Huyễn Hữu Chính Truyền
Một phần của loạt bài về | Thiền sư Trung Quốc |
---|
|
|
|
|
- Hi Thiên
- Đạo Ngộ, Duy Nghiễm
- Bảo Thông, Thiên Nhiên
- Sùng Tín , Đàm Thịnh
- Viên Trí, Đức Thành, Vô Học
- Tuyên Giám, Thiện Hội
- Khánh Chư, Lương Giới
- Nghĩa Tồn, Toàn Hoát, Sư Ngạn
- Văn Yển, Huệ Lăng, Sư Bị
|
|
|
|
- Huệ Nam
- Tổ Tâm, Khắc Văn, Thường Thông
- Ngộ Tân, Duy Thanh, Huệ Hồng, Tùng Duyệt
- Tuệ Phương, Trí Thông, Thủ Trác
- Thủ Trác, Giới Kham, Đàm Bí
- Tùng Cẩn, Hoài Sưởng
|
- Phương Hội
- Thủ Đoan, Pháp Diễn
- Phật Cần, Phật Nhãn, Phật Giám
- Tông Cảo, Thiệu Long, Huệ Viễn
- Đức Quang, Đàm Hoa, Đạo Tế
- Cư Giản, Thiện Trân, Hàm Kiệt
- Đại Quan, Hành Đoan, Huệ Khai
- Tổ Tiên, Sùng Nhạc, Đạo Sinh
- Nguyên Hi, Trí Cập, Huệ Tính
- Phổ Nham, Đạo Trùng, Sư Phạm
- Đức Huy, Hành Diễn, Đại Hân
- Đạo Long, Trí Ngu, Hành Di
- Diệu Luân, Tổ Khâm, Tổ Nguyên
- Huệ Đàm, Nhất Ninh, Tông Hâm
- Tuệ Bảo, Nguyên Diệu, Tịnh Giới
- Thanh Củng, Minh Bản, Tiên Đổ
- Duy Tắc, Nguyên Trường, Không Độ
- Thời Uỷ, Phổ Trì, Huệ Sâm
- Phổ Từ, Minh Tuyên, Bản Thụy
- Minh Thông, Pháp Hội
- Đức Bảo, Đức Thanh
- Châu Hoằng, Chính Truyền
- Viên Ngộ, Viên Tu
- Viên Tín, Nhân Hội
- Thông Kỳ, Thông Dung, Đạo Mân
- Thông Tú, Thông Vấn
- Thủy Nguyệt, Chuyết Chuyết
- Đạo An, Long Kỳ, Chân Phác
- Hành Sâm, Hành Trân
- Siêu Vĩnh, Như Trường, Siêu Cách
- Tử Dung, Tính Âm
- Hư Vân, Lai Quả
|
- Lương Giới
- Bản Tịch, Đạo Ưng, Cư Độn
- Huệ Hà, Đạo Phi
- Quán Chí, Duyên Quán, Cảnh Huyền
- Nghĩa Thanh, Đạo Khải
- Tử Thuần, Tự Giác, Pháp Thành
- Chính Giác, Thanh Liễu, Nhất Biện
- Huệ Huy, Tông Giác, Tăng Bảo
- Huệ Tộ, Trí Giám, Tăng Thế
- Minh Quang, Như Tịnh, Như Mãn
- Đức Cử, Hành Tú
- Huệ Nhật, Vân Tụ, Phúc Dụ
- Vĩnh Dư, Đại Chứng, Văn Thái
- Phúc Ngộ, Văn Tài, Tử Nghiêm
- Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng, Văn Tải
- Tông Thư, Thường Trung, Thường Thuận
- Tuệ Kinh, Phương Niệm
- Nguyên Lai, Nguyên Cảnh
- Nguyên Hiền, Viên Trừng
- Đạo Ngân, Đạo Thịnh, Đạo Bái
- Minh Tuyết, Minh Phương, Minh Vu
- Hoằng Kế, Đại Văn, Đại Tâm
- Tịnh Nột, Tịnh Đăng, Tịnh Chu
- Hưng Kỳ, Hưng Trù, Hưng Long
- Trí Tiên, Trí Giáo
- Pháp Hậu, Giới Sơ
- Nhất Tín, Đỉnh Triệt
- Hư Vân , Thánh Nghiêm
|
- Văn Yển
- Trừng Viễn, Nhân Úc
- Đạo Thâm, Thủ Sơ
- Duyên Mật, Sư Khoan, Hạo Giám
- Quang Tộ, Huệ Viễn, Phong Tường
- Lương Nhã, Ứng Chân, Sư Giới
- Trọng Hiển, Thiện Tiêm
- Thừa Cổ, Hiểu Thông, Hoài Trừng
- Nghĩa Hoài, Thảo Đường, Truyền Tông
- Liễu Nguyên, Khế Tung, Giám Thiều
- Tông Bản, Pháp Tú
- Trọng Nguyên, Ứng Phu, Pháp Anh
- Sùng Tín, Thiện Bản, Thanh Mãn
- Duy Bạch, Tông Vĩnh, Tông Trách
- Hoài Thâm, Tự Như
- Tư Huệ, Tông Diễn
- Huệ Quang, Văn Tuệ, Đạo Xương
- Nguyên Diệu, Lương Khánh, Chính Thụ
- Thâm Tịnh
|
|
|
|
|
Cổng thông tin Phật giáo | |
Huyễn Hữu Chính Truyền (zh: 幻有正傳, ja: Genu Shōden, 1549-1614), hiệu là Nhất Tâm, là Thiền sư Trung Quốc đời Minh, thuộc tông Lâm Tế. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo. Dưới sự hoằng hóa của sư có nhiều đệ tử đại ngộ, trong đó có ba vị nổi danh là Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ, Ngữ Phong Viên Tín và Thiên Ẩn Viên Tu.
