Diệp Huyện Quy Tỉnh
Một phần của loạt bài về | Thiền sư Trung Quốc |
---|
|
|
|
|
- Hi Thiên
- Đạo Ngộ, Duy Nghiễm
- Bảo Thông, Thiên Nhiên
- Sùng Tín , Đàm Thịnh
- Viên Trí, Đức Thành, Vô Học
- Tuyên Giám, Thiện Hội
- Khánh Chư, Lương Giới
- Nghĩa Tồn, Toàn Hoát, Sư Ngạn
- Văn Yển, Huệ Lăng, Sư Bị
|
|
|
|
- Huệ Nam
- Tổ Tâm, Khắc Văn, Thường Thông
- Ngộ Tân, Duy Thanh, Huệ Hồng, Tùng Duyệt
- Tuệ Phương, Trí Thông, Thủ Trác
- Thủ Trác, Giới Kham, Đàm Bí
- Tùng Cẩn, Hoài Sưởng
|
- Phương Hội
- Thủ Đoan, Pháp Diễn
- Phật Cần, Phật Nhãn, Phật Giám
- Tông Cảo, Thiệu Long, Huệ Viễn
- Đức Quang, Đàm Hoa, Đạo Tế
- Cư Giản, Thiện Trân, Hàm Kiệt
- Đại Quan, Hành Đoan, Huệ Khai
- Tổ Tiên, Sùng Nhạc, Đạo Sinh
- Nguyên Hi, Trí Cập, Huệ Tính
- Phổ Nham, Đạo Trùng, Sư Phạm
- Đức Huy, Hành Diễn, Đại Hân
- Đạo Long, Trí Ngu, Hành Di
- Diệu Luân, Tổ Khâm, Tổ Nguyên
- Huệ Đàm, Nhất Ninh, Tông Hâm
- Tuệ Bảo, Nguyên Diệu, Tịnh Giới
- Thanh Củng, Minh Bản, Tiên Đổ
- Duy Tắc, Nguyên Trường, Không Độ
- Thời Uỷ, Phổ Trì, Huệ Sâm
- Phổ Từ, Minh Tuyên, Bản Thụy
- Minh Thông, Pháp Hội
- Đức Bảo, Đức Thanh
- Châu Hoằng, Chính Truyền
- Viên Ngộ, Viên Tu
- Viên Tín, Nhân Hội
- Thông Kỳ, Thông Dung, Đạo Mân
- Thông Tú, Thông Vấn
- Thủy Nguyệt, Chuyết Chuyết
- Đạo An, Long Kỳ, Chân Phác
- Hành Sâm, Hành Trân
- Siêu Vĩnh, Như Trường, Siêu Cách
- Tử Dung, Tính Âm
- Hư Vân, Lai Quả
|
- Lương Giới
- Bản Tịch, Đạo Ưng, Cư Độn
- Huệ Hà, Đạo Phi
- Quán Chí, Duyên Quán, Cảnh Huyền
- Nghĩa Thanh, Đạo Khải
- Tử Thuần, Tự Giác, Pháp Thành
- Chính Giác, Thanh Liễu, Nhất Biện
- Huệ Huy, Tông Giác, Tăng Bảo
- Huệ Tộ, Trí Giám, Tăng Thế
- Minh Quang, Như Tịnh, Như Mãn
- Đức Cử, Hành Tú
- Huệ Nhật, Vân Tụ, Phúc Dụ
- Vĩnh Dư, Đại Chứng, Văn Thái
- Phúc Ngộ, Văn Tài, Tử Nghiêm
- Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng, Văn Tải
- Tông Thư, Thường Trung, Thường Thuận
- Tuệ Kinh, Phương Niệm
- Nguyên Lai, Nguyên Cảnh
- Nguyên Hiền, Viên Trừng
- Đạo Ngân, Đạo Thịnh, Đạo Bái
- Minh Tuyết, Minh Phương, Minh Vu
- Hoằng Kế, Đại Văn, Đại Tâm
- Tịnh Nột, Tịnh Đăng, Tịnh Chu
- Hưng Kỳ, Hưng Trù, Hưng Long
- Trí Tiên, Trí Giáo
- Pháp Hậu, Giới Sơ
- Nhất Tín, Đỉnh Triệt
- Hư Vân , Thánh Nghiêm
|
- Văn Yển
- Trừng Viễn, Nhân Úc
- Đạo Thâm, Thủ Sơ
- Duyên Mật, Sư Khoan, Hạo Giám
- Quang Tộ, Huệ Viễn, Phong Tường
- Lương Nhã, Ứng Chân, Sư Giới
- Trọng Hiển, Thiện Tiêm
- Thừa Cổ, Hiểu Thông, Hoài Trừng
- Nghĩa Hoài, Thảo Đường, Truyền Tông
- Liễu Nguyên, Khế Tung, Giám Thiều
- Tông Bản, Pháp Tú
- Trọng Nguyên, Ứng Phu, Pháp Anh
- Sùng Tín, Thiện Bản, Thanh Mãn
- Duy Bạch, Tông Vĩnh, Tông Trách
- Hoài Thâm, Tự Như
- Tư Huệ, Tông Diễn
- Huệ Quang, Văn Tuệ, Đạo Xương
- Nguyên Diệu, Lương Khánh, Chính Thụ
- Thâm Tịnh
|
|
|
|
|
Cổng thông tin Phật giáo | |
Diệp Huyện Quy Tỉnh (zh: 葉縣歸省, ja: Sekken Kisei, ?-?) là Thiền sư Trung Quốc đời Tống thuộc Lâm Tế Tông. Sư là một trong hai đệ tử nối pháp xuất sắc nhất của Thiền sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm. Sư là một vị Thiền sư có cơ phong giáo hóa đệ tử rất nghiêm khắc và quyết liệt.
