền thừa Lâm Tế lớn nhất tại Nhật Bản hiện nay.
15/ Thiền sư Tào Nguyên Đạo Sinh (zh. 曹源道生, ?-1198/1199), tổ khai sáng phái Tào Nguyên - một trong ba nhánh của phái Hổ Khâu.
16/ Thiền sư Si Tuyệt Đạo Trùng (zh. 癡絕道冲, 1169-1250)
17/ Thiền sư Ngoan Cực Hành Di (zh. 頑極行彌)
18/ Thiền sư Nhất Sơn Nhất Ninh (zh. 一山一寧, 1247-1317/1318), truyền tông Lâm Tế sang Nhật.
15/ Thiền sư Phá Am Tổ Tiên (zh. 破庵祖先, 1136-1211), tổ khai sáng phái Phá Am - một trong ba nhánh của phái Hổ Khâu.
^Boucher, Sandy (23 tháng 1 năm 2018). “How Rinzai Zen Came to America”. Tricycle: The Buddhist Review (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
^“Lâm Tế tông”. phatgiao.org.vn. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
^ abcdefNguyễn, Nam Trân (2009). Lịch Sử Thiền Tông Trung Quốc. Thư Viện Hoa Sen.
^ abcdNguyễn, Nam Trân (2009). Lịch Sử Thiền Tông Nhật Bản. Thư Viện Hoa Sen.
^Mai Ốc Niệm Thường. Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh biên dịch.
^Người đầu tiên truyền bá tông Lâm Tế (nhìn chung) vào Nhật Bản là Duệ Sơn Giác A, đệ tử nối pháp của Hạt Đường Huệ Viễn chứ không phải là Minh Am Vinh Tây. Còn nếu nói về phái Hoàng Long thì Minh Am Vinh Tây là người đầu tiên và duy nhất truyền phái này vào Nhật Bản.
Curug CileatLokasiDesa Mayang, Kecamatan Cisalak, Kabupaten Subang, Provinsi Jawa Barat, IndonesiaKoordinat6°46′51.5″S 107°45′04.09″E / 6.780972°S 107.7511361°E / -6.780972; 107.7511361Koordinat: 6°46′51.5″S 107°45′04.09″E / 6.780972°S 107.7511361°E / -6.780972; 107.7511361TipePlungeTinggi total100 meter (328 ft)Jumlah titik1 (Satu)Anak sungaiSungai Cipunagara Curug Cileat adalah sebuah curug atau air terjun yang ter...
Berikut merupakan daftar Perdana Menteri Laos. Perdana Menteri Kerajaan Luang Prabang (1941-1945) 1941 – 10 Oktober 1945: Pangeran Phetsarath Perdana Menteri Kerajaan Laos (1945–1975) 20 Oktober 1945 – 23 April 1946: Pangeran Phaya Khammao (ketua Pemerintahan Provisional) 23 April 1946 – 15 Maret 1947: Pangeran Kindavong 15 Maret 1947 – 25 Maret 1948: Pangeran Souvannarath 25 Maret 1948 – 24 Februari 1950: Pangeran Boun Oum (Periode pertama) 24 Februari 1950 – 15 Oktober 1951: P...
يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (نوفمبر 2021) هيئة تشجيع الاستثمار المباشر KDIPA هيئة تشجيع الاستثمار المباشرشعار هيئة تشجيع الاستثمار المباشر تفاصيل ا...
شتات باكستانيعاشق حسينزين مالكمشعل حسينناتاشا خانهما عابديننادية عليحنيف قريشيفاران طاهرطارق عليجيمس كانهادية طاجيكالتعداد الكليالتعداد 5,800,000ما يقرب من 3٪ من سكان باكستانمناطق الوجود المميزة السعودية 2,600,000+ (تقدير 2017) المملكة المتحدة 1,460,000+ الإمارات العربية الم...
يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (نوفمبر 2019) كأس آيسلندا 2003 تفاصيل الموسم كأس آيسلندا النسخة 44 البلد آيسلندا المنظم اتحاد آيسلندا لكرة القد...
Corong pemisah. Lapisan eter dengan zat terlarut yang berwarna kuning di bagian atas dan lapisan air di bawahnya. Corong pemisah atau corong pisah adalah peralatan laboratorium yang digunakan dalam ekstraksi cair-cair untuk memisahkan komponen-komponen dalam suatu campuran antara dua fase pelarut dengan densitas berbeda yang tak bercampur. Umumnya salah satu fase berupa larutan air dan yang lainnya berupa pelarut organik lipofilik seperti eter, MTBE (Metil Tertier Butil Eter), diklorometana, ...
Governorate of the Russian Empire Governorate in Caucasus, Russian EmpireElizavetpol Governorate Елисаветпольская губерніяGovernorate Coat of armsAdministrative map of the Elizavetpol GovernorateCountryRussian EmpireViceroyaltyCaucasusEstablished1867Abolished1920CapitalYelisavetpol(present-day Ganja)Area • Total44,296.15 km2 (17,102.84 sq mi)Highest elevation (Mount Bazardüzü)4,466 m (14,652 ft)Population (1916) ...
