Lịch Hồi giáo

Phân loại
Dùng rộng rãi
Dùng hạn hẹp
Các kiểu lịch
Các biến thể của Cơ đốc giáo
Lịch sử
Theo chuyên ngành
Đề xuất
Hư cấu
Trưng bày

ứng dụng
Đặt tên năm
và đánh số
Thuật ngữ
Hệ thống
Danh sách List of calendars
Thể loại Thể loại

Lịch Hồi giáo (tiếng Ả Rập: التقويم الهجري; at-taqwīm al-hijrī; tiếng Ba Tư: تقویم هجری قمری taqwīm-e hejri-ye qamari; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Hicri Takvim; còn gọi là lịch Hijri) là một loại âm lịch được sử dụng để xác định ngày tháng các sự kiện tại nhiều quốc gia với dân cư chủ yếu là theo Hồi giáo cũng như được những người Hồi giáo tại các quốc gia khác sử dụng để xác định chính xác ngày tháng để kỷ niệm các ngày lễ linh thiêng của đạo Hồi. Loại lịch này có 12 tháng âm lịch trong mỗi năm với khoảng 354 ngày. Do năm âm lịch này khoảng 11 ngày ngắn hơn so với năm dương lịch nên các ngày lễ linh thiêng của Hồi giáo, mặc dù được kỷ niệm vào các ngày cố định trong lịch của họ, thường dịch chuyển lùi lại khoảng 11 ngày trong mỗi năm dương lịch kế tiếp, chẳng hạn như khi đối chiếu với lịch Gregory. Các năm Hồi giáo được gọi là năm Hijranăm đầu tiên là năm trong đó Hijra (sự di cư của nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad từ Mecca tới Medina) đã diễn ra. Vì thế mỗi năm đã đánh số được chỉ rõ hoặc là với H hoặc là với AH, với AH là những chữ đầu của cụm từ trong tiếng Latinh anno Hegirae (trong năm của Hijra).[1]

Năm 2009 của lịch Gregory tương ứng gần đúng với năm 1431 AH của lịch Hồi giáo, do nó bắt đầu từ khoảng ngày 11 tháng 1 và kết thúc vào ngày 30 tháng 12.

Lịch sử

Lịch tiền-Hồi giáo

Loại lịch kiểu Ả Rập được dùng trước khi có lịch Hồi giáo là một âm dương lịch, trong đó sử dụng các tháng âm lịch nhưng được đồng bộ hóa với các mùa bằng cách chèn thêm tháng nhuận bổ sung khi cần thiết. Việc tháng nhuận này (nasi) được bổ sung vào mùa xuân như ở lịch Do Thái hay trong mùa thu vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Cũng có giả định cho rằng tháng nhuận được bổ sung vào giữa tháng thứ 12 (tháng của Hajj tiền Hồi giáo) và tháng thứ nhất (Muharram) của năm tiền-Hồi giáo[cần dẫn nguồn]. Hai tháng Rabi' biểu hiện mùa gặm cỏ và mùa mưa Mecca hiện đại (thực ra chỉ ít khô cằn hơn so với các tháng khác), là các tháng có điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của cỏ cho gia súc gặm, diễn ra trong mùa thu.Điều này hàm chứa là năm trong lịch tiền-Hồi giáo bắt đầu gần với thu phân. Tuy nhiên, mùa mưa sau các tháng đã được đặt tên này có thể là khác biệt so với khi các tên gọi khởi nguồn (trước thời kỳ của Muhammad) hoặc là lịch đã được du nhập từ khu vực khác mà tại đó có mùa mưa như thế. Ngoài ra, người Ả Rập có các tháng trong đó những cuộc chiến bị cấm đoán. Vì thế họ đã sử dụng tháng nhuận để điều chỉnh thời gian trong đó các tháng này diễn ra. Và tháng nhuận đã không còn được phép (giải phóng lịch khỏi các mùa) bởi kinh Koran chương 9, tiết số 36 (người ta tin là nó bộc lộ về khi Muhammad từ giã cõi đời), trong đó hàm ý là năm tiền-Hồi giáo bắt đầu gần với xuân phân do nó là khi âm lịch hiện đại bắt đầu trong năm cuối cùng của ông.

Bãi bỏ nhuận

Muhammad đang cấm tháng nhuận, minh họa trong Các vết tích của Quá khứ (کتاب الآثار الباقية عن القرون الخالي) của Al-Bīrūnī, bản sao thế kỷ XVII của bản chép tay hãn quốc Y Nhi (Ил хан улс/ سلسله ایلخانی) thế kỷ XIV.

Trong năm thứ chín sau Hijra, như được nói tới trong Qur'an (9:36-37), người Hồi giáo tin rằng Allah đã biểu lộ sự cấm đoán tháng nhuận.

Quả thật, số tháng (trong một năm) mà Allah đã qui định trong Quyển Sổ Mẹ (Lawhul Mafuzh) nơi ngày kể từ ngày khởi tạo các tầng trời và trái đất là mười hai tháng, trong đó có bốn tháng cấm kỵ. Đấy là một tôn giáo đúng đắn, vì vậy các ngươi chớ bất công đối với bản thân mình (bằng những hành động vi phạm các điều cấm) trong những tháng cấm kỵ nầy. (Ngoài những tháng cấm đó) Các ngươi hãy đánh toàn bộ những kẻ đa thần giống như chúng đánh toàn bộ các ngươi. Các ngươi hãy biết rằng Allah luôn ở cùng người ngoan đạo.

Quả thật, việc dời tháng cấm kỵ (từ tháng này đến tháng kia) chỉ làm tăng thêm sự vô đức tin, theo đó những kẻ vô đức tin càng thêm lầm lạc. Có năm, chúng cho phép dời tháng cấm kỵ và có năm chúng cấm dời. Mục đích để bù cho đủ số tháng mà Allah đã cấm. Bằng cách này, chúng cho phép làm những điều Allah đã cấm. Việc làm điên rồ của chúng đã làm chúng thích thú và hài lòng. Quả thật, Allah không hướng dẫn những kẻ vô đức tin.

