Hoàng hậu Matilda

Matilda của Anh
Miêu tả Matilda trong Phúc âm thế kỷ 12 của Henry the Lion
Hoàng hậu La Mã Thần thánh
Vương hậu ĐứcVương hậu Ý
Tại vị7 tháng 1, năm 111423 tháng 5, năm 1125
Tiền nhiệmYevpraksiya của Kyiv
Kế nhiệmRichenza xứ Northeim
Nữ chúa của người Anh (tranh cãi)
Tại vị7 tháng 4 năm 11411 tháng 11 năm 1141
Tiền nhiệmStephen I Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmStephen I Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh7 tháng 2, 1102
Oxfordshire
Mất10 tháng 9, 1167(1167-09-10) (65 tuổi)
Rouen
Phối ngẫuHeinrich V của Thánh chế La Mã
kết hôn. 1114; ly hôn. 1125
Geoffroy V xứ Anjou
kết hôn. 1128; ly hôn. 1151
Hậu duệHenry II của Anh Vua hoặc hoàng đế
Geoffrey, Bá tước xứ Nantes
William FitzEmpress
Vương tộcTriều đại Norman (theo khi sinh)
Triều đại Salia (theo khi cưới)
Nhà Plantagenet
(theo khi cưới)
Thân phụHenry I của Anh Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMatilda của Scotland
Tôn giáoCông giáo La Mã

Hoàng hậu Matilda, Matilda của Anh (tiếng Anh: Empress Matilda/Matilda of England, tiếng Latinh: Mathildis Imperatrix; tiếng Tây Ban Nha: Emperatriz Matilde/Matilde de Inglaterra; 7 tháng 2, 1102 - 10 tháng 9, 1167), còn được gọi là Hoàng hậu Maude (tiếng Anh: Empress Maude, tiếng Anh-Norman: Imperatrice Mahaut), là người kế vị ngai vàng Vương quốc Anh trong cuộc nội chiến được gọi là Thời kỳ nội loạn.

Là con gái của vua Henry I của Anh, bà chuyển đến Đức khi còn trẻ. Vài năm sau, bà kết hôn với người mà tương lai sẽ trở thành Hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánhHeinrich V. Bà đến nước Ý với chồng năm 1116, và đã được trao ngôi vị gây nhiều tranh cãi tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, đồng thời giữ vai trò nhiếp chính trong triều đình Ý. Matilda không có con với Henry, và khi ông này qua đời vào năm 1125, đế vị đã bị tuyên bố chiếm giữ bởi Lothair II, một trong những kẻ thù chính trị của Henry.

Trước đó em trai của bà là William Adelin đã chết trong thảm họa White Ship năm 1120, khiến nước Anh phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kế vị sau này.

Khi hoàng đế Henry V qua đời, Matilda đã được cha mình triệu về Normandy và thu xếp cho bà một cuộc hôn nhân với Geoffrey xứ Anjou để tạo thành một liên minh để bảo vệ biên giới phía nam. Vua Henry I không có người con nào khác và tiếp tục chỉ định Matilda là người kế vị, lệnh cho triều đình của ông tuyên thệ trung thành với bà và những người kế vị bà say này. Tuy nhiên, quyết định chọn người kế vị này không được ưa thích ở Saxo-Norman. Henry qua đời năm 1135, nhưng Matilda và Geoffrey phải đối mặt với sự phản đối từ phía các nam tước Norman nên không thể thực hiện việc kế vị. Ngai vàng đã được trao cho anh họ (con trai của bác gái Adela, chị của cha bà vua Henry I của Anh) của bà là Stephen xứ Blois (gọi Henry I của Anh bằng cậu), người được Giáo hội Anh hậu thuẫn. Quốc vương mới Stephen từng bước cải cách nhằm làm vững mạnh chính quyền còn non trẻ của ông, nhưng đồng thời phải đối phó với các kẻ thù từ láng giềng cho đến những kẻ thù không đội trời chung trong khắp vương quốc.

Năm 1139, Matilda đến nước Anh nhằm dùng vũ lực đoạt lại ngai vàng với sự trợ giúp của người anh cùng cha khác mẹ; Robert, Bá tước của Gloucester và người cậu là David I của Scotland, trong khi đó Geoffrey thì đang tập trung chinh phạt Normandy. Quân đội của Matilda đã đánh bại và bắt sống Stephen trong Trận Lincoln, nhưng khi dự lễ đăng quang tại Tu viện Westminster thì Matilda bị dân chúng London phản đối kịch liệt. Matilda không bao giờ chính thức nhận vương vị Nữ vương nước Anh (Queen of England) mà chỉ được gọi là Nữ chúa của người Anh (Lady of the English). Bá tước Robert (em trai ngoài giá thú cùng cha khác mẹ của bà) bị bắt trong Sự kiện Winchester vào năm 1141 và Matilda đồng ý chuộc lại Robert bằng cách thả Stephen ra. Về sau, Matilda bị vây hãm trong Pháo đài Oxford bởi quân đội của Stephen, và trong mùa đông đó, bà đã phải vượt sông Isis để tránh việc bị truy bắt.

