Tịnh độ tông

Tịnh độ tông
淨土宗
Tên khácTịnh thổ tông, Liên tông, Jōdo bukkyō
Dòng truyền thừa
Thông tin chung
Tổ sưHuệ Viễn
Kinh điểnVô lượng thọ kinh, A-di-đà kinh, Quán Vô Lượng Thọ kinh
icon Cổng thông tin Phật giáo
A-di-đà và hai Bồ Tát Quán Thế Âm (phải) và Đại Thế Chí (trái)

Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. jìngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một pháp môn quyền khai của Phật giáo, trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật BảnViệt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc (sa. sukhāvatī) Tịnh độ của Phật A-di-đà.

Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dàng", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà.

Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô lượng thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra) và Quán Vô Lượng Thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra).

Trong Tịnh độ tông còn có những vị Bồ Tát nổi bật là: Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát,...

Ngày nay Tịnh độ tông là tông phái Phật giáo phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn QuốcViệt Nam.

Lịch sử

Năm 402, Huệ Viễn thành lập Bạch Liên xã, trong đó tăng sĩ và cư sĩ tụ tập trước tượng A-di-đà và nguyện thác sinh về cõi Cực lạc phương Tây. Như thế, Huệ Viễn được xem là sơ tổ của Tịnh độ tông. Sau đó Đàm Loan (zh. 曇鸞, 476-542) là người phát triển tích cực tông Tịnh độ. Sư cho rằng trong thời mạt pháp thì tự lực không còn đủ sức để giải thoát, Sư từ chối con đường "gian khổ" của những tông phái khác và chấp nhận giải pháp "dễ dãi" là dựa vào một tha lực là đức A-di-đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâm quán niệm danh hiệu A-di-đà là đủ để sinh về cõi của ngài. Sư viết nhiều luận giải về Quán vô lượng thọ kinh. Trong thời này tông Tịnh độ được truyền bá rộng rãi - vì so với các môn phái khác, tông này xem ra "dễ" hơn.

Danh sách 13 vị Tổ sư Tịnh Độ tông Trung Quốc:

Tịnh Độ tông không có hệ thống truyền thừa liên tục, không gián đoạn, thầy truyền cho trò như Thiền tông. 12 vị tổ Liên tông Trung Quốc dưới đây là do Pháp sư Ấn Quang cùng các vị tăng tục, cư sĩ thảo luận tại Thượng Hải và chọn lựa ra dựa trên các tiêu chí như: là tăng sĩ nổi danh và có giới đức chân thật, có sự thật tu thật chứng, có công lao hoằng truyền Tịnh Độ rộng rãi. Sau khi Pháp sư Ấn Quang mất, mọi người xem xét công lao của Pháp sư đối với Tịnh Độ tông và quyết định tôn Pháp sư làm vị tổ thứ 13 của Liên Tông Trung Quốc. Một điều đặc biệt trong danh sách này là gần một nửa tổ sư của Liên tông là Thiền sư đắc đạo nối pháp Thiền tông. Đây là do chư vị tổ sư Thiền tông thấy Tịnh Độ tông bị suy vi, hoặc bị hiểu sai nên các ngài mới sang phụ giúp truyền bá để giúp những người tu Tịnh Độ tu đúng pháp. Hoặc do các ngài thấy niệm Phật dễ hành, phù hợp với tầng lớp bình dân, ít học vốn chiếm đa số trong xã hội nên mới lấy niệm Phật làm phương tiện để giúp những người bình dân vào đạo.