Sự cấm đoán này được Muhammad nhắc lại trong bài giảng đạo cuối cùng trên đỉnh Arafat được đọc trong Cuộc hành hương Vĩnh biệt tới Mecca ngày 9 tháng Dhu al-Hijja năm 10 AH:

Này, con người, nhuận là sự bổ sung cho sự thiếu lòng tin, thông qua nó Allah dẫn những kẻ thiếu niềm tin đi lạc lối: họ làm cho nó là có thể cho phép trong một năm và cấm nó [chỉ là sự tiện lợi của họ] trong năm sau để lảng tránh thời gian của những gì Chúa trời đã cấm, vì thế họ làm có thể những gì mà Allah đã cấm [đánh lộn trong những tháng bị cấm], và cấm những gì Allah đã làm thành có thể [đánh lộn trong các tháng khác]. Và [năm đó] thời gian đã trở về con đường nó đã từng có từ ngày Chúa trời tạo ra Trời và Đất [Các tháng nhuận kể từ khi tạo ra Trời và Đất tất cả đã bị hủy bỏ (làm tròn tới nguyên năm)]. Một năm là mười hai tháng, bốn trong đó bị cấm, ba tháng kế tiếp nhau: Dhu al-Qi'dahDhu al-HijjahMuharram; và Rajab của Mudar nằm giữa JumadaSha'aban[2].

Ba tháng bị cấm kế tiếp nhau mà Muhammad đề cập (các tháng trong đó các trận chiến bị cấm) là Dhu al-Qi'dah, Dhu al-Hijjah, Muharram, vì thế loại bỏ tháng nhuận trước tháng Muharram. Tháng bị cấm đơn lẻ là Rajab. Các tháng này được coi là bị cấm cả trong lịch Hồi giáo mới lẫn trong lịch tà giáo Mecca cũ, mặc dù việc họ có duy trì tình trạng "bị cấm" của họ sau sự xâm chiếm Mecca hay không vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi giữa các học giả Hồi giáo[cần dẫn nguồn].

Do số lượng và vị trí của các tháng nhuận trong khoảng từ năm 1 AH tới năm 10 AH là không chắc chắn, nên các ngày tháng trong lịch phương tây nói chung trích dẫn các sự kiện quan trọng trong thế giới Hồi giáo thời kỳ đầu như Hijra, trận chiến Badr, trận chiến Uhudtrận chiến đường hào, nên xem xét với sự cẩn trọng do chúng có thể có sai số khoảng 1-3 tháng âm lịch.

Tháng

Các tháng Hồi giáo được đặt tên như sau:[3]

  1. Muharram محرّم (hay Muḥarram al Ḥaram)
  2. Safar صفر (hay Ṣafar al Muzaffar)
  3. Rabi' al-awwal (Rabī' I) ربيع الأول
  4. Rabi' al-thani (hay Rabī' al Thānī hoặc Rabī' al-Akhir) (Rabī' II) ربيع الآخر أو ربيع الثاني
  5. Jumada al-awwal (Jumādā I) جمادى الاولى
  6. Jumada al-thani (hay Jumādā al-akhir) (Jumādā II) جمادى الآخر أو جمادى الثاني
  7. Rajab رجب (hay Rajab al Murajab)
  8. Sha'aban شعبان (hay Sha'abān al Moazam)
  9. Ramadan رمضان (hay Ramzān, dạng dài: Ramaḍān al Mubarak)
  10. Shawwal شوّال (hay Shawwal al Mukarram)
  11. Dhu al-Qi'dah ذو القعدة
  12. Dhu al-Hijjah ذو الحجة

Trong tất cả các tháng của lịch Hồi giáo, Ramaḍān là quan trọng nhất. Các giáo dân Hồi giáo cần phải kiêng khem ăn uống và quan hệ tình dục trong thời gian ban ngày của tháng này.

Ngày trong tuần

Trong tiếng Ả Rập, cũng như trong tiếng Do Thái, "ngày thứ nhất" của tuần tương ứng với Chủ nhật của tuần trong dương lịch. Các ngày của lịch Hồi giáo và Do Thái bắt đầu vào lúc hoàng hôn (từ đây hiểu theo nghĩa là thời điểm khi mặt trời lặn), trong khi ngày của lịch Kitô giáo trung cổ và dương lịch ngày nay bắt đầu từ nửa đêm[4] Những người Hồi giáo tập hợp lại để cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo vào giữa trưa trong "ngày tụ họp", tương ứng với ngày thứ Sáu. Vì thế "ngày tụ họp" thường được coi là ngày nghỉ trong tuần, nên ngày kế tiếp (tương ứng với thứ Bảy), thường được coi là ngày đầu tiên của tuần làm việc.

  1. yaum al-ahad يوم الأحد (ngày thứ nhất - Chủ nhật) (Urdu, Itwaar اتوار) (Ba Tư: Yek-Shanbeh یکشنبه) ("yaum يوم" có nghĩa là ngày)
  2. yaum al-ithnayn يوم الإثنين (ngày thứ hai - thứ Hai) (Urdu, Pîr پير) (Ba Tư: Do-Shanbeh, دوشنبه)
  3. yaum ath-thulaathaa' يوم الثُّلَاثاء (ngày thứ ba - thứ Ba) (Urdu, Mangl منگل) (Ba Tư: Seh-Shanbeh, سه شنبه)
  4. yaum al-arbia`aa' يوم الأَرْبِعاء (ngày thứ tư - thứ Tư) (Urdu, Budh بدھ) (Ba Tư: Chahar-Shanbeh, چهارشنبه)
  5. yaum al-khamis يوم الخَمِيس (ngày thứ năm - thứ Năm) (Urdu, Jumahraat جمعرات) (Ba Tư: Panj-Shanbeh, پنجشنبه)
  6. yaum al-jumu`a يوم الجُمُعَة (ngày tụ họp - thứ Sáu) (Urdu, Jumah جمعہ) (Ba Tư: Jom'eh, جمعه or Adineh آدينه)
  7. yaum as-sabt يوم السَّبْت (ngày xaba - thứ Bảy) (Urdu, Saneechar/Hafta ہفتہ) (Ba Tư: Shanbeh, شنبه)