Cuộc chiến trở nên tha hóa và bế tắc, khi Matilda chiếm lĩnh phần lớn lãnh thổ tây nam nước Anh; còn Stephen nắm giữ vùng đông nam nước Anh cùng những phần lãnh thổ trung tâm. Phần lớn lãnh thổ còn lại rơi vào tay các nam tước trung lập.

Năm 1148, Matilda quay về Normandy, vùng đất lúc này đã nằm trong tay chồng bà Geoffrey. Bà để lại con trai lớn của mình ở lại để tiếp tục các chiến dịch quân sự, để rồi đến năm 1154, người con trai đó của bà chiếm đoạt được ngai vàng nước Anh và lên ngôi, tức vua Henry II của Anh. Thái hậu Matilda thiết lập triều đình của mình gần Rouen và dành suốt cuộc đời còn lại, hỗ trợ vua Henry II cai trị nước Anh. Bà còn là người bảo hộ của Normandy. Bà là người sùng Thiên Chúa giáo, tích cực đóng góp cho hoạt động của Nhà thờ, cho lập nhiều nhà dòng của Dòng Xitô trên khắp lãnh thổ.

Tiểu sử

Picture of the Empress Matilda
Matilda và Henry tại bữa tiệc cưới

Matilda là con gái lớn nhất của Quốc vương Henry I của Anh, người nắm giữ vương miện nước Anh và Công quốc Normandy (phía bắc nước Pháp); mẹ bà là Matilda xứ Scotland, con gái của Malcolm III của ScotlandMargaret của Wessex, cũng là một hậu duệ của Alfred Vĩ Đại. Ngày sinh của bà có thể là 7 tháng 2 năm 1022 tại Sutton Courtenay, Oxfordshire.[1][2]. Henry là con trai út của William Kẻ Chinh Phạt, người đã xâm chiếm nước Anh từ năm 1066. Cuộc chinh phạt của William là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Anh. Nó đã thay thế nhiều giai cấp cầm quyền bản địa bằng một hệ thống phân cấp mới từ nước ngoài_nền quân chủ nói tiếng Pháp, tầng lớp quý tộc, và các giáo sĩ. Nó đã thay đổi phần lớn tiếng Anh và văn hóa Anh, đưa nước Anh đến kỷ nguyên mới, mà người ta thường gọi là Anglo-Norman.

Việc cưới Matilda xứ Scotland đã giúp cho ngôi vị của Henry được hợp pháp hóa và vững chắc hơn. Đối với Matilda, bà có chỗ đứng trong giới quý tộc nước Anh[3]. Con gái bà Matilda từ nhỏ luôn được bà dạy dỗ, thành thạo việc đọc viết và có một nền giáo dục tôn giáo hoàn thiện.

Gia phả

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Matilda xứ Flanders
 
William I của Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Margaret của Wessex
 
Malcolm III của Scotland
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Adela của Normandy
 
David I của Scotland
 
Mary của Scotland
 
Matilda của Scotland
 
Henry I của Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Theobald của Blois
 
Henry của Blois
 
Stephen của Blois
 
Matilda xứ Boulogne
 
Hoàng hậu Matilda
 
William Adelin
 
Robert xứ Gloucester
 
 