Danh sách 13 vị tổ sư:

  1. Huệ Viễn (334-416): Vị tổ đầu tiên và là người đầu tiên thành lập Liên xã để tập hợp mọi người cùng niệm Phật.
  2. Thiện Đạo (613-681): Sư nhân đọc quyển Tịnh Độ Cửu Phẩm Đạo Tràng của Pháp sư Đạo Xước mà quy hướng về Tịnh Độ, bèn chuyên cần niệm Phật và truyền bá tông Tịnh Độ, người theo sư tu tập lên đến hàng vạn.
  3. Thừa Viễn (712-802): Sư đắc pháp nơi dòng Thiền Bắc tông của ngài Thần Tú, sư tùy theo căn cơ chúng sanh mà chỉ dạy Thiền hoặc Tịnh.
  4. Pháp Chiếu (747-821): truyền thuyết kể sư được Bồ tát Văn-thù-sư-lợi khuyên niệm Phật.
  5. Thiếu Khang (?-805): Sư nhân đọc quyển Tây Phương Hóa Đạo của Đại sư Thiện Đạo mà tỉnh ngộ, bèn tu theo Tịnh Độ, sau sư thành lập đạo tràng niệm Phật ở núi Ô Long, tín chúng theo tu tập rất đông.
  6. Diên Thọ (904-975): đồng thời là Tam tổ của Pháp Nhãn tông (Thiền tông), sư khai ngộ nơi Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, sư có soạn bộ Tông Cảnh Lục nổi danh để hệ thống hóa các tông phái Phật giáo.
  7. Tỉnh Thường (959-1020): Sư thành lập Liên Xã để hoằng truyền Tịnh Độ, tự trích máu để chép phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm.
  8. Châu Hoằng (1535-1615): Sư đắc pháp nơi Thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo, sư chủ trương Thiền-tịnh song tu, Niệm Phật công án, Nho-Phật nhất trí, Tam giáo đồng nguyên. Sư được tôn xưng là một trong bốn vị cao tăng đời Minh mạt.
  9. Trí Húc (1599-1655): Sư chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Đại sư Châu Hoằng, sư chủ trương truyền bá song song Thiên Thai giáo quán cùng pháp niệm Phật. Sư được tôn xưng là một trong bốn vị cao tăng đời Minh mạt
  10. Hành Sách (1628-1682): Sư khai ngộ dưới hội của Thiền sư Nhược Am Thông Vấn và được ấn khả. Sau sư trụ trì chùa Phổ Nhân ở Ngư Sơn, học giả các nơi hưởng ứng tu tập niệm Phật với sư rất đông.
  11. Thật Hiền (1686-1734): Sư khai ngộ khi tham cứu công án "Niệm Phật là ai?", sau lại nhập thất niệm Phật rồi thành lập Liên Xã để truyền bá Tịnh Độ tông.
  12. Tế Tỉnh (1741-1810): Sư đạt đạo với Thiền sư Túy Ông Như Thuần, sau chủ trương truyền bá niệm Phật, lấy việc niệm Phật vãng sinh làm tông chỉ.
  13. Ấn Quang (1862-1940): Sư thành lập Tịnh Độ đạo tràng tại chùa Linh Nham, rộng truyền pháp môn niệm Phật.

Phép niệm Phật

Mục đích của phép niệm danh hiệu A-di-đà là tìm cách chế ngự tâm. Thường thường hành giả tự đặt cho mình một chỉ tiêu niệm bao nhiêu lần. Phép quán niệm này được xem là có thể giúp hành giả "thấy" được A-di-đà và hai vị Bồ Tát tả hữu là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta) và biết trước được giờ chết của mình. Phép niệm này có thể thực hiện bằng cách đọc to hay đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh tượng A-di-đà. Đó là cách tu thông thường nhất. Ngoài ra hành giả có thể thực hiện phép thứ 16 trong Vô lượng thọ kinh, bằng cách tạo linh ảnh của A-di-đà và thế giới Cực lạc, xem như hiển hiện trước mắt. Phép tu cao nhất của tông này là tự xem thể tính của mình chính là A-di-đà. Tất cả mọi hành giả của Tịnh độ tông đều mong muốn được thấy A-di-đà trong một linh ảnh, đó là bằng chứng chắc chắn nhất sẽ được tái sinh trong cõi Cực lạc. Niệm danh hiệu và tạo linh ảnh là điều kiện "bên ngoài", lòng tin kiên cố nơi A-di-đà là điều kiện "bên trong" của phép tu này, với hai điều kiện đó thì hành giả mới được tái sinh nơi cõi Cực lạc.