Đánh số năm

Theo truyền thuyết Hồi giáo, Abraha, thống đốc của Yemen (khi đó là một tỉnh của Vương quốc Aksum Kitô giáo tại Ethiopia), đã cố gắng phá hủy Kaaba bằng một lực lượng quân đội, bao gồm cả lực lượng tượng binh. Mặc dù cuộc tấn công không thành công, nhưng do tập quán đặt tên năm theo sự kiện chính xảy ra trong năm đó, nên năm đó được biết đến như là năm Voi (عام الفيل, `Âm al-Fîl), cũng là năm mà Muhammad sinh ra[5]. (Xem surat al-Fil.). Mặc dù phần lớn những người Hồi giáo đều coi nó là khoảng năm 570 trong lịch phương tây, nhưng một số ít vẫn coi nó như là năm 571. Các năm muộn hơn được đánh số từ năm Voi, kể cả cho các năm của âm dương lịch tiền Hồi giáo, loại âm dương lịch được Muhammad dùng trước khi ông ngăn cấm việc chèn các tháng nhuận lẫn một vài năm đầu của âm lịch được tạo ra từ sự cấm đoán đó. Năm 638 (17 AH), khaliph thứ hai Umar đã bắt đầu đánh số các năm của lịch Hồi giáo từ năm diễn ra Hijra, được đề lùi ngày tháng như là năm 1 AH. Ngày đầu tiên của tháng đầu tiên (1 Muharram) của năm Hồi giáo đón trước này, nghĩa là, sau khi loại bỏ mọi tháng nhuận trong khoảng từ Hijra tới khi có ngăn cấm của Muhammad về chúng (khoảng 9-10 năm sau), tương ứng với ngày 16 tháng 7 năm 622 (việc di cư thực tế diễn ra trong tháng 9)[1]. Việc sử dụng có chứng thực lần đầu tiên còn sót lại của lịch Hijri là trên một tờ giấy cói từ Ai Cập năm 22 AH (Xem PERF 558).

Theo thời điểm tới Medina của Muhammad sau sự kiện Hijra của ông từ Mecca, những người đồng hành cùng ông đã đặt tên cho năm đó như là năm đầu tiên của họ. Đây là một thực tiễn của người ta vào thời kỳ đó trong việc khởi đầu lịch của mình bằng một sự kiện nhất định.

Sự đi tới Medina của Muhammad là thắng lợi đầu tiên cho người Hồi giáo. Lần đầu tiên những người Hồi giáo đã giành được quyền điều hành đất nước dựa trên các giáo huấn Hồi giáo do chính Muhammad hướng dẫn. Điều này là tự nhiên để những người Hồi giáo vào thời gian đó đặt tên cho năm đi tới Medina của Muhammad như là năm đầu tiên. Hành động này không bị Muhammad ngăn cấm và họ tiếp tục tính toán và đếm các năm của mình kể từ năm diễn ra Hijra trở đi.

Trong năm 17 AH, Abu-Musa al-Asha'ari, một trong các quan chức của vị khalip thứ hai (Umar) tại Basrah, tấu trình rằng một bức thư của Umar đến chỗ của ông mà không đề ngày tháng. Tấu trình này đã kích thích Umar trong việc giới thiệu một hệ thống lịch cho người Hồi giáo. Umar mời những người có danh tiếng đương thời, như Ali, đến họp bàn để ghi nhận quan điểm của họ về loại lịch phù hợp cho người Hồi giáo. Một số người đề nghị sử dụng lịch Messiah[cần dẫn nguồn] là loại lịch đã được một số người sử dụng vào thời gian đó. Một số người đề xuất việc sử dụng ngày sinh của Muhammad như là khởi đầu của lịch. Tất cả các đề xuất này đều bị bác bỏ do ngày tháng khởi đầu của cả hai hệ thống lịch đều khá mơ hồ.

Người ta khi đó cho rằng lịch Hồi giáo nên khởi đầu vào một ngày rõ ràng, và ngày đó phải được nhiều người biết đến. Đã có gợi ý cho rằng nên khởi đầu ngày tháng vào ngày mất của Muhammad, và một số khác gợi ý nên bắt đầu bằng ngày tới Medina của Muhammad. Umar chọn ngày khởi đầu của lịch bằng ngày đến Medina của Muhammad, không phải chỉ do nó là sự kiện rất có ý nghĩa và mọi người Hồi giáo vào thời gian đó đều biết tới, mà quan trọng hơn, là những người đồng hành cùng Muhammad đã khởi đầu lịch của họ từ ngày đó, ngoài mọi tập quán.

Vấn đề thứ hai cần phải quyết định là tháng đầu tiên trong lịch là tháng nào. Một số gợi ý về tháng Ramadan còn một số khác gợi ý về tháng Rajab do nó là tháng được người Ả Rập ca ngợi nhiều nhất trước khi Hồi giáo xuất hiện. Uthman Ibn Affan gợi ý nên khởi đầu lịch bằng tháng Muharram, do nó đã là tập quán của người Ả Rập vào thời gian đó trong việc khởi đầu năm của họ bằng tháng này, sau khi những người hành hương trở về từ Hajj (cuộc hành hương tới Mecca) của họ. Gợi ý này được tất cả những người tham dự cuộc họp chấp nhận.

Vì thế, lịch Hồi giáo bắt đầu từ tháng Muharram trong năm Muhammad tới thành phố Medina, và do sự kiện Hijra nên lịch cũng được gọi là lịch Hijra[6].