Arm of the Indian Ocean in West Asia This article is about the body of water. For other uses, see Persian Gulf (disambiguation) and Arabian Gulf (disambiguation). Gulf Region redirects here. For the region in Australia, see Gulf Country. Persian GulfPersian Gulf from spaceLocationWest AsiaCoordinates26°N 52°E / 26°N 52°E / 26; 52TypeGulfPrimary inflowsGulf of OmanBasin countriesIran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Qatar, Bahrain, United Arab Emirates and Oman (ex...
Genus of birds Myiarchus Brown-crested flycatcherMyiarchus tyrannulus Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Aves Order: Passeriformes Family: Tyrannidae Genus: MyiarchusCabanis, 1844 Type species Muscicapa feroxGmelin, JF, 1789 Myiarchus is a genus of birds in the tyrant flycatcher family Tyrannidae. Most species are fairly similar in appearance and are easier to separate by voice than by plumage. Myiarchus flycatchers are fairly large tyrant-fl...
Railway station in Kurume, Fukuoka Prefecture, Japan Chikugo-Kusano Station筑後草野駅Chikugo-Kusano Station in 2006General informationLocationKotobayashi, Kusanomachi, Kurume-shi, Fukuoka-ken 839-0834JapanCoordinates33°19′19″N 130°38′32″E / 33.32194°N 130.64222°E / 33.32194; 130.64222Operated by JR KyushuLine(s) Kyūdai Main LineDistance15.7 km (9.8 mi) from KurumePlatforms2 side platformsTracks2ConstructionStruct...
2019 Asturian regional election ← 2015 26 May 2019 2023 → ← outgoing memberselected members →All 45 seats in the General Junta of the Principality of Asturias23 seats needed for a majorityOpinion pollsRegistered973,737 1.4%Turnout536,734 (55.1%)0.7 pp First party Second party Third party Leader Adrián Barbón Teresa Mallada Juan Vázquez Party PSOE PP Cs Leader since 17 September 2017 11 January 2019 2 March 2019 Leader's...
This article is about the suburb. For other uses, see Bridge of Don (disambiguation). Human settlement in ScotlandBridge of DonScottish Gaelic: Drochaid DheathainScots: Brig o' DonBridge of DonLocation within the Aberdeen City council areaShow map of Aberdeen City council areaBridge of DonLocation within ScotlandShow map of ScotlandPopulation19,636 [1]OS grid referenceNJ 93994 10213Council areaAberdeen CityLieutenancy areaAberdeenCountryScotlandSovereign ...
Senior member of the British government United KingdomDeputy Prime Minister of the United Kingdom of Great Britain and Northern IrelandRoyal Arms of His Majesty's GovernmentIncumbentAngela Raynersince 5 July 2024Government of the United KingdomCabinet OfficeStyleDeputy Prime Minister(informal)The Right Honourable(within the UK and Commonwealth)Her Excellency(diplomatic)TypeMinister of the CrownMember ofCabinetPrivy CouncilNational Security CouncilReports toThe Prime MinisterResidenceNone...
Pour les articles homonymes, voir Moulin rouge (homonymie). Moulin Rouge Données clés Titre original Moulin Rouge! Réalisation Baz Luhrmann Scénario Baz LuhrmannCraig Pearce Acteurs principaux Nicole KidmanEwan McGregorJim BroadbentRichard RoxburghJohn Leguizamo Sociétés de production 20th Century Fox Pays de production Australie États-Unis Genre Film musicalRomance Durée 127 minutes Sortie 2001 Pour plus de détails, voir Fiche technique et Distribution. modifier Moulin Rouge[1] (Mo...
Roots of multiple multivariate polynomials A system of polynomial equations (sometimes simply a polynomial system) is a set of simultaneous equations f1 = 0, ..., fh = 0 where the fi are polynomials in several variables, say x1, ..., xn, over some field k. A solution of a polynomial system is a set of values for the xis which belong to some algebraically closed field extension K of k, and make all equations true. When k is the field of rational numbers, K is generally assumed to be the field ...
British physicist David Andrew Barclay MillerDavid A. B. Miller, W.M. Keck Foundation Professor of Electrical Engineering and by courtesy of Applied PhysicsBorn(1954-02-19)February 19, 1954Hamilton,South Lanarkshire, ScotlandNationalityUK and USAlma materUniversity of St AndrewsKnown forquantum mechanics physics interconnects optics optoelectronicsAwardsR. W. Wood Prize (1988)Scientific careerFieldsElectrical Engineering, PhysicsInstitutionsStanford UniversityThesis Nonlinear Optica...
Device that controls current between electrodes This article is about the electronic device. For experiments in an evacuated pipe, see Free fall. For the transport system, see Pneumatic tube. For blood sampling, see Vacutainer. Later thermionic vacuum tubes, mostly miniature style, some with top cap connections for higher voltages A vacuum tube, electron tube,[1][2][3] valve (British usage), or tube (North America)[4] is a device that controls electric current ...
Small nodes of calcite, aragonite or gypsum that form on surfaces in caves Cave popcorn with frostwork Cave popcorn, or coralloids, are small nodes of calcite, aragonite or gypsum that form on surfaces in caves, especially limestone caves.[1][2] They are a common type of speleothem.[1][2] Appearance The individual nodules of cave popcorn range in size from 5 to 20 mm and may be decorated by other speleothems, especially aragonite needles or frostwork.[...