Tịnh độ tông Nhật Bản

Tịnh độ tông Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Tịnh độ tông Trung Quốc, được Viên Nhân (zh. 圓仁, ja. ennin, 793-864) truyền sang Nhật song song với giáo lý của Thiên Thai tôngMật tông mà sư đã hấp thụ trong thời gian du học tại Trung Quốc. Sư là người truyền bá phương pháp Niệm Phật, niệm danh hiệu của Phật A-di-đà. Những vị nổi danh của tông này trong thời gian đầu là Không Dã Thượng Nhân (空也上人, ja. kūya shōnin, 903-972), cũng được gọi là Thị Thánh (市聖), "Thánh ở chợ", và Nguyên Tín (源信, ja. genshin, 942-1017). Trong thời này, niệm Phật là một thành phần trong việc tu hành của tất cả các tông phái tại Nhật, đặc biệt là Thiên Thai và Chân ngôn tông.

Trong thế kỉ 12, Pháp Nhiên (zh. 法燃, ja. hōnen, 1133-1212) chính thức thành lập tông Tịnh độ. Sư muốn mở một con đường tu tập mới, "dễ đi" trong thời mạt pháp cho những người sống đau khổ. Sư rất thành công trong việc thuyết phục quần chúng và rất nhiều người quy tụ lại, thành lập một trường phái rất mạnh. Vì sư tự tôn giáo lý mình - cho rằng đó là giáo lý tột cùng - nên không thoát khỏi sự tranh chấp dèm pha. Sư bị đày ra một vùng hoang vắng năm 74 tuổi.

Giáo lý cơ sở của Pháp Nhiên dựa trên các bộ Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra) và Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra). Cách tu hành của tông này chỉ là việc tụng câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (ja. namu amida butsu). Việc niệm danh Phật rất quan trọng để phát triển lòng tin nơi Phật A-di-đà, nếu không thì hành giả không thể nào thác sinh vào cõi của ngài, mục đích chính của việc tu hành của tông này. Ngược với Tịnh độ chân tông, hành giả của tông này sống một cuộc đời tăng sĩ.

Không Dã Thượng Nhân là người đầu tiên tín ngưỡng đức A-di-đà và truyền bá công khai việc niệm Phật giữa chợ và vì vậy mang biệt hiệu là Thị Thánh. Sư nhảy múa ở ngoài đường và ca tụng danh hiệu A-di-đà theo nhịp gõ của bình bát trên tay. Lương Nhẫn (zh. 良忍, ja. ryōnin), một Cao tăng thuộc Thiên Thai tông đã nổi danh trong việc tín ngưỡng và tán tụng đức A-di-đà trong những bài hát. Sư chịu ảnh hưởng mạnh của hai tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm và trên cơ sở này, Sư phát triển một cách "Dung thông niệm Phật" (zh. 融通念佛): Nếu một người nào đó niệm Phật thì công đức này sẽ đến với tất cả những người khác và ngược lại, ai cũng có phần của mình trong việc tụng niệm danh Phật. Cách diễn giảng giáo lý của sư như trên thuyết phục được nhiều người trong vương triều và sau khi tịch, giáo lý này được các vị đệ tử kế thừa.