Tính toán thiên văn

Lịch Hồi giáo không nên đồng nhất hóa với khái niệm âm lịch. Âm lịch dựa trên năm có 12 tháng, được bổ sung sao cho nó chứa trung bình khoảng 354,367 ngày. Mỗi tháng âm lịch bắt đầu vào thời gian của "giao hội" tháng, nghĩa là khi Mặt Trăng nằm trên đường thẳng giữa Trái Đất và Mặt Trời. Mỗi tháng được định nghĩa như là khoảng thời gia trung bình trong sự quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (29,530588... ngày). Theo quy ước, các tháng 30 ngày và 29 ngày kế tiếp lẫn nhau, làm cho hai tháng kế tiếp nhau có tổng cộng 59 ngày. Điều này làm cho sự dao động thời gian của tháng chỉ là khoảng 44 phút để tính toán tiếp, nó sẽ bổ sung đủ cho 1 ngày (24 giờ) trong vòng 2,73 năm. Để giải quyết số dư này, chỉ cần thêm 1 ngày sau mỗi chu kỳ 3 năm vào âm lịch, tương tự như cách mà lịch Gregory đang làm sau mỗi bốn năm[7]. Các chi tiết kỹ thuật để điều chỉnh được miêu tả trong đoạn về Lịch Hồi giáo dạng bảng dưới đây và trong bài viết cùng tên trong Wikipedia.

Tuy nhiên, lịch Hồi giáo lại dựa trên một bộ các quy ước khác hẳn[8] Mỗi quốc gia Hồi giáo công bố lịch của mình dựa trên quan sát trực tiếp của chính mình về thời điểm trăng mới (hoặc nếu thất bại, phải chờ đợi cho đủ 30 ngày) trước khi tuyên bố sự bắt đầu của tháng mới trên lãnh thổ của mình.

Nhưng trăng lưỡi liềm chỉ có thể nhìn thấy sau khoảng 15-18 giờ kể từ thời điểm giao hội và lệ thuộc vào sự hiện hữu của một loạt các điều kiện tốt liên quan tới thời tiết, thời gian, vị trí địa lý cũng như một loạt các tham biến thiên văn khác[9]. Kết quả là sự khởi đầu mỗi tháng là khác nhau giữa các quốc gia Hồi giáo và thông tin do lịch cung cấp không vượt quá tháng hiện hành.

Nếu như lịch Hồi giáo được tạo ra bằng các tính toán thiên văn thì người Hồi giáo trong toàn thế giới Hồi giáo có thể sử dụng nó để đạt được các nhu cầu của họ, giống như cách thức sử dụng lịch Gregory ngày nay. Nhưng ở đây có các quan điểm rất khác nhau về việc điều này có hợp pháp hay không[10]

Phần lớn các nhà thần học phản đối việc sử dụng các tính toán trên mặt đất do điều này có thể không phù hợp với khuyến cáo của Sứ giả (Muhammad) về quan sát trăng mới cho các tháng Ramadan và Shawwal nhằm xác định sự khởi đầu của các tháng này[11].

Nhưng do ở đây không có cấm đoán nào đối với việc sử dụng các tính toán thiên văn trong Qur’an (kinh Coran), một số nhà luật học nhìn thấy ở đây không có mâu thuẫn nào giữa các giáo huấn của Sứ giả và việc sử dụng các tính toán để xác định khởi đầu của tháng âm lịch [12]. Họ cho rằng khuyến cáo của Sứ giả chỉ đơn thuần thích nghi với văn hóa của thời gian đó và không nên lẫn lộn với các hành vi tôn kính[13] [14][15].

Vì thế, các nhà luật học Ahmad Muhammad Shakir và Yusuf al-Qaradawi đều tán thành việc sử dụng các tính toán để xác định khởi đầu của mọi tháng trong lịch Hồi giáo, tương ứng trong năm 1939 và 2004[16] [17]. Hội đồng luật học Hồi giáo Bắc Mỹ ("Fiqh Council of North America", FCNA) cũng làm như vậy năm 2006[18][19] và "Hội đồng châu Âu về Fatwa và Nghiên cứu" (ECFR) năm 2007 [20].

Quan sát Hilāl, tính toán ngày tháng, ngày tháng không thống nhất giữa các khu vực

Có ít nhất một vụ việc rắc rối đã ghi chép lại trong thế kỷ Hồi giáo đầu tiên[21] trong đó người Hồi giáo tại Medinaal-Sham ăn kiêng độc lập theo các quan sát tương ứng của họ về trăng lưỡi liềm ( Hilāl).

Mỗi tháng có hoặc là 29 hoặc là 30 ngày, nhưng thông thường không theo một trật tự có thể nhận thấy rõ. Theo truyền thống, ngày đầu tiên của mỗi tháng là ngày (bắt đầu từ hoàng hôn) của lần đầu tiên nhìn thấy trăng lưỡi liềm (hilāl) ngay sau hoàng hôn. Nếu như hilāl không quan sát được ngay lập tức sau ngày thứ 29 của tháng, hoặc là do mây ngăn trở việc nhìn thấy nó hoặc là do bầu trời phía tây vẫn còn quá sáng khi trăng lặn, thì ngày bắt đầu từ hoàng hôn đó là ngày thứ 30. Việc nhìn như vậy được thực hiện bởi một hay nhiều người đàn ông đáng tin cậy được ủy ban các thủ lĩnh Hồi giáo chứng thực. Việc xác định ngày có khả năng nhất mà hilāl nên được quan sát là động cơ thúc đẩy những người Hồi giáo quan tâm tới thiên văn, điều này đặt các nước Hồi giáo vào hàng đầu về ngành khoa học này trong nhiều thế kỷ.