Cơ duyên ngộ đạo
Sư họ Cổ, quê ở Ký Châu. Sư xuất gia và thụ giới cụ túc từ lúc còn trẻ.
Trong lúc du phương, sư đến tham vấn Thiền sư Thủ Sơn. Một hôm, Thủ Sơn đưa một khúc tre lên hỏi: "Gọi là Trúc bề thì xúc phạm, chẳng gọi trúc bề thì trái, vậy gọi là cái gì?". Sư chụp trúc bề, ném xuống đất, nói: "Là cái gì?". Thủ Sơn bảo: "Mù!". Sư nhân đây triệt ngộ.
Hoằng pháp
Sau khi đắc đạo, sư đến trụ trì tai Diệp Huyện Quảng Giáo Viện (zh: 葉縣廣敎院) và mở mang tông phong.
Một hôm, sư cùng một vị tăng đi đường, nhân thấy một tử thi, tăng hỏi: "Xe ở đây mà trâu ở đâu?". Sư đáp: "Ngươi đã bước chân đi". Tăng thưa: "Trâu cũng không mà đi cái gì?". Sư bảo: "Ngươi đã không trâu, tại sao đạp nát gót chân?". Tăng thưa: "Thế ấy là chính từ Diệp Huyện đến". Sư bảo: "Chớ chạy loạn!".
Có vị tăng hỏi sư về Công án Cây bách của Triệu Châu. Sư bảo: "Ta chẳng tiếc nói với ngươi, mà ngươi có tin không?". Tăng thưa: "Lời của Hoà thượng quý trọng, con đâu dám chẳng tin". Sư bảo: "Ngươi lại nghe giọt mưa rơi trước thềm chăng?". Vị tăng hoát nhiên có ngộ nhập, bấc giác thốt lên: "Chao!" một tiếng. Sư hỏi: "Ngươi thấy đạo lí gì?". Vị tăng bèn làm bài tụng:
Phiên âm:
Thiềm đầu thủy đích
Phân minh lịch lịch
Đả phá càn khôn
Đương hạ tâm tức.
Dịch nghĩa:
Giọt mưa trước thềm
Rành rẽ rõ ràng
Đập nát càn khôn
Liền đó tâm dứt.
Sư có chút bệnh, biết mình sắp tịch. Vị tăng khám bệnh đến, hỏi sư: " Hoà thượng, tứ đại vốn không, bệnh từ chỗ nào đến?". Sư đáp: "Từ chỗ Xà-lê hỏi đến". Tăng thưa: "Khi con chẳng hỏi thì sao?". Sư đáp: "Xuôi tay nằm dài trong hư không". Tăng thốt lên: "Chao!". Sư liền tịch.
Sư có để lại tác phẩm Diệp Huyện Quảng Giáo Tỉnh Ngữ Lục (zh: 葉縣廣敎省語錄, 1 quyển).
Pháp ngữ
Sư dạy chúng rất tận tình, tha thiết: "Thiền sinh hành khước cần phải để tâm, tham học phải đủ con mắt tham học, kiến địa phải được câu kiến địa, mới có phần tương thân, không bị các cảnh làm lầm, cũng chẳng rơi vào đường ác. Cứu kính xong xuôi thế nào? Có khi câu đến mà ý chẳng đến, quên duyên cảnh trước phân biệt việc bóng dáng. Có khi ý đến mà câu chẳng đến, như mù rờ voi mỗi người có lối nói khác. Có ý câu đều đến, đập nát cõi hư không ánh sáng soi mười phương. Có khi ý câu đều chẳng đến người mù chạy ngang bỗng nhiên rơi xuống hầm".
Tham khảo
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002.
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
|
|