Nguyên Tín (zh. 源信, ja. genshin), một Cao tăng trên núi Tỉ Duệ (zh. 比叡) - trung tâm của các trường phái tín ngưỡng A-di-đà - tin chắc rằng, có một con đường đưa tất cả chúng sinh đến giải thoát. Sư trình bày phương pháp tu tập của mình trong Vãng sinh yếu tập (zh. 往生要集), một quyển sách nói về niềm tin nơi đức A-di-đà. Trong sách này, Sư trình bày trong mười phẩm những hình phạt khủng khiếp dưới Địa ngục và ích lợi của cách tu hành niệm Phật. Sư tự tin là mình đã tìm biết được hai tính chất đặc thù của con người là: tâm trạng sợ hãi kinh khiếp địa ngục và lòng khao khát được tái sinh vào cõi Cực lạc. Quyển sách này là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong truyền thống tín ngưỡng Phật A-di-đà tại Nhật. Sư không những viết sách phổ biến giáo lý của mình mà còn sử dụng hội họa, nghệ thuật tạc tượng để truyền bá tông phong của mình đến những người ít học. Nhưng đến đây, việc tôn thờ A-di-đà Phật vẫn chưa là một trường phái độc lập, mà chỉ là một thành phần tu học của những tông phái tại đây.

Với Pháp Nhiên, Tịnh độ tông chính thức được hình thành. Sư quan niệm rằng, đa số con người không thể đi con đường khó, hoàn toàn tin vào tự lực trong thời mạt pháp và cơ hội duy nhất của họ là tin vào sự hỗ trợ của Phật A-di-đà, tin vào tha lực.

Tịnh độ tông Việt Nam

Ở miền Nam, có cư sĩ Minh Trí thành lập "Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam", tổ đình đặt tại Minh Hưng Tự số 101 đường Lý Chiêu Hoàng, quận 6, thành phố Sài gòn, xây cất năm 1934. Hội này chọn phương pháp "Phước Huệ song tu" lấy pháp môn niệm Phật làm căn bản, mỗi chùa thuộc hội đều có một phòng thuốc Nam để hốt thuốc chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Minh Trí được tôn xưng là Giáo chủ Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam.

Ông Đoàn Trung Còn, một dịch giả Phật Học nổi tiếng trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1955, chư Hòa Thượng Chơn Mỹ trụ trì chùa Giác Hải Phú Lâm Chợ Lớn, Hòa Thượng Chơn Minh, trụ trì chùa Giác Chơn, Chợ Lớn cùng ông Lý Trung Hiếu, Đốc công, Sở Công Chánh Sài Gòn đã thành lập Giáo hội Tịnh Độ Tông Việt Nam, trụ sở đặt tại chùa Giác Hải, sau dời về Liên Tông Tự, 145 đường Đề Thám, quận I, thành phố Sàigòn, Vào thập niên 60, ông Đoàn Trung Còn xuất gia, trở thành tu sĩ, pháp danh Hồng Tại, ông giữ chức vụ Trị sự trưởng của Giáo hội nầy, ông viên tịch năm 1988.

Các chùa thuộc hệ phái Non Bồng của Hòa Thượng Thích Thiện Phước, ở tổ đình Linh Sơn Cổ Tự trên núi Dinh, gần Thị Trấn Bà Rịa, cũng thuộc giáo hội Tịnh Độ Tông này, Hòa Thượng Thiện Phước đã viên tịch năm 1986, nay do ni trưởng Huệ Giác quản lý Tăng, Ni của gần 200 ngôi chùa khắp Miền Nam và Nam Trung Phần. Tông môn này thực hành rốt ráo theo pháp môn Niệm Phật. Ngoài những thời công phu, chấp tác, vào 11 giờ đêm đều dành riêng một thời niệm Phật A Di Đà. Riêng Nhất Nguyên Bửu Tự ở Xã Vĩnh Phú (Lái Thiêu), huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, hàng năm đều có tổ chức Khóa Bá Nhật Niệm Phật (100 ngày đêm liên tục niệm Phật). Từ năm 1964 bắt đầu tổ chức khóa Niệm Phật này, khai kinh vào đêm mồng 7 tháng 8 và hoàn kinh vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 11, nhằm ngày vía Đức A Di Đà Phật. Bất cứ ai cũng có thể đến đây niệm Phật 1 thời (2 giờ), một buổi, một ngày, nhiều ngày hay cả khóa, việc ăn ở do chùa cung cấp, phật tử chỉ có chuyên dùng thì giờ niệm Phật mà thôi. Mỗi năm phật tử Biên Hòa, Bình Dương, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Long Xuyên... đều về đây tham gia khóa Niệm Phật, người ta thường nói "cửa chùa rộng mở", đặc biệt chùa này không có cánh cửa để đóng hay mở.