Thực tiễn truyền thống này vẫn còn được tuân theo ở một số nhỏ các phần trên thế giới, như Ấn Độ, PakistanJordan. Tuy nhiên, trong phần lớn các quốc gia Hồi giáo thì các quy tắc thiên văn được tuân thủ, cho phép lịch được xác định trước, và nó lại không là tình huống có thể khi sử dụng phương pháp truyền thống. Malaysia, Indonesia và một vài quốc gia khác bắt đầu mỗi tháng từ hoàng hôn vào ngày đầu tiên mà Mặt Trăng lặn ngay sau khi mặt trời lặn. Tại Ai Cập, tháng bắt đầu vào hoàng hôn ngày đầu tiên mà Mặt Trăng lặn nhiều nhất là 5 phút sau mặt trời.

Mặt Trăng lặn muộn hơn so với Mặt Trời theo chiều tăng dần lên đối với các khu vực xa hơn về phía tây, vì thế người Hồi giáo tại các quốc gia phía tây rất nhiều khả năng sẽ kỷ niệm một vài ngày lễ trọng một ngày sớm hơn so với người Hồi giáo tại các quốc gia phía đông.

Lịch Umm al-Qura

Lịch Umm al-Qura chính thức của Ả Rập Xê Út sử dụng phương pháp thiên văn khác biệt đáng kể cho tới những năm gần đây[22]. Trước 1420 AH (trước ngày 18 tháng 4 năm 1999), nếu như tuổi của trăng vào lúc hoàng hôn tại Riyad là ít nhất 12 giờ, thì ngày kết thúc vào hoàng hôn đó là ngày đầu tiên của tháng. Điều này thường làm cho người dân Ả Rập Xê Út kỷ niệm các ngày lễ trọng một hay thậm chí là hai ngày trước người Hồi giáo tại các quốc gia khác với dân cư chủ yếu là người Hồi giáo, bao gồm cả ngày cho lễ Hajj, mà chỉ có thể được định ngày tháng sử dụng các ngày tháng Saudi do nó diễn ra tại Mecca là địa danh của quốc gia này hiện nay. Trong một năm thuộc thập niên 1380 AH (thập niên 1970), các quốc gia Hồi giáo khác nhau đã kết thúc sự ăn kiêng của tháng Ramadan trong 4 ngày kế tiếp nhau. Các lẽ hội trở thành thống nhất hơn bắt đầu từ năm 1420 AH. Trong giai đoạn 1420-1422 AH, nếu trăng lặn diễn ra sau hoàng hôn tại Mecca, thì ngày bắt đầu vào lúc hoàng hôn là ngày đầu tiên của tháng Saudi, về cơ bản là cùng một quy tắc được sử dụng tại Malaysia, Indonesia và các quốc gia khác (ngoại trừ những nơi còn áp dụng việc quan sát hilāl). Kể từ khi bắt đầu năm 1423 AH (16 tháng 3 năm 2002), quy tắc đã được làm cho dễ hiểu hơn một chút bằng cách yêu cầu giao hội địa tâm của Mặt Trời và Mặt Trăng diễn ra trước hoàng hôn, bổ sung thêm cho yêu cầu là trăng lặn diễn ra sau hoàng hôn tại Mecca. Điều này đảm bảo rằng Mặt Trăng đã di chuyển ngang qua mặt trời vào lúc hoàng hôn, thậm chí là ngay cả khi bầu trời còn quá sáng ngay trước lúc trăng lặn để thực sự nhìn thấy trăng lưỡi liềm. Nói một cách chặt chẽ thì lịch Umm al-Qura có ý định dành cho các mục đích dân sự mà thôi. Những người tạo ra nó nhận thức rất rõ ràng về thực tế rằng lần nhìn thấy thực sự đầu tiên của trăng lưỡi liềm (hilāl) có thể diễn ra 1-2 ngày sau ngày tính toán trong lịch Umm al-Qura. Kể từ năm 1419 AH (1998/99), một vài ủy ban quan sát hilāl chính thức đã được chính quyền Ả Rập Xê Út lập ra để xác định thời điểm của lần nhìn thấy trăng lưỡi liềm đầu tiên khi bắt đầu mỗi tháng âm lịch. Tuy nhiên, giới hữu trách tôn giáo ở Ả Rập Xê Út cũng cho phép lời chứng thực của các nhà quan sát ít kinh nghiệm hơn và vì thế thường thông báo việc nhìn thấy trăng lưỡi liềm vào ngày mà các nhà quan sát ít kinh nghiệm này có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm trong khi không có ủy ban chính thức nào có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm.

Đây là trường hợp đặc biệt cụ thể cho các ngày tháng quan trọng nhất trong lịch Hồi giáo - sự bắt đầu và kết thúc của tháng Ramadan (tháng ăn kiêng) và bắt đầu của tháng Dhu al-Hijja (tháng hành hương hàng năm tới Mecca). Nếu một cư dân Hồi giáo là nam giới (hai trong trường hợp kết thúc tháng Ramadan) nhìn thấy trăng mới vào ngày thứ 29 của tháng trước đó và nó được các giới hữu trách tôn giáo chấp nhận, thì tháng mới được điều chỉnh là đã tới, mặc dù lịch Umm al-Qura chính thức coi nó là ngày thứ 30 trước khi tháng mới bắt đầu. Điều này có thể làm thay đổi sự khởi đầu và/hoặc kết thúc của tháng ăn chay (nếu là tháng Ramadan) hay thời gian khởi đầu các cuộc hành hương tới Mecca (nếu là tháng Dhu al-Hijja). Điều này đôi khi xảy ra, với sự xảy ra gần đây nhất nằm trong năm 1428 AH (2007-2008), khi sự khởi đầu của các tháng Shawwal và Dhu al-Hijja diễn ra 1 ngày sớm hơn so với ngày tháng trong lịch Umm al-Qura chính thức.

Năm 2007, Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ, hội đồng luật học Hồi giáo Bắc Mỹủy ban châu Âu về Fatwa và Nghiên cứu đã thông báo rằng kể từ nay trở đi họ sẽ dùng lịch dựa trên các tính toán, sử dụng cùng các tham biến như lịch Umm al-Qura, để xác định (trước) sự khởi đầu của mọi tháng âm lịch (và vì thế các ngày gắn liền với mọi sự tuân thủ tôn giáo)[23][24].