Tham khảo

  1. ^ Chibnall 1991, tr. 8–9
  2. ^ Chibnall 1991, tr. 9
  3. ^ Hollister 2003, tr. 127–128; Thompson 2003, tr. 137
  • Amt, Emilie (1993), The Accession of Henry II in England: Royal Government Restored, 1149–1159, Woodbridge, UK: Boydell Press, ISBN 978-0-85115-348-3
  • Barlow, Frank (1999), The Feudal Kingdom of England, 1042–1216 (ấn bản thứ 5), Harlow, UK: Pearson Education, ISBN 0-582-38117-7
  • Beem, Charles (2009), Levin, Carole; Bucholz, R. O. (biên tập), Queens and Power in Medieval and Early Modern England, Lincoln, US: University of Nebraska Press, ISBN 978-0-8032-2968-6
  • Bennett, Matthew (2000), “The Impact of 'Foreign' Troops in the Civil Wars of Stephen's Reign”, trong Dunn, Diana E. S. (biên tập), War and Society in Medieval and Early Modern Britain, Liverpool, UK: Liverpool University Press, ISBN 978-0-85323-885-0
  • Blackburn, Mark (1994), “Coinage and Currency”, trong King, Edmund (biên tập), The Anarchy of King Stephen's Reign, Oxford, UK: Clarendon Press, ISBN 0-19-820364-0
  • Bradbury, Jim (2009), Stephen and Matilda: the Civil War of 1139–53, Stroud, UK: The History Press, ISBN 978-0-7509-3793-1
  • Carpenter, David (2004), The Struggle for Mastery: The Penguin History of Britain 1066–1284, London, UK: Penguin, ISBN 978-0-14-014824-4
  • Castor, Helen (2010), She-Wolves: the Women Who Ruled England Before Elizabeth, London, UK: Faber and Faber, ISBN 978-0-571-23706-7
  • Chibnall, Marjorie (1991), The Empress Matilda: Queen Consort, Queen Mother and Lady of the English, London, UK: Basil Blackwell, ISBN 0-631-15737-9
  • Chibnall, Marjorie (1999), “The Empress Matilda and her Sons”, trong Parsons, John Carmi; Wheeler, Bonnie (biên tập), Medieval Mothering, New York, US and London, UK: Garland Publishing, tr. 279–294, ISBN 978-0-8153-3665-5
  • Crouch, David (1994), “The March and the Welsh Kings”, trong King, Edmund (biên tập), The Anarchy of King Stephen's Reign, Oxford, UK: Clarendon Press, ISBN 0-19-820364-0
  • Crouch, David (2002), The Normans: The History of a Dynasty, London, UK: Hambledon Continuum, ISBN 978-1-85285-595-6
  • Crouch, David (2008a), The Beaumont Twins: the Roots and Branches of Power in the Twelfth Century, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-09013-1
  • Crouch, David (2008b), “King Stephen and Northern France”, trong Dalton, Paul; White, Graeme J. (biên tập), King Stephen's Reign (1135–1154), Woodbridge, UK: Boydell Press, ISBN 978-1-84383-361-1
  • Davis, Ralph Henry Carless (1977), King Stephen (ấn bản thứ 1), London, UK: Longman, ISBN 0-582-48727-7
  • Gillingham, John (1994), “1066 and the Introduction of Chivalry into England”, trong Garnett, George; Hudsdon, John (biên tập), Law and Government in Medieval England and Normandy: Essays in Honour of Sir James Holt, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-43076-0
  • Green, Judith (2009), Henry I: King of England and Duke of Normandy, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-74452-2
  • Hallam, Elizabeth M.; Everard, Judith A. (2001), Capetian France, 987–1328 (ấn bản thứ 2), Harlow, UK: Longman, ISBN 978-0-582-40428-1
  • Helmerichs, Robert (2001), “'Ad tutandos partriae fines': The Defense of Normandy, 1135”, trong Abels, Richard Philip; Bachrach, Bernard S. (biên tập), The Normans and Their Adversaries at War, Woodbridge, UK: Boydell Press, ISBN 978-0-85115-847-1
  • Hollister, C. Warren (2003), Frost, Amanda Clark (biên tập), Henry I, New Haven, US and London, UK: Yale University Press, ISBN 978-0-300-09829-7
  • Huscroft, Richard (2005), Ruling England, 1042–1217, Harlow, UK: Pearson, ISBN 0-582-84882-2
  • King, Edmumd (2010), King Stephen, New Haven, US: Yale University Press, ISBN 978-0-300-11223-8
  • Leyser, Karl (1982), Medieval Germany and Its Neighbours, 900–1250, London, UK: Hambledon Press, ISBN 0-631-15737-9
  • Lovelace, Timothy J. (2003), The Artistry and Tradition of Tennyson's Battle Poetry, London, UK: Routledge, ISBN 978-0-203-49079-2
  • Newman, Charlotte A. (1988), The Anglo-Norman Nobility in the Reign of Henry I: the Second Generation, Philadelphia, US: University of Pennsylvania Press, ISBN 978-0-8122-8138-5
  • Ortenberg, Veronica (2006), In Search of the Holy Grail: the Quest for the Middle Ages, London, UK: Hambledon Continuum, ISBN 978-1-85285-383-9
  • Pain, Nesta (1978), Empress Matilda: Uncrowned Queen of England, London, UK: Butler & Tanner, ISBN 978-0-297-77359-7
  • Rielly, Edward J. (2000), “Ellis Peters: Brother Cadfael”, trong Browne, Ray Broadus; Kreiser, Lawrence A. (biên tập), The Detective as Historian: History and Art in Historical Crime, Bowling Green, US: Bowling Green State University Popular Press, ISBN 978-0-87972-815-1
  • Songer, Marcia J. (1998), “Stephen or Maud: Brother Cadfael's Discernment”, trong Kaler, Anne K. (biên tập), Cordially Yours, Brother Cadfael, Bowling Green, US: Bowling Green State University Popular Press, tr. 98–108, ISBN 978-0-87972-774-1
  • Stringer, Keith J. (1993), The Reign of Stephen: Kingship, Warfare and Government in Twelfth-Century England, London, UK: Routledge, ISBN 978-0-415-01415-1
  • Thompson, Kathleen (2003), “Affairs of State: the Illegitimate Children of Henry I”, Journal of Medieval History, 29: 129–151, doi:10.1016/S0304-4181(03)00015-0, ISSN 0304-4181
  • Tolhurst, Fiona (2013), Geoffrey of Monmouth and the Translation of Female Kingship, New York, US: Palgrave Macmillan, ISBN 978-1-137-27784-8
  • Vincent, Nicholas (2006), The Holy Blood: King Henry III and the Westminster Blood Relic, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-02660-4
  • White, Graeme J. (2000), Restoration and Reform, 1153–1165: Recovery From Civil War in England, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-55459-6