Quan Âm tu viện, ở phường Bửu Hòa (gần Cầu Hang, Biên Hòa), thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do ni trưởng Huệ Giác làm viện chủ, Phật tử đi hành hương, viếng chùa, nhằm giờ thọ trai, đều được dọn một phần ăn như phần thọ trai của chư Tăng Ni ở chùa, những năm khó khăn về thực phẩm, chùa vẫn giữ được nề nếp nầy, mặc dù Tăng Ni sáng cháo, trưa cơm, chiều cháo.

Tịnh Độ Tông ngày nay có lẽ hệ phái Non Bồng, là một hệ phái lớn nhất có nhiều chùa từ miền Tây, miền Đông và miền Trung Việt Nam.

Một số vị sư theo Tịnh Độ Tông nổi bật là: Thích Giác Khang, Thích Trí Tịnh, Thích Trí Quảng, Sư bà Hải Triều Âm,...

Chú thích

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

Read other articles:

Project ASutradaraJackie ChanProduserRaymond ChowLeonard HoEdward TangDitulis olehJackie ChanEdward TangPemeranJackie ChanSammo HungYuen BiaoSinematograferCheung Yiu TsouPenyuntingPeter CheungTanggal rilis1983Durasi101 menitNegaraHong KongBahasaKantonSekuelProject A Part IIIMDbInformasi di IMDbAMGProfil All Movie Guide Project A Hanzi tradisional: A計劃 Hanzi sederhana: A计划 Alih aksara Mandarin - Hanyu Pinyin: A jìhuà - Wade-Giles: A Chi-hua Yue (Kantonis) - Romanisasi Yale: A Ji hwa ...

 

ميثيمنا  خريطة الموقع تقسيم إداري البلد اليونان  [1] خصائص جغرافية إحداثيات 39°22′07″N 26°10′50″E / 39.36861°N 26.18056°E / 39.36861; 26.18056   المساحة 50.166 كيلومتر مربع  الارتفاع 51 متر  السكان التعداد السكاني 1497 (إحصاء السكان) (2001)1195 (resident population of Greece) (2021)1474 (resident populatio...

 

Logo: Sinode Gereja Bethany Indonesia. Sinode Gereja Bethany Indonesia, atau singkatnya Gereja Bethany merupakan sebuah Sinode Gereja yang berbadan hukum berpusat di Surabaya, Jawa Timur. Gereja Bethany merupakan salah satu gereja berdenominasi Pentakosta kharismatik. Gereja ini merupakan anggota dari Persekutuan Injili Indonesia (PII). Sejarah Sinode Gereja Bethany Indonesia berdiri dan diakui pemerintah secara resmi melalui Surat Keputusan Dirjen Bimas Kristen Departemen Agama RI No. DJ.III...

Agnes dari Jerman Nama dalam bahasa asli(de) Agnes von Waiblingen BiografiKelahiran1072 (Kalender Masehi Gregorius) Kematian24 September 1143 (Kalender Masehi Gregorius) (70/71 tahun)Klosterneuburg Tempat pemakamanBiara Klosterneuburg Galat: Kedua parameter tahun harus terisi! KegiatanPekerjaanaristokrat Lain-lainGelar bangsawanRatu Galat: Kedua parameter tahun harus terisi!Duchess (en) Galat: Kedua parameter tahun harus terisi! KeluargaDinasti Sali Pasangan nikahFrederick I, Duke of Swabia (...