Lịch Hồi giáo dạng bảng

Tồn tại một biến thể của lịch Hồi giáo gọi là lịch Hồi giáo dạng bảng, trong đó các tháng được tính theo các quy tắc số học thay vì dựa trên quan sát hoặc tính toán thiên văn. Nó có chu kỳ 30 năm với 11 năm dài chứa 355 ngày và 19 năm ngắn chứa 354 ngày. Về dài hạn, độ chính xác của nó là 1 ngày trong khoảng 2.500 năm. Nó cũng có các dung sai khoảng từ ±1 tới ±2 ngày trong chu kỳ ngắn hạn.

Thuật toán Kuwait

Microsoft sử dụng "Kuwaiti algorithm" (thuật toán Kuwait) để chuyển đổi ngày tháng trong lịch Gregory thành ngày tháng trong lịch Hồi giáo. Microsoft tuyên bố rằng nó dựa trên phân tích thống kê các dữ liệu lịch sử từ Kuwait[25] nhưng trên thực tế nó là một biến thể của lịch Hồi giáo dạng bảng[26].

Ngày tháng đáng chú ý

Các ngày tháng quan trọng trong năm Hồi giáo (Hijri) là:

Tương quan hiện tại

Để chuyển đổi một cách rất thô thiển, nhân số năm Hồi giáo với 0,97 và sau đó cộng thêm 622 để nhận được số năm Gregory. Năm Hồi giáo sẽ nằm hoàn toàn trong phạm vi năm Gregory với cùng một số chỉ năm là 20874. Năm Hồi giáo thứ 1429 diễn ra hoàn toàn trong năm 2008 của lịch Gregory. Các năm như thế diễn ra một lần trong mỗi chu kỳ khoảng 33 hay 34 năm Hồi giáo (32 hay 33 năm Gregory). Một số được liệt kê tại đây:

Năm Hồi giáo trong năm Gregory
Hồi giáo Gregory Chênh lệch
1060 1650 590
1093 1682 589
1127 1715 588
1161 1748 587
1194 1780 586
1228 1813 585
1261 1845 584
1295 1878 583
1329 1911 582
1362 1943 581
1396 1976 580
1429 2008 579
1463 2041 578
1496 2073 577
1530 2106 576
1564 2139 575

Sử dụng

Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tôn giáo, và đôi khi cũng được sử dụng cho các mục đích hành chính chính thức. Tuy nhiên, do bản chất của nó là một loại âm lịch thuần túy, nên nó không thể sử dụng cho các mục đích nông nghiệp (mang tính chất theo mùa) và trong lịch sử thì các cộng đồng Hồi giáo cũng đã sử dụng các loại lịch khác cho mục đích này. Lịch Ai Cập trước đây đã từng phổ biến rộng tại các quốc gia Hồi giáo và lịch Iran cũng như lịch Ottoman 1789 (dạng lịch Julius biến đổi) cũng đã được sử dụng trong nông nghiệp tại các quốc gia này. Các loại dương lịch địa phương này đã suy giảm tầm quan trọng với sự chấp nhận gần như phổ biến toàn cầu đối với lịch Gregory cho các mục đích dân sự. Hiện nạy Ả Rập Xê Út là quốc gia Hồi giáo duy nhất còn sử dụng lịch Hồi giáo như là lịch cho hoạt động thường ngày của chính quyền[27].

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b Watt W. Montgomery. “Hidjra”. Trong P.J. Bearman, Th. Bianquis, C.E. Bosworth, E. van Donzel và W.P. Heinrichs (biên tập). Bách khoa toàn thư Hồi giáo trực tuyến. Brill Academic Publishers. ISSN 1573-3912.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  2. ^ Sahih Muslim
  3. ^ B. van Dalen. “Tarikh”. Trong P.J. Bearman, Th. Bianquis, C.E. Bosworth, E. van Donzel và W.P. Heinrichs (biên tập). Bách khoa toàn thư Hồi giáo trực tuyến. R.S. Humphreys; A.K.S Lambton và ctv. Brill Academic Publishers. ISSN 1573-3912.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  4. ^ Trawicky (2000) trang 232
  5. ^ Hajjah Adil., Amina, "Prophet Muhammad (PBUH)", ISCA, 1-6-2002, ISBN 1-930409-11-7
  6. ^ Appreciating Islamic History Lưu trữ 2008-10-01 tại Wayback Machine (tài liệu dạng Microsoft Word, 569 KB)
  7. ^ Emile Biémont, Rythmes du temps, Astronomie et calendriers, De Borck, 2000, 393 trang.
  8. ^ Khalid Chraibi: Issues in the Islamic Calendar, Tabsir.net
  9. ^ Karim Meziane et Nidhal Guessoum: La visibilité du croissant lunaire et le ramadan, La Recherche, số 316, tháng 1 năm 1999, trang 66-71
  10. ^ Allal el Fassi: "Aljawab assahih wannass-hi al-khaliss ‘an nazilati fas wama yata’allaqo bimabda-i acchouhouri al-islamiyati al-arabiyah", "[...] và sự khởi đầu của các tháng Ả Rập Hồi giáo", báo cáo được chuẩn bị theo yêu cầu của Quốc vương Hassan II của Morocco, Rabat, 1965 (36 trang), không có chỉ dẫn về người biên tập
  11. ^ Muhammad Mutawalla al-Shaârawi: Fiqh al-halal wal haram (Ahmad Azzaâbi biên tập), Dar al-Qalam, Beyrouth, 2000, trang 88
  12. ^ “Abderrahman al-Haj: "Chuyên gia luật học Hồi giáo (faqih), chính trị gia và sự xác định các tháng âm lịch" (tiếng Ả Rập)”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008.
  13. ^ Allal el Fassi: "Aljawab assahih...".
  14. ^ Triều đại nhà Fatimid ở Ai Cập đã sử dụng lịch tính toán trước dạng bảng trong một thời kỳ trên 2 thế kỷ, trong khoảng từ thế kỷ X tới thế kỷ XII, trước khi sự thay đổi chế độ chính trị phục hồi lại thủ tục quan sát trăng mới.
  15. ^ Helmer Aslaksen: Lịch Hồi giáo
  16. ^ Ahmad Shakir: "Sự khởi đầu của các tháng Ả Rập … hợp pháp hay không khi dùng các tính toán thiên văn xác định nó?" (xuất bản bằng tiếng Ả Rập năm 1939) tái bản trong nhật báo tiếng Ả Rập "Al-Madina", 13-10-2006 (số 15878)
  17. ^ Yusuf al-Qaradawi: "Các tính toán thiên văn và xác định khởi đầu các tháng" (tiếng Ả Rập)
  18. ^ “Hội đồng luật học Hồi giáo Bắc Mỹ: Âm lịch Hồi giáo”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008.
  19. ^ “Zulfikar Ali Shah, Các tính toán thiên văn: Thảo luận luật học” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008.
  20. ^ Trung tâm Hồi giáo Boston, Wayland
  21. ^ Sunan al-Tirmidhi
  22. ^ Crescent sighting using the Uml al Qura calendar in Saudi Arabia Lưu trữ 2006-05-15 tại Wayback Machine, pdf file, 268 KB
  23. ^ “Ramadan and Eid announcement by the Fiqh Council of North America (revised)”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008.
  24. ^ Khalid Chraibi: Can the Umm al Qura calendar serve as a global Islamic calendar?
  25. ^ Ngày tháng Hijri trong SQL Server 2000
  26. ^ "Thuật toán Kuwait" (Robert van Gent)
  27. ^ Glassé Cyril (2001). The New Encyclopedia of Islam, trang 98-99. Rowman Altamira. ISBN 0-7591-0190-6.