Cơ duyên
Sư họ Lữ (呂), quê ở vùng Lạc Dương, tỉnh Giang Tô. Từ khi còn nhỏ, sư được tiếp xúc với Phật Pháp và cảm mến đạo. Năm 6 tuổi, sư bắt đầu tập ăn chay trường và học phật pháp.
Năm 1565 (16 tuổi), cha mẹ bàn chuyện hôn nhân bảo sư lấy vợ nhưng sư từ chối và có ý nguyện muốn được xuất gia tu hành.
Năm 1569 (22 tuổi), sư đến Tĩnh An Viện ở vùng Kinh Khê, tỉnh Giang Tô và cạo tóc xuất gia với Thiền sư Lạc Am. Tại đây, sư bắt đầu con đường tu tập Thiền Tông và thực hành rất tinh tấn. Sư từng thệ nguyện rằng: "Nếu không đạt được minh tâm kiến tính thì sẽ không ngủ". Qua một thời gian tu Thiền tại đây, một hôm sư nghe tiếng pháo hoa nổ liền đạt Kiến Tính và trình sở ngộ này lên Thiền sư Lạc Am và được ngài ấn khả.
Về sau, bản sư Lạc Am thị tịch, sư đến yết kiến và tham học với Thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo tại am Quan Âm tại Yến Đô, tỉnh Hà Bắc. Một hôm, sư đến cầu Thiền sư Tiếu Nham ấn chứng sở ngộ, Thiền sư Tiếu Nham bảo: "Hãy nói rõ những sở đắc của ông từ trước đến nay!", sư chân thật trình chổ sở đắc mà trước nay mình đã ngộ được nhưng khi sư chưa nói xong thì Thiền sư Tiếu Nham rút một chiếc giày ra giơ lên và nói: "Hãy nói lại câu vừa rồi xem nào!", khi nghe câu nói này sư bỗng nhiên đứng khựng lại dưới mái hiên cả đêm và tự khởi nghi ngờ (nghi tình) rất sâu. Đến sáng, Thiền sư Tiếu Nham thấy sư đang đứng như thế bèn gọi, sư quay đầu lại và thấy Thiền sư Tiếu Nham nhón một chân lên, sư bỗng nhiên đạt triệt ngộ, bao nhiêu nghi tình trước nay đều phá tan hết. Sư được Thiền sư Tiếu Nham ấn khả và truyền pháp nối Tông Lâm Tế.
Hoằng pháp
Năm 1573, niên hiệu Vạn Lịch, sư bắt đầu khai đường thuyết pháp, truyền bá Thiền tông ở tại Vũ Môn Thiền viện ở núi Long Trì, vùng Kinh Khê, tỉnh Giang Tô và làm trụ trì tại đây trong 12 năm.
Năm 1585, sư đến trụ trì và thuyết pháp ở chùa Bí Ma Nham ở núi Thanh Lương.
Cuối đời, sư sáng lập chùa Phổ Chiếu ở Yến Sơn, tỉnh Hà Bắc và trụ trì tại đây. Sinh thời, môn đệ đến tham học Thiền với sư rất đông, người đời tôn kính gọi sư là Long Trì Hòa Thượng.
Ngày 14 tháng 2 năm thứ 42 (1614) niên hiệu Vạn Lịch, sư an nhiên thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi đời và 44 năm hạ lạp. Chúng đệ tử trà tỳ nhục thân và xây tháp thờ. Cư sĩ Châu Nhữ Đăng soạn bài minh trên tháp, pháp tử là Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ và Thiên Ẩn Viên Tu biên soạn hành trạng cuộc đời, pháp ngữ của sư trong tập Huyễn Hữu Thiền Sư Ngữ Lục (zh: 幻有禪師語錄, 12 quyển).
Tham khảo
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
- Hư Vân, Phật Tổ Đạo Ảnh (Tập 1,2), Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang dịch, Nxb Hồng Đức, 2021.
- Như Sơn, Thiền Uyển Kế Đăng Lục, Thích Thiện Phước dịch 2015.
|
|