 

Abbazia Imperiale di WerdenAbbazia Imperiale di Werden - Localizzazione Dati amministrativiNome ufficialeReichstift Werden Lingue parlatetedesco CapitaleWerden Dipendente da Sacro Romano Impero PoliticaForma di governoteocrazia Nascita809 CausaDiploma imperiale Fine1803 Causamediatizzazione del Sacro Romano Impero Territorio e popolazioneEconomiaValutatallero di Werden Commerci conSacro Romano Impero Religione e societàReligioni preminenticattolicesimo Religione di Statocattolicesimo Classi ...

 

Scotland international footballer For other people named Andrew Gray, see Andrew Gray (disambiguation). Andy Gray Gray playing for BarnsleyPersonal informationFull name Andrew David Gray[1]Date of birth (1977-11-15) 15 November 1977 (age 46)[2]Place of birth Harrogate, EnglandHeight 6 ft 1 in (1.85 m)[2]Position(s) Striker, wingerYouth career0000–1995 Leeds UnitedSenior career*Years Team Apps (Gls)1995–1998 Leeds United 22 (0)1997–1998 → Bur...

2006 novel by Brian Jacques This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Voyage of Slaves – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2015) (Lear...

 

NFL team season 2009 Tampa Bay Buccaneers seasonOwnerMalcolm GlazerGeneral managerMark DominikHead coachRaheem MorrisHome fieldRaymond James StadiumResultsRecord3–13Division place4th NFC SouthPlayoff finishDid not qualifyUniform ← 2008 Buccaneers seasons 2010 → The 2009 Tampa Bay Buccaneers season was the franchise's 34th season in the National Football League (NFL), the 12th playing their home games at Raymond James Stadium, and the first under head coach Raheem ...

 

Questa voce sull'argomento Stagioni delle società calcistiche italiane è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Voce principale: Sorso Calcio. Sorso CalcioStagione 1985-1986Sport calcio Squadra Sorso Allenatore Roberto Franzon Presidente Salvatore Campus e Antonio Carrucciu Serie C211º nel girone A. Maggiori presenzeCampionato: Cerasa, Leoncini (34) Miglior marcatoreCampionato: Di Frances...

This article uses bare URLs, which are uninformative and vulnerable to link rot. Please consider converting them to full citations to ensure the article remains verifiable and maintains a consistent citation style. Several templates and tools are available to assist in formatting, such as reFill (documentation) and Citation bot (documentation). (September 2022) (Learn how and when to remove this message) District in Negeri Sembilan, MalaysiaSeremban DistrictDistrictDaerah SerembanOther t...

 

Bobsleighat the III Olympic Winter GamesVenueLake Placid, New YorkDates9-15 FebruaryCompetitors115 from 14 nations← 19281936 → Bobsleigh at the1932 Winter OlympicsTwomenFourmenvte At the 1932 Winter Olympics, two bobsleigh events were contested. The competitions were held from February 9, 1932 to February 15, 1932. Events were held at the Lake Placid bobsleigh, luge, and skeleton track.[1] Medal summary Event Gold Silver Bronze Two-mandetails  Uni...

 

Historic castle and stately home in Leicestershire, England This article is about the English country house. For the ruined Crusader castle, see Belvoir Castle (Israel). For the castle in France, see Belvoir, Doubs. Belvoir CastleBelvoir CastleLocation within LeicestershireGeneral informationArchitectural styleGothic RevivalLocationNortheast LeicestershireCountryEnglandCoordinates52°53′40.2″N 0°46′57.22″W / 52.894500°N 0.7825611°W / 52.894500; -0.7825611Ele...

Regency in Jambi, IndonesiaMuaro Jambi Regency (Kabupaten Muaro Jambi)RegencyMakara, the portal guardian statue of Candi Gumpung, a Buddhist temple at Muaro Jambi archaeological site, Jambi. Coat of armsMotto: Sailun SalimbaiCountryIndonesiaProvinceJambiRegency seatSengetiArea • Total5,264.00 km2 (2,032.44 sq mi)Population (mid 2023 estimate)[1] • Total418,799 • Density80/km2 (210/sq mi)Time zoneUTC+7 (WIB)Websitemuaroj...