Liên kết ngoài

Chuyển đổi ngày tháng

Read other articles:

Untuk tim hoki es, lihat HK Dukla Trenčín. AS TrenčínNama lengkapAsociácia športov Trenčín a.s.[1]Berdiri1992; 32 tahun lalu (1992) sebagai TJ Ozeta Dukla TrenčínStadionŠtadión Sihoť,Trenčín(Kapasitas: 10,000)PemilikTschen La LingKetuaRóbert RybníčekManajerMarián Zimen (caretaker)LigaFortuna Liga2022–239.Situs webSitus web resmi klub Kostum kandang Kostum tandang AS Trenčín (Pelafalan bahasa Slowakia: [ˈaː ˈes ˈtrentʂiːn] simakⓘ) adal...

 

 

American GangsterPoster film American GangsterSutradaraRidley ScottProduserBrian GrazerRidley ScottDitulis olehSteven ZaillianBerdasarkanThe Return of Superflyoleh Mark JacobsonPemeranDenzel WashingtonRussell CrowePenata musikMarc StreitenfeldSinematograferHarris SavidesPenyuntingPietro ScaliaPerusahaanproduksiImagine EntertainmentScott Free ProductionsRelativity MediaDistributorUniversal PicturesTanggal rilis 19 Oktober 2007 (2007-10-19) (Apollo Theater) 2 November 2007 (...

 

 

The GadflyWritten byGeorge Bernard ShawDate premieredunproducedOriginal languageEnglishSubjectA devout Catholic becomes a devout revolutionary.Genrenovel adaptationSettingvarious The Gadfly or The Son of the Cardinal (1897-8) is a dramatic adaptation by George Bernard Shaw of Anglo-Irish writer Ethel Lilian Voynich (née Boole)'s novel The Gadfly. It was written as a favour to the author, who was a friend of Shaw's. Creation The Gadfly, a novel about a young man's embrace of revolutionary po...

TegalrejoDesaKantor Desa TegalrejoNegara IndonesiaProvinsiJawa TengahKabupatenBoyolaliKecamatanSawitKode pos57374Kode Kemendagri33.09.08.2004 Luas... km²Jumlah penduduk... jiwaKepadatan... jiwa/km² Tegalrejo adalah desa di kecamatan Sawit, Boyolali, Jawa Tengah, Indonesia. Pembagian wilayah Desa Tegalrejo terdiri dari dukuh: Gregunung Jetis Mangkubumen Mojokulon Mojowetan Ngoro-Oro Tegalrejo Pendidikan Lembaga pendidikan formal yang ada di Desa Tegalrejo adalah: SD Negeri 1 Tegalrejo M...

 

 

† Человек прямоходящий Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:Синапсиды�...

 

 

Stendardo e sigillo del Segretario all'aeronautica degli Stati Uniti Il Segretario all'aeronautica degli Stati Uniti d'America (in inglese Secretary of the Air Force – SECAF o SAF/OS) è il capo del dipartimento dell'Aeronautica, una delle componenti del dipartimento della Difesa degli Stati Uniti. Il Segretario all'aeronautica è un civile scelto dal Presidente dietro consiglio e previa approvazione del Senato. Esso fa rapporto direttamente al Presidente e/o al Segretario della difesa ed �...

第三十二届夏季奥林匹克运动会柔道比賽比賽場館日本武道館日期2021年7月24日至31日項目數15参赛选手393(含未上场5人)位選手,來自128(含未上场4队)個國家和地區← 20162024 → 2020年夏季奥林匹克运动会柔道比赛个人男子女子60公斤级48公斤级66公斤级52公斤级73公斤级57公斤级81公斤级63公斤级90公斤级70公斤级100公斤级78公斤级100公斤以上级78公斤以上级团体混...

 

 

For other uses, see Alcyon (disambiguation). An Alcyon bicycle constructed in 1904 The Alcyon was a French bicycle, automobile and motorcycle manufacturer between 1903 and 1954. Origins Alcyon originated from about 1890 when Edmond Gentil started the manufacture of bicycles in Neuilly, Seine. In 1902, this was complemented by motorcycle production and in 1906, the first cars were shown at the Salon de l'Automobile in Paris, France. Also in 1906 it founded the professional Alcyon cycling team ...

 

 

Kōshū 甲州市KotaKebun Katsunuma BenderaEmblemLetak Kōshū di Prefektur YamanashiNegaraJepangWilayahChūbu (Tōkai)PrefekturPrefektur YamanashiPemerintahan • - Wali kotaAtsushi Tanabe (sejak Desember 2005)Luas • Total264,01 km2 (10,193 sq mi)Populasi (1 Juli 2012) • Total33.220 • Kepadatan126/km2 (330/sq mi)Zona waktuUTC+9 (Waktu Standar Jepang)- PohonAnggur- BungaSakura-BurungCettia diphoneNomor telepon0553-32...

1913–1960 aircraft manufacturer Supermarine Aviation WorksSupermarine Aviation Ltd, Woolston, in 1924IndustryAviationFounded1913 (as Pemberton-Billing)Defunct1960 (incorporation into BAC)FateMerged and name droppedSuccessorVickers-Armstrongs (Aircraft)HeadquartersWoolstonKey peopleNoel Pemberton BillingR. J. MitchellHubert Scott-PaineJoe SmithParentVickers-Armstrongs (1928 onwards) Supermarine was a British aircraft manufacturer. It is most famous for producing the Spitfire fighter plane du...

 

 

  لمعانٍ أخرى، طالع باغلي (توضيح). باغلي   الإحداثيات 41°50′48″N 94°25′44″W / 41.846666666667°N 94.428888888889°W / 41.846666666667; -94.428888888889   [1] تقسيم إداري  البلد الولايات المتحدة[2]  التقسيم الأعلى مقاطعة غوذري  خصائص جغرافية  المساحة 0.800795 كيلومتر مربع0.800796 ك�...

 

 

Railway station in Karnataka, India This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: Thokur railway station – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (February 2019) Thokur Indian Railways stationGeneral informationCoordinates12°57′48″N 74°49′38″E / 12.9633544°N 74.827...

У этого термина существуют и другие значения, см. Андреевский. Андреевский спускукр. Андріївський узвіз Общая информация Страна  Украина Город Киев Район Подольский Исторический район Подол Протяжённость 720 м Ширина 10 м Метро  «Контрактовая площадь» Прежние назван...

 

 

Polish literary critic, historian and activist (1803–1834) Maurycy MochnackiMochnacki ca. 1834Born(1803-09-13)13 September 1803Bojaniec, Russian EmpireDied20 December 1834(1834-12-20) (aged 31)Auxerre, FranceResting placePowązki Military CemeteryNationalityPolishEducationUniversity of WarsawOccupation(s)literary critic, publicist, journalist Maurycy Mochnacki (13 September 1803 in Bojaniec near Żółkiew – 20 December 1834 in Auxerre) was a Polish literary, theatre and music critic...

 

 

Jamaican Nationality ActParliament of Jamaica Long title An act to provide for;acquisition, deprivation and renunciation of citizenship of Jamaica and for purposes incidental to or connected with the matters aforesaid Enacted byGovernment of JamaicaStatus: Current legislation Jamaican nationality law is regulated by the 1962 Constitution of Jamaica, as amended; the Nationality Act of 1962, and its revisions; and various British Nationality laws.[1][2] These laws determin...

Voce principale: Verein für Bewegungsspiele Stuttgart 1893. VfB StoccardaStagione 2014-2015Sport calcio Squadra Stoccarda Allenatore Huub Stevens All. in seconda Marcus Fregin Adrie Koster Armin Reutershahn Bundesliga14° Coppa di GermaniaPrimo turno Maggiori presenzeCampionato: Klein (34)Totale: Klein (35) Miglior marcatoreCampionato: Harnik (9)Totale: Harnik (9) StadioMercedes-Benz Arena Maggior numero di spettatori60 000 vs Bayern Monaco (7 febbraio 2015), Borussia Dortmund (20...

 

 

British Rail discount card Network Card redirects here. For the computer networking component, see Network interface controller. Network RailcardProduct typePublic transportCountryUnited KingdomIntroduced1986Related brandsNational Rail EnquiriesBritish RailMarketsUnited KingdomWebsitewww.network-railcard.co.uk The earliest version of the Network Card, issued manually rather than through an APTIS machine. The first APTIS version of the Network Card. This was used from the start of the APTIS er...

 

 

此條目需要擴充。 (2012年11月12日)请協助改善这篇條目,更進一步的信息可能會在討論頁或扩充请求中找到。请在擴充條目後將此模板移除。 新熱帶界 新熱帶界,是组成地球陆地表面的八个生物地理分布区之一。它包括热带美洲大陆的热带陆地生态区和南美洲全部温带区。 概况 在生物地理学中,新热带界是八个陆地生物地理分布区之一。它的面積達到1990万平方千米,涵蓋�...

American football team history Cleveland (1936–1945)Los Angeles (1946–1994, 2016–present)St. Louis (1995–2015)class=notpageimage| Home locations of the Rams franchise throughout their history This article is part of series ofRams NFL franchise history Cleveland Rams (1936–1945) Los Angeles Rams (1946–1994) St. Louis Rams (1995–2015) Los Angeles Rams (2016–present) List of seasons vte The Los Angeles Rams are a professional American football team that plays and competes in the ...

 

 

American WWII-era heavy bomber B-17 redirects here. For other uses, see B17 (disambiguation). B-17 Bomber and B-17 Flying Fortress redirect here. For the video games, see B-17 Bomber (video game) and B-17 Flying Fortress (video game). Flying Fortress redirects here. For the film, see Flying Fortress (film). B-17 Flying Fortress A B-17G, Sentimental Journey, performing at the 2014 Chino Airshow in Chino, California Role Heavy bomberType of aircraft National origin United States Manufacturer Bo...