 

Narumonda IVDesaGapura selamat datang di Desa Narumonda IVPeta lokasi Desa Narumonda IVNegara IndonesiaProvinsiSumatera UtaraKabupatenTobaKecamatanSiantar NarumondaKode pos22384Kode Kemendagri12.12.20.2004 Luas0,80 km²Jumlah penduduk616 jiwa (2015)Kepadatan770,00 jiwa/km² Narumonda IV adalah salah satu desa di Kecamatan Siantar Narumonda, Kabupaten Toba, Provinsi Sumatera Utara, Indonesia. Pemerintahan Kepala Desa Narumonda IV pada tahun 2020 adalah Sakkan Simangunsong.[1] Desa...

 

تحتاج النصوص المترجمة في هذه المقالة إلى مراجعة لضمان معلوماتها وإسنادها وأسلوبها ومصطلحاتها ووضوحها للقارئ، لأنها تشمل ترجمة اقتراضية أو غير سليمة. فضلاً ساهم في تطوير هذه المقالة بمراجعة النصوص وإعادة صياغتها بما يتناسب مع دليل الأسلوب في ويكيبيديا. (ديسمبر 2015) أسرة تر�...

La presse hydraulique à forger de 45 000 t exploitée par Wyman-Gordon. Une autre vue de la presse exploitée par Wyman-Gordon. Le Heavy Press Program (littéralement « programme de presse lourde ») était un programme militaire de l'United States Air Force, conçu et mis en place pendant la guerre froide, qui visait à construire les plus grandes presses à forger et les plus grandes presses à extrusion du monde. Caractéristiques Une pièce forgée par la presse de ...

 

For the Honda CB1000 Super Four, see Honda CB1000. Type of motorcycle Honda CB1000R2021 Honda CB1000R SC80ManufacturerHondaProduction2008–2016 (SC60)2018–present (SC80)PredecessorHonda CB900FClassStandardNaked bike CB 1000R (SC60) The Honda CB1000R is a CB series 1,000 cc (61 cu in) four-cylinder standard or naked motorcycle made by Honda from 2008 to 2016, and resumed from 2018.[1] History It was unveiled at EICMA November 2007 as a replacement for the CB900F Horne...

 

Condition of being fully spiritually awakened in Buddhism For the historical founder of Buddhism, see The Buddha. Buddhas redirects here. For other uses, see Buddha (disambiguation). Buddha Shakyamuni, in Greco-Buddhist style, c. 1st–2nd century CE, Gandhara A painting of the primordial Buddha, Vajradhara, of Tibetan Buddhism This article contains Indic text. Without proper rendering support, you may see question marks or boxes, misplaced vowels or missing conjuncts instead of Ind...

令制国一覧 > 北陸道 > 越前国 > 坂井郡 日本 > 中部地方 > 福井県 > 坂井郡 福井県坂井郡の位置(黄:明治期 薄黄:後に他郡に編入された区域) 坂井郡(さかいぐん)は、福井県(越前国)にあった郡。 郡域 1878年(明治11年)に行政区画として発足した当時の郡域は、下記の区域にあたる。 あわら市 坂井市 福井市の一部(九頭竜川�...

 

Der Titel dieses Artikels ist mehrdeutig. Weitere Bedeutungen sind unter Havel (Begriffsklärung) aufgeführt. Havel Spree und Havel im Einzugsgebiet der Elbe Spree und Havel im Einzugsgebiet der Elbe Daten Gewässerkennzahl DE: 58 Lage Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg, Berlin und Sachsen-Anhalt Flusssystem Elbe Abfluss über Elbe → Nordsee Flussgebietseinheit Elbe Quelle Ankershagen (MV)53° 28′ 4″ N, 12° 56′&...